hững tia nắng yếu ớt vàng vọt của buổi chiều ba mươi tết còn sót lại trên khoảnh sân nhà ông Ba Thành, không gian của cái xóm nhỏ bé này thật yên ắng, hàng dừa xanh biếc đứng nghiêng mình soi bóng bên con rạch chạy ngoằn ngoèo quanh làng, mọi người dân nơi đây đang tất bật lo toan cho xong những công việc của ngày giáp Tết.Ông Ba Thành đang đứng tần ngần thật lâu bên bộ lư đồng sáng loáng được chưng trên bàn thờ gia tiên, ông xăm soi từng chút một như cố tìm cho ra một sơ sót nào đó, thật chẳng bỏ công vì ông và Bé Hai đứa con Gái rượu đã hì hụt dùng trái Chanh, Khế, Tro bếp để đánh bóng cho cái bộ lư có được cái diện mạo như hôm nay, trong bụng ông lẩm mhẩm nói với bộ lư đồng:- Tết nhứt cái gì cũng phải mới hết, nên tao cho tụi mầy cũng phải có áo mới với người ta nữa chứ.Ngắm nghía hồi lâu dường như ông cũng chưa hài lòng cho lắm, bởi ông và Bé Hai phải cật lực dùng đôi tay để đánh bóng bộ lư, hai cha con mồ hôi nhuễ nhại vậy mà cái độ sáng của bộ lư nhà ông nó không bằng bộ lư của chú Sáu xị kế bên nhà, do thằng Tám Lít con của chú Sáu xị đã đem ra chợ ngoài phố quận nhờ người ta đánh bóng bằng máy mô tưa nên sáng bóng hơn nhiều, tuy nhiên bù lại ông Ba Thành rất hài lòng vì cặp dưa Hấu thật to mà ông đang chưng trên bàn thờ do ai đó có tấm lòng thơm thảo biếu cho gia đình ông, mà cách biếu cặp dưa hấu này của họ thật lạ lẫm đến tận lúc này ông chưa thể biết tác giả là ai, nó cứ làm ông thắc mắc mãi trong đầu.Chuyện là mới đêm hôm qua thôi, đêm hai muơi chín tết, Hai cha con ông Ba Thành lui cui ngoài sân để nấu nồi bánh Tét, gần nửa đêm ông lom khom gò lưng, phùng mang trợn má cố gắng lấy hơi thổi phù phù vào cái ống thổi lửa, do con bé Hai đút vào lò những cành cây quá lớn làm cho lửa trong lò tắt ngúm khói mù mịt bay sau vài lần thổi của ông, khói sà vào mặt khiến ông Ba ho sặc sụa với đôi mắt cay sè, sau nhiều lần cố gắng thổi rồi thì ngọn lửa lại bập bùng cháy, ánh sáng lập loè trong đêm làm cho không gian ấm cúm hẳn lên, ông đứng dậy bỏ cái ống thổi lửa xuống đất lấy tay che miệng ngáp một cái thật dài rồi vươn vai thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng trên vai.Nhìn quanh quất không thấy bóng dáng bé Hai, ông lên tiếng gọi:- Bé Hai đâu con? Con đổ đầy ấm nước nấu cho sôi lên, để chút nữa tía châm thêm cho nồi bánh, chứ châm nuớc lạnh là nếp sẽ bị nín liền, thì... thì cái nồi bánh này coi như bỏ đi đó nghe con.- Dạ con nghe rồi tía!Con Bé Hai xách cái ấm nước bằng nhôm to đùng, nó đi về phía hàng lu sành bên hiên nhà, hơn chục cái lu đựng đầy nước mưa, nhờ đó mà nhà ông Ba không lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hàng năm, ở cái vùng đất Tân Phú này nhà nào có dàn lu như thế, họ che đậy kỹ lưỡng như giử gìn của gia bảo vì mùa khô sông rạch nơi đây nước thường hay bị nhiễm mặn không thể dùng để ăn uống được, những người phương xa có dịp đến nơi đây họ ví những lu nước mưa nơi này như vị cứu tinh cho dân chúng, suy cho cùng câu ví trên thật không ngoa chút nàoBé Hai dở cái nắp lu gần nhất, thò tay vào định lấy cái ca nhựa múc nước, bổng đâu bàn tay nó đụng phải vật gì tròn tròn trơn láng đang nổi phập phều trong làn nước mát lạnh kia, ý nghĩ thoáng qua trong đầu làm Bé Hai sợ sệt khiến nó nổi da Gà, nó liên tưởng đến con Ma Da mà mấy đứa trong ấp hay hù dọa khi chúng nó xúm nhau tắm mát trong những buổi trưa hè dưới con rạch