THẾ UYÊN dịch và chú giải
Nhập đề
Nguyên tác La propagande politique của J.M. DOMENACH

Presses Universitaire de France xuất bản 1969

    
uyên truyền chính trị là một trong các hiện tượng trội bật của tiền bán thế kỷ 20. Không có nó, các vụ đảo lộn lớn lao của thời đại chúng ta như cuộc cách mạng Cộng sản và chủ nghĩa phát-xít, đều khó mà quan niệm được. Một phần lớn nhờ ở tuyên truyền, Lénine đã thiết lập được chế độ bôn-sê-vích và chính nhờ nó Hitler đã đạt được các chiến thắng kể từ khi lấy chính quyền đến vụ xâm lăng năm 1940. Trước khi là chính khách, là kẻ chỉ đạo chiến tranh, cả hai người trên đã ghi dấu vết sâu đậm vào lịch sử gần đây của chúng ta, dĩ nhiên bằng những cách thức khác nhau, đều là những thiên tài về tuyên truyền, vả cả hai đều xác nhận công khai ưu thế của thứ võ khí tối tân này: “Điều chính yếu”, Lenine nói, “là sách động và tuyên truyền, trong tất cả mọi tầng lớp nhân dân” và Hitler nói “Tuyên truyền đã cho phép chúng tôi duy trì quyền bính, tuyên truyền có thể cho phép chúng tôi chinh phục thế giới”.
Trong cuốn Quyền bính và dư luận (Le Pouvoir et Le Opinion) Alfred Sauvy ghi nhận rằng không một quốc gia hiện đại có hình thức phát-xít nào lại bị sập đổ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài tới, và ông thấy đó là bằng cớ chứng tỏ sức mạnh của tuyên truyền chính trị. Đó chỉ là hậu quả của cảnh sát công an, mọi người sẽ nói vậy. Nhưng tuyên truyền đã đi trước cảnh sát hay quân đội và chuẩn bị chiến trường cho hai lực lượng này. Cảnh sát Đức không có thể hữu ích nhiều ngoài các biên thùy của Đức quốc; việc sát nhập không chiến đấu Áo và Tiệp, sự sụp đổ của các cơ cấu quân sự và chính trị của nước Pháp, trước hết đều là chiến thắng của tuyên truyền. Trong hệ thống quyền bính của chủ nghĩa độc tài hiện đại, tuyên truyền chính trị chiếm hàng đầu một cách không thể chối cãi được, trước cả công an cảnh sát.
Suốt Đệ nhị Thế chiến, tuyên truyền bao giờ cũng đi cùng và nhiều khi còn đi trước các đạo quân. Các lữ đoàn quốc tế quân Tây Ban Nha [1] đã có các chính ủy, La Wehzmacht [2] tại Nga sô có các “đại đội tuyên truyền”, Kháng chiến Pháp [3] sẽ chẳng bao giờ hy sinh hàng ngàn người trong những kẻ ưu tú nhất để in và phổ biến các truyền đơn có một nội dung thường rất đơn giản nếu Kháng chiến không lờ mờ hiểu rằng nỗ lực này có tính cách sống còn. Rồi đình chiến tới, nhưng tuyên truyền không ngừng nỗ lực. Nó làm Trung Hoa biến thành Cộng sản còn hơn cả những sư đoàn của Mao Trạch Đông nữa. Phát thanh, báo chí, phim ảnh, sách nhỏ, diễn văn, bích chương làm đối chọi các ý tưởng, trao đổi các sự kiệnvà tranh giành con người. Thật ý nghĩa biết bao cho thời đại chúng ta câu chuyện các tù binh Nhật từ Nga sô trở về năm 1949: họ đã bị lôi cuốn theo chủ nghĩa Cộng sản trong thời gian ở các trại “chính huấn”, và những kẻ nhiệt thành của chủ nghĩa khác kia [4] đã đứng đợi các tù binh ấy ở cầu tàu, kinh thánh cầm tay để sẵn sàng bắt họ theo một cuộc “tái giáo dục dân chủ”.
