ng tổng biên tập đang mải mê lục tìm gì đó trong ngăn kéo, thấy Nam đặt tờ đơn xin nghỉ phép trước mặt, ông bảo: Trong tình hình này không phép tắc gì hết. Tôi nói một là một hai là hai. Cậu nghỉ thì ai làm thay cậu?Nam lặng lẽ về phòng ngồi biên thư cho cô Cam nói rõ sự tình. Đúng như dự đoán, ba ngày sau Nam nhận được thư cô Cam ghi vẻn vẹn mấy chữ nghệch ngoạc ngoài bì thư “ Cháu đọc thư xong, nhờ cháu chuyển cho Trần Tăng giúp cô” Thư cô Cam gửi Trần Tăng: Kính gửi ông chủ tịch tỉnh Trần Tăng. Tôi là Nguyễn Thị Cam làng Đoài, là mẹ của cái Măng, mẹ của thằng Vương. Sở dĩ tôi phải nói rõ như vậy vì sợ ông bận nhiều việc quá nên quên. Tôi nhờ ông mỗi một việc nói với ông tổng biên tập báo, cho nhà báo Hoàng Kỳ Nam nghỉ phép để dẫn thằng Vương vào chiến trường xưa có công chuyện hệ trọng, rất hệ trong, ông hiểu không. Thằng Vương nó đã có đứa con trong ấy. Phải để nó đi tìm con nó. Nó đã phải đổ xương máu ngoài chiến trường, cụt mất một chân rồi, sẽ chẳng ai người ta lấy nó nữa ông hiểu không. Nó rất cần có một đứa con. Tôi chỉ nói vậy. Chào ông. Làng Đoài ngày...tháng...năm, ký tên: Nguyễn Thị Cam.Nam cho lá thư cô Cam viết vào phong bì dán lại, ghi địa chỉ Trần Tăng gửi qua đường bưu điện. Hai ngày sau, ông tổng biên tập lại gọi Nam giao nhiệm vụ. Giọng ông vẫn thản nhiên:- Giờ thì tớ lại buộc cậu phải nghỉ phép đấy. Đây là ý kiến chỉ đạo của đồng chí chủ tịch tỉnh. Tổng biên tập bấm số máy gọi cho Trần Tăng.- Anh Tăng à, tôi Khải đây! Việc anh giao, tôi đã giải quyết. Vâng...Vâng! Cậu Nam đang ở đây! Vâng ạ! Vâng ạ!Tổng biên tập đưa điện thoại cho Nam. Tiếng Trần Tăng vang lên trong ống nghe: Tôi sẽ cho xe, cậu đi với Vương vào trong kia nhá, nhân tiện cho cả bà Cam, cả mẹ cậu cùng đi du lịch vào đó một chuyến cho biết đó biết đây. Khổ, cả đời các bà ấy chả bao giờ được mở mày mở mặt. Tôi sẽ cho thằng Hoà chồng cái Măng làm tài xế. Được không? Được hả, cứ thế nhé, cậu nên hiểu đây cũng là chính sách hậu phương quân đội đấy nhà báo ạ.Nam không ngờ Trần Tăng lại tỏ ra quá chu đáo lo cho chuyến đi của Vương đến vậy. Chiếc xe mang nhãn hiệu Nisan màu sữa chạy bon bon trên quốc lộ 1A đưa hai mẹ con Hoàng Kỳ Nam và Đào Vương vào gặp Thương Huyền. Suốt chặng đường mấy trăm cây số, cô Cam luôn tỏ ra khoái chí vì đã sai khiến được Trần Tăng điều cả chuyến xe phục vụ mình. Chuyến đi này nhận được cháu, nhận được cả con dâu nữa thì đời mình hạnh phúc biết bao.Đi suốt hai ngày đêm, xe tới thành phố miền Trung nắng cháy. Nam không ngờ mới có mấy năm mà thành phố đã đổi thay quá nhiều. Nhịp sống cuồn cuộn sôi động khác hẳn ngoài Bắc, khác hẳn ngày mới giải phóng. Nghĩ tới giây phút sắp được gặp Thương Huyền và con Ngọc Lan Nam thấy bồn chồn nhìn Vương ngồi lặng trong xe. Chẳng rõ nó đang vui hay buồn. Nam là người hiểu rõ tình cảm của hai mẹ con Thương Huyền hơn ai hết. Gặp Thương Huyền, Nam không biết nên nói thế nào để Thương Huyền hiểu thông cảm cho Vương. Nam nói ra những lo lắng của mình để mọi người hiểu.- Mình cứ thật thà trình bày xin lỗi người ta. Cô Cam hào hứng bảo, tất cả là do chiến tranh. Chiến tranh nó ác liệt thế, tránh sao khỏi chuyện nọ chuyện kia. Sự thực nó là thế, đương nhiên con Ngọc Lan nó là con gái thằng Vương, nó là cháu tôi. Tôi vào nhận nó, vừa là tình cảm vừa là trách nhiệm. Con Ngọc Lan có bố chả sướng sao?- Đành thế rồi, Yến Quyên nói, tôi cũng chỉ mong hai mẹ con nó vui vẻ nhận mình là quí rồi. Nam gợi ý mọi người nên tìm nơi nghỉ ngơi cho khỏe rồi hãy về gặp Thương Huyền.- Tôi bây giờ chả còn đầu óc nghĩ chuyện nghỉ ngơi. Cô Cam vẻ sốt ruột, ta cứ đến thẳng đó xem sao. Công việc tốt đẹp, lúc đó tha hồ nghỉ ngơi thoải mái.Theo yêu cầu của cô Cam, cậu Hoà cho xe đến thẳng nhà Thương Huyền. Nam nhìn nét mặt Vương căng thẳng đến tội nghiệp. Thi thoảng nó lại thở dài lo lắng. Mới có mấy năm Vương chôn mình trong chiếc xe lăn nên người teo tóp lại.Khi xe đỗ xịch trước cổng dinh thự Hoa Cúc Vàng, cả Vương và Hoàng Kỳ Nam đều ngỡ ngàng bởi Dinh thự Hoa Cúc Vàng bây giờ đã thay đổi hẳny năm liền. Thú thực với chú, chúng cháu phải đi làm điếm để sống qua ngày.