4 - Angèle

     ôi cũng không hiểu tại sao tên nàng lại là Angèle nữa. Nhưng cái đó có hệ gì, đặt tên tây, bây giờ hình như đã thành cái «mốt» (mode). Tôi đã thấy nhiều tiểu thư con nhà quý phái, lương thiện, có tên tây: tôi đã gặp chán cảnh gái chơi bời «an nam trăm phần trăm» có những tên Suzanne, Simone, Jeannette...
«Lần đầu, tôi gặp Angèle về một buổi tối mùa đông, trong một tiệm rượu đường Paul Bert, ngày anh Sửu hãy còn là một tay phong lưu công tử, tiếng tăm lừng lẫy ở các chốn ăn chơi, hội họp, có tiếng sang trọng nhất Hà thành. Nàng có một sắc đẹp huyền bí, lạ lùng, trông thê thảm, nhưng quyến dũ, hại người, thứ sắc đẹp của mấy cô đào «vamp» trên màn ảnh: quầng mắt thâm, lông mày nhỏ, xếch mà dài, môi mỏng, chìa ra như kiêu ngạo, như đã chán chường những cái hôn «vì tiền», những cái hôn lạnh lùng trao đổi. Ai đã gặp người ấy một lần, chắc không bao giờ quên được. Vì nàng không phải như phần nhiều gái giang hồ ta vẫn biết: một đêm ân ái rồi lúc chia tay chẳng còn dấu vết chi sót lại trong lòng, có khi không nhớ đến tên tuổi nữa, có khi tình cờ gặp mặt mà ta không buồn cất mũ. Không! Nàng không phải cái hạng tầm thường ấy. Nàng thuộc về hạng đàn bà nguy hiểm mà hễ ai đã đắm đuối, say mê thì cuộc đời phải đảo điên tan nát, hễ đã yêu ai thì người đàn ông ấy tức là một người sung sướng nhất đời, nhưng... liệu hồn! Lúc nàng đã đổi nết... nàng là một con điên hay là một con tinh. «Au fond de toutes les prostituées, il y a une folle» (trong mọi người con gái giang hồ có ẩn nắp một con điên). Câu này không biết tôi đã đọc ở cuốn sách nào, nhưng nếu dùng để nói về nàng thì thực đúng. Tôi đi chơi nhiều, lăn lóc đã lắm, đã biết nhiều đàn bà, mà thực chưa thấy ai tính nết lạ kỳ, tàn ác như Angèle. Anh Sửu đã chết vì Angèle, nhưng đã báo thù được nàng...»
Anh Phấn nói đến đây thì ngừng lại, tợp một ngụm rượu, gọi bồi lại bàn chúng tôi ngồi từ tối, trả tiền rồi bảo tôi:
- Chỗ này ồn quá, không phải chỗ nói chuyện lâu, chúng ta ra ngoài kia...
Chúng tôi đứng dậy, đi len qua những bàn kê la liệt trong phòng khiêu vũ, đã đông khách ngồi. Giờ ấy là giờ Hà Nội đương vui chơi rộn rịp nhất. Một bàn tay sẽ kéo áo anh Phấn lại, một giọng đàn bà ỏn ẻn:
- Anh về sớm thế? Ở lại chơi đã...
Anh Phấn lắc đầu, uể oải gỡ bàn tay kia ra, rồi mở cửa ra đường. Anh là một khách chơi bời đã nhẫn mặt tất cả «gái ban đêm».
Trái lại với sự nóng nực khó thở trong nhà khiêu vũ, không khí ngoài đường lạnh buốt khiến chúng tôi phải rùng mình kéo cao cổ áo khoác ngoài, và lấy thuốc ra cùng hút. Đường phố vắng tanh, tiếng giầy của chúng tôi gõ trên hè gạch nghe rõ mồn một càng tăng sự im lặng long trọng của đêm khuya.
Xa xa, một vài ngọn đèn điện trên nóc các nhà buôn lập lòe những dòng chữ quảng cáo. 