trước nhà. Nó còn nhớ như in, hôm ấy mấy đứa con trai hay truyền tai nhau như cố ý cho đám con gái nghe được:- Tụi bây biết không, ông Cả Bốn là cố Nội của thằng Hai Nghĩa trong ấp mình đã từng đánh nhau với lũ Ma Da ngoài ngã ba sông cái đó nghe, ổng nói Ma Da mình mẩy nó trơn lùi, thường sống dưới sông, dưới rạch, nó thường hay bắt giò những ai cả gan ngâm mình dưới nước khi mặt trời đứng bóng, vì giờ đó trở đi là giờ âm, mà giờ âm thì tụi bây biết rồi đó...Một đứa nhóc trong đám con trai có thân hình ốm nhách cũng ra vẻ sành sõi về ma quái, nó đế thêm vô:- Thằng Cẩu nó nói như vậy đúng lắm đó, từ giờ Ngọ trở đi là ma quái hoạt động dữ lắm, không phải dưới sông rạch mới có ma, ở trên cây cao bóng mát cũng có đầy ma có điều mình là người phàm mắt thịt nên hổng thấy thôi, giờ đó mà leo trèo lên cây thì bị quở liền, nhẹ thì khùng khùng nói nhảm, còn như nặng thì có khi mất mạng như không. Bé Hai nghe cái thằng Cu Ròm nói như vậy, trong bụng nó nữa tin nữa ngờ, nó bèn chống chế lại sự hù dọa kia, quay về phía thằng Cu Ròm bé Hai nói:- Mầy hay quá há, mầy gặp ma lần nào chưa mà tài lanh quá vậy? Rồi ma da nữa làm gì có, tụi bây chưa thấy tận mặt con ma thì đừng có hù dọa, nói như vậy làm cho buổi tắm hôm nay mất vui rồi . Thôi tao về trước đây.Nói là nói như vậy chứ Bé Hai cũng ngán trong bụng, nó nói thầm:- Cha... Cha... bửa nào tắm sông tắm rạch mà quá buổi trưa, lỡ dưới làn nước đầy phù sa đùn đục kia có ma Da ở dưới thiệt thì phải làm sao đây ta ??? Mấy đứa con trai nắm được yếu điểm sợ ma của Bé Hai, có đứa cố nói vọng theo khi Bé Hai bắt đầu trở gót quay về:- í... lêu lêu mắc cỡ, sắp có chồng rồi mà sợ ma... Lêu lêu đi tụi bây ơi!!! Cả đám nhóc nghe nói vậy đồng thanh cười ồ lên khiến gương mặt Bé Hai đỏ bừng như người đang say rượu.Nghe câu chọc quê mình như thế, Bé Hai quay lại khom người bẻ mấy trái bần chua trên cây đang mọc ven bờ con rạch, nó vung tay chọi thật mạnh vào cái đứa bày đầu ra chuyện trêu chọc nó, quá bất ngờ thằng nhóc kia lãnh đủ một trái Bần vô đầu miệng la chí choé khiến cả bọn sợ hãi cùng nhau nhảy ùm xuống nưóc lặn mất tăm, riêng bé Hai thì tủm tỉm cười và nói:- Cho bỏ cái tật hà hiếp người hiền lành nha! Hí hí!!!!. Vậy mà đêm ấy bé Hai đang gặp tình trạng dở khóc dở cười, cái gì đang ở trong lu nước nhà nó, lúc này nó chợt nhớ lại toàn bộ câu chuyện ma Da hôm trước, khẽ rùng mình nó la toáng lên:- Ma! tía ơi! Có ma tía ơi, cứu...cứu..con.Kêu lên được như thế Bé Hai té ngất xỉu bên cạnh cái lu, mặt mày nó trắng bệt vì quá sợ.Nghe tiếng đứa con gái thân yêu la làng thất thanh như thế , nhanh như con sóc đang chuyền cành trên các tán cây, ông Thành bỏ mặc cái nồi bánh Tét đang bốc mùi thơm lừng do sắp chín tới, ông chạy nhanh đến và bế sốc Bé Hai đem vào bộ ván gõ lên nước bóng loáng ở phía nhà trên , đặt bé Hai nằm xuống ông kêu vọng vào nhà sau:- Bà nó ơi! Lấy chai dầu song thập trong tủ thuốc rồi pha cho Bé Hai ly nước chanh nóng luôn , con nó đang mệt.Bà Ba lật đật làm theo lời dặn, săn sóc hồi lâu bé Hai dần dần hồi tỉnh lại, đợi bấy nhiêu thôi ông Ba liền gặng hỏi nguồn cơn thì bé Hai vừa run lặp cặp vừa nói với cái giọng yếu xìu:- Có ma.. Ma thiệt đó tía ơi, lúc nảy tía kêu múc nước, con đụng phải con ma Da nó trơn lùi trong lu, nó còn ở trỏng đó con sợ lắm. Nói xong Bé Hai quơ vội cái mền len đắp qua khỏi mặt như để chạy trốn con ma da quái ác kia. Nghe đứa con gái thân yêu kể lể sự tình, ông Ba Thành vội trấn an Bé Hai:- Thôi đi cô ơi, có ma cỏ gì đâu, con sao nhát khích hà, để tía ra đó xem sao .Rồi quay sang bà Ba ông nói:- Bà ở đây với con đi, để tui bắt con ma Da này luộc lên mời chú Sáu xị qua nhậu chơi. À bà nhớ mời vợ chồng Sáu Lân ở xóm trên ghé nhà mình nhậu luôn nghe bà.