Hiển nhiên kể từ khi có đấu tranh chính trị, nghĩa là từ nguyên thủy của thế gian, tuyên truyền vẫn đã có và giữ vai trò của nó. Démosthène đã chống lại Philippe [5], Cicéron chống lại Catilina [6] đều bằng một thứ chiến dịch tuyên truyền. Ý thức rất rõ những phương thức làm mọi người yêu mến các lãnh tụ và thần thánh hóa các vĩ nhân, Napoléon đã hiểu thấu đáo rằng mỗi chính quyền trước hết phải lo đạt cho được sự chấp nhận của dư luận quần chúng: “Công chính, làm điều thiện chưa đủ, còn cần phải thuyết phục được những kẻ bị cai trị rằng mình công chính và làm điều thiện nữa. Quyền lực được xây dựng trên dư luận. Chính quyền là cái chi? Chẳng là gì hết nếu không có dư luận”.
Từ xưa tới nay, các chính trị gia, các chính khách và các nhà độc tài đã tìm cách gia tăng lòng quyến luyến của mọi người đối với cá nhân mình và chế độ của mình. Nhưng giữa những lời hô hàotại các công trường cổ Hy Lạp và các hô hào ở Nuremberg [7], giữa các bích họa cổ động bầu cử ở Pompéi [8] và các chiến dịch tuyên truyền hiện đại, chẳng hề có một mức độ chung. Một mẫu cắt chứng tỏ ở ngay gần chúng ta đây thôi. Ngay cả truyền thuyết Napoléon, mạnh đến nỗi bốn mươi năm sau còn đưa được lên chính quyền một Napoléon [9] khác, cũng không thể so sánh với huyền thoại bao phủ các lãnh tụ hiện đại. Tuyên truyền của tướng Boulanger [10] còn có tính cách cổ thời: ngựa đen, bài ca ngắn, hình ảnh quảng cáothương mại. Ba mươi năm sau, các đợttuyên truyền khủng khiếp sẽ có các phương tiện chuyên chở là đài phát thanh, nhiếp ảnh, chiếu bóng, báo chí in hàng loạt ấn bản, bích chương vĩ đại cùng tất cả các phương thức mới mẻ về truyền hình. Toàn thể các phương tiện đã được dùng mọi thời bởi các chính trị gia để đạt chiến thắng cho lý tưởng mình, các phương tiện liên quan tới tài hùng biện, thi ca, âm nhạc, điêu khắc cùng tất cả những hình thái cổ điển của nghệ thuật ấy, đã được kế tục bằng một kỹ thuật mới, sử dụng các phương tiện khoa học đã mang lại để thuyết phục và hướng dẫn quần chúng hình thành vào thời này - một kỹ thuật toàn diện, mạch lạc và có thể hệ thống hóa đến một điểm nào đó. Danh từ được dùng để chỉ nó cũng có đồng thời với hiện tượng: Propaganda là một trong những từ ngữ thiên hạ đã rút đại từ văn thức La Tinh của Giáo hội đã dùng trong thời kỳ chống cải cách tôn giáo (de propaganda fide), văn thức đã gần như giành riêng cho ngữ vựng tăng lữ (Collége de la propagande) mãi cho tới khi nó đột nhập ngôn ngữ thông dụng vào cuối thế kỷ 18. Nhưng danh từ này cỏn giữ âm hưởng tôn giáo, một âm hưởng chỉ mất đi vĩnh viễn vào thế kỷ 20. Các định nghĩa bây giờ ta có thể mang lại cho danh từ này thật khác xa ý nghĩa kinh điển nguyên thủy của nó: “Tuyên truyền là một nỗ lực nhằm ảnh hưởng tới dư luận và cách xử sự của xã hội bằng một cách như thế nào để mọi người chấp nhận một ý kiến và một cách xử sự đã định trước” (Bartlett, Political Propaganda).