- Mọi chuyện cũ thôi không nói nữa, Kinh nắm chặt cổ tay cái Mây, chú cháu ta sẽ làm lại từ đầu.Ba cô cháu gái dẫn Kinh về dãy nhà dựng tạm trong khu chợ Mới bên cầu Kiều Long. Khu nhà lợp mái tôn lụp sụp, xung quanh chỗ quây bằng cót ép, chỗ ghép bằng gỗ hòm mìn, chỗ lại bưng bằng phên tre chắp vá loang lổ. Dãy nhà được ngăn thành nhiều ô nhỏ cho các hộ kinh doanh thuê. Trong mỗi ô các chủ tận dụng tối đa mọi phương thức kinh doanh kiếm lời. Người vừa làm nhà ở, vừa mở quầy bán vải, quần áo Trung Quốc đủ loại; Có người lại làm dịch vụ căt tóc gội đầu, sơn sửa móng tay, kinh doanh karaoke và chứa cả gái mại dâm. Các cuộc hẹn hò bán mua tình ái diễn ra thâu đêm suốt sáng. Kinh có cảm giác trong mỗi ô kia là một cảnh đời, một số phận đầy bí ẩn. Ba chị em Mây thuê hai ô liền nhau phía ngoài sát bờ sông. Hai ô được ngăn riêng làm bốn ngăn nhỏ như ngăn chuồng ngựa để làm phòng chứa gái. Mỗi ngăn đặt chiếc đệm xuống nền đất ẩm thấp nhưng có đầy đủ gối ga chăn màn tiện cho việc sinh hoạt của khách làng chơi. Trong các ngăn lúc nào cũng sực nức mùi nước hoa rẻ tiền. Từ ngày mở khẩu, khách bình dân từ Trung Quốc sang làm ăn đông như đi hội. Họ đi về trong ngày nên nháo nhào lao vào các ổ điếm bình dân vừa tiện vừa rẻ, hàng lại chất lượng hơn cả những nơi sang trọng. Thi thoảng mấy chị em Mây cũng vớ được một vài ông khách sộp đi tìm lạc thú ngu ngơ lạc vào khu chợ.- Chú cứ ở đây với chúng cháu. Mây nói, và dẫn Kinh vào một trong bốn ngăn“chuồng ngựa” Ngăn này hiện giờ chưa có khách, cháu mới tống khứ một con bé về quê vĩnh viễn bởi nó là con ngựa bất kham không thuần được. Chú ở đây rồi sẽ khối việc để chú làm. Đời sống hiện đại chẳng cần nấu nướng gì sất, đến bữa đi ăn cơm bụi. Còn đi vệ sinh tắm rửa, chú ra sau nhà tha hồ tự do, cháu đã quây kín xung quanh bằng cót ép chẳng ai nhìn thấy của chú, hớ hớ chỉ giời và đất thấy thì chẳng sao. Nước sông chúng cháu gánh lên chú dùng thoải mái. Đêm khuya, chú có thể ra sông tắm tiên được. Lúc nào có nhu cầu giải trí, chú sang ngó ba ngăn bên cạnh, ưng đứa nào cho chú dùng miễn phí, của nhà nuôi được. Mách trước cho chú, con Lan ở ngăn số một trắng nõn nà, gái Tuyên Quang vùng chiến khu cách mạng sịn đấy. Ngăn số hai là con Như, dáng đẹp người mẫu thời trang ở thành phố Hoa Phượng Đỏ trôi ra đây, con bé biết ăn chơi sành điệu chiều khách hết mình. Còn ngăn số ba là con Thơm, thuộc loại chân quê, chắc như cơm nắm, bướm đỏ hồng như cua gạch, mới từ đồng chiêm trũng Hà Nam ra được vài tuần, móng tay còn hơi bùn đất. Tất cả chúng nó cháu đảm bảo hơn hẳn nàng Mai người tình Trung Hoa của chú, hơn hẳn cô Cam làng Đoài nhà mình. Bao năm nay chúng cháu bôn ba với đời, hiểu hết gan ruột đàn ông các chú, chẳng ông nào là không thích gái đẹp. Chúng cháu bây giờ thuộc diện gái già hoa héo chẳng thằng nào nó thèm ngó nghiêng nữa. Cũng giống như cầu thủ bóng đá í, hết thời phải biết chuyển sang làm nghề huấn luyện viên dạy dỗ đào tạo lớp trẻ, giúp đỡ đàn em kiếm miếng cơm. Khổ thân chúng nó, ở nhà cấy cày quần quật quanh năm vẫn đói rách.Mây ngồi vắt vẻo trên chiếc ghế quay, vừa nói vừa tỉa lông mày, đích thị là mụ Tú Bà mắt xanh mỏ đỏ. Mây mặc áo mỏng tang hở nách trễ cổ, lộ rõ đôi vú nhúng nhính. Chiếc vắy ngắn cũn mầu hồng của Mây để lộ những đường gân xanh nhằng nhịt trên làn da mai mái của căp đùi nhăn nhão. Kinh ngỡ ngàng trước sự cay độc đến lạnh lùng và tàn nhẫn của con Mây. Con Mẫn vừa ra ngoài một chốc đã dẫn về bốn người đàn ông Trung Quốc. Trong số bốn người có một lão già trông hom hem và một người to cao đầu trọc lốc mặt bè bè sống mũi tẹt mắt lại xếch, trông dị tướng. Con Thuần lầm lỳ ít nói nằm thưỡn trong nhà, khi có khách nó nhanh nhẹn ra pha nước mời khách rõ khéo. Con Thuần khẽ “ới” một tiếng, từ ba ngăn “chuồng ngựa” ba cô gái ăn vận giống diễn viên múa bước ra, miệng cười e ấp làm duyên vây quanh bốn người khách. Cứ như thể trời xếp đặt đâu vào đấy. Loáng cái, ba cô gái đã dắt ba người đàn ông Trung Quốc về ba ngăn riêng biệt của mình. Còn lại một lão già ngồi trơ ra, con Mẫn bảo ông ta chờ để nó gọi hàng từ nơi khác đến. Lão già xua tay không cần. Mắt lão nhìn chằm chặp vào Mây đang ngồi vắt vẻo trên ghế. Lão ta nói mấy câu bằng tiếng Hoa. Con Mẫn cười hơ hớ.- Chị Mây kìa, lão ta thích chịđấy, lão bảo sức lão yếu rồi, chẳng còn làm nên trò trống gì nữa. Lão theo bọn trẻ vào đây vớt vát cho vui tuổi già. Lão chỉ cần người có tình cảm như chị Mây, biết chiều chuộng lão cho giãn nở gân cốt thôi.Hết phòng, con Mẫn vén tấm màn gió bảo lão ta chui vào chính cái ngăn chung của ba chị em. Mây úp sấp chiếc gương xuống bàn mỉa mai:- Hoá ra vẫn còn kẻ thích dùng đồ cổ, Chú cứ ngồi đây trông nhà để cháu cho lão già Trung Quốc này ra bã một trận.Mây chui vào phía sau tấm màn gió, Kinh ngồi lặng nghe trong mơ hồ tiếng rên xiết, tiếng cười rúc rích rung lên từng cơn. Tiếng rên đập vào các vách ngăn mỏng manh với những thân phận con người cũng mỏng manh trong những gian nhà chia ngăn của chị em cái Mây.