Sáng nay, Thúy vừa nhận được cú điện thoại của Vân, cô bạn từ bên Mỹ hỏi Thúy đang làm gì? Thúy trả lời: Thúy đang đọc sách về những gì thực tế quanh mình. Thúy tình cờ đọc mẫu chuyện về một anh chàng Gay làm đĩ đực, ăn nói dung tục ngoài đường và một người bạn đang bị bệnh tâm thần, hiện trong tình trạng hấp hối. Sau đó Thúy đọc bài sớ táo quân, hai ông một bà ở giữa con khỉ đực lông đen, làm trò hề lếu láo giữa chợ. Thỉnh thoảng Thuý bgừbg đọc để nghĩ về bà chị lỡ thời của Thúy với năm mươi cái xuân buồn tím ngắt, đã biến chị thành con hồ ly man dại khát tình... Nàng nói với Vân ở tận bên kia một nửa địa cầu, nàng sẽ viết thư cho Vân để kể chuyện trong sáchcho Vân nghe. Vân cũng sống một mình như nàng, cả hai cùng mơ mộng một mình. Nhưng buồn thì nhiều hơn ai hết, nên có chuyện gì, hai nàng thường kể cho nhau nghe rồi cùng nhau cười để phá tan đi sự cô đơn hoang vắng ở trong lòng. Vân thường nói với Thúy: Con đường văn chương đẹp đẽ, nhưng chớ nên mơ tưởng, chớ nên nhả nhớt cợt đùa… Ông anh tinh thần của Thúy, ở tận xứ huê kỳ Houston TX. Ông anh viết thư dặn dò cô em sống cu ki đủ điều. Rồi cuối thư ông anh kết luận: "Mi đừng có ngổ ngáo cả tin, không thấy được gì ngoài mi. Ở đời tình yêu, tình bạn, xã hội, tiền bạc, công danh, vô đạo, láo khoát. Được trang sức bề ngoài,nó còn hay hơn thơ phú nhã nhạc..." Thúy lờ mờ hiểu ra. Nàng nhớ những kỷ niệm ấu thơ đã qua trong đời. Nhớ về cuộc sống bình thường, đơn giản ngày xưa trong thôn làng, thiên nhiên bên dòng sông Hàn, nghèo nàn trong sáng, suốt cả ngày đêm, cùng với gió trăng hiền hòa, thổi ngay trong tâm hồn mộc mạc Thúy. Ở đây nàng không có gia đình để lo nghĩ, không có công danh tiền bạc. Nhưng nàng có bạn bè...Từ những người nghèo, giàu, bạn văn thơ, ngay luôn cả bọn du côn. Thúy lơ mơ không hiểu văn hoá là gì! Tư Hứa tên bụi đời lên giọng nói: -Văn hóa nhiều loại lắm em ơi! chân chính có, mà cũng có kẻ mệnh danh làm văn hóa để làm loạn.Thúy trề môi: -Vậy thì em chả thích văn, thơ, em chỉ thích mơ mộng thôi..Tư Hứa làm ra vẻ rành rọt nói: -Văn, thơ nó cũng có nhiều thứ, người ta nói văn là người, thơ là hồn. Có loại văn chương để học, nhưng cũng có loại văn chương lưu manh lắm. Loại văn chương đó là ma quỷ. Ởû đời ai cũng muốn nghe cái xấu của người khác, ít ai chịu nghe cái hay, trừ phi cái hay đó có lợi cho mình. Tớ chả tin văn là người, có đứa cũng mất dạy bi ổi như ai...