Kỳ I


Kỳ I

     ời mọi người cùng nhau trở về thời hoàng kim hoa mộng

*

Lời của Đằng lúc 12 tuổi cuối năm đệ thất, tức lớp 6:

 

Hổng biết sao dạo nầy được nghỉ hè ở nhà tôi lại hay nghĩ tới “con” Trúc Đào hoài huỷ.
Kỳ lạ thật, chứ hồi đang trong niên học tôi còn xem “nó” như cái gai rất khó chịu đây mà.
Mỗi lần đi học, sáng nào má cũng vào giường lôi tôi dậy bằng cách nắm hai cánh tay tôi kéo mạnh. Vì tôi có tật ngủ nướng rất say, má  kêu chừng 15, 20 phút từ ngọt ngào tới nạt nộ tôi mới chịu ngồi lên, lừ đừ ra khỏi giường mắt nhắm mắt mở lấy bàn chải nặn kem đánh răng. Đến chừng nhìn đồng hồ thấy giờ vô học gần kề, thì quýnh quáng ba chân bốn cẳng vắt giò lên cổ mà chạy không kịp ăn uống.
Chuyện nầy xảy ra thường xuyên đến nổi tựu trường năm nay má vừa soạn bộ đồng phục quần xanh, dây nịt, áo sơ mi trắng cụt tay đưa cho tôi vừa nói:
-  Năm nay con lên bậc trung học, tức là người lớn hơn chút rồi. Từ giờ là phải biết tự thức dậy lo sửa soạn chớ không phải lúc nào cũng chờ má vào kêu năm lần bảy lượt mới chịu ngồi lên. Hư là cũng bị ăn roi mây như thường đó.
Tuy bị doạ vì nhiều lần phá phách nhưng thật ra tôi cũng ít ăn đòn lắm. Ba má nghiêm khắc nhưng rất thương yêu con cái, giáo dục bằng những bài luân lý hơn bằng roi vọt.
Mỗi khi phạm lỗi, ba anh em tôi bị bắt cúi nằm dài trên giường (trừ anh hai Tường ra ), má cầm cây roi nhịp nhịp lên mông mỗi đứa và giảng một bài morale y hệt lần nào cũng như lần nào đến nổi tụi tôi thuộc lòng. Sau đó mới cho mỗi đứa 3,4 hoặc 5 roi tuỳ theo lỗi nặng nhẹ. Rồi từ đứa ngồi dậy khoanh tay nói rằng:
-  Dạ con biết lỗi rồi xin má tha thứ cho con, lần sau con không dám phạm lỗi nữa.
Ba tôi nói:
-  Em phủi bụi cho chúng nó đó hả?
Bị đánh tuy không đau nhưng anh em tôi rất sợ. Có lẽ vì bài giảng đạo đức của má khiến anh em tôi mặc cảm mình là đứa trẻ hư hỏng hoang đàng. Nào là: Cá không ăn muối cá ương
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Nào là: Tiên học lễ, hậu học văn. Bây giờ còn nhỏ mà không biết lễ nghĩa, sau này lớn lên có thành ông Cống, ông Nghè cũng chẳng ai coi trọng vì thiếu đức....
Tôi suy nghĩ lại mình đâu có đến nổi thiếu giáo dục, so với lũ bạn trong lớp thì mình thuộc vào hàng ngoan ngoãn đứng đắn mà. Bằng chứng là tôi được bầu làm lớp phó do học giỏi và hạnh kiểm chứ bộ. Đáng lẽ tôi làm lớp trưởng, nhưng vì tuổi nhỏ nên thầy hướng dẫn chỉ định anh Nam lớn nhất lớp làm trưởng. Ở trường tôi được mấy thằng bạn và mấy đứa con gái nể nang, vậy mà về nhà tôi không có gram nào hết trong con mắt của ba má.