Hoặc là: “Tuyên truyền là ngôn ngữ dành cho quần chúng, nó sử dụng các lời nói hay các biểu tượng khác nhau do vô tuyến truyền thanh, báo chí và phim ảnh chuyên chở. Mục đích của nhà tuyên truyền là ảnh hưởng tới thái độ của các quần chúng về các điểm đã được tuyên truyền nhắm tới, các điểm được coi là các đối tượng của dư luận” (Propaganda, communication and public opinion, Princeton).
Tuyên truyền gần với quảng cáo ở chỗ nó tìm cách tạo ra hay biến đổi hoặc xác định các dư luận, và nó sử dụng một phần các phương tiện mượn của quảng cáo. Tuyên truyền khác quảng cáo ở điểm nó nhằm mục tiêu chính trị chứ không phải thương mại: các nhu cầu hay ý thích do quảng cáo gây ra cốt nhằm cho mặt hàng sản xuất riêng biệt nào đó, trong khi tuyên truyền đề nghị hay cưỡng ép người ta phải nhận các tin tưởng và các phản ứng thường làm thay đổi cách xử sự, tâm tình và ngay cả đến các tin tưởng về tôn giáo hay triết học nữa. Như vậy tuyên truyền ảnh hưởng đến thái độ căn bản của con người, và điểm này, nó gần với giáo dục, nhưng các kỹ thuật nó thường sử dụng và nhất cái ý định thuyết phục và chiếm ngự không xây dựng của nó làm tuyên truyền là phản đề của giáo dục.
Tuy thế, tuyên truyền không phải là một khoa học để ta có thể cô đọng nó lại thành các công thức. Trước hết, nó điều động các chuyển vận sinh lý, tâm lý và vô thức quá phức tạp và một số còn chưa được biết rõ. Kế đó, các nguyên lý của nó nằm cả ở khoa học lẫn thẩm mỹ học: các lời khuyến cáo rút từ kinh nghiệm, các chỉ dẫn đại cương sau đó còn cần phát kiến thêm. Và nếu thiếu các ý tưởng, hoặc là tài năng, hoặc là quần chúng, thì chỉ còn là văn chương hơn là tuyên truyền. Khoa hướng dẫn tâm hồn tập thể (La psychagogie) mượn khá nhiều ở các khoa học hiện đại, nhưng nó có thể trở thành một khoa học được chăng? Chúng ta sẽ có lúc tự hỏi ta như thế. Như vậy, nỗ lực chúng tôi chẳng phải là sắp xếp thành luật tắc khoa này, dù ngay trong tình trạng hiện nay. Chúng tôi tin và hy vọng rằng nó sẽ không mãi mãi bị ràng buộc vào các quy tắc chúng ta sẽ biết sau đây.
Chú thích:
[1] Dân Tây Ban Nha lật đổ vua Alphonse 13 và thành lập chế độ Cộng hòa có tính cách thế quyền và chống lại giáo hội Ki-tô giáo địa phương. Tướng Franco, tôn quân và bảo thủ, nổi lên chống lại chế độ Cộng hòa gây ra cuộc nội chiến kéo dài hơn hai năm (1938-1939). Franco thắng và trở thành Quốc trưởng Tây Ban Nha, liên kết với giáo hội địa phương cai trị dân một cách độc tài cho tới hiện nay. Lữ đoàn quốc tế quân là các đơn vị bao gồm các chí nguyện quân đủ quốc tịch tới giúp phe Cộng hòa trong cuộc nội chiến kể trên.
[2] Wechzmacht: tên gọi toàn thể quân lực Đức từ 1935 tới 1945.