- Chú ở đây vài bữa là quen ngay mà. Con Mẫn tưng tửng- Mấy năm chú ngồi tù phí phạm bao sức lực. Giờ chú phải chịu khó ăn uống bồi dưỡng lấy lại sức sống để trả thù cho những ngày “chết” trong tù.- Con bé này cũng thạo đời gớm nhỉ.- Cháu nói không đúng sao, thời buổi này mọi thứ đều đảo ngược. Mình sống hiền lành tử tế lại bị người đời bắt nạt xem thường. Kẻ sống bất chấp liều mình lại được nể trọng. Về đất này mà không liều như chú sáng nay thì bị nó vặt cổ sớm. Chú trông ba đứa con gái cháu dắt về đây thì thấy, con bé Tuyên Quang hồi mới ra, ngô nghê như nghé, giờ đã thạo đủ các ngón nghề. Thi thoảng cũng gặp đứa rất khó thuần dưỡng, nhưng khi nó đã chịu khuất phục, lại thu lợi nhiều hơn cả. Kinh nghiệm cho thấy, những đứa khó thuần đều là đứa “chất lượng cao” Khách Tầu nhiều thằng tinh lắm, chả ăn tạp như khách nội địa mình đâu. Bọn nó thích gái quê hơn loại bóng bẩy õng ẹo phố phường. Khoản đi sưu tầm gái quê, con Thuần nhà cháu giỏi hơn chúng cháu nhiều. Mấy thằng Tầu xì vừa rồi là do con Thuần nó chài được bảo cháu dắt về đấy. Đất này câu được các chú “Khách” là lời nhất. Nhân dân tệ có giá hơn Việt Nam đồng chú hiểu không.Con Mẫn thao thao đủ chuyện làm ăn. Bên kia tấm cót ngăn số một có tiếng khóc tấm tức. Con Mẫn chửi:- Mẹ cái thằng đầu trọc dê cụ, nó lại lên cơn nghiến ngấu con Lan Tuyên Quang đấy mà.Có tiếng xô cửa, con Lan trần như nhộng mặt mày hoảng loạn ôm quần áo chạy vụt ra lối bờ sông. Thằng đầu trọc cũng trần trụi lồng lên đuổi theo con Lan giữa thanh thiên bạch nhật. Kinh lao ra tóm cổ thằng đầu trọc lôi vào nhà đấm vào mặt nó một cái, nó hộc lên nồng nặc mùi rượu nằm quay lơ ra giữa nhà. Cái của nợ của nó vẫn cương lên bần bật. Con Mẫn chửi toáng lên:- Thằng khốn kiếp, nó lại uống thuốc kích dục quá liều rồi, đến bò cũng khômg chịu nổi cơn cuồng dâm của nó.- Chị Mẫn chị Mong ơi, em chết mất.Con Lan khóc gào từ bờ sông chạy về. Một vệt máu đỏ thẫm vương trên lối mòn theo dấu chân con Lan vào nhà tắm. Cả xóm chợ quây quanh gian nhà ba chị em Mây. Mắt vằn đỏ những tia máu, Kinh phanh áo tóm con dao sáng loáng cài trên vách cót ngăn vung lên:- Các người muốn gì? Sướng lắm hay sao mà nhòm. Ai thích xem vào đây cho xem.Mọi người xô nhau chạy tán loạn. Khu chợ Mới qua cơn náo loạn. Từng ô ngăn, từng quầy hàng trở lại sinh hoạt bình thường. Kẻ bán người mua lại hối hả. Đào Kinh nửa nằm nửa ngồi ngất ngư trên chiếc ghế bạt nhìn ra cửa ngẫm nghĩ sự đời. Mỗi môt giờ, mỗi một ngày qua đi, trong mỗi ô quầy dựng tạm kia, lại có thêm những bí mật của một kiếp người. Kinh đang dâng trào cảm xúc thì một người đàn ông dắt hai đứa trẻ đứng sững trước cửa nhìn Kinh chằm chặp.- Thằng Sáng hả? Đúng thằng Sáng rồi! Chúng mày ơi, Sáng nó dẫn con nó về đây này.Cả ba chị em Mây chạy nhào ra cửa. Mây khóc nức nở ôm cả hai đứa trẻ vào lòng.- Ôi thằng Trong thằng Trung của mẹ. Dì Mẫn dì Thuần ơi, hai cháu dì đã về đây này. Anh Sáng ơi, sao mãi bây giờ anh mới về?- Mấy tháng nay anh thường xuyên dắt các con đi tìm em khắp mọi nơi, Sáng Thanh minh.Mẫn, Thuần sững sờ xúc động nhìn cảnh anh rể trở về.- Anh về bên ấy có gặp chồng con em không? Thuần hỏi.- Hai dì ơi, anh có về bên ấy đâu. Ngày ấy anh sợ chị phải đi lại nhiều lộ tung tích của anh và các cháu nên anh đành phải nói dối là về bên kia. Sự thực anh đưa hai cháu trốn biệt vào rừng làm ăn sinh sống tới ngày nay. Giờ anh đã thành dân bản rồi, có nhà có rẫy trồng cấy chăn nuôi gà lợn chẳng thiếu thứ gì. Bao năm nay anh và các cháu chỉ nhớ bà, nhớ chị và các dì thôi.- Gặp được nhau thế này là tuyệt vời rồi. Đào Kinh nói, cái Thuần đi ra bến tìm mẹ mày về, hôm nay ta sẽ làm bữa cơm liên hoan. Mẹ kiếp sóng gió mãi cũng có ngày yên bình. Biết đâu thằng chồng cái Mẫn cái Thuần nay mai cũng mò về.- Không có chuyện ấy đâu chú ơi, Mẫn nói, chồng cháu và chồng cái Thuần về bên kia dứt khoát đã lấy vợ khác rồi, làm sao mà giữ được như anh Sáng.- Bây giờ dì đã có hai thằng cháu cưng của dì đã về, đứa nào tình nguyện ở với dì nào? Mẫn ôm thằng Trong thằng Trung vào lòng, Dì không ngờ các cháu đã lớn bằng ngần này...CHƯƠNG 15
