áo đăng dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội 7 (1991). Tôi gửi thư cho Bộ chính trị. Tôi đề nghị đảng cần xem xét trước hết bản thân có còn khả năng lãnh đạo nữa không chứ không nên như Dự thảo chỉ viết Đảng cần “xem xét các tiềm năng phát triển của đất nước”, có nghĩa là đảng đã yên chí mình hoàn hảo, chỉ còn xem khách quan đất nước và dân có với được tới yêu cầu của đăng không thôi.Mà theo tôi thì hiệu lực lãnh đạo của đảng thấp kém. Lương công nhân viên vẫn chỉ đủ ăn cho mười ngày, nghĩa là nhu cầu sinh học tối thiểu của đất nước chỉ được thoả mãn một phần ba. Hai công tác tư tưởng và tổ chức, (“nguyên nhân của mọi nguyên nhân” tiêu cực nêu ra từ Đại hội 6) vẫn như cũ. Lòng tin của dân càng mất vì tiếp tục nói không đi đôi với làm, tiếp tục sa sút đạo đức, tiếp tục bất lực với tham nhũng, quan liêu, khinh dân, tiếp tục đặc quyền đặc lợi. Đảng nói dân là gốc nhưng dân tự nhận “phó thường dân”. Đảng nói đảng có truyền thống đoàn kết nhưng Chính cương Nguyễn Ái Quốc bị Luận cương Trần Phú thay. Và Võ Nguyên Giáp khiếu kiện đảng đã được dân chia sẻ bằng mấy câu ca: Ngày xưa đại tướng công đồn, Bây giờ đại tướng bịt l. chị em và Chiến trận ba mươi năm, Tướng võ không còn nguyên mành giáp…Đảng nói đảng chí công vô tư thì dân nói Mất mùa đố tại thiên tai, Được mùa vơ vội thiên tài Đảng ta. Đảng cần lấy đánh giá của dân làm chuẩn để sửa mình. Dân không tin đảng là cái mất, cay đắng nhất, phũ phàng nhất và cũng nguy hiểm nhất cho đảng,Đảng im lặng, không hồi âm…Ít lâu sau, một buổi sáng, Nguyễn Chí Hùng an ninh đến. (Tức là thư tôi gửi trên kia đã đến tay công an Hà Nội. Khôn ngoan thì tự hiểu từ nay thôi góp ý xây dựng đảng đi). Hùng hỏi nhân sự Đại hội: Họp trù bị hai ngày rồi anh có nghe nói gì không?- Không, tôi không bận tâm.- Anh mà không?- Bận sao nổi chứ? Chúng ta biết cái gì? Đảng giấu kín bưng, đâu có như ở Mỹ họ vạch nhau ra ghê gớm khi tranh cử. Thí dụ đây, các lực lượng trong Trung ương ghè nhau, anh có biết không? Tổng cục an ninh cũng chẳng biết. Mà biết lại càng chết. Thế thì đoán mò làm gì? Mới lại mình có là trẻ con đâu để mà đi hứng hoả mù.- Hoả mù?- Đại hội 6, Kiến Giang được một đại tá công an là cậu cho một bản đánh máy có tên hơn trăm vị vào Trung ương. Đều người dân tin, dân yêu. Võ Nguyên Giáp thủ tướng còn nhiều phiếu hơn Trường Chinh. Một người bạn được cho đọc cử ôm lấy Kiến Giang mà thút thít “Đất nước khá ra rồi đây”.- Theo anh, ông Giáp thế nào, Chí Hùng hỏi?- Tám chục tuổi rồi… và vẫn bị đánh. (Tôi chưa biết sắp có án mới cho Giáp trong đại hội này).- Anh ác thế! ông Giáp vẫn tỉnh táo lắm mà.- Tôi ác hay ai ác? Nếu ai tốt thì đâu ông ấy ba đào? Thôi, nhân đây, tôi nói nguyên tắc nhân sự của tôi: Hãy chọn nhân sự của đảng trong toàn dân! Tôi thí dụ đây, cái bàn này là dân cả nước, cái khay chén này lả đảng. Người tài trong bàn tất phải nhiều hơn người tài trong khay. Vậy bầu Tổng bí thư thì xin tìm người trong cả cái bàn. Tìm bầu được rồi mà chưa phải đảng viên thì lúc ấy kết nạp có sao? Lại được là Đảng và nhân dân cùng làm và lấy dân làm gốc thật.