[3] Kháng chiến Pháp dưới sự lãnh đạo của De Gaulle chống lại quân Đức pháp đối trên trong những thời kỳ khó khăn mà các chính quyền cho rằng sử dụng thông tin như một trong các vũ khí chiến tranh là một trong những bổn phận ái quốc. Kể từ đó, kiếm duyệt thầm kín hay công khai, đã tiếp tục ngự trị thường xuyên trên một phần lớn thế giới. Còn về tin tức giả trá thì đã được quốc xã sử dụng không một ngần ngại nào như một phương tiện để thuyết phục hay khiêu khích. Những tin tức giả trá hoành hành khó đều đặn trong báo chỉ các nước dân chủ thường ưa có giọng điệu điều kiện cách hơn là giọng khẳng định. Các báo chí buổi chiều mỗi ngày mỗi mang lại một số lượng đặc biệt loại tin này nhiều hơn trước. (Chúng tôi chỉ đưa ra một thí dụ loại tin tức giả trá này đăng tải năm 1949 trong một nhật báo nổi danh là tin tức đứng đắn. Nhan đề là khẳng định: Bắt cóc trẻ em tại Berlin nhưng bản tin lại ở điều kiện cách như sau: “Một số trẻ em đã bị người Nga bắt đi ở Berlin, nếu tin theo...” Tin tức này tham chiếu ở một tin khác đăng tải trong một nhật báo Đức và sau đỏ không được xác định lại là đúng thật. Tuy vậy nhan đề không ở điều cách ấy đã ghi vào tâm tri độc giả một kỷ niệm về một sự kiện ghê tởm đặc biệt).
Chống lại tin tức giả trá, việc đính chính thường thường không có sức mạnh, bởi vì rất khó đính chính mà “không có vẻ” tự bào chữa “như một bị cáo”, và tin giả càng thô sơ lại càng có hiệu quả và càng khó đính chính bởi vì quần chúng tự nhiên có lý luận sau: “Họ chẳng dám khẳng định một điều như thế nếu họ không biết chắc chắn”. Hitler biết rằng mức độ dễ tin ở một lời quái dị lố lăng: “Lời dối trả bậy bạ nhất bao giờ cũng để lại dấu vết dù rằng nó đã bị triệt tiêu chăng nữa. Đó là một sự thực đã biết rõ cho những ai đã trở thành bậc thầy trong nghệ thuật nói dối và còn đang tiếp tục hoàn thiện nghệ thuật này”.
Một nền tuyên truyền, cắt xén, bịa đặt và giả tạo các sự kiện, có thể thay thế cho thực tại đến điểm nào? Đó là một câu hỏi mà Quốc xã dã mang lại lời giâi pháp đầu tiên: có thể làm cho cả một dân tộc sống trong một vũ trụ huyền thoại chế tạo sẵn hoàn toàn, trong một thế giới không còn tương quan với thế giới cắt đứt dứt khoát một lần với các chuẩn của sự thật. Tuyên truyền Hitler, khi thì bịa đặt ra các sự kiện, khi thế giới đoán sự kiện theo ý riêng, đã thành công trong việc theo đuổi tiến diễn của chiến tranh đến tận những kiên cố bất lợi nhất. Lấy thí dụ là chỗ đặc rẽ biệt bi thảm nhất cho nước Đức trong cuộc chiến tranh ấy là Stalingrad: Trong giai đoạn đầu, tuyên truyền Hitler ca tụng cuộc tiến quân vinh quang, Hitler tuyên bố sẽ chiếm Stalingrad khi nào muốn. Khi các đạo quân Đức bị bao váy, Hitler tuyên bố Stalingrad sẽ được bảo vệ tới cùng và số phận thành phố này ràng buộc với số phận nước Đức. Khi sau cùng cả đạo quân Đức đã bị tiêu diệt, không còn vấn đề bảo vệ hay chính phục nữa, tuyên truyền biến sự hy sinh vô ích của ba trăm ngàn người thành một thiên anh hùng huyền thoại.