CHƯƠNG 16
CHƯƠNG 17
CHƯƠNG 18
CHƯƠNG 19
CHƯƠNG 20
CHƯƠNG 21
CHƯƠNG 22
CHƯƠNG 23
CHƯƠNG 24
CHƯƠNG 25
CHƯƠNG 26
CHƯƠNG 27
CHƯƠNG 28
CHƯƠNG 29
CHƯƠNG 30
CHƯƠNG 31
CHƯƠNG 32
CHƯƠNG 33
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
Bến Không Chồng
Dưới chín tầng trời
Giếng Trong
Trần gian người đời
***
Kinh mê đi trong vòng tay nàng Mai, người đàn bà Tầu có thân hình tròn lẳn, đôi mắt một mí, hàng mi dày cong vút. Sau cuộc loạn ly, nàng đã bỏ đi, đến nay đã mười ba năm. Sau mười ba năm, nàng Mai không gìa mà lại đẹp ra, nước da thắm hồng, dáng vẻ sang trọng quí phái hơn. Kinh không còn tin nàng lại chính là người đàn bà thuyền chuối năm xưa đã đưa Kinh thoát khỏi cuộc sống tăm tối ở làng Đoài. Kinh xúc động trút hết nỗi lòng với nàng Mai:- Em có biết em bỏ anh mà đi, đời anh đã lang thang khắp nơi tìm em quên ăn quên ngủ. Không có em đời anh chịu bao cay đắng.- Em đâu muốn thế.- Nghe nói em đã lấy chồng bên ấy giàu có lắm phải không?- Đúng thế.- Em ở bên ấy có hạnh phúc không?- Em cũng không biết mình có hạnh phúc không. Ông ấy giàu có lại rất tốt với em. Nghĩa là ông ấy cho em tất cả nhưng em lại không sao cho ông ấy được đứa con trai để nối dõi tông tổ nhà ông ấy. Em gặp lại anh thế này là em đã phản bội ông ấy. Cũng như ngày xưa em đến với anh, em đã phản bội anh chồng cũ của em trong những ngày anh ấy ngồi tù.- Em đã gặp lại chồng cũ em chưa?- Vừa sang đây đã lăn trong vòng tay anh thế này, mặt mũi nào gặp lại người ta nữa. Giá như thằng Thuận còn sống... Em bây giờ chẳng mang lại hạnh phúc cho ai nữa rồi, kể cả với anh và hai ông chồng của em. Em đã không còn khả năng sinh con. Nghĩ mà thương ông chồng người Tầu của em ở bên kia, ông ấy có tất cả mà hoá ra chẳng có gì, tiền bạc của nả thì nhiều mà trắng tay về tình. Cả em bây giờ cũng trắng tay về tình. Niềm hi vọng duy nhất của em vào thằng Thuận, em lại cho nó tình nguyện đi bộ đội ngày ấy, giờ nó chết mất xác rồi.- Tại anh đến với em nên thằng Thuận mới tình nguyện đi bộ đội. Kinh xót xa.- Nó không đi, chả lẽ cứ trốn mãi dưới thuyền được sao.- Bố Thằng Thuận ở tù ra giờ thành người ngẩn ngơ rồi em biết không. Bữa anh mới ra tù, hy vọng về gặp lại thằng Thuận, thấy ông ấy ngồi bó chổi thanh hao, trông ông ấy tàn tạ lắm. Anh hỏi cháu Thuận đâu, ông ấy bảo nó đang ở trong nhà, anh vào trong nhà chẳng có ai... Thôi em đừng khóc nữa. Số kiếp đã thế rồi.- Anh biết không, Nàng Mai thủ thỉ, mỗi đêm nằm bên ông chồng già giàu có, chẳng hiểu sao em toàn nghĩ đến bố con thằng Thuận. Lạ thế, có lẽ linh hồn thằng Thuận linh thiêng hiện về oán trách em đã bỏ bố con nó mà đi. Anh biết đấy, Em đã là dâu xứ này chẳng ai muốn bỏ đất này đi. Cho dù bố thằng Thụân đi tù bao nhiêu năm em vẫn còm cõm làm ăn buôn bán ngược xuôi nuôi con, nuôi bố chồng cho đến ngày gặp anh em mới ngả lòng. Khi về bên kia, thân em bơ vơ không được ông già ấy cưu mang thì giờ em đã mục xương rồi. Thú thực với anh ông chồng già của em cũng dễ thương và đa tình lắm. Mấy năm đầu chúng em sống rất hạnh phúc, nhưng rồi mãi em chẳng sinh cho ông ấy được đứa con, ông ấy buồn lắm. Em thì hy vọng vào thằng Thuận, Không ngờ Thằng Thụân lại chết Trên đồn Pò Hèn. Đêm đến em cứ thấy nó hiện về trong mơ, mắt nó lóng lánh căm hờn. Nó bị chết oan trong cái đêm quân đội Trung Quốc bất ngờ đánh sang Việt Nam tiêu diệt và bắt sống toàn bộ lực lượng bộ đội biên phòng trên đồn Pò Hèn. Và điều làm em kinh hoàng nhất anh biết chuyện gì không? Chính ông chồng em lại là lính tập kích đánh sang đồn Pò Hèn đêm ấy đấy. Và biết đâu, chính ông ấy lại là kẻ giết thằng Thuận con em.- Cũng chả trách ông ấy được, bổn phận của người lính phải cầm súng. Bất kể cuộc chiến tranh nào cũng phải đổ máu. Bất kể người lính nào cũng phải giết người, càng giết được nhiều người thì công trạng càng lớn.- Từ ngày em đi anh vẫn sống một mình sao?- Mười ba năm xa em, mười năm anh phài ngồi tù. Trở lại đất này với hai bàn tay trắng, giờ có được căn phòng này cho riêng mình, anh đã phải bỏ bao công sức làm thuê cho mấy mẹ con bà Cháo suốt hai năm liền với đủ mọi công việc. Ban ngày đi chợ cá với bà Cháo, đêm về làm bảo vệ nhà hàng cho chị em nhà cái Mây. Mai ơi, giờ gặp lại được em, anh sẽ không để em đi đâu nữa. Hãy sống với anh, em vẫn luôn là người đàn bà anh khao khát. Chị em con Mây nuôi cả lũ gái làm nghề bán dâm, chúng chỉ cần tiền thôi. Cả đời anh chỉ khao khát cái tình. Em là người đã cho anh cái tình, suốt đời anh không qu&e tôi, và mẹ đồng chí Vương và cậu lái xe đây là em rể Vương. Chị còn nhận ra ai đây không? Nam chỉ vào khuôn mặt thồn thộn đến ngây dại của Vương đang ngồi chống nạng bên cậu Hoà lái xe, chị Thu Cúc nhìn kỹ Vương.