Mỗi tháng tôi đem bằng khen dành cho học trò xếp hạng từ 1 đến 5 về nhà trình với ba má đều đặn. Chỉ có hai lần gì đó là rớt hạng hà. Lần đầu là vì tôi ham đi xúc cá lia thia với thằng Mạnh, Phú về nuôi. Gặp trời mưa nên bị cảm nằm nhà cả chục ngày không làm toán nộp bị mất điểm, lọt sổ.“Con”Trúc Đào chiếm hạng nhất của tôi. Lần thứ nhì là do hôm đó có trận đấu bóng bàn liên trường nhằm chiều thứ sáu mà anh hai dự thi, gần như tất cả tụi con trai lớp tôi đều trốn học đi coi nên thầy cho zero. Dovậy mà “con” Trúc Đào lại chiếm hạng của tôi lần nữa.
Đã vậy, tôi còn bị má đánh 5 roi thật đau vì anh hai vô tình kể trong bửa ăn về trận đấu. Đội của ảnh thắng, nên ảnh tía lia cái miệng khoe khoang tùm lum. Tôi cũng xen vô tường thuật tiếp cái pha anh Tường đón trái banh tròn nhanh nhẹn ra sao... Bỗng ba nhìn tôi trân trân, tôi giựt mình tim nhảy thót một cái ngó lại ba, biết giấu đầu lòi đuôi rồi. Ba chưa kịp nói gì thì má tinh ý nhận thấy thái độ hai cha con, má hỏi:
-  Ủa, anh Tường thi đấu sao Đằng kể rành quá vậy? Bộ có đi coi hả?
Tôi sợ xanh mặt nín thinh, tim đập bình bịch trong lồng ngực. Anh Tường oang oang:
-  Dạ, Đằng có đi xem con đấu mà. Nhóm bạn nó cổ vỏ cho con quá trời luôn. Nó nói lớp được thầy cho nghỉ.
- Có thật không Đằng? Có thật thầy cho nghỉ không?
Má hỏi giọng nhẹ nhàng nhưng chứa đầy đe doạ báo hiệu cơn giông sắp ập xuống. Tôi lí nhí:
- Dạ hổng có. Tụi con trốn học đi coi ạ.
- Vậy à, giỏi quá hén.  Ba anh của con chưa đứa nào dám trốn học bao giờ, vậy mà con dám. Thêm vào tội nói dối anh Tường nữa. Ăn cho xong đi, rồi lên giường cúi xuống cho má.
Không khí sôi nổi trong bửa ăn chùng xuống, mấy anh nhìn tôi bằng ánh mắt thương hại. Còn tôi thì cứ nhai mãi mấy hạt cơm mà nuốt không trôi. Nước mắt bắt đầu nhỏ xuống rớt vô chén vài giọt. Má chan canh vào chén cho tôi, nói nhẹ nhàng:
-  Con ăn canh vào cho dể nuốt.
Tôi oà lên khóc nức nở, bỏ dở chén cơm leo lên giường chờ sẳn. Nghe loáng thoáng anh Tường xin má tha cho tôi lần nầy, nhưng má cương quyết nói cái tội dám trốn học và nói dối là không tha được. Nếu chìu một lần là tôi sẽ được nước phạm tội tiếp tục.
Tôi tưởng mình cứng rắn lắm, nhưng lâu lâu cũng yếu đuối như vậy đó. Chắc vì là con út nên khá nhõng nhẽo với má.
Sau đó tôi không bao giờ tái phạm nữa, cho dù trận đấu của anh Tường có quyết liệt cở nào cũng hết quyến rủ được tôi.
Chuyện ăn đòn tôi hổng kể cho thằng bạn nào nghe hết. Nếu không tụi nó sẽ chế nhạo um sùm, tới tai tụi con gái nhiều chuyện là quê chết luôn.  Giận cá chém thớt, mỗi lần nhớ tới chuyện bị đòn năm roi, bị thầy cho zero, bị sụt hạng là tôi trút giận hết lên đầu Trúc Đào như thể chính nó là nguyên nhân những bất hạnh của tôi vậy.