Ông ba Thành cố pha trò cho con bé Hai nghe nhằm giúp cho nó trấn tỉnh lại, dù gì đi nữa có ông bên cạnh thì không có việc gì phải sợ.Bước lên nhà Trên, ông lục lọi trong ngăn tủ thờ lôi ra cây đèn pile cũ kỹ, lắp pile vào ông bật thử công tắc may mà đèn vẩn còn cháy sáng, rồi ông đến bên cửa cái, lôi ra cây gỗ Dầu vuông dùng để gài của dưới miền quê, thay vì dùng các loại ổ khoá như ở thành thị.Đến bên lu nước ông Ba rọi thẳng đèn pile vào bên trong , ông thấy vật gì to tròn, đen đen, xanh xanh, ông lấy cây gỗ Dầu khều nhẹ rồi chăm chú quan sát..Thở khì một cái thật mạnh, khi ông Ba xác định con ma Da của bé Hai là hai trái dưa Hấu đang lơ lửng trong lu, ông thầm nghĩ:- Nếu không có đèn pile mà dùng tay mò vào lu nước có khi mình cũng xỉu như con nhỏ hổng chừng...Gương mặt dãn ra bao nhiêu căng thẳng ban nãy tan biến đâu mất, ông nói lớn cho hai mẹ con bên trong nghe:.- Ha..Ha.. tía chộp được hai con ma Da rồi bé Hai ơi! Kêu má bây ra đây coi cho biết với người ta, mỗi con gần chục kí lô chứ chẳng chơi, à cái vụ này ngộ lắm nha, hai trái dưa bự tổ bà chảng ai cho nhà mình vậy cà? có cho quà tết thì cứ đường đường chính chính chứ như cái kiểu này dễ bị đau tim lắm nghe.Rồi ông cố tình nói lớn thêm hình như muốn cho chủ nhân 2 con ma da còn quanh quẩn đâu đây được nghe:- Nhà ba Thành cảm ơn ai đó nha, dưa này chắc ngon lắm đây, à còn cho gì nữa gởi luôn đi chứ qua tết tui hổng có nhận đâu.. Hí hí....Như đã nói ở phần trên, mãi đến giờ này ông không thể biết được tác giả của cách biếu quà tết không đụng hàng kia là ai nhưng với bé Hai thì khác, khi biết 2 con ma Da kia là cặp dưa hấu loại to đùng kia, nó hiểu lờ mờ trong đầu và miệng lẩm nhẩm:- Chết rồi, cặp dưa này là của Ảnh chứ ai trồng khoai đất này???.Tiếng ông Ba vang lên bất chợt làm tắt ngúm cái suy nghĩ về người bạn trai của bé Hai, hai đứa quen nhau đã Lâu, Thằng Vinh người yêu của nó nhà ở bên kia sông Cái, bé Hai vẫn còn dấu kín chuyện tình cảm của hai đứa, chưa dám thổ lộ cùng song thân, nó định Tết này sẽ đưa thằng Vinh đến nhà chơi rồi hẳn thưa chuyện cùng tía má cũng chưa muộn- Con xuống bếp vô cái gạc măng grê lấy cho Tía hai cái dĩa, để tía chưng cặp dưa này cúng ông bà coi con.Chợt nhớ ra điều quan trọng ông Ba tiếp lời dặn bé Hai luôn:- Ừ quên nữa, sẳn đây con xẹt qua nhà cô Năm Trầu xin cho tía hai miếng giấy đỏ để Tía dán lên cặp dưa cho đủ bộ, chưng dưa hấu mà không dán giấy đỏ lên giống như ăn hủ tíu mà thiếu nước lèo vậy đó..Cơn gió xuân thổi nhẹ từ ngoài sân mang theo vào nhà cái mùi hương là lạ mà lại quen quen, làm ông Ba Thành giật bắn người, cắm đầu chay nhanh ra sân miệng hét to:- Chết.. Cha.. nồi bánh khét rồi bây ơi.Bởi mải chăm chú lo vụ hai trái dưa hấu nên ông quên bẳng đi cái nồi bánh tét, may mà còn cứu chửa kịp thời do ông châm thêm nước và bỏ ít hòn than ủ lại khi ông vớt bánh ra, mùi khét của bánh cũng vơi đi phần nào đáng kể.Lại nói về bé Hai, nghe tía dặn sang nhà Cô Năm Trầu xin tờ giấy đỏ về dán cặp dưa chưng tết, mặc dù trời khá khuya nhưng nó dẹp nỗi sợ hãi cố hữu của mình , nó rủ con Bảy Châu đứa con gái của chú Sáu xị cùng đi theo cho có chị có em, trên đường đi hai đứa huyên thuyên tâm sự, đến chộ đoạn có chuyện nào tâm đầu ý hợp thì hai đứa cùng cười vang phá tan màn đêm u tịch nơi miền thôn dã, khiến lũ chó trong xóm sủa lên inh õi làm náo động cả xóm làng, mãi mê nói chuyện hai đứa đến ngõ nhà cô Năm Trầu tự hồi nào chẳng hay.