- Trông quen lắm nhưng quên tên. Chị Thu Cúc chợt cười rũ rượi, nhận ra rồi, nhận ra rồi! Tên tù binh năm xưa bị bắt trong rừng đây rồi. Nhưng sao bây giờ lại ra nông nỗi này? Bị trận nào vậy?- Thưa chị Thu Cúc, ngày ấy rời khỏi đây, tôi vào Tây Nam, rồi sang Cam phu chia là bị ngay.- Người anh hùng của thời đại chúng ta đấy, đánh trăm trận trăm thắng. Nam nói.- Mải chuyện quên mời mọi người uống nước. Thật là quý, mấy khi các cô vô chơi. Chị Thu Cúc nói, giới thiệu với hai cô và các cậu, đây là ông xã tôi. Anh ấy công tác bên ngành tư pháp.Anh chồng chị Thu Cúc rót nước mời từng người. Nam nhìn khắp lượt căn phòng.- U già đâu rồi chị Thu Cúc?- U tôi mất rồi, cậu Thịnh cũng mất rồi.Căn phòng lặng đi. Giọng chị Thu Cúc vang lên:- Từ hồi cậu ra ngoài đó, đã xảy ra bao nhiêu chuyện khiến tôi không sao chịu nổi. Cứ như những ngày đói khát trên rừng lại thấy vui. Ngày ấy mình cõng hàng tạ trên lưng vẫn đi băng băng. Giờ một bước lên xe, vẫn thấy rã rời mệt mỏi. Hôm nay nhân tiện có hai cô vô chơi, chị Thu Cúc quay sang nói với chồng, anh chuẩn bị xe vợ chồng mình mời các cô đi ăn cơm.Anh chồng chị Thu Cúc bước sang phòng bên gọi điện thoại đặt cơm nhà hàng.- Lâu nay tôi băn khoăn không biết có nên nói điều này với mọi người không, chị Thu Cúc nhìn Nam nói, hai cô là má cậu Nam cậu Vương nên hiểu cho rõ chuyện này. Cô Thương Huyền bệnh nặng một phần cũng tại cậu Nam nhà ta đấy. Chị Thu Cúc nói và nhìn Nam thăm dò, tôi không rõ tình cảm của cô ấy với cậu Nam sâu nặng đến đâu. Từ lần đại tá Hoàng Kỳ Trung đưa xe vô đón cậu về Bắc, đêm đến cô Thương Huyền cứ lang thang vơ vẩn ngoài bờ sông. Suốt thời gian dài như thế sức khỏe cô ấy sa sút. Tôi cho bác sĩ đến khám, cô ấy bị bệnh suy nhược thần kinh. Cô ấy tự đày đọa mình, đày đọa cả tinh thần con Ngọc Lan. May sao vào đúng thời điểm đó, anh chàng Hall người Mỹ, bạn của cô ấy ngày xưa sang đây, anh ta muốn đưa cả mẹ con cô ấy sang Mỹ theo con đường bảo lãnh của đứa con trai cô ấy. Xét thấy đây là thời cơ thuận lợi nhất để cô ấy thay đổi môi trường sống nên tôi đã tạo mọi điều kiện làm thủ tục cho mẹ con cô ấy sang Mỹ. Nhưng không hiểu sao cô ấy vẫn kiên quyết không đi. Chị Thu Cúc ngập ngừng nhìn mọi người, cuối cùng tôi đành phải để con Ngọc Lan sang Mỹ. Đấy mọi người coi, tôi mà không giúp con Ngọc Lan đi Mỹ ngày ấy thì đời nó còn khốn khổ đến bao giờ. Sang bên đó chị em chúng nó gần nhau. Đứa em lai Mỹ của nó bảo lãnh, Sau này làm ăn có tiền chúng gửi về nuôi má chúng chả sướng sao. Vừa rồi hai chị em chúng gửi về chút ít, tôi mới xây lại ngôi nhà đó cho cô ấy đấy.Lời chị Thu Cúc nhức nhói, Nam qúa hiểu chị Thu Cúc, quá hiểu chuyện gì đang xảy ra, và sẽ xảy ra. Tiếng chị Thu Cúc vẫn lành lạnh. Còn nguyên nhân về cái chết của anh Thịnh mới thật là sui. Cũng chẳng ai như anh Thịnh, cứ khăng khăng không đồng ý cho con Ngọc Lan đi Mỹ. Nhận thức kém cỏi thiệt là khổ thế. Không biết thân phận mình là lính nguỵ lại còn nói năng lung tung bảo tôi bán con Ngọc Lan sang Mỹ. Mọi người thấy anh ta nói thế có chết người không. Chẳng gì tôi cũng là một cán bộ tỉnh. Anh ta còn điên khùng vác dao đuổi chém cả tôi. Má tôi đã lao vào ngăn cản, bị anh ta chém vào đầu, má tôi phải đi viện cấp cứu mới qua khỏi. Công an đã bắt tạm giam anh Thịnh. Có lẽ anh Thịnh quá lo sợ nên đã tự vẫn trong phòng giam.Phòng bên, tiếng chồng chị Thu Cúc ngọt ngào.- Cho một phòng lạnh tám suất ăn tối nay nghe. Thực đơn có món chi nói nghe coi… đồ biển tươi, được được! Nhớ làm theo khẩu vị Miền Bắc đó nghe...Căn phòng chợt lặng, người Nam gai lạnh mỗi khi ánh mắt chị Thu Cúc nhìn mình.- Mấy năm nay tôi thiệt là khốn khổ vì cái gia đình này. Chị Thu Cúc lại than phiền, chẳng rõ ông bà Đức Cường xưa ăn ở ra sao mà cứ như thể trời phạt, mới có mấy năm đã lụn bại tan tác hết cả. Ông bà Đức Cường mất đi, hai người con thì như vậy. Thôi thì người chết đi đã an bài, giờ còn người sống. Nếu tôi không cứng rắn để mặc con Ngọc Lan ở với má nó mãi, rồi đến ngày nó cũng sẽ ngơ ngẩn như má nó bây giờ đấy. Mọi người thấy có nguy hại không. Nhận thức không đầy đủ, hành động nông nổi của anh Thịnh đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đến như vậy. Nghe chị Thu Cúc nói thật tàn nhẫn, Nam gay gắt bật lên thành lời.