Con nhỏ nầy kiêu căng phách lối nhất trong đám con gái các lớp đệ thất toàn trường đó. Chắc nó ỷ học giỏi lại đẹp nữa chớ gì.
Kể ra nhờ ba má nghiêm khắc nên anh em tôi ai cũng học giỏi cả. Hể  anh Khải, anh Phúc hay tôi hơi lơi là việc học thế là ba hoặc má đem anh Tường ra làm thí dụ:
-  Tụi con có thấy anh Tường không? Học giỏi, thi tú tài 1 đậu hạng ưu, chơi thể thao giỏi, hoạt động xã hội cũng tích cực, về nhà còn tiếp má ăn xong rửa chén, quần áo phơi khô đem vô, xách nước tưới cây, đóng lại chân ghế hư. v..v... Ba má chỉ cần các con noi gương được phân nửa của anh Tường thôi là ba má mừng rồi.
Má tôi biết dùng thuật tâm lý chiến để dạy ba đứa con nhỏ bằng cách đem anh Tường ra làm gương, tài tình chưa?! Vì vậy mà ba anh em tôi cố gắng học để làm ba má vui lòng và để không quá thua kém anh hai mới được. Tối tối anh Tường thường chỉ bài cho anh Khải, rồi anh Khải chỉ cho anh Phúc, anh Phúc chỉ cho tôi. Những môn toán, lý hoá hể thầy cô cho học tới bài nào thì về nhà các anh bắt tôi làm thử bài tập trước. Anh văn thì được ba dạy từ lúc còn tiểu học nên tôi không gặp khó khăn gì. Nhờ vậy khi thầy cô cho bài tập, các bạn còn phải suy nghĩ tìm câu giải, riêng tôi cứ đủng đỉnh mà viết. Các bạn nể phục tôi lắm.
Một hôm thầy Anh văn thay đổi phương pháp dạy, có lẽ muốn thúc đẩy tinh thần ham học của học sinh nên thay vì cho cùng lúc nhiều câu như thường lệ, thầy chỉ viết lên bảng một câu duy nhất, kêu chúng tôi:
-  Ai đem tập nộp đầu tiên và đúng thì sẽ được 20 điểm, ai nhanh thứ nhì và đúng sẽ được 19 điểm, và xuống dần 18, tôi chỉ chọn 5 em thôi.
Nghe thế, từ thái độ nhẩn nha tôi chuyển sang nước rút, vì muốn là đứa đầu tiên. Vừa buông cây bút định mang bài nộp, tôi nghe có tiếng ồ à thán phục của các bạn. Tưởng chúng khen mình nhưng không phải, mọi cặp mắt đều đổ dồn về cái bóng tà áo trắng đang lướt nhanh lại bàn thầy. Ô hay, ai vậy ta? Ai mà làm bài nhanh hơn tôi thế? A là cái con nhỏ trắng trắng cao cao, để tóc xõa ngang lưng, khá nghiêm trang ít nói tên Trúc Đào. Thầy khen:
-  Giỏi, em trả lời đúng thầy cho 20 điểm.
Các bạn xuýt xoa thán phục, nó cầm tập trở về chỗ ngồi lúc tôi vừa đi ngang, hình như mặt nó hơi ngẫng lên trời ra chiều dương dương tự đắc lắm. Thầy nói:
-  Đằng làm đúng nhưng chậm hơn Trúc Đào, em được 19.
Buổi học Anh văn hôm đó tôi cảm thấy tức tối gì đâu. Nghĩ mình giỏi nhất môn Anh văn, ai dè con nhỏ nầy nhảy vô chiếm hạng. Giờ ra chơi tự nhiên chán không muốn chạy đua với Mạnh, Phú, Thi từ đầu sân tới cuối sân xem ai thắng nữa. Mấy đứa hỏi vì sao, tôi phát cáu trả lời:
-  Chả vì sao hết, tao không thích chạy thì không chạy vậy thôi.
