Nghi mở máy tính,nhận e mail. Nghi huýt sáo và kêu lên hết sức hài lòng với chính mình: Yaa aa!E mail thông báo cô đạt giải nhất thơ trên mạng với bài Hoa cúc vàng. Giải thưởng không đáng bao nhiêu, nhưng nó làm cô tự tin và sung sướng. Nghi đã làm rất nhiều thơ, nhưng giấu kỷ, không như những đoạn văn được đăng báo, mà cả nhà vẫn cho là: lãng đãng như mây bay trên trời, không đầu, không cuối, đọc xong như không đọc gì; người ta cho in, vì không có gì để in! Nghi giấu kỷ vì sợ thơ cô sẽ bị đem ra bình luận; những nhà thơ, nhà phê bình nghiệp dư, mà gia đình cô có thừa này,sẽ làm hồn thơ của cô chết mất!Giải nhất! và có rất nhiều tác phẩm tham dự! Điều đó đủ khẳng định cô có thể làm thơ!E mail thứ hai của một người lạ:“ Cháu Nghi thân mến!Đọc Hoa cúc vàng của cháu, chú cứ tưởng là cô ấy viết. Nếu chú biết làm thơ, có lẽ bài thơ này đã ra đời lâu lắm rồi. Cháu là người ngoài cuộc, nhưng chẳng biết duyên số gì, khiến cháu cảm nhận và diễn đạt mọi điều như người trong cuộc. Hoa cúc vàng, như viết cho riêng chú. Cháu đã gợi lại tất cả hạnh phúc lẫn nỗi đau, mà thời gian đã xoa dịu. Vì thế chưa bao giờ chú có ước muốn mạnh mẽ như bây giờ: gởi đến cô ấy một lời tạ lỗi!Tuyệt đối tin tưởng vào một người tuy xa lạ nhưng có thể hiểu mình, chú đành làm phiền cháu. Cháu phải nhận lãnh trách nhiệm này thôi, vì ngẫu nhiên cháu làm người chứng kiến, làm người trong cuộc, và bây giờ hãy làm sứ giả.Hãy mang đến cho cô ấy một bó hoa cúc vàng đẹp nhất! và bài thơ của cháu! Hãy nói với cô ấy chú mãi mãi yêu cô ấy và xin tha thứ cho chú, để trái tim có thể ngủ yên.Để khẳng định sự nghiêm túc của lá thư này, chú gởi cháu hình của chú, địa chỉ và mọi thông tin cần thiết. Xin cháu hãy cố gắng thu xếp thời gian giúp chú việc này. Cho chú địa chỉ để gởi lộ phí cho cháu. Chú Phú ”Trời ơi!Nghi la trời, chỉ là thơ thôi mà! Đã là thơ, thì ai đọc mà chẳng thấy mình trong đó, ông này khùng sao vậy trời!Nghi bối rối quá, đành đem chuyện ra hỏi cả nhà. Một đề tài hấp dẫn, nên mọi người tham gia bàn tán mới khiếp chứ. Nhưng gút lại thì ý kiến thống nhất là Nghi nên nhận lời giúp chú Phú, và chẳng có điều gì phải e dè trong chuyện này ( vì nhà Nghi vốn e sợ mọi mối quan hệ qua mạng ). Nghi mail địa chỉ nhà cho chú Phú, trong lòng cầu xin đừng có ai viết cho Nghi về Hoa cúc vàng nữa.Buổi sáng, có người đàn ông trạc tuổi ba Nghi đến nhà, ông xưng là bạn của chú Phú. Chú Phú nhờ ông chuyển cho Nghi 100 USD.Nghi thu xếp công việc để đi Đà lạt hai ngày, cô mừng thầm khi địa chỉ chú Phú cho nằm trên thành phố này, nếu nó là Hà Nội hay trên Tây Bắc thì sao trời? không lẽ cô cũng sẽ bò lên trên đó vì đã trót làm ra bài thơ chạm vào nỗi đau của kẻ khác?!