- Chị Thu Cúc ơi là chị Thu Cúc! Chị lầm lẫn mất rồi. Chính chị mới là người nhận thức không đầy đủ. Chị bắt con Ngọc Lan sang Mỹ là sai lầm nghiêm trọng. Với Thương Huyền, chị không thể tính toán bằng lợi nhuận. Thương Huyền đã phải chịu cảnh không còn nơi bám víu. Có ai mà chịu nổi mới mấy năm, bố mất, mẹ mất, anh trai mất, niềm tin còn lại duy nhất của cô ấy chính là con Ngọc Lan thì chị lại đưa nó đi sang Mỹ làm sao cô ấy chịu nổi.- Cậu nói lạ, đi Mỹ bây giờ nhiều người mơ không được. Chị Thu Cúc nói, cậu làm như tôi bắt con Ngọc Lan đi tù không bằng. Nó mà ở với má nó thì bây gìơ cũng phát điên như má nó rồi.- Chị không thể nói con Ngọc Lan ở với má nó là có lợi hay có hại. Có những chuyện bình thường với người này, nhưng lại không bình thường chút nào với người khác. Chị không hiểu Thương Huyền, không một ai hiểu Thương Huyền.- Cậu chỉ nghĩ một chiều bênh vực cho cô ấy- Chị Thu Cúc nói- Tôi còn lạ gì tính đa sầu yếu đuối tiểu tư sản của Thương Huyền. Nếu biết nghĩ, lẽ ra cô ấy phải vui vẻ mà sống cho con Ngọc Lan có chỗ dựa. Đằng này cô ấy cứ ngẩn ngơ, ngơ ngẩn. Thôi, dù sao mọi chuyện cũng đã qua. Má tôi cũng mất rồi. Anh Thịnh cũng mất rồi. Giờ có nói cũng chẳng giải quyết được chi. Duy nhất còn cô Thương Huyền bệnh tình ngơ ngẩn như thế, nhìn thấy cô ấy là tôi vừa thương lại vừa tức. Nếu nhận thức đến nơi đến chốn, tư tưởng khỏe mạnh thì đâu đến nỗi. Con Ngọc Lan và em nó ở bên Mỹ sướng như ông hoàng bà chúa. Nghe nói con Ngọc Lan lại sắp lấy chồng ở bên đó. Nhiều người mơ sang Mỹ mà không được. Rõ sướng mà không biết hưởng thụ.Ngoài cổng có tiếng còi xe tu tu.- Có xe đến rồi, mời cả nhà lên xe, chồng chị Thu cúc nói.Chị Thu Cúc đứng dậy đến bên mẹ Nam than phiền.- Các cô, các cậu ấy bây giờ chẳng quan tâm chi đến những việc lớn lao, cứ quẩn quanh ba cái chuyện tình cảm sướt mướt mệt quá. Cô thấy không, ai cũng nhận thức đầy đủ như đại tá Hoàng Kỳ Trung nhà cô thì đất nước này đã tiến xa. Cháu đang định chờ công việc thư thư cũng muốn ra Hà Nội ít ngày. Năm nào cũng dự định đi nhưng công việc chồng chất không sao đi được.Mọi người lên xe lao ra phố. Vợ chồng chị Thu Cúc dẫn đoàn khách vào nhà hàng Thủy Tiên.- Đây là nhà hàng nổi tiếng của thành phố này đấy, chị Thu cúc giới thiệu.Tiếp viên nhà hàng đôn đảo mở bia, nước ngọt mời khách, Nam nhìn Vương và mọi người mặt ai cũng buồn rượi. Tình thế xảy ra quá bất ngờ, không ai nói được nửa lời khi nghe Chị Thu Cúc nói chuyện. Lúc này Nam mới để ý tới chồng chị Thu Cúc, anh có nước da đen xạm, môi thâm sì, mặt săn sắt, miệng nhỏ, mắt luôn quan sát nhưng lại im lặng không nói gì. Chắc chắn anh là lính ở rừng bị bệnh sốt rét năm xưa, hoặc phải chịu chui rúc nằm hầm bí mật nhiều năm. Anh chỉ quen vặn hỏi người khác.- Các cậu quen cô Thương Huyền từ bao giờ? Anh ta bất ngờ hỏi Vương.- Từ hồi chiến dịch Mậu Thân 68. Vương nói.- Kể cũng tiếc cho Thương Huyền, cô ấy không giữ được mình để kẻ thù quyến rũ bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng trong chiến tranh tránh sao khỏi lỗi lầm. Một tiểu thư có học như Thương Huyền lại là con gái của nhà thương gia nổi tiếng nhất vùng này, cô ấy thuộc diện hàng độc, vừa có học lại tài sắc hơn người, đó là một trong những đối tượng được tổ chức chúng tôi ngày ấy chú ý nên mới tin tưởng giao nhiệm vụ cho cô ấy vào sở Mỹ. Tất nhiên người mai mối giới thiệu cô ấy cho tôi chính là má của Thu Cúc. Các cậu ở ngoài ấy vào trong ni chịu đói khổ ở trên rừng năm phần thì những người hoạt động ở vùng địch chúng tôi nguy hiểm mười phần. Nói để các cậu biết má Thu Cúc chính là cơ sở hoạt động cách mạng tin tưởng nhất của chúng tôi. Không phải kể công, nhưng cô Thu Cúc được nguyên vẹn như ngày nay là do tôi và má cô ấy bố trí để cô ấy lên rừng chứ không bây giờ chả biết thế nào. Chiến tranh người sống kẻ chết, người may mắn kẻ rủi ro cũng là lẽ thường tình.Chị Thu Cúc muốn ngắt lời chồng, rót đầy bia vào các cốc đứng dậy hào hứng nâng cốc mời mọi người.