Từ đó về sau, thầy H. cứ áp dụng phương pháp “ai nhanh chân” là được 20 điểm. Lần thứ nhì tôi đâu có để Trúc Đào thắng vì tôi đã cảnh giác rồi. Thế là tôi cầm vở đi xuống lúc nó đi lên, ngang mặt nhau, tôi cũng hếch cằm trả đũa lại. Nhưng hình như nó phớt lờ đâu để ý gì đến tôi.
Lần thứ ba thì tôi lại thua nó. Không phải vì chậm chân mà vì tôi làm ẩu không suy nghĩ, cứ sợ Trúc Đào nộp bài trước nên chữ “man” khi đổi ra số nhiều tôi lại viết là “mans” thay vì “men”. Một lỗi mà chưa bao giờ tôi phạm trước đây. Thầy cho tôi 1 điểm, Trúc Đào 20 tuy là người thứ nhì. Đã vậy thầy còn nói nhỏ vào tai tôi để các bạn đừng nghe:
-  Thầy cho em 1 điểm để em rút kinh nghiệm đừng dục tốc bất đạt.
Mặt tôi nóng ran, chắc là đỏ như trái ớt chín. Tôi hiểu ý thầy định nói khác là đừng có “ăn thua đủ” với con gái, xấu lắm.
Bửa đó về nhà tôi cứ buồn buồn thế nào ấy. Ăn cơm xong là tôi lấy bài ra xem ngay chứ không chạy ra vườn kiếm cỏ cho dế ăn như thường lệ đến nổi má cũng ngạc nhiên cứ nhìn tôi dò xét mà không nói gì.
Nhưng tối chờ tôi đi ngủ má kêu anh Khải lục cặp tôi ra xem. Tôi biết
vì tối hôm sau anh giả bộ rũ tôi đi lại nhà bạn anh mượn bài, chở tôi trên chiếc xe đạp anh hỏi vì sao mà tôi lại viết sai cái chữ không đáng như vậy. Tôi kể vì tôi sợ thua con Trúc Đào nên vội vã. Anh cười:
-  Thua con gái một chút không sao, nhường nhịn phái yếu cũng là một đức tính đáng quí của con trai đó Đằng.
Tôi không chịu:
- Em không hiểu. Em nhớ hồi tiểu học có học bài nói ganh tỵ là một thói xấu nhưng ganh đua học tập là được khích lệ mà?
- Thì đúng ganh đua học tập khác với ganh tỵ. Nhưng Đằng có thấy chỉ vì sợ thua bạn mà rốt cuộc em làm bài ẩu, kết quả còn thảm hại hơn nữa đó sao. Đó là ganh đua học tập hay tranh tài cao thấp nè?
Tôi suy nghĩ lại, anh Khải nói có lý.
Nhưng vẫn ấm ức trong bụng, có nhiều dịp để “trả thù” là tôi sung sướng lắm. Tôi luôn chờ đến môn toán, lý hoá; điểm tôi lúc nào cũng cao nhất nhì còn nó thì có lúc làm được có lúc không, thấy nó ít điểm là tôi hả hê. Vì tôi là lớp phó nên thường thay anh Nam lên văn phòng ban Giám Hiệu mang sổ điểm về lớp mỗi đầu buổi học, tôi hay xem điểm của nó rồi so sánh với của mình. Chà, con nhỏ nầy chỉ thua tôi có môn toán, lý hoá chứ các môn khác nó đều trên trung bình đến giỏi, nhất là môn Việt văn, Anh văn. Thằng Phú nói: Tụi con gái dốt toán lý hoá, bù lại siêng học bài nên mới ăn điểm con trai thôi.
Thật vậy, tôi sợ nhất môn luận văn, toàn nhờ má dạynên được điểm cao, đâu ai biết là tôi dốt. Đến kỳ thi lục cá nguyệt phải làm bài tại lớp, hết nhờ má được nên bài thi luận của tôi chỉ được 11, 12 điểm là tối đa. Cô dạy Việt văn rất ngạc nhiên. Tôi hơi xấu hổ, tự nhủ là về nhà chịu khó đọc nhiều sách như anh Phú. Nhưng chỉ được vài ngày, sau đó tôi ham chơi đá dế, bắn giàn thun, cá lia thia, tắm sông...lại ngưng đọc.