Trên đường, một vài cái xe không khách, buồn rầu từ từ đi vào những bóng tối đen sì. Cửa nhà hai bên phố đều đóng im ỉm. Giờ ấy là giờ nghỉ ngợi quý hóa nhất của người làm ăn lương thiện mà cũng là giờ của dâm thần, của những con ma cờ bậc, rượu chè, giờ ám ảnh, dẫn dụ người ta vào vòng trụy lạc.
Bỗng anh Phấn để tay lên vai tôi dừng lại. Từ cái nhà khiêu vũ chúng tôi vừa đi khỏi, vẳng đưa ra một điệu âm nhạc êm đềm. Tôi cũng để y nghe mà không rõ anh Phấn để ý làm gì. Anh lại kéo tôi đi mà nói:
- Một bài blue.
- Ừ, blue, nhưng sao nữa?
- Cách đây hai năm, một hôm Angèle đã bảo tôi cùng nhảy với nàng bài này, phải, chính bài blue này, tôi còn nhớ, bài ấy hay đấy chứ? Ngày ấy, anh Sửu đã hết tiền, trốn vào Sài Gòn vì công nợ liên miên, anh ấy vì chiều quý người yêu quá mà đến thế. Khốn nạn! Anh chỉ dem theo những sự thương nhớ không khuây, những điều tuyệt vọng... mà nào Angèle có thèm biết đến người đã làm lỡ cả một cuộc đời vì nàng. Angèle vẫn vui chơi như trước, như không hề biết có Sửu là ai.
«Thế mà lạ thay! Một hôm tôi gặp nàng trong một nhà khiêu vũ. Hôm ấy, nàng đi một mình, từ lúc vào không nhảy với ai một bài nào cả, cô đang buồn rầu, chán nản, ngồi im trông những cặp trai gái khác nhảy, bằng đôi mắt lạnh lùng. Bỗng đến bài này, bài blue này, thì mắt Angèle sáng quắc lên: nàng trông thấy tôi ngồi với hai người bạn ở một góc phòng, nàng chạy lại gần tôi, nói nhỏ vào tai tôi:
«- Anh đứng lên nhảy với tôi bài này đi!
«Tôi chiều ý nàng, ngạc nhiên hỏi:
 «- Thế sao từ tối đến giờ, Angèle không nhảy với ai cả, mà lại nhảy bài này?
«Angèle mơ màng, đáp:
«- Vì là lần đầu tiên, tôi gặp Sửu, thì Sửu mời tôi nhảy bài này... Anh hãy để ý mà nghe những tiếng saxophone rời rạc, chậm chạp mà du dương, buồn thảm lạ!
«Trên kia, tôi đã nói với anh, Angèle là một con điên. Ừ, không điên sao lại không nhớ, không thương đến người đã thất cơ lỡ vận vì mình, mà lúc Sửu đi rồi, một ngày kia nàng lại sực nhớ đến một bản âm nhạc không đáng kể rồi thản nhiên mà nói:
«- Tôi đã nhảy với Sửu bài này lần đầu gặp gỡ. 
«Làm như mình là một kẻ chung tình nhớ đến cả từ cái nhỏ mọn, tầm thường trong đời ân ái đã qua rồi. Làm như mình là một người đàn bà đa cảm, tình nhân xa vắng mà còn nhớ từ điệu đàn, câu hát ở những giờ phút vui xưa.»
Kể đến đây thì anh Phấn dừng bước trước cửa nhà anh và giơ tay bấm chuông điện. Anh bảo tôi:
- Khuya rồi! Anh đừng về nữa, ở đây ngủ với tôi, nói chuyện... Chuyện còn dài lắm!
