ỗi lần nhớ nhà, tôi cũng hay nhớ lại hai câu ca dao mà mẹ tôi thuờng ru tôi ngủ khi tôi còn bé:Má ơi con vịt chết chìmThò tay con vớt, cá kìm cắn tay Sau này lớn lên, tôi hỏi thì mẹ tôi kể lại là thuở sinh tiền, ngoại tôi cũng hay ru mẹ tôi ngủ bằng câu ca dao đó.Đã lâu, thật lâu rồi, tôi không về thăm nhà; nhưng khi thấy hình ảnh những giòng sông quê hiền hòa, tôi không khỏi bồi hồi nhớ lại mẹ tôi, ngoại tôi và cả một khung trời quê huơng yêu dấu.Tôi nhớ lại lúc còn nhỏ, vào những tháng bãi trường, tôi hay theo ba mẹ về quê ở "Cái Thia Cái Bè", miệt sông nước miền Tây để thăm ngoại. Chạy gần cả ngày trời, chiếc xe đò lục tỉnh cặp bến ngoài khu phố chính. Từ đó chúng tôi đi xe lôi đến bến đò, rồi xuống ghe đi vào làng trong, nơi ngoại ở. Ngoại tôi nhà ở ven sôngCó hàng dừa nước có đồng lúa xanh Ngoại nghèo vách lá mái tranhVề quê thăm ngoại, thăm làng, thăm quêTheo lời mẹ tôi kể lại, ông ngoại tôi mất sớm lúc mẹ tôi và các cậu còn nhỏ. Bà ngoại tôi ngày ngày thức khuya dậy sớm, nấu chè xôi rồi gánh hàng đi bán dạo ngoài chợ để nuôi nấng mẹ tôi và các cậu. Sau này tôi mới hiểu tại sao mỗi lần trong xóm, khi mẹ tôi nghe tiếng người bán hàng rong rao "Ai ăn chè đậu xanh nấu đường cát trắng hong..." là mẹ tôi hay bùi ngùi nhắc "Hồi trước bà ngoại cũng đi bán chè nuôi má như vậy đó con!"Ngoại tôi lặn lội bờ đê,Hai vai gánh nặng tả tơi thân gầyBờ lau còn ngủ giấc say Ngoại tôi gánh cả sương mai trên trời...Có một thời dưới quê loạn lạc, ngoại tôi cùng với bao nhiêu dân làng khác phải di tản chạy giặc, nhà cửa bị tiêu tán vì giặc giã.Quê tôi xa tít mù khơi,Đồng xanh uốn khúc chơi vơi cánh diều.Nhà tranh vách lá liêu xiêu Giặc về đốt phá tiêu điều làng xưaRồi sau này khi chiến tranh bùng lên, có ông cậu đi lính tử thuơng ngoài chiến trường. Tôi nhớ kỳ đó, ngoại tôi ôm xác cậu tôi khóc mà chúng tôi cũng đằm đìa nước mắt. Lúc đó mặc dù còn nhỏ nhưng tôi thấy thuơng ngoại quá.Tôi tự hỏi tại sao kiếp người dân quê Việt Nam mình phải khổ đến thế!?Quê nghèo sớm nắng chiều mưa,Gió đồng cỏ nội, nếp dừa ven sôngNhững ngày chinh chiến tang bồngNhà tan cửa nát, máu hồng tuôn rơiNgoại tôi gian khổ cả đời,Sao còn phải chịu cảnh đời tang thuơng!?Những năm tháng thanh bình, tôi rất thích ở dưới quê. Ở đó tôi có dịp theo những đứa trẻ trong xóm đi thả thuyền, câu cá, bơi lội, nghịch bắt chuồn chuồn. Có lần về quê vào mùa lũ lụt, có con bìm bịp nằm chết dưới mương trước nhà. Tôi tò mò thò tay xuống nước định vớt nó thì không biết từ đâu, một đàn cá lìm kìm, lòng tong cứ bám lấy tay tôi mà rỉa! Tôi sợ quá la lên "Ngoại ơi, cá lìm kìm cắn con ngoại ơi!" Ngoại tôi ở bên cạnh chỉ xoa đầu tôi cười!
Những mùa mưa lũ ngập đường
Lìm kìm, cá, vịt đầy mương quanh nhàSông quê mang nặng phù saMang theo tình nghĩa đậm đà ngoại tôi!Dần dà theo thời gian, khi tôi lớn lên thì ngoại tôi cũng già yếu đi nhiều.Năm đó tôi về thăm ngoại một mình, và đó cũng là lần chót tôi còn có dịp gặp ngoại. Thời gian như nước sông trôiCó lần trở lại bồi hồi nhớ quê,Nhớ từng hàng dậu bờ đêNhớ con đò nhỏ tôi về năm nao
Rồi đến một buổi chiều buồn, ngoại tôi qua đời.Sau khi đưa đám tang ngoại về, tôi chợt nhìn thấy khay trầu chén vôi trên bàn mà ngoại tôi hay ngồi ăn, lòng tôi bỗng thắt lại.Mấy mươi năm sau, khi tôi sống xa nhà bên Úc, mẹ tôi cũng không còn nữa. Làm khách tha hương xứ người, tôi không có dịp về thăm mồ mã ông bà cha mẹ mỗi năm. Nhưng mỗi lần ra chợ thấy cá lìm kìm, tôi không khỏi bùi ngùi nhớ lại câu ca dao mà ngoại tôi đã ru mẹ tôi, và mẹ tôi đã ru cho tôi ngủ thuở nào.Và chợt trong lòng, tôi không khỏi nhớ lại hình bóng bà ngoại hiền lương, người mẹ yêu dấu và cả quê nghèo hiền hòa của ngoại tôi ngày đó...