Tuy vậy việc sử dụng kiểm duyệt và giả trá tin tức sau cùng sẽ quay lại chống ngay chính tuyên truyền. Khi một nền tuyên truyền độc quyền các tin tức để điều động sử dụng theo ý muốn hầu như có phản ứng xảy ra ngay lập tức. Thiên hạ sẽ đi tìm những nguồn tin khác không bị vẩn đục, hay ít ra cũng cho phép nghe một tiếng chuông khác. Dưới cái vỏ bọc ngoài chính thức của thông tin có hướng dẫn, ta thấy hình thành một hệ thõng tin tức bí mật trong đó các tin tức được “truyền khẩu”. “Có một nhu cầu bảo cho kẻ khác biết những gì ta đã được nghe nói: nhu cầu và vai trò xã hội là hiển nhiên trong một xã hội tin tức chỉ có cách truyền khẩu là phương tiện truyền tin chính yếu” (E và F. Zerner. Tin đồn và dư luận quần chúng, Cahiers internationnau de socialogie vol. V). Hình như mới đây tại các dân tộc bị cắt dứt với các kỹ thuật phổ biến lan truyền hiện đại, như tại Laponie, tại Guyane, các tin tức đã được truyền đi “không phân biệt và với một chính xác lớn” (sách đã dẫn). Nhưng việc sử dụng các phương tiện phổ biến lan truyền lớn lao đã làm hao mòn cái khả năng sơ khai cùng hệ thống truyền tin bằng miệng đó, một hệ thống xưa kia đã hoạt động với một chính xác tương đối bằng một thứ tự kiểm soát tự nhiên. Các tin tức được truyền đi ngoài hệ thống chính quyền thường là đối lập với các tin tức chính xác: chúng thường được ghi dấu bởi một hệ số tình câm đam mê, ngoài ra chúng còn được vô tình hay hữu ý phóng đại thêm để có thể chống lại chính quyền dù thế nào cũng sử dụng được báo chí và phát thanh, và cũng còn để dễ gây tin cậy hơn. Do đó các tin tức truyền miệng trong các xã hội tân tiến thường thường là không đúng: “các tin đồn” hay các “tin vịt” càng khuyếch đại nếu hệ thống tin tức chính thức càng tỏ ra không chịu biết đến.
Khi vì một lạm dụng tuyên truyền, uy tín của tin tức chính quyền yếu di, việc lan truyền các tin đồn tăng lên và do đó tạo ra một cách tự nhiên một nền thông tin bí mật cung cấp các tin tức theo chiều hướng ngược lại nhưng (dù rằng thương là không cố ý) cũng bị bóp méo và dối trá như các tin tứccủa tuyên truyền chính thức vậy. Như vậy việc quá độ trong sự nắm giữ thông tin tạo ra một phản lực ngược lại, dù ít sức mạnh hơn, cũng làm cản trở khá nhiều tuyên truyền chính thức và đôi khi còn làm hỏng tuyên truyền này. Chính Quốc xã cũng nhận thấy nỗi nguy hiểm này: dân Đức càng ngày càng thích nghe các đài phát thanh ngoại quốc, và có lúc sự nghe này còn gần như trở thành chính thức qua trung gian các bản tin trên nguyên tắc dành cho các viên chức cao cấp chưng sau đó đã được truyền đi trong khắp các văn phòng của các bộ. Trong Nhật ký, Goebbels đã nhiều phen nổi giận vì sự sinh sôi nảy nở của các tin tức phao đồn cùng các “bản tin mật”. Sau cùng Goebbels buồn bã đạt tới nhận định sau: “Trong các thơi kỳ xáo trộn, ta phải luôn luôn giài quyết sự khát tin, bằng một cách này hay một cách khác”.
Goebbels cho thu thập một cách có phương pháp tất cả “các tin đồn” đang lưu hành rồi cho tổ chức một cuộc phản tuyên truyền để hóa giải chúng đi, hoặc bằng cách truyền miệng, hoặc bằng báo chí, phát thanh, điện ảnh. hay kêu gọi tới các nhân chứng ngoại quốc, thường là các ký giả dễ dãi. Và tương tự như trường hợp các lời tiên tri, tiên đoán, tử vi sinh sòi nảy nở, Goebbels không ngần ngại cho Nostradamus [5] một cách cắt nghĩa chính thức thuận lại cho các dự định của Reich. Một thí dụ đặc biệt đáng chú ý về kỳ tài này của Goebbels là thí dụ sau: vào cuối hè 1943 tiếng đồn của quần chúng là tin xử tử một số lớn các nhân vật cao cấp của chế độ. Goebbels thổi phồng tin đồn đó lên bằng cách cho các toán chuyên viên tiêu lệnh và loan tin đồn chính Himmler [6] cũng vừa bị bắt và xét xử và tin này gây ra một xúc động lớn. Rồi vào lúc đã chọn sẵn, cho Himmler xuất hiện khắp mọi nơi, sự kiện này làm tiêu hủy toàn thể các tin đồn đại liên quan tới vấn đề bắt bớ xử tử. Đó là cách phả tan một tin đồn sai lầm bằng một tin đồn sai lầm hơn nữa nhưng chúng ta có thể chứng tỏ được sự sai lầm ấy sau đó.