Đại hội 7, Nguyễn Văn Linh về, sau chỉ mỗi nhiệm kỳ - thường là hai. Không cùng cánh sáu Thọ, Linh chỉ là đệm lúc giao thời. Người ta không thể bỏ ông ngay sau khi buộc Trường Chinh, ngọn cờ đổi mới rút lui. Ông than thở với đám Mai Lộc: Ở lại cũng không làm được. Tôi đề nghị anh Chín Cần làm Trưởng ban tổ chức mà họ có chịu đâu. Họ là ai?Hoá ra lại có một cái đảng quỷ nhập thần sầu nữa ở ngay trong Đảng?Nguyễn Văn An, vốn trưởng trạm điện huyện, hậu sinh một đời của Trần Xuân Bách (được ông Bách đặc cách cho vào tỉnh uỷ) nhưng mấy đời của Nguyễn Vắn Linh, nay lên Trưởng ban tổ chức trung ương, nghĩa là có góp phần đưa Linh xuống, đã nhận xét: Anh Linh tốt, nghe bảo về là về liền không khó khăn như những anh khác. Anh khác nào vậy? Trường Chinh ư?Và nói thế phải chăng đã có phương án đề phòng khó khăn, trở ngại? Sẽ là gì nhỉ? Có phương án đặc biệt ấy trong hồ sơ lưu trữ không?Hai ngọn cờ Đổi mới thế là bị bứng cả để cho Đỗ Mười lên Tổng bí thư làm sửng sốt gần như toàn đảng toàn dân. Hà Nội rộ ngay lại tiếu lâm: Hồi làm bộ trưởng hay phó thủ tướng gì đó, ông vi hành cãi nhau với “con phe”, vỗ ngực hỏi:“Không biết Đỗ Mười đây à?”Phe đốp lại: “Đứa đỗ đến lớp mười hai tớ còn cho bấn xúc xích con mẹ nhà nó lên thì ra quái gì cái đỗ lớp mười nhà ông”. (Lúc ở tù ông viết, đọc vất vả. Sau này theo chế độ “dốt học chính quy” nên vẫn đụt hoàn đụt).Các lão thành hỏi nhau có nhớ hồi nào Đỗ Mười điên nằm Việt-Xô. Lên cơn, ông leo lên cái cây cạnh cổng đứng xoạc chân cành cao cành thấp giơ tay hét xung phong. Các cô y tá ra dỗ bác xuống đều ù té chạy. Bác mặc quần đùi, trận địa pháo đài bày ra hết. Mà các cô thì không ở nam khoa, nội tiết. Sau gien điên của Đỗ Mười đã bền bỉ truyền sang cả con trai và cháu. Đồn rằng đặc điểm là thạo ăn người.Tôi nói tôi đọc báo Mỹ đăng bản khai sức khoẻ của Reagan khi ra tranh cử tổng thống, có ghi ở mục tính dục là “bình thường”. Các cụ ồ lên hỏi sao lại khai thế? Dạ, họ minh bạch. Không khai ngộ ông ấy đồng tính luyến ái lẹo khắp lượt các bộ trưởng thì sao? Quốc trưởng bên họ phải khai đầu tiên là có bộ não lành mạnh. Kẻo chập điện mà bấm nút cho nổ bom A thì chết toi hết. Với lại người ta thiếu gì người bình thường mà phải đưa người bị tâm thần ra cai trị toàn dân lành lặn? Ít ra người ta cũng biết tể nhị không làm cho đân cả nước tủi: không bằng một người có bệnh tinh thân kinh!Từ đầu những năm 60, Kỳ Vân đã đố tôi tại sao mặc quần Tây mà bộ trưởng Đỗ Mười cứ xắn một bên gấu. À, trước kia hoạn lợn. ống quần bên chân xéo vào chuồng bắt lợn phải xắn cho nên đã thành tập tính nghề, Kỳ Vân giải thích.Hoàng Minh Chính, Lê Trọng Nghĩa kể ở Hoả Lò, Đỗ Mười thường sảng khoái nói: Tớ đã xấu giai lại dốt chữ nghĩa, kém lý luận thì khéo sau này thành công làm thằng tuyên truyền cũng đếch nổi.Nhưng tổng kết Đỗ Mười triệt để và công khai nhất là nguyên phó thủ tướng Đoàn Duy Thành. Có vẻ Đỗ Mười đã ẵm mất ghế Tổng bí thư của ông thật.Đại hội dạo này hay xảy đột tử. Đại hội 6, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn lần lượt bất đắc kỳ tử, Lê Đức Anh liền thế hai ông làm bộ trưởng quốc phòng. Đại hội 7, Nguyễn Đình Tứ chuẩn bị lên chủ tịch nước lại đột tử. Lê Đức Anh lại thay. Con mã của ông nhảy thang quá hay.Lê Đức Anh lên dữ thì um chuyện lý lịch. Cai, không phải phu cao su. Xú Chột hay Cai Lé, hai biệt danh này do Nguyễn Trung Thành, vụ trưởng bảo vệ xì ra chứ không tôi làm sao mà biết được. Đảng hồi đó không kết nạp cai, lớp người bị coi là tay sai của Pháp!Hồi Lê Trọng Nghĩa đại tá chánh văn phòng Bộ quốc phòng, Lê Đức Anh là trung tá dưới trướng. Vợ cả ông ở trong Nam ra họp đã đến tận