Tôi vì lâu ngày xa Hà Nội, đến nay vừa trở lại, tình cờ đi chơi gặp Phấn trong nhà khiêu vũ, nhân được tin Sửu chết mà hỏi thăm, không ngờ nghe đến chuyện «Angèle», tôi bỗng nảy ra ý tò mò muốn biết nốt câu chuyện ly kỳ xảy ra trong cái đời ăn chơi trụy lạc của một người bạn trẻ. Phấn là một người bạn mà tôi không thường gặp lắm, nhưng khi đi xa vắng lâu ngày trở về là tôi lại tìm đến anh ta để được nghe một vài chuyện lạ lùng. Những chuyện ấy bao giờ anh cũng sẵn. Anh rõ biết từ cái tiểu sử của một gái giang hồ, cho đến đời tư của khắp mặt ăn chơi ở kinh đô, những cái mặt ta thường gặp miệt mài ở các xóm yên hoa, trong tiệm rượu, tiệm nhảy của Hà thành buổi tối. 
Bởi thế nên tôi vui lòng ở lại với anh đêm đó. Một thằng nhỏ ra mở cửa rồi đưa chúng tôi vào phòng ngủ của anh Phấn, một gian phòng ấm cúng bày biện sơ sài mà thanh nhã. 
Phấn chỉ cho tôi một cái ghế «phô tơi» (fauteuil) rộng, lấy thuốc lá thơm ra để trên bàn, rồi kéo một chiếc ghế thấp ngồi đối diện với tôi. Tôi còn đang mải nhìn một bức ảnh lồng kính ở trên tường thì anh ta nói:
- Đấy! Sửu đấy! Sửu tặng tôi cái ảnh này đã năm năm rồi, hồi ấy trông anh ta còn ngây thơ, tuấn tú lắm đấy chứ? Thế mà bây giờ, còn đâu nữa... Anh chết một cách thảm thương chỉ vì «một người đàn bà đã đi qua» trong đời anh...
Một người đàn bà đã đi qua! Tôi thầm nhắc lời anh Phấn nói mà bùi ngùi, tôi bỗng thấy một mối buồn, nản, lấn áp cả tâm hồn. Tôi lặng im, ngồi xuống ghế, mắt không dời người trong ảnh. Anh Phấn đánh diêm châm thuốc hút rồi kể tiếp:
- Sửu gặp Angèle lần đầu ở Đồ Sơn, ở khách sạn P... trong một buổi khiêu vũ tối. Về sau này, Sửu nói chuyện với tôi, Sửu còn nhớ cả cái áo màu nàng mặc đêm đó, với nụ cười tươi đẹp nàng tặng kẻ si tình, với đôi mắt nhìn như thôi miên, như quyết định số phận người đàn ông khốn nạn kia trong một buổi. Mà Angèle đẹp như thế, trách gì Sửu chẳng mê mệt. Buổi đầu Sửu giới thiệu Angèle với tôi, tôi cũng phải khen ngay là một người đàn bà như thế thực khó mà tìm thấy trong bọn giang hồ. Nàng thông minh, có học, nói tiếng Pháp thực dễ dàng: nàng lịch thiệp, mặn mà, cử chỉ tự nhiên chẳng khác những thiếu nữ người Âu.
 «Cái tên Pháp nàng tự đặt cho mình cũng xứng đáng với nàng lắm. Angèle! Chúng tôi gọi nàng một cách tự nhiên hình như từ buổi lọt lòng, nàng không có cái tên nào khác nữa. 
«Nghe như Angèle là con gái một gia đình vào bực khá trong xã hội, - Sửu thường bảo với tôi như thế - vì bực tức về một chuyện gì, bỏ nhà đi, lưu lạc, vẩn vơ, theo cuộc đời mưa gió mà chính nàng cũng ghê tởm, khinh bỉ, gớm ghê. Ngay từ buổi mới biết Angèle, Sửu đã thường nói với tôi: «Tôi quyết đưa nàng vào con đường thẳng». Nhưng than ôi! Con đường thẳng ấy, Angèle không bao giờ biết đến lại còn dắt luôn Sửu vào một con đường nguy hiểm, mà chỗ tận cùng là một cái hố sâu vui lấp hai cuộc đời.