Tất cả các quốc gia chiếm đóng và chịu tuyên truyền chuyên chế của Reich đều đã biết tới sự cần nghe các đài phát thanh ngoại quốc, “các tin tức mật” cùng sự phát sinh đầy rẫy các tin đồn thường thường là quái dị, các cảu truyện kể lại đã được mỹ hóa, các lời tiên tri tiên đoản cùng tử vi đẩu số.
Cái phản ứng tự nhiên chống lại sự thái quá của một nền thông tin có hướng dẫn ấy chẳng qua chỉ là một trong những khía cạnh của sự mất tín nhiệm xảy tới cho tuyên truyền theo mức độ sức mạuh của chính tuyên truyền ấy. Ngay từ trong chiến tranh 1914-18, các binh sĩ tiền tuyến đã chế riễu bản tin của Quân lực. “Các tin vịt” cùng “tin nhồi sọ” thường bị phán đoán nghiêm khắc: ngôn ngữ quần chúng rất ích lợi để chỉ dẫn cho ta trong địa hạt này: nó đã phát minh ra hai từ ngữ thuộc loại hay được dùng nhất trong những năm gần đây là “baratin” và “bla-bla-bla” diễn tà rất hay một nỗi ghê tởm chán ghét sâu xa các bài diễn văn tuyên truyền. Nỗi chán ghét này không phải là chỉ của những kẻ lãnh đạm thờ ơ mà thôi hình như là, ít ra là nước Pháp, mà còn là ở một môi trường càng thành thực tin tưởng ở lý tưởng bao nhiêu lại càng ghê sợ tuyên truyền thái quá hay khoa trương về chính nghĩa của mình bấy nhiêu. Ngay chính chúng ta cũng có thể nhận thấy trong các bưng biền, các tờ báo kháng chiến và các buổi phát thanh tiếng Pháp của đài B.B.C. được các cảm tình viên của Kháng chiến trong các thành phố, chú trọng tới nhiều hơn. Nhận định này đã đưa một sĩ quan tới việc phổ biến đều đặn trong các bưng biền Vercors một bản tin quay ronéo trong đó chỉ mang lại rất khách quan một cái nhìn tổng hợp về tình hình lấy từ các tin tức thu thập ở tất cả các đài phát thanh ngoại quốc. Tất cả ý định tuyên truyền đều vắng bóng trong những bài tổng kết soạn thảo trên một giọng điềm tĩnh trong sáng của một bản giải thích, và nếu hy vọng chiến thắng vẫn luôn luôn được khẳng định thì mặc dù thế, các điểm đen bất lợi cho tinh thần vẫn bị che dấu đi. Tác động của bản tin trên đối với “tinh thần” các chiến binh bí mật đã lớn lao hơn rất nhiều tác động của các tờ báo nhỏ do Kháng chiến ấn hành hay đo Đồng Minh thả dù xuống.