Để an ủi mình, cô tự cho mình đi du lịch một chuyến, mà người khác phải trả chi phí. Cô sẽ hoàn thành nhiệm vụ ngay, sau đó sẽ tự thưởng cho mình bằng những món ăn mà cô thích, như bánh canh Xuân An, nem nướng bà Hùng, bánh xèo Thuỷ Tiên…Và buổi tối sẽ lên Lục huyền Cầm nghe nhạc tiền chiến, hoặc sẽ đi Cung Tơ Chiều nghe chị Giang hát…Cảm giác khó chịu, mệt mỏi vì dằn xóc trên chuyến xe mất dần, khi bên ngoài cảnh vật và không khí bắt đầu thay đổi. Bây giờ là mùa đông, sắp noel rồi, nên dã quì nở vàng hai bên đường. Những búp thông non như thắp nến.Thiên nhiên đang trang hoàng cho mùa giáng sinh. Mơ mộng nhìn qua khung cửa, Nghi tưởng tượng ra nhân vật mình sẽ gặp: Cô ấy hẳn là một phụ nữ trung niên vẫn còn xinh đẹp, có thể trông rất sang trọng, nếu cô ấy là chủ khách sạn.Nhưng địa chỉ không phải là một đường phố, vậy có thể cô ấy trông gầy gò, buồn bả và cô ấy làm nghề đan len…Nhưng nhất định là cô ấy xinh đẹp, duyên dáng. Nhân vật nữ của cô phải tương xứng với nhân vật nam, mà nhân vật nam thì Nghi không cần tưởng tượng, người đàn ông trong tấm ảnh mà chú Phú gởi cho Nghi, là một người trông rất đẹp trai. Ông có khuôn mặt vuông vắn, vẻ cương nghị, nhưng có đôi mắt buồn và yếu đuối, bộ ria mép là nét dung hoà hai tính cách trái ngược đó. Tấm ảnh chụp bên cạnh toà nhà mái vòm ở San francisco, người đàn ông một mình và trời đầy gió, có vẻ cô đơn! Không biết cô ấy sẽ có thái độ như thế nào nhỉ? Từ chối? Vui mừng? Xúc động? Có lẽ là bình thường thôi, lịch sự và nhã nhặn nhận lời xin lỗi với một tí xúc động. Dẫu có điều gì xẩy ra giữa hai người, thì nó cũng đã đi vào dĩ vãng. Cô ấy hẳn đã tha thứ và quên đi…Nghi chợt thấy mình đang đóng một vai trò kỳ lạ: sứ giả của miền ký ức, ôm một bó hoa vàng bước vào hiện tại, nói một lời tạ lỗi giùm người, mà không biết người ấy đã làm gì phạm lỗi!?Xuống xe, lấy phòng một khách sạn mà ông xe ôm giới thiệu, Nghi vội vã tắm gội, thay đồ, cô muốn làm xong nhiệm vụ ngay chiều nay. Nghi có cảm giác không vui và thiếu tự tin, chẳng hiểu vì sao nữa? Có thể vì bộ áo quần nhàu nhĩ lôi từ trong balô ra…Nghi tìm cửa hàng hoa Harfaco, vừa đi cô vừa mở ra xem lại bài thơ cô đã nắn nót chép tay.Tất cả màu sắc, tất cả cái đẹp của mọi loại hoa tập trung ở cửa hàng này: Sang trọng và mạnh mẽ của phong lan, xinh đẹp và kiêu sa của hồng, rực rỡ và xa hoa của những cụm thạch thảo…rất may là vẫn có loại cúc vàng góp mặt!Không có sự lựa chọn nào cả, đó là định mệnh! Định mệnh khiến Nghi viết về nó, định mệnh cho những người yêu nó, và định mệnh khiến Nghi phải chọn nó! Những đoá hoa vàng vẫn đẹp, nhưng Nghi ghét những cái cành dài sọc, cứng ngắt của nó. Nghi quyết định phải cắt ngắn cành đi và cắm vào giỏ, như vậy trông nó sẽ mềm mại và duyên dáng hơn. Hơn cả mong đợi, bàn tay tài hoa của cô hàng hoa