«Sửu cũng bác anh, anh Thân ạ. Anh còn lạ gì nhà tôi, các cụ thì cố hủ chỉ muốn cho tôi chóng thành gia thất để có cháu bồng, nhưng chính là để cho «yên chuyện», các cụ khỏi phải lắng đắng ngày đêm lo nghĩ về thằng con lông bông ngang ngạnh. Hình như các cụ đã dò được một đám - cố nhiên là «con bé» ngoan ngoãn, hiền lành, hay làm, hà tiện - cho tôi, các «bô» ưng ý lắm rồi, nên năm, bảy lần viết giấy gọi về xem mặt để lo liệu cho xong đi. Tôi thì chối như chối chết, lần nào cũng bảo bận học, bận thi mà các cụ vẫn không nghe. Bất đắc dĩ lần này tôi phải về qua để liệu xếp cái chuyện ấy cho khỏi rầy rà, bận bịu.
Chuyến tầu hôm ấy đông, chật lạ. Tôi bước lên chẳng còn một chỗ hở để ngồi, đành đứng ngoài chỗ cạnh bực đứng lên mà chờ cho tầu chạy một vài ga cho dãn người. Mà chính tụi trẻ chúng mình đi tầu có xa lắm mới phải ngồi với các ông «Lý Toét» mồ hôi dầu, ngồi chung toa với lợn gà, chứ còn gần thì tội gì ngồi cho mất nếp quần, cho khổ cái lỗ mũi. 
Tầu chưa chạy, tôi đang hút thuốc lá và thổi sáo vặt cho qua thì giờ thì bỗng một cô con gái vội vàng bước lên «toa» tôi đứng, tay xách một cái bồ con. Cố nhiên là đối với một người phái đẹp, tôi phải tỏ ra mình là một trang thiếu niên lanh lẹn hay sẵn lòng giúp đỡ người. Tôi đỡ lấy cái bồ ở tay cô ta và bằng một giọng rất ngọt ngào:
- Cô để tôi đỡ tay kẻo nặng...
Cô nhìn tôi bằng đôi mắt cám ơn, hai má đỏ bừng. Cô không phải là một thiếu nữ Hà thành mạnh dạn. Tôi đoán thầm như thế, cách phục sức của cô giản dị, tầm thường cố ý như kiểu mấy cô con gái các tỉnh nhỏ, nhưng mặt cô cũng dễ coi. Tôi đang còn quan sát dở thì một cái giọng the thé đằng sau làm cho tôi giật mình quay lại. Một bà béo, mặt dữ tợn, thuộc về loại «đàn bà sư tử» ta thường thấy vẻ ở một vài tờ báo khôi hài, nhìn tôi ra vẻ không bằng lòng rồi lườm người con gái:
- Cái bồ bằng từng ấy nặng lắm hay sao mà phải nhờ «người ta» xách hộ?
Mặt cô con gái lại càng đỏ hơn lên, cô vội bước vào trong «toa» ngồi nép một người đàn bà nhà quê, tôi trông cô mà thương hại. Lúc này tôi đã có thể đoán chắc được rằng: bà béo kia là mẹ cô này, một bà mẹ cẩn thận, đa nghi, ở với chồng thì chồng phải là hạng «quặp râu» không bao giờ được đi hát, mà hễ đi đâu với con gái thì liệu hồn những anh lởn vởn cạnh con gái bà, nhất là những anh «công tử Hà thành» ma quỉ hơn lũ yêu tinh mẹ mìn, hay quyến rũ con gái thơ dại dột.