Đang nằm đong đưa trên chiếc vỏng, tay thì phe phẩy cái quạt mo cau, miệng nhóp nhép nhai trầu, qua ánh sáng ngọn đèn néon từ hàng ba chiếu ánh sáng ra tận ngõ, thấy bé Hai và Bảy Châu lấp ló ngoài sân, bà Năm Trầu ngồi bật dậy và cất tiếng hỏi:- Bé Hai với Bảy Châu phải không bây? chèn mẹc ơi! đêm hôm khuya khoắc đi đâu vậy bây, gặp cô Năm có gì không, vô nhà chơi đi con. Nghe bà Năm Trầu nhắc đêm hôm khuya khoắc làm cho bé Hai liên tưởng nhớ lại cũng cái đêm hôm khuya khoắc dạo nào quay trở lại trong trí nhớ của nó, cái đêm nó cùng thằng Vinh thật sự gần nhau thân thiết.Hôm ấy trên đường ra chợ Quận Châu Thành để mua sắm một số vật dụng cần thiết và nhu yếu phẩm cho gia đình, đến gần giữa trưa bé Hai Tình cờ gặp Thằng Vinh bạn học rất thân thiết từ dạo nào, mừng vui khôn xiết Vinh mời bé Hai vào quán nước ven đường, hai đứa có dịp ôn lại cái thuở cấp sách đến trường, những trò chơi thời thơ ấu, những mộng mơ nhẹ nhàng mà hai đứa dành cho nhau thuở ấy, và lần gặp lại thật tình cờ sau bao tháng ngày xa cách hai đứa nhất quyết nối lại tình xưa.Chiếc xe ngựa mang hai tấm bảng quảng cáo to tướng được gắn chắc chắn bên hông xe, người xà ích một tay cầm dây cương, tay kia cầm điếu thuốc lá đang cháy dang dở, ông điều khiễn chiếc xe ngựa để quảng cáo cho đoàn cải lương Hương Mùa Thu từ Sài gòn về xã Tân Phú giúp vui cho bà con trong mùa khô, mùa này người nông dân đã thu hoạch gặt hái xong, lúa thóc được mang về nhà chất đầy bồ, lúc thời gian này người nông dân một nắng hai sương mới được rảnh rang để thưởng thức món ăn tinh thần hiếm hoi này. Ngồi phía sau chiếc xe ngựa một người đàn ông luống tuổi khác, ông ta mặc trên người bộ pijama màu cháo lòng cũ sì, ông thả từng tờ giấy chương trình xuống đất cho đám con nít nơi phố quận cùng nhau giành giật cãi nhau chí chóe, ông còn nói vô cái ( ô bặc lưa ) tiếng loa rè rè vang lên lời giới thiệu làm cho không khí nơi phố vắng thêm phần sôi động. Lâu lắm rồi mới có cái đoàn hát về vùng xâu vùng xa này, nơi họ làm sân khấu là những mảnh ruộng khô khốc nứt nẻ, chủ đoàn hát chỉ cần tặng cho chủ ruộng vài cặp vé mời thì khỏi phải tốn ngân khoản thuê mướn, họ cho giăng màn, nối dây điện từ những căn nhà gần đó nên đoàn hát cũng được sáng đèn hàng đêm như diễn ở những nơi khác. Nghe tiếng quảng cáo ra rả của chiếc xe ngựa, họ cho biết đêm nay sẽ diễn vở MÙA THU TRÊN BẠCH MÃ SƠN, một tuồng cải lương mà Bé Hai nó đã nghe đi nghe lại hàng trăm lần trên chiếc máy cassett hiệu sony model TC 110 A mà tía tặng cho trong lần nó thi đậu vào lớp đệ thất, bé Hai nói nhỏ bên tai thằng Vinh:- Tuồng này hay lắm anh Vinh ơi, có chàng Tráng sĩ Vương Hồ Dũ rất oai phong dũng mãnh, tối nay mình đi xem được không?Không để Bé Hai phải đợi lâu, thằng Vinh đáp lời tức thì:- Ờ vậy đi, dễ gì có dịp đoàn hát danh tiếng chịu về quê mình. Anh thấy không có dịp nào thuận tiện như hôm nay, vậy thì tối nay anh chờ bé Hai chổ ngã ba vườn cam của ông Hai Mập rồi mình cùng đi há.Bé Hai dạ lí nhí trong miệng đồng thời con tim nó cũng đang rộn ràng nhịp đập, đêm ấy hai đứa sống trong cái không khí mật ngọt yêu thương, khi vãng hát hai đứa lưu luyến chia tay thằng Vinh còn hẹn hò:- Tạm biệt em nhé, tết này nhất định anh sẽ đến thăm hai bác và bé Hai nữa chứ.