Triệu Quảng Hán là người thời Hán Tuyên Đế, ông giữ chức quan phụ mẫu của vùng kinh đô. Ông làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, thường cải trang thâm nhập sinh hoạt với quần chúng để điều tra, nghiên cứu làm tốt công việc được giao. Có lúc đàm luận công việc với cấp dưới, thậm chí với người dân thường đến thâu đêm suốt sáng. Triệu Quảng Hán đi mua đồ ở chợ luôn sử dụng phương pháp "quân cự pháp". Ông dùng phương pháp này để biết được giá cá của một loại hàng hóa nào đó có hợp lý hay không. Ví dụ ông muốn tìm hiểu giá của ngựa thì đầu tiên ông đi hỏi giá của chó, sau đó giá của dê, của bò, sau đó mới hỏi đến giá của ngựa. Thông qua kiểm chứng các tầng lớp giá cá, tính toán chuẩn xác giá của mặt hàng cùng chủng loại xong thì sẽ biết được giá ngựa là cao hay thấp. Cách làm này thường là chuẩn. Mọi người rất thích phương pháp này và muốn ông bày cho. Ông thường tận tình chỉ bảo, nhưng chẳng có ai vận dụng được như ông. Triệu Quảng Hán không chỉ vận dụng phương pháp này trên lĩnh vực thị trường mà còn áp dụng nó vào công việc chính trị. Nhờ nó mà ông có thể giải quyết một cách rõ ràng minh bạch các vụ trộm trong quân, các vụ lộn xộn trong huyện. Thậm chí ông không chỉ tìm ra được nguyên nhân sự việc mà còn có thể nói rõ được tại sao không trị tội người này và tại sao tịch thu thêm, phạt thêm người kia. Hồi đó, trong thành Trường An có vài tên trộm nhỏ tuổi, một hôm bọn chúng đang tụ tập trong căn nhà hoang để bàn việc trộm cắp, bắt cóc tống tiền thì quan quân của phủ đã tới bắt gọn. Sau khi lấy cung, đưa ra các bằng chứng bọn chúng đều nhận tội. Lại có một lần, quan lang trong triều đi qua vùng này liền bị hai tên cướp chặn đường uy hiếp, chúng muốn bày trò để vị quan này phải nộp tiền. Nhưng chẳng bao lâu sau đó Triệu Quảng Hán đã đem thêm nha dịch và quan huyện đến nhà hai tên cướp này. Vị quan huyện liền lớn tiếng: "Các ngươi có biết việc làm của các ngươi sẽ đem lại hậu họa gì không? Người mà các ngươi đang giữ là quan thị vệ trong triều, lại rất được hoàng đế tin yêu. Hơn nữa việc các ngươi làm Triệu đại phu đã có chứng cứ rõ ràng rồi. Các ngươi hãy mau thả người ra, nếu không tội của các ngươi sẽ nặng như núi Thái Sơn". Bọn này nghe vậy sợ quá vội xin chịu tội. Biện pháp mà Triệu Quảng Hán sử dụng gọi là "quân cự pháp" thực chất là một phương pháp điều tra, nghiên cứu tỉ mỉ. Chính nhờ sự thăm dò diện rộng, suy xét chiều sâu mà ông luôn nắm được thực chất tình hình, chủ động giải quyết. Nhiều hành vi tội ác của bọn tội phạm đã bị ông bắt quả tang hoặc chỉ rõ ngọn ngành. Sở dĩ ông nắm được những tin tức, biết được những điều mà người khác không biết cũng chính là nhờ biện pháp này. Thời đại ngày nay là thời đại thông tin. Ai nắm được nhiều thông tin thì sẽ kiếm được tiền. Nhưng làm sao để có được thông tin? Có nhiều cách, nhưng trong đó có việc phải thông thạo về điều tra, nghiên cứu, thăm dò. Nhật Bản thời Minh Trị có một bậc triệu phú tên là Hạ Thôn Thiện đại lang. Thời còn trẻ ông nghèo đến độ cơm không đủ ăn. Một hôm ông đem chiếc áo của vợ đi cầm đồ, đổi lấy ít tiền để kinh doanh bông. Chẳng biết là