- Hôm nay được đón hai cô và các cậu ngoài đó vô thăm, thay mặt gia đình tôi xin nâng cốc chúc sức khỏe mọi người. Chị Thu Cúc nói, tôi thực sự rất tiếc cho cô Thương Huyền không vượt qua được thử thách khắc nghiệt của cuộc chiến tranh cách mạng vĩ đại này. Tôi nghĩ, đấy chính là cái giá phải trả cho những ai không có lập trường tư tưởng vững vàng. Nhưng dù sao đối với Thương Huyền, tôi là người hiểu rõ cô ấy hơn ai hết. Tôi đã trực tiếp đề nghị cấp trên khôi phục danh dự xét tặng huân chương cho cô ấy. Tôi nghĩ có công là có thưởng mà có tội circ;i cao cả và lãng mạn làm sao.- Mày chỉ suy diễn, Kinh thanh minh, ông chồng người Tầu của cô Mai chưa có con trai, mà cô Mai thì không còn sinh đẻ được nữa, hiểu chưa.Mẫn cười ngặt nghẽo:- Chú xem con Loan đấy, vừa trẻ lại xinh.- Được con bé Loan thì tốt rồi, chỉ sợ con bé không ưng.- Cứ cho nó nhiều tiền đứa nào chả ưng.- Thôi được, mày thăm dò nó giúp chú, giờ chú đi ăn sáng đã.Kinh về phòng, nàng Mai vẫn ngon giấc với dáng nằm gợi cảm, Kinh cúi xuống hôn nhẹ lên môi nàng. Mai tỉnh giấc dang đôi tay vít cổ Kinh đổ sập xuống thân hình mềm mại của nàng.- Thôi mà, dậy đi ăn sáng, anh đói rồi.- Ăn sáng xong anh đưa em về gặp bố thằng Thuận để em nói với ông ấy vài lời tạ tội và thắp cho thằng Thuận nén hương.Kinh và Mai bước vào nhà hàng Biển Đông của con Mẫn. Mẫn ríu rít gọi nhân viên bê ra hai bát phở và hai chai bia Hà Nội tiếp Kinh và Mai- Cô Mai hồi này trẻ đẹp hơn cả ngày xưa, Mẫn khen. Sang bên ấy cô có gặp anh Triệu chồng cháu không?- Cô không găp, đất nước bên ấy rộng lớn, với lại ngày ấy táo tác mỗi người một quê, lại lo làm ăn sinh sống tối tăm mặt mũi chẳng còn biết đến ai. Giờ sang đây thấy các cháu làm ăn khá giả cô mừng.- Chúng cháu được như ngày nay cũng nhờ công sức của chú Kinh đấy. Chúng cháu đang có dự định mở nhà hàng nữa ở bến xe mới, cô về bên này làm ăn với chúng cháu cho vui. Chú Kinh lúc nào cũng mong ngóng cô về.- Em không thể tưởng tượng bữa con Mẫn nó tiễn thằng Triệu về bên ấy nó phải chịu đau đớn tới mức nào đâu, Kinh nói, cùng một lúc mất chồng, mất luôn đứa con vừa mới sinh. Ngày ấy tưởng nó không trụ nổi. Được thằng chồng bây gìơ giỏi giang làm ăn tính toán đâu ra đấy.- Cô còn nhớ cô út nhà cháu không, Mẫn nói, tới gìơ nó vẫn chưa chịu lấy chồng. Nó bảo lấy chồng, biết đâu thằng chồng nó ở bên kia tìm về thì sao. Chúng cháu nghĩ đã mười mấy năm chắc người ta đã lấy vợ rồi, tuổi xuân con gái có thì biết chờ tới bao giờ. Gán ghép cho nó mấy đám, nó cặp kè vài bữa bảo chẳng thằng nào được như thằng chồng người Tầu của nó. Cái con bé thế mà chung tình,Mẫn kể đủ mọi chuyện với cô Mai. Kinh phải nhắc Mẫn để cho cô Mai về Thanh Xuân thăm chồng cũ, đến tối cô cháu tha hồ tâm sự.Kinh và Mai cùng đi bộ dọc con phố bờ sông về Thanh Xuân. Dòng sông vẫn lặng lẽ như xưa. Hình bóng con thuyền chuối năm nào còn chấp chới trong tâm tưởng của Kinh và nàng Mai.- Ngày ấy em bỏ đi, Kinh nói, mình anh đã không sao giữ nổi con thuyền của chúng mình. Kể cả cái thằng anh tin tưởng giao cho nó con thuyền đưa đi tránh nạn trước lúc anh bị bắt, không biết giờ này nó phiêu bạt nơi đâu. Cái thằng cũng đáng thương, đùng một cái mất cha mất mẹ bơ vơ một mình. Trước lúc bước xuống tầu ra đi mẹ nó mới dám nói với nó sự thực nó là đứa con mang dòng máu Việt. Nó phải ở lại Việt Nam một mình để đi tìm bố đẻ.Mải nói chuyện với Mai, Kinh đi qua ngõ nhà hai mẹ con người đàn bà có tên là Duyên tình cờ gặp trên chuyến tầu ngày đầu tiên Kinh ra tù. Đứa bé gái vẫn còn nhận ra Kinh, nó sung sướng reo lên gọi mẹ. Người đàn bà từ trong nhà bước ra mời Kinh và Mai vào nhà chơi.- Chị cháu ở quê mang ra nhiều khoai lắm. Bé gái nhanh nhảu khoe. Mẹ đi luộc khoai mời bác ăn khoai.- Cô bé tốt bụng của bác, Kinh nói. Cháu vẫn còn nhớ nợ bác bữa khoai luộc cơ đấy. Mới có vài năm mà trông cháu lớn và xinh ra bao nhiêu. Chú quên cả tên cháu rồi.- Cháu tên là Thuỳ, cháu ứ xinh bằng chị gái cháu. Con bé nói, chị gái cháu ở quê ra đây đi làm, may quần áo đẹp cho cháu đây này.Kinh và Mai vào nhà, chị Duyên đon đả rót nước mời khách. Căn nhà tuềnh toàng trống trơn. Có tiếng nói run rẩy từ gian trong.- Con Loan đấy à? Sao mãi tới hôm nay mới vác xác về, định bỏ ông chết đói hay sao hả?Chị Duyên vội chạy vào nói khẽ nhưng giọng đầy uất ức.- Không phải con Loan về, đây là khách của tôi đến chơi.Giọng người đàn ông lại rên lên.- Cô mà cũng có bạn đến chơi cơ à. Cô đi tìm ngay con Loan về cho tôi.Người đàn bà nén lòng cố lấy giọng bình thản.