đã tạo nên một giỏ hoa vàng tuyệt đẹp!Nghi thấy lòng nhẹ nhõm, cảm giác thoải mái và vui vẻ lại đến với cô. Cô gọi xe ôm đưa địa chỉ.Lái xe ôm là một ông già hiền lành dễ thương. Đường đi khá xa, trên đường đi ông nói đủ thứ chuyện, hỏi Nghi đi dự sinh nhật hả? ông cười Nghi, vì Nghi mang củi về rừng. Ông kể rằng cái địa chỉ mà cô đưa ông bây giờ đã là đường phố, đất đai đã lên giá, mắc mỏ đến thế nào, chứ ngày xưa, nó là ấp Hà Đông, cả ấp làm nghề trồng hoa. Họ đều là dân Bắc vào đây thời năm tư, mang cả cái tên làng vào cho đỡ nhớ quê. Nghi cứ hình dung người mình sắp gặp theo những thông tin mà ông già vừa cho.Con đường đã tráng nhựa, nhưng nó chưa hoàn toàn là phố; những căn nhà phố xen lẫn những ngôi nhà vườn, hai bên đường người ta trồng thật nhiều hoa Noel, mà ông xe ôm bảo nó là hoa Trạng nguyên. Hoa noel đỏ rực, sẽ trang trí cho thành phố từ trước noel đến qua tết âm lịch mới tàn.Sau khi đi chậm lại tìm số nhà, ông xe ôm bỏ Nghi xuống trước một ngôi nhà vườn khá rộng. Dọc theo hàng rào hoa dâm bụt được cắt xén thật đẹp, cũng là hai hàng cây Noel đầy hoa đỏ, nhưng nhìn vào bên trong cánh cổng sắt song thưa, là cả thảm hoa cúc vàng. Nghi bấm chuông, đứng chờ, mà lòng bối rối; cô nhìn giỏ hoa nhỏ xinh xắn trên tay mình, rồi nhìn cả vườn cúc vàng trong kia. Nghi thầm trách sao mình mình dại dột, đi làm một điều rất điên, mà chỉ những người đang yêu mới có thể làm được. Không có thời gian để thay đổi nữa, một người đang đi ra cổng.Anh ta đứng bên trong cánh cổng, đưa mắt nhìn Nghi dò hỏi, chẳng hề lên tiếng. Nghi quan sát anh ta: một thanh niên cao và gầy, có mầu da trắng hơi nhợt nhạt của đàn ông phố núi, khoảng hơn hai lăm tuổi; khuôn mặt đẹp và buồn, đôi mắt bình thản, không diễn đạt cảm xúc nào; áo khoác cũ,quần lao động, bốt cao su đen.- A - Anh cho hỏi có phải nhà của cô Thi không?- Ph - Phải, có chuyện gì không cô?Giọng Bắc pha nhẹ nhàng, điển hình của người Đàlạt.- - Có người nhờ tôi chuyển hoa cho cô Thi, anh cho gặp cô Thi.Anh ta chậm rải lấy chìa khoá trong túi áo khoác, cúi xuống mở khoá cổng. Nghi theo anh ta vào nhà.Ngôi nhà nhỏ thật gọn gàng sạch sẽ, bộ salon kiểu cũ, những vật trang trí dễ thương trên vách, trên bàn. Nghi đặt giỏ hoa lên bàn, cạnh bộ ấm trà cổ, mà anh đang pha. Anh ngồi xuống đối diện với Nghi, đẩy tách trà về phía cô:- C - Cô uống trà đi,tôi là con trai của cô Thi…Anh ngập ngừng, có vẻ như đang tìm lời. Nghi bỗng lạnh người, linh cảm một điều không lành.- - Dù người gởi là ai, tôi cũng xin cám ơn cô và gởi lời cám ơn người ấy… Có lẽ người bạn ấy với mẹ tôi lâu rồi không liên lạc, nên họ không biết mẹ tôi đã mất hai năm rồi.- E - Em xin lỗi!Chưa bao giờ Nghi tưởng tượng ra tình huống này, cô thấy thật khó xử. Nghi ấp ly trà nóng bằng hai lòng bàn tay, suy nghỉ một lúc lâu cô hỏi:- Ba anh có ở nhà không?