Thời gian trôi qua, tôi càng ghét Trúc Đào hơn. Mỗi lần thầy, cô trả bài kiểm về là tôi chỉ muốn biết nó được bao nhiêu điểm. Hể hơn điểm, tôi khoái trá, còn ngược lại là tôi nổi quạu dù chỉ thua nó có nửa điểm. Cái kim trong bọc lâu ngày lòi ra, tụi thằng Mạnh, Phú,Thi mà còn biết ác cảm tôi dành cho Trúc Đào huống hồ gì nhân vật chánh. Tôi để ý khi nó nói chuyện với các bạn trai gái trong lớp thì nói năng nhẹ nhàng, cười thật tươi. Mà hể tôi lại nhập bọn là mặt nó nghiêm như bà cô già và im lặng luôn, chả nhìn tôi cái nào. Xí, mặc kệ chứ. Làm như ta cần nói chuyện với nhỏ lắm vậy, đừng ỷ mình có nụ cười đẹp mà kiêu ngạo nhé. Phải công nhận nó có nụ cười quá duyên dáng. Như anh Phú có lần kể tôi nghe về bức tranh Mona Lisa, người đẹp với nụ cười bí hiểm. Tôi thấy trong hình thì còn thua xa nụ cười của Trúc Đào nhiều.
Tôi ghét nó, chắc nó cảm nhận được nên ghét lại tôi chứ gì. Giác quan thứ sáu con người ta bén nhậy lắm. Tôi nghe anh Tường nói chuyện với chị Khanh, bạn gái của ảnh như vậy, rồi giải thích cái gì dài dòng lắm tôi hiểu lờ mờ thôi.
Theo ngôn ngữ thể thao thì trong trận đấu thầm lặng ganh đua học tập nầy hai chúng tôi ghi mỗi đứa một bàn thắng, tỷ số 1-1. Có một điều bí mật mà tôi không kể với mấy thằng bạn nhất quỉ nhì ma, ngược lại tôi chắc Trúc Đào cũng không hé môi với mấy đứa con gái nhiều chuyện bạn nó.
Số là tôi chạy xe đạp khá giỏi. Vẫn thường hẹn với mấy đứa đua xem ai nhanh hơn. Hôm đó, má sai tôi ra chợ mua chai nước mắm về ăn bún bò xào, vì nhà hết mà má quên mua. Trên đường về - thời điểm ấy chỉ lácng bay
( Paris có gì lạ không em, Nguyên Sa )
Mà chỉ là thoáng xao động mỗi khi ánh mắt Trúc Đàovà tôi giao nhau một vài giây ngắn ngủi. Rồi hết. Vì vậy, cùng với khoảng cách không gian hình ảnh các bạn cũ cũng nhạt nhoà dần trong cái thằng tôi ăn chưa no lo chưa tới.
Trong năm năm qua, tôi được ba má cho về quê biển nghỉ hè hai lần. Lần cuối năm lớp 9 và lần sau khi thi xong tú tài phần một. Lúc nầy đã thôi chạy xe đạp, mà mượn chiếc xe Honda 67 của các anh con cô sáu tìm các bạn trai cùng nhau ra phố.Tập tành vào quán uống cà phê, hỏi thăm tin tức mọi người thì hay có người lên xe hoa, người bỏ học giữa chừng vì sinh kế, người đổi đi trường khác, anh Nam trưởng lớp vào lính vì đến tuổi quân dịch v..v.. Còn Trúc Đào? Tôi ngập ngừng chưa kịp hỏi thì Mạnh kể rằng nhỏ cũng thi đậu tú tài, nghe đâu giờ có nhiều cây si lắm kể cả mấy ông sĩ quan lính tráng
- Thế nhỏ có “ bồ” không?
- Làm gì không, hoa khôi của trường mà. Có điều chả thấy đi chung với ai hết.