văn phòng Bộ làm ầm lên chuyện ông lấy bà bé.Mới nổi trong Bộ chính trị có Nguyễn Hà Phan, chiến sĩ trung kiên nhà tù “Mỹ-Nguỵ”. Người o bế ông là Đào Duy Tùng. Nhưng cũng xôn xao rằng bố Đào Duy Tùng ngày xưa lý trưởng chuyên lùng bắt Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt. Tôi hỏi Trần Độ. Anh nói lúc ấy Hoàng Tùng có bắn chết Lý Khanh, hình như là chú bác ruột Đào Duy Tùng. Việc này tôi có viết trong hồi ký Đón súng bên sông.Nhân sự của Đảng nay toé loe ra mới thấy bê bối quá. Và lạ là không như trước nữa, bí mật thâm cung cứ tóe tòe loe ra? Tôi cũng bắt đầu thấy rõ đường diễn biến đi xuống của lãnh đạo, đồng thời nhìn ra nguyên nhân tại sao lại ngày cứ một kém đi. Đó là do: đầu không dùng đầu mà chỉ dùng tay chân. Theo nếp giáng thấp, tay chân lên thay đầu cũng không dùng tay chân mà chỉ dùng… đuôi, cứ cái trật tự móc hạt giống ở nách mình ra thì dứt khoát lãnh đạo đời sau phải thua kém đời trước.Đảng bỗng đề cao Đại hội 7 là “bước ngoặt”. Ôi, Đại hội 6 vừa ngoặt “đổi mới” đã “ngoặt” về cũ luôn: Đại hội 6 nới quyền lực đảng thì 7 siết chặt hơn lên bằng cách đề ra Cương lĩnh độc lập dân tộc gắn với chủ nghía xã hội, không thì mất độc lập. Đại hội 6 bỏ ban cán sự đảng hay đảng đoàn thì đại hội 7 cho nó sống lại. Đại hội 6 bớt quân đội trong Trung ương đi thì đại hội 7 cho thêm nhiều hơn. Sau đại hội, xã luận báo Nhân Dân số Xuân viết: Đảng vừa “chặn đứng một nguy cơ nghiêm trọng”. Không nói rõ nhưng ai cũng hiểu là suýt nữa thì Đại hội 6 làm mất đảng. Suốt những năm 60 ruộng đồng Albania ngổn ngang gò đống boong-ke phòng chống Liên Xô xâm lược. Dân Trung Quốc một dạo dài nơm nớp sợ quân Liên Xô tràn sang. Hai nước đã đánh nhau kich liệt. Có trận mấy sư đoàn Trung Quốc bị diệt. Nghe nói cúc đồng trên áo lính Trung Quốc chảy thành nước hết. Rồi Việt Nam và Campuchia đánh nhau gần chục năm ròng. Đến nay vẫn sót lại ở Campuchia 6 triệu quả mìn (mà ít ra một phần tư là mìn Việt gốc Nga-Hoa, còn là mìn Cam gốc Hoa-Nga) sẵn sàng nổ xin giò con nít. Trung Quốc gọi Liên xô là đế xã và Việt Nam là tiểu bá. Liên xô chửi Trung Quốc bành trướng (nhưng tôi nghe truyền đạt thì chính ra là thế này: Chữ “bành trướng” này là do “Đảng ta” nghĩ ra, Liên Xô mượn, vì với Trung Quốc ông anh (Liên Xô) còn lơ mơ lắm, không được tỏ tường như “Đảng ta”. Trước thảm trạng bê bối đó mà đảng vẫn bình tâm đề ra chủ nghĩa xã hội bảo đảm cho độc lập dân tộc thì coi cái chết quả như lông hồng thật!Qua các tuyên bổ chính thức thành văn (Việt Nam ra cả Sách Trắng) và các đợt giáo dục, học tập nội bộ sâu sắc của Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam rõ ràng thấy đều đã chửi nhau là đồ xâm lược cả. Bắc Kinh láu cá cho hàng chục vạn quân sang đánh sáu tỉnh biên giới Việt Nam nhưng lại gọi đó là chiến tranh tự vệ (thì lại lòi là thằng xã hội chủ nghĩa Việt Nam nó uy hiếp độc lập của tôi, nó bé mà nó láo lắm, hết đánh Mỹ lại đánh tôi!}Trung Quốc bị đế xã Liên Xô, tiểu bá Việt Nam uy hiếp độc lập nên từ 1979, Đặng Tiểu Bình đã lên án chủ nghĩa xã hội chuyên phá quấy độc lập các nước rồi cùng Carter ra Thông cáo báo chí long trọng tuyên bố “Mỹ - Hoa cam kết bảo vệ độc lập của các dân tộc”. Sau đó, gặp Lý Quang Diệu, Đặng lại đề nghị ASEAN cùng Trung Quốc lập liên minh chống đế xã Liên Xô và tiểu bá Việt Nam. (theo Từ thế giới thứ ba tới thứ nhất của Lý Quang Diệu).