Biết được chỗ yếu của bà, tôi lập tâm sẽ chờ dịp trêu con gái bà cho bà giận thêm, cho bõ cái tên mình hứng việc mà bị một câu mắng ngọt. Để cho qua cái thì giờ buồn tẻ phải đứng từ Hà Nội đến tỉnh nhà. Cho nên tôi chỉ chăm chú chờ cho người đàn bà nhà quê ngồi cạnh cô con gái xuống một ga nào là tôi nộp ngay «đờ măng» (demande)  xin điền vào chỗ khuyết ấy. Các ông Phán già làm mãi cũng phải có lúc «về hưu» để nhường chỗ cho tụi trẻ, thì bà nhà quê kia có ngồi dai lắm cũng chỉ được bốn ga nữa là cùng. Quả thế! Phủ lý - «Ấy chết! Tôi xuống đây» - Bà nhà quê hấp tấp, lồng lộn, cặp thúng xuống ga. Tôi, như một con hổ đã lâu chờ cái mồi ngon, chỉ hai bước, tôi nhảy bổ đến bên người con gái, và nhìn bà béo bằng đôi mắt của người thắng trận. Cảnh trai trẻ chúng mình thường quỉ quyệt như thế, thường mưu mẹo, tìm tòi trăm nghìn cách để cợt ghẹo hang ngớ ngẩn hay đa nghi như bà béo này, để cười chơi chứ chẳng phải có ác tâm gì. 
Bà béo biết là mình có chuyện với một thằng trời đánh, biết mình đã gặp tay đối thủ lợi hại, cũng nhìn tôi bằng đôi mắt căm hờn, rồi thay đổi chiến công: bà bắt con gái ngồi sang chỗ bà, rồi bà sấn đến ngồi sát bên người tôi như khiêu khích, như muốn lấy sức nặng của thịt bà mà đè cho bẹp tan quân địch.
Ý, Á, bắt đầu xung đột! Lúc này tôi có thể nói thế được, nếu tôi ví bà béo với một ông tướng Ý họ «Mút» lực lưỡng oai phong. Còn tôi cố nhiên là tên lính gầy gò, thấp bé của dân Á. Trong khi như ông tướng ngồi nghĩ đến chiến lược trên mặt trận, tôi đem thứ thuốc khen khét – chúng mình vẫn gọi là thuốc «Thuyền tình bể ái» vì trên hộp thuốc có vẻ cái thuyền buồm – ra hút, hút là «hun khói» thì cũng thế. Những điếu thuốc của tôi đã có hiệu quả không ngờ, thực là những làn khói làm chảy nước mắt, làm nghẹt thở như thứ hơi hóa học. Hút thuốc bên cạnh một người đàn bà không chịu được khói thuốc là một sự không lịch thiệp, tôi vẫn biết từ lâu, nhưng có hệ gì, miễn là bà béo của tôi khó chịu là tôi hả dạ. Hết điếu nọ đến điếu kia, tôi làm cho bà cựa lên, nghiêng đầu, vẹo cổ, nguýt tôi đến năm sáu cái luôn mà tôi không để ý. Bà đâm gắt gỏng với cô con gái vô tội của bà, sau cùng bà gắt hẳn vào mặt tôi:
- Gớm, ông hút gì mà khói um lên như cháy nhà thế! Xin mời ông ngồi ra đằng kia còn rộng chỗ, chúng tôi không chịu được khói thuốc của ông nữa rồi!
Tôi vứt ngay điếu thuốc còn cháy dở ở tay đi, nhoẻn miệng cười, vờ xin lỗi bà, nhưng bà có cần gì tôi xin lỗi, bà chỉ muốn tôi bước ngay đi chỗ khác, mà nào tôi đã tha đâu. Hình như những hành khách cùng «toa» ngồi trước mặt và cạnh tôi cũng đã để ý đến những thủ đoạn phi thường của tôi rồi. Tôi thấy họ rúc rích cười với nhau mà tôi sướng lạ. Hình như họ cũng động lòng với tôi để trêu cho bà béo tức tối thêm lên để họ cười chơi cho đỡ buồn. Những tiếng cười của họ là lời khuyên tôi nghĩ thêm mưu kế vậy. 
Trời hôm ấy rét như cắt ruột, thỉnh thoảng gió ở ngoài lùa vào chỗ tôi ngồi thấy «mát» rợn người. Thế mà tôi vừa hút thuốc xong lại làm ra vẻ nóng nực trong người luôn mồm kêu:
- Chà hôm nay nực lạ!