Đến cái ngã ba nơi hẹn nhau lúc ban chiều, vài cơn gió thoảng qua xua đi cái không khí oi bức, đợi cho đoàn người cùng xem hát trên đường trở về nhà vừa khuất sau rạng Tre, thằng Vinh nắm chặt bàn tay bé Hai và bất chợt nó đặt một nụ hôn thật nồng nàn lên đôi môi của cô Bé, quá bất ngờ bé Hai thẹn thùng nói:- Có xin phép ai chưa mà làm càn vậy ông, tui méc tía tui bây giờ.Không nao núng trước lời hăm he của bé Hai thằng Vinh đáp trả:- Xin phép lâu rồi không nhớ hả cô nương, ừ thì méc đi anh không sợ đâu.- Cha.. Gan quá há.Bé Hai giơ tay đấm thình thịch vào lưng thằng vinh, rồi cất tiếng cười, thằng Vinh quá đỗi hạnh phúc cũng cười theo thỏa thích...- Sao, cô hỏi tụi con qua nhà Năm mần chi mà bây hổng nói.Tiếng bà Năm Trầu vang lên cắt ngang tâm trạng bay bổng của Bé Hai làm cho nó quay trở về thực tại bé hai vồn vã nói:- Thưa cô Năm, hồi ban chiều có người tặng hai trái dưa bự lắm, tía nói qua cô Năm xin tờ giấy dán để chưng bàn thờ cho đẹp, cô Năm có không cho con xin.- Ới... Tưởng gì chứ giấy đỏ cô còn nhiều, để cô lấy cho, à sẵn đây cho cô biếu tía bây 2 thước pháo nè, con Tám nhà cô nó mua ở tận xóm mới Gò Vấp đó, loại này nó nổ tan xác toàn màu hồng không nghe bây, đem về chắc tía bây nó mê lắm á. Bé Hai chưa kịp cảm ơn, bà Năm Trầu nói tiếp:- Cô cho Tía bây nhánh mai vàng nữa kià, cây mai nhà cô năm nay không biết thằng Tuấn con của cô nó bón cái giống gì hổng biết mà đầy nhóc nụ trên cành, con đem về cho tía bây cúng giao thừa luôn.Bé Hai mừng rỡ đáp:- Con cám ơn cô Năm nhiều lắm nha cô Năm, cây mai nhà con năm nay chỉ lèo tèo vài nụ, con tính sáng mai qua nhà Bảy Châu xin một nhánh, giờ thì cô Năm đã cho rồi vậy thì sướng quá còn gì hơn nữa?.Chợt nhớ ra, bà năm dặn con bé Hai:- Nói tía bây mùng 2 tết cô năm qua thăm và chúc tết, nhớ chừa cô cái đùi gà mái tơ với xị rượu nha.Vừa dứt lời bà năm thò tay lấy cái ống nhổ bà phun vội miếng trầu dường như đã nhạt đối với bà, tay kia lòn vô cái giỏ lấy miếng trầu khác được têm sẳn đưa vội vào miệng nhóp nhép nhai, có người ví von cho việc ăn trầu liên tục của bà bằng câu:- Bà năm này bả ăn trầu kiểu gì mà miếng chưa hạ rọng miếng đã động quan rồi.Cũng vì cái tật ăn trầu như vậy nên cái tục danh cô Năm Trầu cũng được mọi người trong ấp đặt cho bà Năm từ đó, mà phải công nhận bà ghiền cái món trầu kia lắm rồi, có hôm đang nhai trầu mà trong giỏ đã hết thuốc xỉa, bà Năm cằn nhằn đứa con trai:- Cái thằng Tuấn này, đã dặn rồi mua cho má cây thuốc xỉa mà hẹn hoài, giờ tui phải làm sao đây?Báo hại mặc dù đang ban đêm ban hôm, do chịu không nổi cái sự cằn nhằn nhức xương, nhức óc của bà Năm, Tuấn đành phải chống xuồng qua bên kia sông đến nhà bà Bảy Cao, một người cùng hội cùng thuyền ăn trầu xỉa thuốc như bà Năm để xin chia lại một ít thuốc xỉa cho bà, khi có cục thuốc xỉa trên tay bao nhiêu giận hờn lúc ban chiều nó âm ỉ trong lòng bà Năm mãi đến lúc này nó đã tự tan biến lúc nào chẳng hay.