ông Cổ mượn đường đi đánh Chiêm ThànhSau cuộc chiến tranh tự vệ năm Đinh Tỵ (1257), ta tuy tạm đuổi được giặc Mông Cổ ra khỏi bờ cõi, nhưng vẫn nơm nớp cái lo về sau, nên vấn đề phòng thủ biên cương và thao diễn quân đội đã được các nhà cầm quyền đương thời hết sức chú trọng.Tháng ba năm Nhâm Tuất (1262), vua Trần Thái Tôn ra lệnh các quân phải làm chiến khí (nay gọi chiến cụ), đóng chiến thuyền; cho thủy, lục quân tập trận ở Cửu Phù Sa sông Bạch Hạc (Toàn thư, quyển 5, tờ 27b; Cương mục, quyển 7, tờ 4b).Từ tháng tám, năm Nhâm Ngọ (1282), niên hiệu Thiệu Bảo thứ tư đời vua Trần Nhân Tôn, ta đã được tin do Biên thần đóng giữ Lạng Sơn là Lương Uất sai ruổi ngựa trạm về báo: Mông Cổ sai bọn Hữu thừa Toa Đô, Tả thừa Lưu Thâm, Tham chính A Lý lót miệng bằng việc đi đánh Chiêm Thành, đòi ta cho mượn đường và buộc ta góp quân lính, cung lương thảo (tháng mười, Nhâm Ngọ, 1282).Hội nghị Bình Than159Tháng mười, năm Nhâm Ngọ (1282), vua Trần Nhân Tôn đi bến Bình Than, họp các vương hầu và bách quan, bàn chước đánh, giữ.Cuộc hội nghị Bình Than này có mấy việc quan trọng:
- Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư là tay tướng tài, trước đó, được khen thưởng trong cuộc kháng Nguyên năm Đinh Tỵ (1257), nhưng sau vì có tội, bị bóc tước phong, bấy giờ đang làm nghề bán than ở Chí Linh (Hải Dương). Nhân cuộc hội nghị này Khánh Dư được vời đến và bàn luận, rồi được phong làm Phó đô tướng quân. Về sau, Khánh Dư đóng ở Vân Đồn160, đánh đắm được các thuyền lương của tướng Nguyên là Trương Văn Hổ, khiến giặc thiếu ăn, ta mới đại thắng Mông Cổ ở Bạch Đằng161 năm Mậu Tý (1288).
- Khi họp ở Bình Than, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản cũng dự vào số người đi hỗ tụng theo hầu vua nhưng vì hãy còn nhỏ tuổi, không được dự bàn. Quốc Toản lấy làm hổ thẹn và tức bực, trong tay đang cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Khi lui về, Quốc Toản bèn cùng các gia nô và thân thuộc hơn nghìn người, tự sắm chiến khí và chiến thuyền, kéo cờ đánh giặc.