- Anh cười.- Không có nhà, ba anh mất từ khi anh còn bé.Nghi nhìn anh, cô hiểu vì sao anh không có cái vẻ tươi vui, nghịch ngợm của mọi chàng trai ở vào độ tuổi này. Cô quyết định kể hết cho anh nghe câu chuyện của cô. Không! câu chuyện của mẹ anh. Có gì phải ngần ngại, có gì phải bí mật nữa, nó đâu ảnh hưởng gì đến ai. Kể cho anh nghe, ít ra anh chia sè, hiểu cô và hiểu mẹ anh, hiểu người ấy. Để anh có thể thay mẹ anh nhận giỏ hoa và lời tạ lỗi.Nghe xong câu chuyện, anh có vẻ trầm ngâm một lúc, rồi anh cười, nét cười đã vui hơn:- Người lớn lãng mạn ghê! Lớp tụi mình bây giờ không được vậy…nhỉ?Chợt anh đứng lên, chìa bàn tay về phía cô.- Chào! anh chưa biết tên em, anh là Khang.- Em tên Nghi, Đoan Nghi.Khang bắt tay Nghi, buông tay cô ra, anh xoay lưng đi vào căn phòng khác, vẩy tay gọi cô:- Nghi vào đây, làm nghĩa vụ sứ giả của em đi!Chiếc tủ thờ bằng gỗ quí sậm màu, đồ thờ bằng đồng xưa, hoa huệ tươi trong lọ, những trái đào má hồng trên đĩa. Có ba khung ảnh: một người đàn ông già hơn sáu mươi, hai người đàn bà, một già, một trung niên. Tất cả đều có nét hiền lành, phúc hậu. Nghi nhìn kỷ tấm ảnh của người trẻ: Khoảng bốn lăm, những nét đẹp hoàn hảo, thanh thoát. Tấm ảnh chụp không tự nhiên, nhưng nét buồn của người yểu mệnh thật rõ ràng. Cô ấy đẹp hơn mình nghĩ!Nghi đặt giỏ hoa lên bàn thờ, trước tấm ảnh; lấy từ trong túi áo mảnh giấy gấp tư có bài thơ Hoa cúc vàng để vào giỏ hoa. Khang đưa cho cô ba cây nhang anh vừa đốt. Nghi khấn như đang nói với ngươi sống:- Cháu là Nghi, chú Phú nhờ cháu mang tặng cô giỏ hoa cúc vàng, và bài thơ cháu viết, mà chú ấy bảo là viết cho cô chú, chú ấy nhờ cháu chuyển lời tạ lỗi với cô. Xin cô tha thứ cho chú.Nghi bỗng nghẹn ngào muốn khóc, cô có cảm giác như mình đang đưa tang một người thân lắm. Cô cắm nhang vào bát, nước mắt chực trào ra...- Cô có linh thiêng xin nhận lời.Khang chờ cô xong, anh cũng vái lạy ba cái và cắm nhang. Nghi đứng nhìn, và chợt thắc mắc: Hai người già kia hẳn là ông bà của anh, ba anh chết lâu rồi, thì ông không thể già như thế, vậy sao trên bàn thờ không có ảnh thờ của ba anh?Khang đốt mảnh giấy viết bài thơ trước bàn thờ. Cô Thi đang cảm nhận những điều Nghi viết! Nghi rùng mình.- Ra ngoài vườn một chút cho thoáng. Khang rủ cô.Vừa dạo quanh những luống hoa Khang vừa kể với Nghi rằng: ông bà ngoại đã trồng loại hoa này từ lâu lắm, khi mới vào đây, khi chưa có anh. Mẹ anh yêu hoa cúc, bà đã lớn lên cùng với nó, và mẹ anh cũng đã trồng nó để nuôi anh. Hoa cúc vàng là nguồn sống của gia đình anh. Vì vậy anh vẫn trồng cúc, để tưởng nhớ mẹ, chứ thu nhập từ nó không đủ sống. Anh có một vườn phong lan, địa lan sau nhà, anh nhân