- Rồi chưa bé Hai ơi, lo về đi con để tía bây trông tội nghiệp nó.Nghe bà Năm Trầu thúc hối, bé Hai dạ rân một tiếng thật lớn rồi nhanh tay gom góp hết những món quà của bà Năm tốt bụng trao cho, hai đứa chào từ biệt bà Năm rồi hối hả quay về nhà.Còn vài tiếng đồng hồ nữa là nàng Xuân trở về trên quê hương một mùa xuân yên bình nơi đất mẹ, ông Ba Thành bày biện chưng dọn bàn thờ ngoài sân để chuẩn bị đón giao thừa, hai trái dưa hấu nằm cạnh mấy đòn bánh tét, trà, mứt, nhang đèn hoa quả đầy đủ, nhưng cái món mà ông cố tìm cho được để cúng giao thừa là những trái Chà Là ngọt lịm nghe đâu loại này được những nhà xuất nhập cảng đem về từ các nước Trung Đông, lũ trẻ con trong cái ấp này năm nào cũng vậy chúng nó thường tụ họp đến nhà ông để được thưởng thức món ăn khoái khẩu lạ miệng này, ăn riết rồi đâm ghiền bởi vậy tết năm nào nhà ông Ba cũng rộn ràng tiếng trẻ con, hàng xóm thấy vậy có người vui miệng cho rằng:- Nhà anh ba Thành này đúng là nơi lúa thóc đến đâu bồ câu đến đó, vậy cũng vui quá đi chứ. Sang năm tui mà mần ăn khấm khá tui sẽ mua chục ký chà là dụ mấy đứa nhỏ để cạnh tranh với anh Ba mới được. - Bé Hai ơi, con đem nhành mai và dây pháo ra đây cho tía, nhớ đem luôn mấy xấp giấy cúng giao thừa cho tía nữa nha.Chưng dọn bàn thờ và bàn cúng giao thừa ngoài sân, chuẩn bị đâu đó xong xuôi, chừng như mọi việc đã đúng như ý mình, ông ngước lên nhìn bầu trời đen như mực, hít mạnh một hơi căng đầy không khí trong lành vào buồng phổi, với tâm trạng khoan khoái trong lòng, ông cất tiếng dặn con bé Hai :- Bé Hai nè con ở đây canh chừng cái bàn thờ, tía vô nhà rồi gần giao thừa tía ra đốt nhang đèn để đón giao thừa, nhớ canh cho kỹ để cái tụi nhóc nó phá phách là xui cả năm đó nhe con.- Dạ tía yên chí để con canh chừng cho, chừng nào gần giao thừa con kêu tía má nha.Miệng thì nói vậy nhưng mắt nó lại hướng ra trước ngõ nhà, trong bụng bồn chồn khi nghe tiếng thằng Vinh rao hàng vang lên nghe rỏ mồn một:- Ai mua nước tương nóng hổi k.h.ô.n.g?Vừa dọm bước vào nhà chợt nghe tiếng rao hàng lạ lẫm kia, ông Ba Thành buột miệng:- Trời...trời cha nội nào điên hết biết, chắc là mới trốn nhà thương điên Biên Hòa về hay sao đó, giao thừa tới nơi mà còn bán nước tương... Mà nước tương này do ba cái Chành, cái Hảng của cái đám ba Tầu ở chợ lớn vô chai từ hồi nào mà dám rao nước tương nóng hổi nữa chứ...Chợt thấy Bé Hai đang có thái độ nhấp nha nhấp nhỏm, ông liền hỏi:- Bộ con đang có chuyện gì hay sao mà tía thấy con lạ lắm nha.- Có gì đâu Tía, tía lo công chuyện đi để còn cúng kiếng nữa chứ. Đợi tía vừa khuất vào nhà trong, bé Hai liền cất tiếng càm ràm:- Cái ông Vinh này, đã nói rồi mùng 2 gặp nhau cũng được vậy, giờ này lọ mọ ngoài đó không khéo Tía biết được là tiêu luôn... Giờ phải làm sao đây.???Lúc buổi sáng nay bé Hai truy vấn thằng Vinh về 2 trái dưa hấu, Vinh thú thật do nó định đem vào nhà giao tận tay Bé Hai, do khi đến nhà bé Hai thì bên ngoài ngõ nó nhìn vào thấy ông Ba Thành cứ quanh quẩn mãi trước sân nhà, nó không dám vào gặp ông nên nó tạm lánh vào mấy bụi tre gai trước ngõ bên đường, trời gần chạng vạng tối tranh thủ lúc ông Ba vừa bước vào bên trong nhà, nó lật đật mang hai trái dưa đặt ở hàng ba trước hiên nhà rồi ra về, bước được vài bước trong đầu thằng Vinh sợ để cặp dưa chổ đó có khi người khác lấy mất thì công lao nó coi như đổ sông đổ biển, nó đành quay lại lấy hai trái dưa bỏ vào lu nước bên hông nhà là chắc ăn như bắp không còn sợ mất mát lôi thôi nữa. Nó không ngờ sự việc xảy ra làm bé Hai một