- Hai bác thông cảm, nhà em bây giờ yếu rồi, chẳng còn làm được gì, bức bách chửi vợ mắng con suốt ngày đến khổ.- Tôi vừa nghe chồng cô bảo con gái cô đi làm gì chưa về. Kinh hỏi.- Chẳng giấu gì hai bác, ông ấy mắng con Loan, nó là đứa con riêng của ông ấy. Chị Duyên nói, mẹ nó mất rồi, đang ở với ông bà nội trong quê, ông ấy bắt nó ra đây đi làm kiếm tiền cho ông ấy rượu chè cờ bạc suốt ngày.Người đàn ông giọng lè nhè từ sau tấm cót ép gian trong bước ra:- Mẹ Kiếp, cô nói xấu gì tôi hả. Thế gian này sao cứ sinh ra rặt loại đàn bà nói xấu chồng.Kinh giật mình nhận ra người đàn ông chính là Ba Sẹo chuyên vật vờ ngoài bến cá với đủ trò lừa bịp ai cũng kiềng mặt. Ba Sẹo sững sờ nhận ra Kinh ấp úng chữa ngượng:- Tưởng Ai, hoá ra anh Kinh-Kinh kính nể hà hà... Ông cũng quen vợ tôi à? Ông thấy đấy, cuộc đời thật khốn nạn, lúc khoẻ mạnh thằng này xá chi gian khổ xông pha, giờ ốm yếu ngồi đây trông chờ ăn nhờ vợ con nhục như chó. Ôi cái con bé Loan khốn kiếp đã tháng nay nó không thèm vác cái mặt về nhà. Trong ngày hôm nay mà cô không nhắn con Loan mang tiền về cho tôi là tôi đốt cái nhà này... tôi đốt.Kinh bất ngờ áp sát vào Ba Sẹo nói:-Tôi không ngờ cậu là chồng cô Duyên đây. Chính Cậu mới là thằng chồng khốn kiếp, nể cô Duyên tôi không tẩn cho cậu một trận như hồi đầu năm ở bến cá cậu còn nhớ không. Từ rầy tôi cấm cậu không được o ép vợ con. Tôi cấm! Kinh quay sang nói với vợ Ba Sẹo, tôi nghe vợ chồng cô vừa nói tới con bé Loan, có phải nó có chiếc răng khểnh xinh xinh làm ở khách sạn Biển Đông không??- Đúng là nó đấy, tôi bảo nó về quê chịu khó làm ruộng, kiếm tấm chồng yên phận nhưng bố nó cứ bắt nó ở đây tìm việc làm. Anh bảo ở đất này thì kiếm được việc gì ngoài cái nghề làm ca ve.Bé Thuỳ níu tay Kinh hỏi:- Ca ve là gì hả bác, bao giờ cháu lớn bằng chị Loan bác xin cho cháu đi làm ca ve bác nhé.- Cháu cố học cho giỏi sau này làm cô giáo chứ. Kimh quay sang nói với Ba Sẹo:- Thằng Kinh này nói nghiêm túc, cậu đừng có giở trò côn đồ ra với vợ con nữa, hãy tu tỉnh làm người tử tế, chị Duyên và con Loan nó sẽ cư xử tốt với cậu. Thôi chào chị Duyên, chào cô bé Thuỳ tốt bụng nhá.Kinh xoa đầu bé Thuỳ, nắm tay kéo Mai ra khỏi nhà chị Duyên. Kinh không ngờ người đàn bà tốt bụng như chị Duyên lại làm vợ Ba Sẹo, và con bé Loan đang làm điếm ở khách sạn Biển Đông nhà cái Mẫn lại là con gái Ba sẹo.Về gần tới nhà người chồng cũ của Mai, Kinh nói:- Mai ơi, anh đã tìm cho ông chồng người Tầu của em một cô gái tuyệt vời rồi. Phải cứu cô ta, và phải cứu lấy gia tộc nhà chồng em khỏi tuyệt tự. Được con bé Loan về làm vợ, thì ông chồng em cứ gọi là mê tít, con bé Loan vừa trẻ vừa đẹp đang ở nhà con Mẫn í.- Liệu nó có dám về bên ấy? Nàng Mai nói.- Hoàn cảnh nó khốn cùng đến thế, thà lấy thằng chồng già còn hơn là đi làm điếm.Kinh nhận ra từng bước chân Mai bối rối khi bước vào lối ngõ ngôi nhà cũ của mình năm xưa. Ngôi nhà vẫn hoang vắng tàn tạ. Người chồng cũ của nàng Mai không thấy ngồi bó chổi thanh hao như lần trước. Cánh cửa mở, Kinh bước theo Mai vào nhà. Anh chồng Mai nằm đắp chăn tới cổ, mắt lờ đờ nhìn mà như chả nhìn gì. Anh ta khẽ rên lên yếu ớt. Nàng Mai đứng sững gữa nhà. Bất chợt nàng ôm mặt khóc tấm tức chạy tới chiếc giường hạnh phúc của nàng năm xưa. Chiếc giường đã tàn tạ dẹo dọ theo năm tháng.- Em là Mai về thăm anh đây, anh có nhận ra em không?Mắt người chồng ngơ ngác. Mai đến trước ban thờ thắp nén hương và đứng mãi nhìn tấm ảnh thờ người bố chồng, nhớ lại hình bóng thằng Thụân năm xưa.- Thụân ơi, mẹ và bác Kinh về với con đây. Con tha tội cho mẹ, mẹ đâu có ngờ cuộc đời lại ra nông nỗi này. Nàng Mai chếnh choáng ngồi thụp xuống nền nhà khóc sụt sùi. Kinh đỡ nàng Mai đến ngồi cạnh người chồng đang nằm trên giường rên hừ hừ. Nàng cuống cuồng lật chăn lần tìm bàn tay gầy guộc run rẩy của chồng. Trong ánh mắt đờ đẫn dài dại của người chồng bỗng rỉ ra những ngấn nước. Chồng nàng có lẽ đã nhận ra nàng, anh ta khẽ cựa mình, Nàng Mai đỡ anh ta ngồi dậy. Anh ta vẫn bị ám ảnh bởi những câu nói cứ lặp đi lặp lại như lần trước:- Thằng Thuận nó về rồi đấy! Nó đấy...trên ban thờ đấy.- Ôi anh ơi, em là Mai, vợ anh đây. Anh không nhận ra em sao?- Người này là Mai, mẹ thằng Thuận? Ông chồng ngơ ngác.- Đúng, em là mẹ thằng Thuận đây.Nàng Mai không ngờ bố thằng Thuận lại tàn tạ đến thế. Mai còn đang xúc động bối rối bên người chồng cũ thì có đôi trai gái tung tăng bước v&agravhttp://eTruyen.com