Nghe nói Trúc Đào không đi chung với ai tự nhiên tôi thấy lòng vui vui. Vì sao thì tôi không giải thích được. Tôi thử chạy xe ngang nhà vài lần nhìn trộm vô xem có thấy bóng dáng nhỏ, mà đều thất vọng.
Đêm cuối trước buổi sáng quay về Đà Lạt lũ bạn hẹn nhau đi ăn chè ở quán nhạc cà phê của gia đình Hồng bạn học cũ, bất ngờ gặp Trúc Đào. Tim tôi nảy lên một nhịp vì vui sướng. Cũng là tình cờ Trúc Đào đi với cô em gái ghé qua thăm Hồng chứ không biết tôi về chơi. Gặp tôi ngoài phạm vi lớp sau mấy năm vắng mặt, Trúc Đào cởi mở vui vẻ chứ không cách biệt ngại ngùng như xưa. Đây là lần đầu tiên chúng tôi ngồi nói chuyện trực diện, dù chỉnhững lời thăm hỏi thông thường mà sao tôi nghe lòng lâng lâng kỳ lạ.
Mới được một lát thì cô em gái Trúc Đào đòi về. Nhỏ quay qua tôi phân trần:
-  Thôi chào Đằng chị em Trúc Đào phải về đây, vì đi từ chiều hơi lâu sợ ba má lo. Chúc mai Đằng lên đường bình yên.
Tôi muốn ngăn nhỏ đừng về vội, muốn nói một điều gì khác hơn những câu thăm hỏi thông thường, muốn hỏi Trúc Đào có bằng lòng cho địa chỉ nhà để liên lạc thư, muốn nắm níu thời gian bên cạnh Trúc Đào lâu hơn nhưng có gì chận ngôn ngữ không thoát ra khỏi miệng nổi. Chỉ yếu xìu:
-  Ừ Trúc Đào về nhé.
Dõi nhìn theo hai chị em, làm như thể nhờ ánh mắt thôi miên điều khiển Trúc Đào quay trở lại được vậy. Nhưng không, nhỏ đã đi rồi!
Hụt hẫng như để vuột mất một báu vật. Cảm giác ấy càng tăng khi nhận ra sao mình ngốc đến nổi không đề nghị lấy xe hộ tống hai chị em để kéo dài thêm giây phút được gần nhỏ.
Dạo sau nầy tôi đọc sách nhiều hơn, tuy không biết làm thơ như anh Phúc nhưng biết thưởng thức.Thật khuya quán chuẩn bị đóng cửa bọn con trai chúng tôi mới chịu đứng lên. Bước ra đường, nhìn lên cao đáng lẽ có ánh trăng nhưng bị mây đen giăng báo hiệu sắp mưa, chợt nhớ mấy câu thơ của Nguyên Sa:

Mai tôi ra đi chắc trời mưa
Tôi chắc trời mưa mau
Mưa thì mưa chắc tôi không bước vội
Nhưng chậm thế nào thì cũng phải xa nhau ( Paris )

Ừ, chậm thế nào thì cũng phải xa nhau thôi Trúc Đào ơi,vậy thì đừng hối tiếc đã không đề nghị đưa nhỏ về nữa.
Trở lại Đà Lạt, năm cuối trung học vùi đầu vào bài vở nên dần dần tôi cũng nguôi ngoai. Ở trường có một cô bé học lớp 10 dáng dấp gương mặt từa tựa Trúc Đào, gợi tôi nhớ nhỏ quá. Mỗi lần thoáng thấy cô bé là tim tôi đập sai nhịp cứ tưởng người xưa. Chỉ nhìn rồi thôi, tôi không làm quen với em vì tôi chắc chắn một ngày nào đó tôi sẽ đi tìm Trúc Đào. Để làm gì chưa biết, nhưng tự sâu trong tiềm thức tôi tin chúng tôi sẽ còn hội ngộ sớm hay muộn.