phen thất kinh hồn vía khiến nó bối rối vô cùng, như muốn chuộc lại lỗi lầm kia thằng Vinh hẹn đêm giao thừa mang thêm ít quà tết biếu thêm gia đình bé Hai cho vui... Đến ngõ nhà Bé Hai nó cố ý cất tiếng rao hàng ngộ nghĩnh như trên nhằm cho bé Hai nhận biết, chờ mãi mà không thấy động tịnh gì thằng Vinh dựng chiếc xe đạp vào bụi tre bên đường rồi đứng đó cố ý chờ gặp người yêu dấu, người yêu dấu thì chưa được gặp nhưng thằng Vinh được gặp lũ muỗi đói tấn công nó một cách mãnh liệt khiến nó phải than thầm:- Thôi tụi bây làm ơn tha cho tao đi, tự nãy giờ tao hiến máu nhân đạo cho tụi bây nhiều lắm rồi đó. Không gian đêm trừ tịch thật vắng lặng,đang phàn nàn đám muỗi đói bỗng thằng Vinh nghe tiếng la thất thanh từ nơi xa vọng đến:- Bớ người ta trộm... Ăn trộm... Bắt nó...Rồi thì tiếng chân người vang lên dồn dập trên đường, ánh sáng đèn pile lóe sáng, thằng Vinh chột dạ nói:- Ăn trộm không coi ngày, nhè hôm nay mình đang ở đây mới chết chứ, không khéo họ cho mình là trộm cũng không chừng.Tiếng một ai đó nói vang gần bên tai thằng Vinh:- Tui mới thấy nó xẹt vô đây nè, cô Tám rọi đèn qua hướng này đó đi, tui chắc mẽm thằng ăn trộm nó lủi vô hàng tre gai bên đó chứ không trốn ở đâu hết.Một người trong đám đông hỏi thăm khổ chủ:- Chị Ba ơi, tụi nó lấy cái gì của nhà chị vậy, tết nhứt tới nơi mà mần ăn cái kiểu bất nhân như vầy thì suốt đời tụi nó cũng không khá nổi đâu.Nghe giọng nguyền rủa tên trộm hơi ác ý, bà Ba liền cất tiếng phân bua với đám đông đang vây quanh:- Tui mới dọn cái bàn thiêng, vừa đặt mâm ngũ quả mới quay lưng vô nhà thì đứa nào nó " thỉnh " mất, cái điệu này năm nay chắc nhà tui xui cả năm luôn quá.Ánh đèn pile loé sáng rọi ngay vào nơi thằng Vinh đang đứng, lấy tay che mắt cho đỡ chói, nó chưa kịp lên tiếng giải thích sự hiện diện của mình nơi đây, thì ông Chín Sa Bô Chê người nhân dân tự vệ tham gia vào cuộc truy đuổi tên trộm đã chỉa mũi khẩu súng Carbine vào thằng Vinh và lớn giọng: -Giơ tay lên đầu cho tao thằng kia, mầy gan quá há mậy, tết nhứt mà mầy không tha cho người ta nữa.Lúc này nhiều người quanh đó nói chen vào:- Đánh cho thằng quỷ này một trận cho nó chừa đi, xong rồi giải nó lên bót nhốt nó qua tết tính sau.- Đánh đi.. Đánh đi.Ông Chín Sa bô Chê giơ tay ra ngăn cản và khuyên bà con trong ấp đừng manh động có khi lại xảy ra án mạng.Thừa dịp này thằng Vinh vội lên tiếng phân bua:- Chú ơi nhà con ở bên kia sông, tình cờ đi ngang đây chứ con có trộm cắp gì của ai đâu.Một giọng nói lè nhè nồng nặc mùi rượu góp tiếng vào:- Đi ăn trộm còn bày đặt xạo ke nữa hả mậy, bên kia sông qua đây chi giờ này, cái giỏ trên xe đạp là đồ mầy ăn cắp ở đâu khai thiệt đi, nếu nói thiệt thì tao xin anh Chín tha cho mầy về nhà ăn tết, còn như cố tình xạo là chết nghe con.- Dạ con là con của ông Tám Hoánh ở xóm bên kia sông, con quen với bé Hai nhà Bác Ba Thành, con định mang quà tết biếu Nhà bác Ba, không ngờ gặp chuyện không may như đêm nay.Nãy giờ nghe lùm xùm vụ trộm, ông ba Thành cũng cầm gậy gộc chạy ra tiếp ứng với bà con, sau khi nghe đầu đuôi câu chuyện của thằng Vinh ông Ba bèn lên tiếng nói đỡ cho nó:- Đúng rồi anh Chín ơi, thằng này bạn con Bé Hai nhà tui, nãy giờ tối tăm quá tui nhìn hổng ra, thôi anh tha cho nó nha.Nói được bao nhiêu đó ông Ba Thành quay sang thằng Vinh làm bộ trách móc:- Bác đã dặn con rồi, quà cáp cho bao nhiêu đó được rồi, bây bày