Thái độ trên phù hợp với một tình tự sâu xa; một phần lớn dân chúng Âu châu đã no mứa vì tuyên truyền Quốc xã, đã đi đến mức độ ghét chung, lẫn lộn tất cả “các tuyên truyền”. Sự giả trá và ngạo mạn của tuyên truyền Hitler đã tới mức độ mà điều hay nhất trong các phần tuyên truyền chính trị là chỉ giới hạn trong việc trình bày các sự kiện thật giản dị và thẳng thắn. Nhờ sự trợ giúp của tính ưa chuộng thể thao của dân Anh, Churchill đã hiểu điều trên ngay lập tức, điều này đã tỏ ra ông là một chính khách có thièn tài. Đáng lẽ mang các bản tin chiến thắng tưởng tượng ra chống lại sự quá độ của Hitler, Churchill bao giờ cũng trình bày trước hạ viện một tình trạng hoàn khách quan về tình hình không hề giấu diếm các chưởng nặng nề các thành phố Anh đã phải chịu cũng như đã chẳng che dấu các thất trận đầu tiên của quân lực Anh bị đẩy lui tại Ai Cập. Đáng lẽ nói tới “chiến tranh tươi vui” Churchill lại hứa với dân Anh là sẽ phải “đổ mồ hồi, máu và nước mắt”. Nhưng sự thẳng thắn này lại có lợi hơn những lời hoang tàng khoác lác. Một người không giấu diếm những nhược điểm của chính nghĩa mình, một người khi cần thiết biết nhận những nhầm lẫn của mình cũng hứa sẽ mang lại biện pháp sửa chữa - Lenine biết điều này và thường dùng luôn - sẽ làm mọi người tin tưởng hơn là kẻ khoác lác cứ nhắc đi nhắc lại hoài không chán các thành tích của mình. Dù các thành công của tuyên truyền kiểu huyền thoại của Đệ Tam Reich có lớn tới đâu, chúng ta cũng không quên rằng một vài lời giản dị và nghiêm trọng, một giọng khách quan, sự ngay thẳng tuyệt đối, còn có lọi hơn tất cả những lời khoác lác cứu vãn tự do trong những ngày đen tối của mùa thu 1940.
Thời đại chúng ta, thời đại đã biết tới các thành công chớp nhoáng của một nền tuyên truyền xảy dựng trên dối trá và lừa bịp, cũng đã đồng thời biểu lộ các dấu hiệu vô nghiệm sâu xa của tuyên truyền ấy. Các bài diễn văn bốc lửa, các bản “thông cáo” dối trá, các bài tràng giang đại hải trữ tình, tất cả sau cùng đã làm tăng thêm lòng khát khao các sự kiện. Chính ngay Goebbels sau hết cũng nhận biết như thế và ghi lại trong Nhật ký như sau: “Vụ thẩm vấn các tù binh Anh bắt được sau cuộc đột kích vào Saint Naraire năm 1943 đã chứng tỏ rằng họ chú ý đến các tin tức hơn các lời bình luận. Tôi rút ra kết luận là phải thay đổi toàn diện các buổi phát thanh bằng ngoại ngữ của chúng ta. Thời kỳ của các bản tuyên bố dài giòng đã qua rồi”. Và vì người ta đã nói dối quá nhiều nên sự thật giản dị và trần truồng trở thành vũ khí mạnh nhất của tuyên truyền. Hãy làm thực sự những gì ta đã nói là sẽ làm, đó sẽ là điều vì tương phản, sẽ làm mọi người khó nghĩ khó xử. Goebbels ngạc nhiên về phương pháp đặc biệt này áp dụng tại một sõ địa điểm trong mặt trận của quân Nga Xô. “Trong khu vực mặt trận của các đạo quân trung, các bôn-sê-vích đã ném ra một thứ tuyên truyền kỳ lạ nhất hằng máy khuyếch âm: họ loan báo rằng sẽ tấn công trong bốn ngày nữa. Sau khi đã bộc lộ một lần các ý định của mình trong địa hạt này, địch sẽ thực sự tấn công vào đúng ngáy đã nói. Ta phân vân trước ý niệm kỳ dị này về tuyên truyền, bởi vì làm như vậy, địch chỉ làm tăng thêm số tổn thất của mình”. Thực ra loại tuyên truyền
  • CHƯƠNG 8 (tt)
  • CHƯƠNG 9
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---