hị lại trở về căn nhà tồi tàn của bà nội ở xóm Đường Tàu.Bà bảo, tiên sư cha cô, tưởng gái lớn đi lấy chồng rồi mà vẫn về rúc nách bà à! Thị thèm được nghe tiếng chửi ấy của bà. Thị thèm cái mùi xạ hương ẩm mốc toát ra từ bà. Thèm cả cái bầu vú chảy sệ, nhăn nheo của bà nữa. Từ ngày thị bước chân về nhà chồng, thị vẫn gửi tiền đều đặn biếu bà. Những ngày thị cảm thấy mối nguy hiểm đang tới gần, thị còn chuyển cho bà toàn bộ số nữ trang của thị nữa. Thế mà bà không hề tiêu đến. Bà để nguyên trong một cái túi vải. Bà đưa trả cho thị. Đây này, tiền vàng của con, con tiêu, bà sống là vì ông trời không cho chết chứ bà có còn ham muốn gì đâu mà càn những thứ này. Ngày vài hột cơm vào bụng, với bà, thế là đủ rồi. Thị ôm lấy bà, thương bà đến đứt ruột mà chả biết làm gì. Căn nhà bà ở vẫn ọp ẹp như hồi thị chưa về với Tùng. Nhiều lần thị muốn đập đi, xây lại cho bà một ngôi nhà khác, nhưng bà không đồng ý. Bà bảo ở thế quen rồi, với lại có giữ nguyên thế này thì bà mới còn nhận ra chỗ nào cụ nội con ngồi uống trà với nhà văn Nguyễn, chỗ nào ông nội con ngồi cởi trần ăn cơm, chỗ nào bà ngồi xe hương và lắng nghe chuyện của anh giáo... Thị cũng đã từng mời bà về Nhà hàng Sóng Biển ở với thị, nhưng bà bảo, về đó thì khác gì bắt bà đi ở tù, cái lồng có đẹp đến mấy, rộng đến mấy thì con chim vẫn không thích bằng bầu trời bao la ngoài kia. Xóm Đường Tàu này là bầu trời của bà. Cứ để bà sống trong cái bầu trời đó, đừng bắt bà đi đâu cả.Bây giờ thị lại về đây hít thở trong cái bầu trời ấy của bà. Thị lại ăn, ngủ, nghỉ một cách thư thái và bình yên trong gian nhà tuềnh toàng, cũ nát của bà. Mọi vật dụng hầu như không thay đổi. Cái giường đôi bà nằm, cái chăn bà đắp, cái gối mây bà kê đầu vẫn y nguyên như mấy chục năm trước, cũ đến mức không thể nào cũ hơn được nữa. Thị cầm cái gối mây đã bong nhiều sợi, dứt nhẹ, thấy chúng rách loạt roạt. Giời ạ, thị vô tâm quá. những thứ này đáng lẽ thị phải thay đi cho bà chứ. Ai lại để bà gối đầu lên những sợi mây đã mủn tơi ra, chẳng khác gì bao dứa rách. Thị định tiện tay xé toang lớp mây bọc khung gối, vứt đi cho sạch nhà. Chiều nay thị sẽ ra chợ mua cho bà cái gối khác. Nhưng thị bỗng dừng tay lại. Hình như trong gối của bà có cái gì đó. Biết đâu bà để chút của riêng trong gối thì sao? Người già xưa nay vẫn dành dụm vàng bạc để phòng thân. Thị nghiêng cái gối lên nhìn. Như là một tập giấy. Thị lựa tay móc tập giấy đó ra. Một quyển truyện. Khổ nhỏ, giấy đen, bìa đã ố màu. Tên truyện đập vào mắt thị: Đời cô Tám. Thị nhận ngay ra đó là tác phẩm của nhà văn Nguyễn. Lật trang đầu, thị thấy có dòng chữ viết bằng bút sắt, mực tàu, nét ngắn, dễ đọc. Tặng em gái xe hương xóm căm quyển sách nhỏ - Ngã ba sông -1938 - Nhà văn Nguyễn.ô hô. Thị cảm thấy thích thú khi phát hiện ra bí mật nho nhỏ này của bà. Lật toàn bộ cuốn sách, thị không thấy có thêm điều gì bất thường nữa. Ngồi ngẩn ra một lúc, rồi như giật mình, thị vội nhét quyển truyện vào lại chiếc gối. Ai cũng có những bí mật riêng, không nên động chạm vào góc khuất thiêng liêng của bà. Vừa khi ấy thì bà đi chợ về. Thị giơ cái gối lên, bảo, bà ơi, cái gối mây này rách quá rồi, khung gỗ nó chồi lên, đâm vào đầu đau lắm, để con đi bọc lại cho bà nhé. Bà nội không nói không rằng, bước lại gần thị, cầm lấy cái gối bỏ vào trong chiếc làn đang cầm trên tay, rồi đi thẳng xuống dưới nhà. Một ý nghĩ xa xôi thoáng qua đầu thị, khiến thị khẽ mỉm cười.Số tiền vàng bà giữ cho thị chả đáng bao nhiêu để thị có thể khởi dựng lại cơ nghiệp. những tài sản lớn đều đã không còn nữa. ô tô, tàu du lịch, khu đất ở đường bao thành phố với nhà hàng Sóng Biển đã thuộc về tay người khác. Mỹ bảo dành riêng cho thị một phòng ở quán bia hơi mới mở nhưng thị không muốn đến đó. Con Quỳnh cứ gạ gẫm thị về ở cùng với bố con nó nhưng thị không phải là người đàn bà của Tân, không phải là mẹ kế của nó, không có lý do gì để về đó ở cả. Vợ ch!!!15732_25.htm!!!
Đã xem 10742 lần.
http://eTruyen.com