Rồi, bất thình lình, tôi kéo tấm cửa gỗ ra thật mạnh để cho có gió vào toa. Cái cửa ấy ác thay! Lại ở chính trên đầu bà béo. Bà rùng mình, nhắm mắt, gỡ những sợi tóc bay bám chặt vào mặt bà mà hét:
- Trời ơi! «Cái nhà ông» này mới gớm chứ! Trời rét thế này mà ông mở cửa ra hóng gió. Ông đóng ngay lại cho tôi. 
Tuy lúc đó, tôi muốn phá ra cười mà phải cố nhịn, lại còn làm ra bộ chẳng bằng lòng, lẩm bẩm:
- Trời này mà bà kêu rét!
Ở hàng ghế bên kia, tôi lại nghe có tiếng cười. Trông cái mặt bà ta nhăn nhó lúc bấy giờ ai mà nhịn cười cho được?
Tôi biết cái tức của bà béo lúc này đã đến cực điểm, giá bà có ăn thịt được tôi, bà cũng chẳng tha rồi. Cái người trêu bà hôm ấy, nếu chẳng phải tôi, một anh diện quần áo tây, sáng sủa, mà là một anh chàng nào có vẻ tầm thường, ăn mặc xuềnh xoàng thì có lẽ đã được bà cho ăn không biết bao nhiêu của chẳng ngon. Biết thế nên ngồi trầm ngâm một lát, tôi bèn nhất định đứng dậy đi sang «toa» khác cho đỡ gai mắt bà, vì tôi đã hoàn toàn thắng trận rồi kia mà! Còn ngồi làm gì đấy nữa?
Ác nghiệt thay! Vừa lúc tôi đứng dậy thì tầu từ từ đổ trước một ga con, rồi bỗng nhiên đứng phắt lại. Mấy «toa» bắt chước nhau rùng mình một cái mạnh. Tôi đứng không vững nữa, sắp bước đi thì ngã chúi xuống, tôi vội vàng giơ tay túm chặt lấy những cái đùi, những mỡ là mỡ của bà béo, phủ bằng một lần lĩnh tía cũng trơn như mỡ.
Tôi hốt hoảng, hết hồn, mà không nín được cười, vội lần sang «toa» khác thật nhanh, để lại sau lưng những dịp cười sung sướng của tụi hành khách tinh quái hơn tôi. Tiếc rằng lúc đó tôi không được trông mặt bà béo để cho biết nó đỏ hay là xanh, tím hay vàng vì thẹn, vì giận dữ. Tôi chỉ còn nhớ, lúc đó bà béo tru lăn tréo lộn, gầm rít lên đúng như một con sư tử điên cuồng, bà nguyền rủa tôi bằng những câu:
- Con người đâu mà thô tục!
- Đi đâu mà vội vội vàng vàng như quân ăn cướp!
- Sao mà nó vô ý, vô tứ!
Lạy Trời, lạy Phật cái «xen» (scène) cuối cùng này, tôi không chủ bụng lắm, mà lỗi là lỗi ở những «toa rùng mình» cho nên nỗi!