Tôi thi đậu tú tài toàn phần, biết má buồn vì con cái đi xa hết nên tôi vào ngành Chính Trị Kinh Doanh để được gần má. Anh Tường viết thơ về đều đặn, hình chụp thấy anh cao to càng phong độ chín chắn hơn. Anh được cấp học bổng tiếp lên cao do thành tích xuất sắc. Anh Khải học ba năm ở Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức thì có lệnh tổng động viên nên anh tình nguyện vào quân ngũ. Anh Phúc đang học Sư Phạm Saigon cũng nối gót anh Khải.
Ba tôi nói:
-  Ít ra cũng phải vậy mới xứng đáng làm trai chứ.
Má tôi triết lý:
- Nghĩ con người cũng không khác loài chim. Lúc nhỏ thì sống quây quần bên cha mẹ anh chị em, đến khi có đủ lông đủ cánh thì mỗi đứa bay đi một phương trời tít tắp, tạo dựng một tổ ấm m- Chắc chắn Trúc Đào hạng nhất rồi, học giỏi mà.
- Cám ơn đã nghĩ tốt cho “tui”, tôi trả lời.
Một hôm Oanh hái một chùm hoa mầu hồng rất đẹp của nhà ai trên đường đi học mang vào lớp khoe. Mọi người trầm trồ mà không biết hoa gì, thì Đằng từ đâu chen vào nói:
- Tui biết hoa nầy, trong sân nhà tui có trồng đó là trúc đào, hương thơm lắm.
- A vậy trùng tên với Trúc Đào nhà ta rồi.
- Ngoài ra, má tui còn trồng cây tử đằng nữa. Hắn thêm vừa liếc chừng tôi. Bọn con gái nhao nhao:
- Ô thế à, cây như thế nào? Giống tên của Đằng thế. Tui chỉ nghe nói chứ chưa thấy, bửa nào tụi tui lại nhà Đằng xem được không? Hình như có hoa cát đằng nửa, là một hả?
Đằng giải thích:
-  Không, là hai loại cũng có hoa màu tím nhưng khác nhau hẳn. Hoa cát đằng hình nón có 5 thuỳ nở thành cụm,không có mùi thơm. Còn tử đằng là loại cây mọc cao phải làm giàn cho nó leo để hoa nở rủ xuống có chùm dài mấy tấc mùi rất thơm. Hoa tượng trưng cho tình yên vĩnh cửu. Nó ra hoa hồi tháng tư tới giờ, nếu ai thích thì chúa nhựt nầy lại nhà tui xem.   
Chị Lành chọc:
- Chà Đằng coi bộ rành về hoa quá ta. Tưởng chỉ biết học với chơi chạy đua, bắn bi thôi chứ
- Nghe má em giải thích vậy với khách tới chơi nên em biết, Đằng hơi đỏ mặt biện hộ.
Cả bọn bàn nhau chúa nhật lại nhà Đằng xem hoa rủ tôi cùng đi, nhưng tôi kiếm cớ thoái thoát chả biết vì sao nữa. Thứ hai tụi con gái vô kể chuyện, nói ba má Đằng rất hiếu khách còn đãi bạn của con ăn chè thập cẩm ngon quá trời. Mấy anh của Đằng góp chuyện vui vẻ lắm.
Nhà tôi không trồng tử đằng, trúc đào mà trồng những loại dể thương khác như ti gôn, tơ hồng, huệ trắng, mai vàng tứ quí, hoa dành dành (thuỷ hoàng chi) màu trắng đẹp và thơm đâu thua gì hoa sứ hoa lài,bông giấy đặc biệt hai màu trắng tím trên cùng một chùm, bông trang.v..v... Những loại hoa vì quen nhìn nên không thấy trân trọng nữa, nhưng nó thân thiết gần gũi dính liền với tuổi thơ tôi nên trở thành vô giá.
Ngày bãi trường tới. Kết quả công bố Đằng lãnh thưởng hạng nhất, Quân nhì, tôi ba. Tôi mừng vì có ba tháng tự do chơi đùa không phải lo bài vở. Tôi phải tận hưởng tối đa có thể.
Giã từ các bạn, hẹn ba tháng sau gặp lại