do may rủi hay duyên phận mà ông giàu lên một cách nhanh chóng. Đến 1875 ông đã trở thành bậc phú ông nổi tiếng trong vùng. Người ta ước tính số vàng của ông phải lên tới hàng vạn lạng. Bí quyết thành công của ông là gì? Ông nói "Làm kinh doanh cái quan trọng nhất là tin tức. Tôi sử dụng "chân biết bay" mà phát tài. Lúc nào tôi cũng nắm được nhu cầu tiêu dùng, đi trước người khác thì làm sao không giàu được". Thì ra cái ông gọi là "chân biết bay" chính là bưu chính. Ngày xưa người ta thường thuê những người chân dài, đi nhanh làm nhiệm vụ đi liên lạc tin tức. Cho nên tin tức mà ông thu được chính là tin nhanh. Sự chú trọng thông tin của người Nhật đã có lịch sử từ lâu. Trước những năm 40 của thế kỷ này, ngành chế tạo xe hơi của Nhật chủ yếu là sản xuất xe tải và xe khách cỡ lớn. Xe con sản xuất ít vì kỹ thuật công nghệ chưa cao. Nhưng thông qua điều tra thị trường, thu thập tin tức, phân tích nhu cầu, các nhà sản xuất nhận định rằng chẳng bao lâu nữa xe con sẽ trở thành mặt hàng trọng điểm. Thông qua kinh nghiệm 10 năm kinh doanh sản xuất, Nhật Bản đã tập trung phát triển cao độ ngành kỹ thuật này. Đến 1983, Nhật đã sản xuất tổng cộng 7,16 triệu chiếc xe con, giữ vị trí đầu bảng thế giới. Tiêu thụ nội địa 1,4 triệu chiếc, còn lại thì xuất khẩu. Do đó xe con đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của nước này. Đầu những năm 60, tivi đen trắng ở Nhật giá rất rẻ, mà các ưu điểm khác thì chẳng thua kém gì máy của Mỹ. Do đó các nhà sản xuất của Mỹ bèn chuyển sang sản xuất tivi màu. Nhận được tin này các nhà sản xuất Nhật nhận định rằng chẳng bao xa tivi màu sẽ chiếm ngôi vị độc tôn trên thị trường thế giới và Nhật. Thế là họ lao vào nghiên cứu, sản xuất với một tốc độ chóng mặt. Kết quả là tivi màu Nhật sau khi ra đời không chỉ được thị trường Nhật mà cả thế giới hoan nghênh. Đồ gốm sứ là sản phẩm mỹ nghệ truyền thống của Trung Quốc. Vậy mà tại Tây âu, chén sứ của Trung Quốc không cạnh tranh nổi với đồ của Nhật. Nguyên nhân xuất phát từ việc người Trung Quốc chưa làm tốt công tác điều tra, nghiên cứu. Chén của Trung Quốc miệng hẹp. Người Tây âu mũi cao, khi uống nước mũi thường chạm vào miệng chén, họ cho như vậy là không vệ sinh nên không thích dùng. Người Nhật nắm được điểm mấu chốt này, lập tức cho sản xuất loại chén có miệng rộng và hơi lệch một chút, như vậy rất phù hợp với thói quen vệ sinh của người Tây âu, hàng hóa bán đắt khách. Người Nhật luôn coi trọng tầm quan trọng của tin tức. Chín Tổng công ty thương nghiệp xã hội tổng hợp cỡ lớn đều xây dựng các trung tâm tin tức. Bọn họ lập 690 văn phòng đại diện ở nước ngoài, phân bố trên 129 thành phố của các quốc gia trên thế giới, hình thành lên mạng lưới thông tin toàn cầu. Trong đó tám Sanlang công ty có 142 công ty con trên 128 quốc gia, lượng nhân viên là 3700 người. Bọn họ mỗi ngày gửi 4 vạn bản báo cáo, 3 vạn văn kiện bưu điện, gọi 6 vạn lần điện thoại về trung tâm thông tin của công ty. Tính ra số dây để gói các loại giấy tờ này trong mỗi ngày có thể quấn quanh trái đất 11 vòng. Con số này có thể thấy mức độ coi trọng tin tức của người Nhật cao đến cỡ nào.