Anh Thân! Tấm hài kịch đó mới hạ màn để sửa soạn cái cảnh thứ hai. Cảnh kết này mới đặc sắc, mới ly kỳ, mới lý thú chứ! Để tôi kể nốt cho anh cười một thể:
- Về đến nhà, tôi đem hết tài ngôn luận như các ngài nghị hôm viện họp hội đồng, chỉ còn thiếu đem hiến tim và phổi để phản kháng cái vấn đề «lấy vợ» cho các cụ «via» nghe, mà các cụ nhất định không nghe. Tôi viện, hết lẽ hết điều, tôi bảo tôi đang tuổi trẻ, dang dở học hành,«Thanh niên là hy vọng của quốc gia» Phí công vô ích! Thanh niên là thanh niên mà đi xem mặt vợ là đi xem mặt vợ! Tôi phải đi không có thì tôi là một thằng bất hiếu! Anh còn lạ gì tánh tôi tuy bướng bỉnh, mà vẫn phải nghe lời các cụ, phải chiều ý các cụ ở nhà luôn, tôi không muốn làm phiền lòng cha mẹ. Ở Hà Nội với các anh thì tôi là một thằng chơi bời nghịch ngợm đủ trò. Đêm nào sớm nhất cũng hai, ba giờ sáng, chuột cống chạy ra đầy hè thành phố mới ở chỗ chơi về, Hà Nội có bao nhiêu tiệm hút, bao nhiêu gái giang hồ, bao nhiêu tiệm nhảy, bao «ca-va-li-e» (cavalière), bao nhiêu nhà hát, bao nhiêu ngõ hẻm hang cùng chúng ta thuộc lầu hơn sách. Thế mà trái lại, về cái tỉnh nhà nhỏ bằng bàn tay, cái tỉnh ba phần tư là những người như bà béo, tò mò ngồi rỗi chuyện người, chê bai, nói xấu, ghen ghét, bép xép, đa nghi... thì tôi có tiếng là một thằng đứng đắn ngây thơ như con nít. Tôi đủ tư cách, đúng lệ luật để đi hỏi một cô vợ trẻ có cái hồi môn kha khá, một cô vợ con nhà cũng đứng đắn, «ngây thơ» thuộc về hạng «cổ điển» như mình thường gọi. Cho nên một ngày tốt đẹp kia, bà cụ nhà tôi và bà mối là một bà bạn thân của nhà, bắt tôi ăn mặt chỉnh tề, để «đi xem mặt vợ».
« Thì cứ đi xem ra sao, đã lấy đâu mà sợ?» Tôi nghĩ bụng thế, rồi theo hai cụ ra đi. Cứ như hai cụ thì thầm với nhau thì họ đưa tôi đến xem mặt con gái bà Hàn Phệ. Chúng tôi ngồi đợi chủ nhân trong một gian phòng rộng rãi, bày biện ra lối nhà giàu: câu đối vàng, hoành phi vàng, tủ chè, sập gụ. Cụ hàn ông ra tiếp chúng tôi là một người gầy ốm - nhưng có vẻ khinh người, khệnh khạng như những ông quan an nam, ông thuộc về hạng người mà chúng mình thường mỗi khi gặp hay bĩu môi nói: «một anh trưởng giả».
- Bà Hàn đâu, ra có khách!
Ông Hàn dõng dạc truyền vào nhà trong. Một tiếng dạ the thé, một cái cửa mở, một cái mặt thò ra, chết tôi rồi! Anh Thân! Cái bà ấy đấy! Cái bà béo tôi đã gặp và đã «làm trò» với bà ấy trên «toa» xe lửa!
Trời đất ơi! Nếu tôi được biết trước là họ đưa tôi đến xem mặt con gái bà! Con gái bà, tôi đã xem mặt từ cái hôm tôi đỡ cái bồ cho cô ta trên xe lửa, nào phải ai xa lạ? Thôi thì cũng đành liều chứ trốn lẫn đi đâu? Bà béo, à quên bà Hàn Phệ đon đả, tươi cười ra tiếp bà mối và bà cụ nhà tôi. Nhưng lúc bà đã nhìn rõ mặt tôi thì bà đã đâm sầm nét mặt lại. Bà nhớ ra rồi, bà lại gặp cái thằng «trời đánh» nó ám ảnh bà hôm nọ suốt một buổi trên xe. Tôi muốn chui xuống đất để tránh những cái lườm kín đáo của bà tặng tôi, và nhất là khỏi phải nghe những câu khen ngợi, ca tụng của bà mối về «đức tính» nhu mì, về hạnh kiểm nết na, đứng đắn của tôi. Cứ mỗi một câu giới thiệu của bà mối đại khái như:
- Cậu ấy học hành chăm chỉ lắm! Hiền lành như con gái. 
Thì bà Hàn lai chêm một câu mát mẻ:
- Quý hóa quá! Thực là phúc đức cho những cô nào được làm vợ cậu.
Người trong cuộc ngồi bẹp gí, thu hình một xó không dám ngửng đầu lên nữa. Những nghe những câu bà béo «khen» mình, những nghe tiếng cười «the thé» của bà mà «tan nát» dạ. 
Rồi bà gọi con gái yêu của bà:
- Con Hải đâu? Ra pha nước!
Tôi đã hiểu những cái ý định của bà, bà muốn cho con gái bà xem lại cái mặt thằng chực đi hỏi con bà, thằng rể tương lai của bà, cái thằng lấc cấc, tướng ăn cướp, thô tục mà mẹ con bà đã có dịp thừa tiếp qua rồi!
Chẳng nói thì anh cũng thừa hiểu rằng buổi xem mắt ấy chẳng có kết quả hay. Nhưng về đến nhà, tôi ôn lại những cảnh đã qua, tôi cười một mình mà cười gần chết! Bà Hàn nhắn người bắn tin rằng:
- Cháu còn bé dại lắm, vụng về lắm! Chưa nghĩ đến chuyện chồng con, nên chưa dám nhận lời.
Thì tôi đã biết ngay từ lúc tôi trông thấy mặt bà rồi, tôi biết ngay là các vàng bà cũng không gả con gái cho cái «thằng hôm ấy»!
- Thế thì tôi thoát nạn vợ con! Được lúc nào hay lúc ấy phải không anh? Thế là tôi vẫn còn chân trong hội của các anh. Tôi dừng bút và hô lớn:
- «Đông Dương thanh niên không vợ hội» vạn tuế!
Bạn anh: VĂN LẾU

Truyện Người Thầy Thuốc 1 - Nguời thầy thuốc e;n hôn Angèle, rồi đến đêm khuya, Angèle chợt tỉnh giấc khi đã thấy một cái thây treo lủng lẳng trước mặt mình. Nàng lạnh hồn: chực kêu người đến cứu mới sực nghĩ ra rằng: cả nhà có mỗi một thằng đấy tớ nhỏ thì Sửu đã cho về quê từ buổi sáng. Lúc ấy, trước cái thây ma, chỉ có một mình nàng mà lại ở vào một vùng vắng vẻ, hẻo lánh, xung quanh nhà không có ai là hàng xóm. Trong mình đang ốm yếu sẵn, Angèle không thể nhắc mình mà chạy đi đâu được, đành nằm đấy mà trông cái thây ma ghê gớm ấy một mình, rồi, vì sợ quá mà nàng chết thiếp đi. Từ đấy, bệnh nàng càng thêm trầm trọng, nàng nhiều lần mê man, hoảng hốt, điên cuồng, nhắc đến tên Sửu luôn và lúc nào hình như cũng trông thấy Sửu đứng ở đầu giường mà oán trách. Rồi một buổi sáng mai, Angèle cũng từ trần. Đời nàng lúc sống biết bao kẻ đón người đưa, mà đến lúc chết không có một người bạn nào biết tin mà đưa nàng lấy một vài bước đường về nơi yên nghỉ cuối cùng. Bây giờ... trong các chỗ ăn chơi, người ta không ai nhắc đến tên Sửu và Angèle nữa, mà biết đâu hiện giờ lại không có vài ba cặp trai gái khác đang đi trong những vết chân để lại của hai người đó, trên con đường nguy hiểm ngày xưa...»
Đêm đã khuya mà từ lúc nghe chuyện anh Phấn, tôi không sao chợp mắt được. Câu chuyện lạ kỳ kia cứ làm cho tôi trằn trọc suốt đêm. Tôi nghe rõ từng tiếng chuông của nhà thờ lớn từ xa đưa lại, ngân nga, lạnh lẽo trong đêm thanh. Rồi tôi nằm đấy mở mắt, hút thuốc cho qua thì giờ mà chờ sáng.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyen Đ Thanh
Nguồn: http://ndclnh-mytho-usa.org/KhoChuaSachCu.
PHỔ THÔNG BÁN NGUYỆN SAN - 1 THÁNG TƯ 1938
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 11 tháng 11 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--