Đừng tưởng nó thơm tho mà bé cái lầm. Tớ chỉ thích con Lan đứng bán bánh mì, bánh nào lời nhiều, bánh nào lời ít nó đều nói thật.Thúy nói nhỏ: - Làm gì mà anh Tư hằn học với người quá vậy? Đâu đâu cũng có người đẹp người xấu, người lùn người cao, kẻ sang người hèn...Tư bụi đời bỉu môi: - Tớ là dân bụi đời, sống ngoài lề xả hội, tớ có cái tự hào của tớ. Tớ đâu ngán thằng chó nào. Tớ nói thật, nói thẳng. Tớ dám sống thực, chả luồn cúi ai. Tớ biết mặt thằng làm văn hóa đó, gió bên nào nó bay theo hướng đó. Thằng hèn. Nó làm văn chương như vậy, là chìm xuống đáy sông, không trồi lên được. Tớ ghét ghê gớm cái thứ đó, thằng đó mà gặp tớ là mặt nó như cái váy rách...Tư Hứa nghênh ngang nói ranh như cáo, coi người như rơm rác, hiện lên cái sắc lạnh trên mặt. Thúy có cảm giác như tê dại cả người. Nhưng nàng khoái cái dũng của Tư Hứa. Thúy cãi lại: - Anh sống bụi đời, ít học nên ghét nho gia, ghét bọn hay nói về chữ nghĩa văn chương...Nhưng anh không chống nổi bọn người văn chương kia đâu. Tụi nó nguy hiểm lắm...Tư Hứa lớn tiếng nạt ngang, vênh mặt: - Đường nào cũng chết. Em ngu như...heo, em đừng có đa cảm mộng mị quá, chúng nó ăn hiếp. Giang hồ có luật giang hồ. Ai tốt mình tốt, ai chưởi mình chưởi. Còn kẻ nào ném đá dấu tay, coi như kẻ đó là loài quỉ ma. Thiếu gì tụi bạc bạc nhược, mà cũng nhân danh cao siêu về mỹ học…Ngưng một chút. Tư Hứa nói một hơi như linh mục thuộc kinh: - Ở đời ai cũng muốn có một giấc mơ, khi giấc mơ ấy trở thành sự thật, dù chỉ trung bình, trong lĩnh vực văn nghệ tính của mình, vì họ dám chạy theo sở thích, sở thích riêng của họ. Khi giấc mơ ấy thành công, thì họ sẽ không được yên thân trong cuộc sống. Sự hiện diện của kẻ sáng chói, là biên giới đố kỵ của phía bên thiếu khả năng, nên họ luôn luôn bằng mọi cách, đánh gục đối thủ để vượt hơn. Tụi nó khao khát tạo ra, những vụ xì căng đăng. Bịa ra những tin, có tính cách đồn đãi, một cách lếu láo, là muốn thiêu hủy thanh danh, được một số người vừa mến mộ. Phải chăng ở đây, họ không có thời giờ, để phát triển tinh thần và trí tuệ, nên luôn luôn bối rối, trước những kẻ có khả năng hơn họ! Dùng ngọn khói "văn" "vị" viết những bức thư giận dữ xuyên tạc bẩn thỉu. Hành động trên chỉ có những người thiếu giáo dục. Tớ đã thiếu giáo dục nên mới đi bụi đời là điều bất bình thường rồi. Bây giờ bọn nhân danh siêu mỹ học cũng bất bình thường nữ thì cầu ầu mong thượng đế ban phước lành cho họ.Thúy bỗng phì cười: - Ban phước lành cho anh Tư Hứa nữa... - Tớ đếch cần...đường nào cũng đến địa ngục thôi. Tớ đâu có tội mà ban phước. Tớ muốn là đấm thẳng vào mặt chúng. Tớ bị phạm luật thôi...Thúy hỏi lại Tư Hứa:- Anh ghét thằng cha nào đó đón gió trở cờ hả?Tư Hứa gật đầu. Thúy nhìn Tư Hứa khuôn mặt nghiêm chỉnh, nhưng có cái duyên nhếch môi, rất khôi hài, bắt nàng phải cười ngay. Tư Hứa ra tù, vô tù như cơm bửa. Thúy quen với Tư Hứa trên mười năm nay. Ngày đó Hứa có cô vợ dầm rất đẹp, con nhà đàng hoàng, đứng cao hơn Hứa một cái đầu. Thúy và Tư Hứa thường sinh hoạt, trong những buổi văn nghệ, có tính cách đấu tranh. Hứa sốt sắn