a vẫn thích gọi tên Con như vậy, kể từ hồi do duyên mình có cái tình Cha Con từ một Phố Ảo. Dù Ba có biết đích thực tên con là Phương Trần - cái tên mà kẻ sinh thành ra con đã đặt như gởi tròn tâm ý của mình cho một kiệt tác vào đời mang dáng Thơm chững bước trên đường Trần cát bụi dưới vòm trời sương khói phù vân!Con biết, cái tên cũng ứng với vận số của một con người. Dẫu bối cảnh không gian và thời gian có khác qua mỗi thế thời. Qua cảm nhận tâm linh của Ba, nghiệm ra có thực. Dĩ nhiên trong tầm mức căn bản nhất của một dòng đời. Như tên Lan, dẫu là Xuân Hạ Thu Đông - Lan,về nguồn gốc vẫn là giòng họ nhà Lan. Con thử nghiệm với những cái tên con đã quen biết, nếu chung một nguyên căn, họ có những điểm tương đồng về tố chất và sự đồng cảm sắc màu và nhanh nhiệt.Cứ như một thứ trò chơi đi tìm ẩn số cho một phương trình nhiều nghiệm. Còn tin hay không thì tùy theo Tâm Ý.Cũng như người ta tin "đời người qua nét bút", tin vào "chữ ký"... mỗi nét thay đổi là mỗi chuyển dịch một góc cạnh đời, làm ảnh hưởng đến sự suy thịnh của phận người, với độ chính xác dung sai tùy sự ngộ thức khi quyết định sự thay đổi đó. Riêng nét bút thì khó mà thay đổi, bởi nó thuộc về căn cơ vốn định từ khi nhập Trần. Như bộ xương mỗi người đã được định hình từ khi kết thai. Chẳng thế mà, người Tàu có khoa "cốt tướng". Ba đã có dịp đến thăm một "cốt sư" ở Singapore. Ông ta mù, nhưng ngay khi Ba bước vào phòng, "cốt sư" đã biết về nhân dáng, và khi "cốt sư" tiếp xúc những khớp xương, đã có thể mô tả về huyết thống và sự di truyền phả hệ của người đến thăm.Với ý nghĩ của Ba, cái "tên" của mỗi người là vỏ bọc cái "tâm", có thể ngắm và ngẫm về lộ trình họ đi từ khởi điểm và về từ muôn lối. Đôi khi ngồi nghiệm về tên, Ba mỉm cười về tên của một ai đó, do duyên hoặc ngẫu nhiên vướng vào con chữ của mình. Từ nỗi nhớ về quê hương, về một bến tình... mà tên người như chiếc lá bay lên từ cội rồi rớt về nguồn; như chiếc thuyền rời bến vẫn nhớ đến bờ sông...nên lòng luôn ngoái lại.Sao tên em không là Đại Dươngcho Thơ anh như sóng khôn lườngkhi yên ả lời nâng ghé bếnlúc cuồng phong ý đắm chập chùng?Sao tên em không là Vô Thườngcho Thơ anh như là hư khônggiữa trầm luân không nghe tiếng vọngdù yêu thương tuông mạch sóng trầm?Sao tên em không là Gió Trăngcho Thơ anh thôi lời nhọc nhằntình yên vui trong đời tĩnh lặngchẳng đau thương, không lời bâng khuâng?Sao tên em không là Quê Hươngcho Thơ anh suốt đời vấn vươngbởi xóm làng, đồng quê, ruộng lúacứ hiện lên trong xa nghìn trùng?(Tên Em / Cao Nguyên)Ba đã vượt lề rồi. Trở lại với tâm tình của hai Cha Con mình hén.Hôm kia Con nói: lại muốn làm một chuyến xuyên Việt như Con đã thực hiện cách đây mấy năm. Cũng nên lắm, khi mình cảm thấy cái đầu hơi nặng vì chứa đầy những vặt vãnh đời; Khi muốn dòng tâm cảm của mình chuyển lưu theo mạch nước sông, theo cơn gió vờn trên hoa cỏ của những thảo nguyên.Nhân tiện, nhìn ngắm lại vóc xưa của núi sông phía sau những kiến tạo mới. Để biết sự thích nghi của mình nhuốm khởi từ đâu, sau hoành tráng phản hóa vì sinh tồn! Là nguyên căn cổ kính thuần thành của lễ giáo triều nghi, hay là những phức điệu ráp nối không hoàn chỉnh giữa hai nền văn hóa Đông Tây!?Hiểu được sự thích nghi là mình trở về với mình, trở về với cái Tâm và cái tên chính mình.Ba vẫn còn giữ những tấm hình Con gởi qua email từ chuyến xuyên Việt của Con lần trước. Qua cảnh, Ba như thấy được những con đường và nơi chốn Ba đã đi qua từ những năm xưa. Xa lắc thế mà vẫn nhớ tên đất, tên người với những bồi hồi còn như nguyên vẹn. Như mỗi lần Con nhắn Ba qua PM, Ba vẫn còn nỗi bồi hồi từ thuở mới quen. Có thể cái tên con là một ấn tượng vực dậy sự bồi hồi. Thanh nhã, giản dị mà đầy sức sống.Dù bây giờ Con đã trưởng thành, đã chững chạc đi trên đường đời, biết tự lo cho mình và nghĩ đến người khác. Ba vẫn gọi Con là Nhóc Con, nhí nhảnh hát:"... một ngày mới, một ngày đang tới, đóa tầm xuân vẫn ngủ trong hoang dại,.. Giọt sương trắng, giọt sương tan nắng, thức dậy đi đóa tầm xuân thơ ngây của tôi..."Cao Nguyên