đặt đem qua chi nữa đường sá tối tăm, may là gặp bác nếu không là bây mệt với bà con rồi còn gì.Biết rõ tên trộm đêm trừ tịch không phải là thằng Vinh, bà con ai nấy tự giải tán, riêng ông Chín Sa Bô chê còn nấn ná:- Cái thằng này mày làm tụi tao hố một cái quá mạng luôn vậy đó, may là tao can ngăn bà con kịp thời, chứ không thì giờ này mầy bị dần mềm như chuối đó nghe con. Thôi theo anh Ba vô nhà đi.Bé Hai nãy giờ trong sân nhà nó lóng ngóng nghe tin tức bên ngoài, trong lòng nó như có lửa thiêu đốt, giờ thấy thằng Vinh dắt xe lững thững theo tía vô nhà nó liền nở một nụ cười tủm tỉm và nói một mình:- Một kết thúc có hậu. May mà... Nếu không thì không biết chuyện gì xảy ra.. Vừa vào đến nhà cũng là lúc tiếng pháo giao thừa vang lên khắp xóm làng, ông Ba lật đật thắp nhang khấn vái, bé Hai và thằng Vinh tự tay đốt dây pháo của Bà Năm trầu biếu đêm qua, tiếng pháo nhà bé Hai dường như nổ dòn hơn mọi năm, tâm trạng cả nhà ông Ba Thành hân hoan đón mừng chúa xuân đang quay về trên đất mẹ.Sau một lúc hỏi han về gia cảnh và tình cảm của hai đứa, ông ba Thành đồng ý cho thằng Vinh nhờ mai mối và song thân nó được kết tình sui gia, khỏi phải nói tâm trạng bé Hai và thằng Vinh vui mừng biết dường nào.Qua đến gần Tết năm sau kể từ khi thiếu chút nữa thằnh Vinh bị ăn đòn oan mạng do tên trộm đêm trừ tịch mang đến cho nó, giờ đây trong ngày cưới của hai đứa với vẻ mặt hân hoan rạng rỡ đan tay trong tay đi cùng vợ chồng ông Ba Thành chào mừng quan khách ở các dãy bàn, cái bàn đầu tiên hai vợ chồng thằng Vinh diện kiến gồm những nhân vật chánh trong câu chuyện bắt trộm đêm giao thừa năm ngoái, ông chín Sa bô Chê đón ly rượu đế từ tay ông Ba thành, tay kia ông trao một xấp phong bì mừng cưới của bà con trong bàn cử ông làm đại diện mừng cho hai trẻ, ông nói thật to:- Bà con ơi, mình dzô trăm phần trăm mừng cho hai cháu nha. 1...2...3 dzô.. K..h...à..Dốc cạn trăm phần trăm ly ba xi đế nếp mới do chính nhà ông ba Thành nấu để đãi khách, ông Chín Sa Bô Chê khà lên một tiếng cho vơi bớt cái cay nồng của ly rượu ông nói tiếp:- (Dợ) chồng bây ráng mần ăn nha, nay bây nên vợ nên chồng là cũng nhờ chị Ba mất trộm ngồi bên đây nè, bả bị mất cái mâm ngũ quả nhưng hai đứa con cũng nhờ cái thằng ăn trộm năm đó, phải chi biết là đứa nào là tác giả có khi (dợ) chồng bây phải đem rượu thịt để cám ơn nó cũng không chừng, tui nói dzậy phải hông bà con.Ông Chín vừa dứt lời bà con trong buổi tiệc cưới cười rần lên và vỗ tay không ngớt, lúc này thì ngoài ngõ ai đó đốt thêm hai dây pháo, tiếng pháo hòa vào tiếng vỗ tay khiến cho vang vọng cả một góc trời quê hương.Tía vợ thằng Vinh thấy không khí vui quá bèn nói nhỏ vào tai hai vợ chồng nó:- Như vầy là năm nay hết đi bán nước tương nóng hổi rồi nghe con, và bé Hai hết gặp 2 con ma da thiệt bự nữa rồi phải không bây.Cả ba cha con cùng phá lên cười sau câu nói của ông Ba Thành làm cho các bàn tiệc chung quanh không biết mô tê cũng cười hùn theo khiến cho " Tên Trộm đêm trừ Tịch " quá đổi hạnh phúc, bất giác hai giọt lệ lăn dài trên gương mặt của thằng Vinh, rồi nó đặt một nụ hôn thật nồng nàn trên môi con bé Hai, ngoài trời nắng gió vẫn reo vui cùng những áng mây lững lờ trôi, xa xa nơi cuối trời thấp thoáng hai cánh chim nhỏ bé đang cùng nhau bay về tổ ấm trước khi màn đêm buông xuống trên quê hương yêu dấu ngàn đời. Viết xong ngày 10/11/2011Hai Hùng SG