nhanh nhẹn về việc làm, và rất có nhiệt tình với anh em. Chuyện khó khăn gì Hứa cũng không bao giờ thua cuộc. Lúc đó Thúy nhìn Hứa, có một tinh thần lành mạnh trong sạch, và tinh khiết biết bao! Về sau Thúy nghe tin Hứa, ly dị với cô vợ đầm. Thúy đến thăm nhà cũ không còn, nhà mới không biết. Thúy mất liên lạc với Hứa. Mấy năm sau. Một hôm nhân dịp lễ Phật đản, nàng sửa soạn đi chùa. Vừa bước lên bậc thềm cửa. Thúy gặp người đàn bà tuổi ngoài bảy mươi, nét mặt khép kín lạnh lùng, cũng vừa bước xuống bậc thềm, rồi dừng lại đứng nhìn nàng đi ngang qua. Người đàn bà kia gọi đúng bon tên nàng. Thúy hơi chột dạ. Ngạc nhiên quay lại. Sau khi chấm dứt câu chuyện. Thúy được biết người đàn bà đó là mẹ của Hứa, và được tin Hứa đang bị giam giữ ở trại tu,ø gần biên giới Đức. Thúy gởi thư cho Hứa, về địa chỉ trại giam. Hứa nhận được đầy đủ, ngược lại nàng cũng nhận được thư Hứa gởi ra. Ra tù. Hứa đến thăm Thúy, rồi cùng nhau đi ăn trưa. Hứa tâm sự những thầm kín cho tôi nghe. Khi nói đến người mẹ Hứa, nàng nhìn thấy trong đôi mắt Hứa có sự uất ức, như muốn trào theo nước mắt. Nghe xong câu chuyện Thúy thật bàng hoàng không ngờ. Đâu phải trên đời này, tất cả những người mẹ đều cao cả, thương yêu con mình?. Nàng thông cảm và chia sẻ nỗi buồn với Hứa. Thúy có mấy lời khuyên. Hứa gật đầu có vẻ biết hối cải lắm. Chia tay. Hứa hỏi mượn Thúy năm nghìn đồng. Thôi đi ông nội...khổ quá! Làm gì mà mượn những năm nghìn? Lòng dạ nàng hẹp hòi nghĩ: Hứa mới ra tù cần tiền, còn nàng thì để dành được mấy nghìn, bây giờ đưa hết cho Hứa, biết khi nào mới lấy lại. Đưa tiền cho Hứa lúc này Thúy cũng hơi ngán nên còn đắn đo...Hứa nhìn Thúy trấn an: Tuần sau anh trả lại. Chẳng đặng đừng, nàng tiu nghĩu như mèo cụt đuôi, phụng phịu móc bóp ký ngân phiếu đưa cho Hứa. Một tuần sau. Tư Hứa đúng hẹn, đem hoàn trả lại đủ số tiền cho Thúy. Nhìn số tiền trong tay, nàng cảm thấy máu rân rân trong người nàng tầm thường quá... không xứng sự chân thành, quí mến trong lòng Hứa. Thúy mắc cở. Sau này Thúy được biết Hứa mượn tiền, để khao đãi "anh em" mừng ngày hội ngộ. Nhưng rồi một thời gian ngắn. Thúy lại nghe tin Hứa vào tù, ngồi gở lịch nữa. Rồi ra. Rồi lại vào. Hứa ra, vào tù như đi chợ. Cái tên Hứa là dân bụi đời đặt cho, chứ Hứa có tên rất Việt là Tự. Tự nhận việc gì với ai cũng giữ lời, đúng giờ đúng giấc, nên mới có tên là Hứa. Dần dần người "anh em" gọi Tư chứ không kêu Tự. Tôi gặp lại Tự ngày xưa, bây giờ đã trở thành một người khác, tên khác. Thúy được biết thêm, Hứa đã tạo cho em gái, một cơ sở làm ăn vững vàng, và một cuộc sống đầy đủ tiện nghi cho mẹ. Hứa nói với Thúy: Đời anh kể như vứt vào thùng rác... Thúy đang ngồi ăn buổi cơm tối, thì Tư Hứa phôn báo tin. Mẹ Hứa qua đời, và nhờ nhờ nàng giúp một tay trong đám tang này. Thúy hứa. Hứa xong xong nàng đâm ra lúng túng vô cùng. Buổi cơm đang ăn nửa chừng bỏ ngang, có tiếp tục ăn, nuốt cũng chẳng trôi, có bao giờ nàng làm những thủ tục của người chết đâu mà hứa!. Tư Hứa là con trai, nên đứng làm tang chủ, chắc chắn phải có nhiều việc để làm. Đúng là tang gia đang gặp bối rối. Nàng phải giúp Hứa cái gì mới được, dù việc gì đó chẳng ra là việc gì. Thúy gọi phôn các bạn để hỏi. Sau khi biết được nguyên tắc. Thúy thay áo đến gặp Tư Hứa. Hứa chở Thúy đến gỏ cửa từng nhà "anh em" để hỏi mượn tiền. "Anh em", móc ví đưa tiền ngay cho Hứa, với một sự cảm thông, mà không bao giờ, bất kỳ ai cũng có. Có "anh em" đưa luôn thẻ tín dụng, ghi số code đưa cho Hứa, không đắn đo, không suy nghĩ. "Anh em" chỉ biết con số Hứa muốn rút ra bao nhiêu là đủ rồi. Họ tự động gom tiền, để trang trải đám tang, tìm một nơi để có chỗ mẹTư Hứa nằm. "Anh em" cảm thấy việc làm vừa rồi, rất tự nhiên là phải thế, mặc dầu họ chẳng có quan hệ, máu mũ gì với nhau. Đám bụi đời tứ xứ gặp nhau. Sống với nhau, là để giúp đỡ nhau, mà chẳng cần ai biết tới. Thúy mơ hồ nhìn thấy, trong cái thế bao la, vô cùng của họ. Họ không vô tình, vô cảm thản nhiên. Hình như họ có một sự đoàn kết, yêu thương đùm bọc với nhau, trong lúc khốn nguy. Cho dẫu đôi khi họ lạnh lùng, và tàn nhẫn không ai bằng. Đâu học gì xa, nhìn một cử chỉ có thật vừa rồi, có người lớn nào làm được vậy không? Nếu chưa nhìn thấy, có ai nói lại chắc gì nàng tin... Thúy cảm thấy đôi lúc, gần gũi họ hơn bao giờ hết. Vậy mà...mỗi khi nói đến họ, lập tức bị người đời bĩu môi khinh bỉ, sợ hải, tội nghiệp...Dưới bầu trời bao la, hương thơm của hoa trong bùn bị át đi, như giọt mưa rơi xuống đất tan biến, chẳng để lại cho lòng người một cảm giác gì. Sương đêm xuống lạnh, toàn bộ không gian. Thúy ngồi bên cạnh Tư Hứa, hơi ấm được khép kín bởi lăn kính của xe. Sự liên hệ giữa Hứa và nàng, có một sự hòa hợp tình thương yên ổn. Nhưng có giơiù hạn, được thể hiện qua tình gia đình, và sự đùm bọc tương trợ giữa tình người. Thúy quay ngó nghiêng, thấy mặt Hứa buồn đăm đăm, nét dử dằn như dao găm, hằng ngày biến mất, đã trở lại cốt cách hiền hòa, làm nàng cảm động... Đường về khuya càng xa càng tĩnh mịch, lặng thầm với muôn hình vạn trượng. Hứa lái xe luồn loiû qua những con đường ngoằn ngoèo nhỏ hẹp, mà hồn để tận đâu đâu. Hình như Hứa cố nhớ lại những kỷ niệm gợi mơ. Nàng đã nhìn thấy cái tốt kia, đầy ắp tình yêu thương trìu mến về mẹ, ẩn hiện trong mắt Hứa trải dọc suốt đường về, đã gieo vào trong lòng nàng một ấn tượng cao đẹp. Thúy buồn ngủ rã rời. Nàng gục trên xe... Ngày đưa đám tang bà cụ, trên dưới hơn ba chục người. Bên nội cũng như bên ngoại, chẳng có ai, chỉ hai anh em