Trác Thị đất Thục không chỉ là cự phú nổi tiếng một vùng mà còn có danh tiếng khắp nước. Tên tuổi của ông giống như Nhậm Thị vậy. Đến thời Tư Mã Thiên không có ai còn nhớ được Mọi người chỉ biết tổ tiên thời chiến quốc của ông là người nước Triệu. Trong vùng thì nhà ông nổi tiếng về rèn đúc đồ sắt. Sau khi Tần diệt Triệu, tập hợp các phú gia khắp nơi về Lạc Dương để dễ bề khống chế, phòng họ làm phản. Rất nhiều phú gia nước Triệu cũng bị dời đi như vậy. Nơi họ đến giao thông khó khăn. Vợ của Trác Thị không ngại khó, cùng chồng đánh xe đến nơi đất Thục hiểm yếu. Đất Thục đất cằn, người thưa, chủ yếu là dân di cư. Di dân đều thích ở vùng gần cửa khẩu nội địa nên không tiếc tiền mua chuộc quan địa phương. Nhưng Trác Thị nghĩ: "ở xa đến, nên chọn chỗ có thể phát huy sở trường”' thế là ông tình nguyện đến vùng hẻo lánh. Ông nói "Nơi cửa ải đất bạc màu, còn dưới chân núi đất màu mỡ, không lo chết đói, dân cư ở đó làm nghề dệt, có thể buôn bán được". Ông vốn có dự tính trước. Nơi đất phì nhiêu mới có nhiều người mua đồ rèn đúc. Nơi thương phẩm phong phú, dễ buôn bán. Thế là ông đến vùng Lâm Cùng định cư, tìm được mỏ sắt lớn, bèn lập lại nghề cũ, sắp đồ xây lò. Công việc phát đạt. Vùng này còn chưa phổ biến dùng đồ sắt rèn, đúc như trong nội địa, Thục là vùng đất của cải thiên nhiên giàu có, nhưng đồ sắt cho dân, đặc biệt ở vùng Tây Nam nơi tập trung các dân tộc thiểu số thì lại thiếu. Trác Thị đã tìm được thị trường lớn. Việc sản xuất đồ sắt và buôn bán ngày một phát đạt. Quy mô sản xuất không nhỏ, có 800 gia nô. Bình thường dựa vào nghề rèn đúc kiếm đủ tiền. Khi vui vẻ thời tiết đẹp vào rừng săn bắn, cuộc sống như vậy vương hầu cũng không bằng. Cổ nhân nói: "Thiên thời không bằng địa lợi". Trác Thị là tay lão luyện về rèn, kinh doanh đồ sắt lại biết phát huy sở trường, tránh sở đoản, do đó tìm nơi đất rộng rãi, không ở nơi người đông chen chúc. Ông hiểu muốn mở ra thị trường có lúc phải đi xa hàng ngàn, vạn dặm. Cổ nhân Trác Thị đã có con mắt và đầu óc nhìn xa trông rộng, thế còn các thương nhân ngày nay. Nếu làm như vậy cũng nhiều thuận lợi. Ngày nay phương tiện giao thông hiện đại hóa, làm trái đất như nhỏ lại. Do đó mở một thị trường ở vùng đất xa nào đó cũng là chuyện nhỏ. Trung Quốc từ cổ đại nổi tiếng về tơ lụa khắp thế giới. Sản phẩm dệt và trang phục chiếm tỉ lệ lớn trong xuất khẩu. Bắt đầu từ 1974, tổng công ty xuất nhập khẩu dệt chọn quần áo Arập làm trọng tâm xuất khẩu. Quần áo loại này, thông thường bao gồm áo choàng ngoài của người Arập đi kèm với quần cộc, quần dài, comple. Nó không chỉ phổ biến trong đời sống thường nhật của Arập mà cũng là trang phục lễ hội của họ. Vì các nước Arập thường xuất khẩu dầu, cùng với sự gia tăng giá dầu, gần 60 năm lại đây các nước xuất khẩu dầu ven biển đã có thu nhập quốc dân cao. Loại quần áo Arập cao cấp đã trở thành biểu tượng cho người giàu, và là vật biểu hiện cho thân phận cao, thấp. Muốn thâm nhập một thị trường xa lạ không dễ, quan trọng phải tìm được đại lý tốt. Lúc đầu tổng công ty dệt xuất nhập khẩu Trung Quốc ủy thác công ty xuất nhập khẩu quần áo Thượng Hải ký hợp đồng đại lý tiêu thụ sản phẩm với công ty Trazhu của Kowait. Quần áo do Trung Quốc sản xuất hoa văn tinh tế, chất liệu tốt, phù hợp với thẩm mỹ quan của người Arập, hàng vừa tung ra thị trường lập tức bán rất chạy. Công ty đại lý lại có vốn lớn, có uy tín, tiêu thụ sản phẩm mạnh, có quan hệ tốt với phía Trung Quốc. Sau khi hợp tác cả hai bên cùng thu lợi về kinh tế, xã hội. Sau lần hợp tác đầu tiên, Trung Quốc tiếp tục chọn công ty này làm đại lý. Dựa vào thực lực mạnh của công ty đại lý đánh bại các đối thủ cạnh tranh, tăng nhanh lượng hàng xuất khẩu. Trong vòng 10 năm, lượng tiêu thụ tăng 130 lần, chiếm lĩnh vị trí vững chắc trên thị trường. Muốn làm ăn buôn bán lớn phái mở rộng thị trường ra nhiều nơi, đi tìm những mánh đất mới còn chưa được khai phá thì mới trở thành người đứng đầu. Còn nếu chỉ chăm chú vào vị trí địa bàn nhỏ hẹp thì khó lòng phát tài.