giống bằng phương pháp cấy mô mà anh đã học ở trường đại học, học chuyên ngành hoá sinh, nhờ đó đủ nuôi sống gia đình chỉ còn một người! và chuẩn bị cho một gia đình có nhiều người hơn...Trời sẫm tối, gió cao nguyên thổi lạnh buốt! Nghi xin phép về. Khang đề nghị đưa cô về. Anh chở cô về bằng con đường khác lúc đi. Nghi nhìn thấy ở xa xa, một ngọn đồi đầy mộ. Khang bảo đó là thành phố của người chết, trông giống một thành phố nhìn từ xa thật! Khang nói ông bà và mẹ anh đều nằm ở đó, người ta gọi là nghĩa trang số 4. Nhưng khi Nghi hỏi ba anh nằm ở đâu, anh trả lời là anh không biết. Chia tay nhau trước khách sạn, Khang hẹn sáng mai sẽ đến mời cô uống café để cám ơn cô.Khang sáng nay như lột xác, cái vẻ nông dân đã bị lột bỏ theo bộ đồ làm vườn. Anh trông rất mạnh khoẻ, tươi tắn với quần jean xanh, áo thun, giày thể thao, áo khoác thể thao không kéo khoá, và anh trông thật thân quen…Thân quen? cảm giác quen làm Nghi thấy sợ..Vì sao? Bao nhiêu câu hỏi tối qua lại kéo đến: Tại sao trên bàn thờ không có ảnh của ba anh? Tại sao anh không biết mộ ba anh ở đâu? Anh có vẻ là người chu đáo, vì lẽ gì anh không thờ cúng cha mình? Chỉ có thể là ba anh còn sống!Nghi nhìn Khang, cô thực hiện những nét lắp ghép trong trí mình, cô là dân designer của hãng quảng cáo mà. Nghi ghép bộ ria, và những nếp nhăn tuổi tác lên khuôn mặt Khang.Trời ơi! Nghi thầm la trời.Chú Phú ơi! Lỗi lầm này thì chẳng ai tạ nỗi, chú có về đây mà dập đầu trước mộ cô ấy, trước mặt con trai, cũng chưa chuộc được lỗi chú đâu! Cứ tưởng chú là người có tình, nào biết đâu vô tình đến thế! Bài thơ cháu làm sao mà viết nổi cả một bi kịch cuộc đời!Quán café thật dễ thương, những lọ hoa duyên dáng, dòng nhạc trôi trong không khí mát lạnh:"...Ta lần mòn leo mãi, không qua được vách sầu. Ta tìm một tình yêu thấy toàn là sầu đau…Có một lần mất mát mới thương người đơn độc… Có ngàn lần thứ tha cũng chưa là ái từ…”Nghi phải sắm cho tròn vai vở kịch đời này thôi, cô xin phép Khang cho cô chụp một tấm hình, anh cười hiền lành khi cô chụp hình anh bằng chiếc điện thoại di động…Về đến nhà, Nghi ngồi ngay vào máy tính, cô scan, phóng to, thu nhỏ. Cho đến khi cô có một tấm ảnh bán thân của hai người đàn ông bên cạnh nhau.Nghi viết một đoạn thư ngắn:" Thân gửi chú Phú! Cháu vừa hoàn thành nhiệm vụ chú giao, cháu muốn chuyển đến chú một thông điệp mới. Cháu nghĩ chú sẽ hiểu mà không cần phải giải thích. Và những việc cần làm, sẽ chẳng ai giúp chú được. Chúc chú mạnh mẽ và may mắn!”. Cô kẹp tấm ảnh đã ghép vào mail, rồi bấm send.Nghi đứng lên, cô vừa huýt sáo, vừa búng tay theo một điệu nhạc trong đầu, đi vào phòng tắm. Mẹ nhìn cô trừng mắt, Nghi cười khoái chí, cô biết mẹ ghét cái kiểu lấc cấc đầy nam tính của cô.NT Mỹ Liên