Tư Hứa, đôi ba người bạn của mẹ Hứa. Ngoài ra tất cả đều là những người bạn, "anh em" bụi đời của Tư Hứa. Xe tang đến trước cửa nghĩa địa. Thúy tò mò đão mắt nhìn chung quanh. Khu đất phía trong dành cho người ngoại quốc. Khu đất ngoài dành cho người Á châu. Thúy vào nghĩa địa thăm các ngôi mộ, dành cho người Á châu, được quét dọn sạch sẽ. Có những bó hoa còn tươi, chất đầy quanh mộ, bên những bình hương còn thơm màu sắc khói, ấm cúng lạ lùng. Vừa đi tôi vừa liếc đọc, những hàng chữ mạ vàng trên mộ bia. Có mộ lộng hình người quá vãng, chạm trổ tinh vi trông rất đẹp mắt. Những ngôi mộ đắc tiền sang sang, hầu hết na ná giống nhau. Nhưng không bằng ngôi mộ của mẹ Tư Hứa, đá cương bóng láng, và cao hơn các ngôi mộ khác. Trong khi chờ đợi các sư, sửa soạn hành lễ. Thúy đi coi những ngôi mộ phía bên trong. Lạ nhỉ? Rõ ràng, nơi nghìn thu an nghĩ, của người ngoại quốc. Hầu hết những nấm mộ, không được đẹp và có vẻ nghèo nàn lạnh lẽo. Chung quanh hàng hàng lớp lớp lá vàng, bập bềnh dưới nhành cây rủ lá, cỏ dại ngơ ngác bò quanh, toát ra âm khí hoang tàn, cô quạnh. Nàng đốt một bó nhang, cắm lên từng ngôi mộ, dưới những bia đá rong rêu khô mốc bám đầy. Thúy đã từng đi dự đám tang, nhưng chưa thấy đám tang nào, cảm động, như đám tang của mẹ Tư Hứa. Trên quan tài cũng có bàn thờ, để tấm ảnh của bà cụ, có bát hương, có hoa quả, có cây đèn bạch lạp ngậm ngùi, buồn ủ rũ phất phơ theo ngọn gió. Bên cánh cửa nhợt nhạt của nghĩa trang. Các sư đang tụng kinh cầu an, để tiễn đưa hương hồn cụ bà về bên kia thế giới. Mùi khói hương đơn giản, trong suốt như một màu sương mờ, phủ kín chung quanh tấm hình cụ, trông rất đẹp. Thúy thấy khuôn mặt cụ trong tấm ảnh, tươi tỉnh như người sống. Hết giờ tụng niệm, làn sương tan đi, để lại những nỗi buồn trên mặt đất. Mùi hương của lá cây nồng nàn, mẹ Tư Hứa sẽ nằm đây bên rừng lá thiên nhiên, muôn đời giữa làn gió thoảng, nắng liền với bóng mát. Tư Hứa đã làm xong bổn phận của đứa con, chắc cụ cũng vui lòng, mặc dầu trước đó cụ đã dứt khoát, không nhìn đứa con hư hỏng, làm cho cụ phải xót xa, nhục nhã với xóm làng họ hàng. Hôm đó Tư Hứa khóc hu hu, nước mắt giàn dụa trên mặt. Tiếng khóc Hứa lớn lắm, làm cho mấy ông tây, kinh ngạc nhìn nhau. Khi nắp mộ được đậy lại, nàng thấy Tư Hứa như muốn gạt mọi người ra, để đến sờ nắp méo xệt, buồn không thể tả được. Em gái củaHứa đứng bên cạnh anh nghẹn ngào nức nở khóc, lòng nàng cũng rưng rưng. Thúy bắt chợt những ánh mắt, người "anh em" đang nhìn Tư Hứa, như có một sự hãnh diện triều mến. Thúy xiết chặt bàn tay Tư Hứa, và cảm thấy miệng mình đắng ngắt. Hình như có tiếng ai gọi rất xa vời cô đơn, giữa vũ trụ mênh mông, như Tư Hứa đang cô đơn, nàng củng đang cô đơn bơ vơ giữa cõi đời... Bích Xuân