ế đô Kim Lăng chia thành hai phần gồm cung thành bên trong và hoàng thành bên ngoài. Việc tuần tra phòng vệ cung thành do cấm quân phụ trách, hiện nay quan chỉ huy cao nhất là đại thống lĩnh cấm quân Mông Chí.Trong khi cung thành chỉ có cấm quân phòng vệ thì việc phân công tuần tra hoàng thành lại phức tạp hơn nhiều.Xử các vụ phạm pháp của dân chúng, tuần tra hằng ngày, truy bắt trộm cướp, cứu hỏa cứu thủy là chức trách của nha môn Kinh Triệu. Canh giữ cổng thành, giới nghiêm ban đêm, trấn áp các vụ tụ tập đánh nhau là việc của tuần phòng doanh. Nha môn Kinh Triệu được xem như quan phủ địa phương, phải bẩm báo công việc với sáu bộ. Theo biên chế thì tuần phòng doanh vốn thuộc bộ Binh, nhưng từ trước tới nay vì người đứng đầu tuần phòng doanh là Ninh Quốc hầu có cả chức vụ và tước vị đều cao hơn thượng thư bộ Binh nên nó vẫn đứng siêu nhiên bên ngoài, bộ Binh không dám hạ bất cứ mệnh lệnh nào cho doanh này.Ngoài ra hoàng thành còn có mấy nhà có quyền nuôi tư binh. Sau khi Đông cung được tách riêng ra khỏi nội cung từ thời Huệ đế thì cũng được đưa vào phạm vi hoàng thành theo quy định được nuôi ba ngàn quân, còn phủ thân vương thì được nuôi hai ngàn, phủ quận vưong một ngàn, phủ quân hầu nhất phẩm tám trăm.Những phủ đệ có đặc quyền này ít nhiều đều sẽ ảnh hưởng đến động tĩnh của hoàng thành, có thể nói là nhiều luồng sức mạnh đan xen, quan hệ chồng chéo như một mớ bòng bong.Giờ đây việc Tạ Ngọc kiêm chức thống lĩnh tuần phòng doanh bị đánh đổ cũng giống như cưỡng chế rút một sợi trong mớ bòng bong này ra ngoài, khiến phần còn lại đã loạn lại càng thêm loạn.Sau khi đưa tang Thái hoàng thái hậu một tháng, chỉ dụ phê xuống, Tạ Ngọc đi từ u minh đạo trong thiên lao ra, chuẩn bị đến Kiềm Châu lưu đày.Hắn sinh ra trong nhà quyền quý, không ngừng tích lũy quân công, được phong đến quân hầu nhất phẩm, uy quyền hiển hách bao nhiêu năm nay. Nhưng một khi băng tuyết đã tan thì chỉ còn như hoa trong gương, trăng dưới nước, tỉnh mộng kê vàng[1], chỉ thấy một bộ xiềng xích, bị hai tên nha dịch thô lỗ áp giải như những tên tội phạm lưu đày khác, ngay cả băng hỏa côn cũng không nhiều hơn người khác một cây.[1] Trong truyện “Chẩm Trung ký” thời Đường kể chuyện một chàng trai gặp một đạo sĩ trong quán trọ nọ. Đạo sĩ cho chàng trai một chiếc gối bảo ngủ đi. Bấy giờ chủ quán đang nấu một nồi cơm kê vàng, chàng trai nằm mộng thấy mình được làm quan, hưởng phú quý, nhưng khi tỉnh dậy thì cơm kê vàng vẫn chưa chín, sau điển tích này dùng để chỉ sự vỡ mộng.May mà bây giờ, tội phạm lưu đày luôn xuất phát từ rạng sáng, trên đường còn ít bóng người, không có đám đông đứng xem và tiếng chê cười huyên náo khiến trong lòng Tạ Ngọc thấy thoải mái hơn một chút.Trong nhà lao hắn không hề bị đánh đập, ngay cả việc thẩm vấn hằng ngày cũng không có, cho dù vụ án của hắn cuối cùng là do Hoàng đế Đại Lương phán xét nhưng kỳ thực, từ sau khi hạ ngục hắn chưa nhìn thấy mặt vị chí tôn Đại Lương này.Chuyện ăn uống trong ngục đương nhiên không thể nào gọi là ngon, nhưng ít nhất cũng được ăn no, lại nhờ thượng thư bộ Hình mới nhậm chức quản lý rất tốt nên trò ngược đãi phạm nhân của ngục tốt vẫn thường thấy trong thiên lao cũng bị ngăn chặn, cho nên khi Tạ Ngọc đeo chiếc gông nặng nề đi đến cổng nam thành Kim Lăng, tình trạng sức khỏe của hắn vẫn xem như không tồi.Lúc người áp giải và phạm nhân tới cổng nam thì cũng là giờ mở cổng thành, phòng thủ cổng hoàng thành đương nhiên là quan binh của tuần phòng doanh. Lúc đầu bọn họ không để ý phạm nhân râu tóc rối bù, đeo gông mang xiềng đứng bên cạnh chờ cánh cổng thành dày nặng mở ra là ai. Sau đó một nha dịch phụ trách áp tải gặp người quen trong số các quan binh thủ thành, hai người hàn huyên một lát, nha dịch đó khinh thường liếc mắt hất cằm, giọng nói không hề thấp: “Này, nhìn quan lớn của các ngươi trước kia đi! Đại hầu gia cơ đấy, mấy tháng trước các ngươi đều không dám ngẩng đầu nhìn thẳng hắn, bây giờ thì nhìn thoải mái, cũng chỉ mồm ngang mũi dọc, sống lưng còn không thẳng bằng ngươi!”Vừa nói xong câu này, những người xung quanh lập tức ồn &!!!15756_38.htm!!!
Đã xem 41062 lần.
http://eTruyen.com