Hồi đó cả nhà tôi tản cư lên Bình Đức. Ở xóm nhà san sát đông vầy. phía trước nhà chừng trăm thước là nhà thờ thiên chúa. Phía dưới nhà tôi không xa, khu đất thánh với những hàng mộ trắng toát lạnh lùng.Vườn nhà ông Năm cạnh khu đất thánh rộng gần hai công đất. Ông sống một mình với đứa cháu ngoại lớn hơn tôi một tuổi.Chẳng biết từ bao giờ tôi đã thân với nó và có lẻ tôi đến với nó bắt đầu từ những trái chuối lửa đỏ ối mà ông Năm hay gọi tôi vào mỗi khi thấy tôi thơ thẩn ngoài ngõ lượm bông dừa câu còng.Ông Năm có cả vườn chuối lửa.Thân và bẹ lá viền màu đỏ trông rất đẹp. Trái chuối chín to bằng cổ tay, đỏ lựng, thơm lừng.Sau nhà ông Năm có ba ngôi mộ đất, không có mộ bia. Ông là người ngoại đạo nên mộ chôn ở nhà không đem vào đất Thánh.Gần sáu mươi,ông Năm vẫn còn khoẻ, vẫn chống gậy đi cấy. Sáng sớm ông mặc áo dài đen, cột tà lên cao, bịt khăn lên đầu, lặng lẽ chống gậy ra đi. Đế trưa ông quay về, bao giờ cũng có một gói xôi bọc trong lá chuối thơm nức muối mè. Và cũng không biết từ bao giờ tôi ở nhà ông Năm nhiều hơn nhà của mình. Cứ mỗi trưa, mỗi chiều thấy người ngoài đồng lũ lượt đi về thì tôi và con Phụng đứng sau bờ xương rồng, ngóng cổ ra bìa vườn trông đợi.Hồi ấy chiến sự gay gắt lắm, chính quyền Sài Gòn bắt nhà nào cũng có bảng liên gia, tối treo đèn trước cửa. Có đêm chẳng biết vì sao ông chủ ấp bắt nhà nào cũng phải khua mõ, đánh trống.Anh chín tôi, mang cái thùng thiết đã thủng đít, lấy cây sắt đánh rầm rầm.Âm thanh hỗng loạn:cốc cốc, xèng xèng vang lên khắp xóm, ngoài đường thỉnh thoảng vang lên tiếng kêu của bọn dân vệ:- Đánh mõ lên!Tôi tham gia tích cực vào công việc ấy cho tới khi ngủ gục mới chịu chui vô mùng.Sáng hôm sau người đi chợ nghe vợ tên chủ ấp thẻ thọt:- Hồi hôm “mấy ổng” về!“ Mấy ổng” là ai tôi không biết, nhưng những gia đình có liên quan tới chính quyền nguỵ thì len lét lo sợ, vừa chật vật tối đã treo đèn và cửa đóng then cài.Hai hôm sau cái đêm trống, mõ ấy, máy bay dội bom xuống ấp Đồng. Đám con nít rậm rịt gọi nhau;- Tuị bây ơi đi coi máy bay bỏ bom!Ông Năm chống gậy chậm rãi ra bìa vườn, tôi và con Phụng lót tót theo sau. Người ngoài ấy gióng gánh, đùm túm con cái chạy trở ra, có người định về trong ấy đều phải ở lại. Tôi thấy rõ những trái bom trắng toát lạnh lùng nối đuôi nhau rơi xuống, những cụm khói bốc lên đen kịt.Xa mút tầm mắt, những tàu lá chới với, nghiêng ngã. tụi thằng Tèo, thằng Xệ hò hét:- Đùng! Đùng!Bà tám Trơn có đất vườn ở trong đó liền trút nổi tức giận vào chúng:- Tụi bây ham lắm hả? im hôn!Đám trẻ cụt hứng, im re. Nét mặt người lớn nặng trĩu lo âu. Ông Năm rung rung chòm râu bạc. Mắt rấn rấn nước.Ai đó kêu lên:- Trời ơi nhà cửa, vườn tượt tiêu mẹ nó hết rồi!Hình như không đủ sức nhìn cảnh huỷ diệt đó, ông Năm kéo tay tôi và con Phụng nói thật khẻ: - Vìa con!Tới xế, máy bay không còn quần đảo, những người có đất đai,nhà cửa trong đó vội khăn nón về thăm. Ông Năm cũng khăn áo, giấu bọc gì cồm cộm trong người rồi nói với tôi và con Phụng: - Hai đứa coi nhà,ông ngoại đi xóm một chút. Ai có hỏi nói ông đi cấy chiều nghe không!Tôi ngậm trái trâm trong miệng gật đầu. Ông vừa đi khỏi con Phụng nói với tôi; - Mày ở nhà tao đi “cầu” nghe!Tôi ừ, nhưng nó vừa đi, tôi cũng khép cửa lẻn theo sau. Con Phụng khom người men theo bờ xương rồng. À nó “theo dõi” ông ngoại của nó.Tôi bám theo sát lưng.Bị lộ nó thùng thẩy với tôi, rồi hai đứa vòng qua khu đất thánh.Gần khu đất thánh là rẫy hoa màu, hành và hẹ sắp thu hoạch toả mùi thơm nồng cả mũi.Phụng ló đầu lên khỏi ngôi mộ, ngó nghiêng rồi nói: - Ông ngoại đâu mất rồiTôi chỉ: - Kìa, sau cây rơm đó!Hai đứa nhảy qua mấy líếp hành để chạy qua cây rơm.Một phụ nữ quảy đôi thùng, chặn ngang: - Đi đâu đó? Về nhà đi, nắng lắm!Không biết là ai? Bởi chiếc khăn đội đầu choàng kín mặt,lại thêm cái nón lá sùm sụp.Chạng vạng tối ông Năm mới về.lụm cụm nấu cơm. Ở nhà tôi và con Phụng bắt ghế leo lên chiếc gióng treo nồi cơm và niêu cá bóng kho khô ở chái bếp ăn hết cơm nguộiBuổi sáng,trời sese lạnh. Tôi lười lĩnh quấn cái mền dù ngủ nướng.Chuông nhà thờ bỗng đổ một hồi bảy tiếng. Má tôi đang lui cui dưới bếp chép miệng: - Trong đạo lại có người đàn ông chết!Tôi tung mền định đánh răng rồi đi nghe ngóng. Thường thì những người có đạo, lúc hấp hối rước “cha” ( Linh mục nhà thờ) đến đọc kinh thánh rửa tội. Đàn ông chết giật bảy tiếng chuông, đàn bà thì chín tiếng.Vừa lúc ấy chị tôi đi chợ về, đặt cái giỏ đầy rau cải xuống ghế và hớt hải nói - Má ơi ông mười So bị ám sát!Má tôi chỉ ừ,còn tôi phun vội bọt kem xía vào:- Trời ơi! Sao mà thấy ghê vậy?Vậy tối mình đóng cửa treo đèn sớm để bị ám sát chết!Chị tôi trề môi: - Mày định lên làm chủ ấp thế ổng hay sao mà sợ bị ám sát?Má tôi giấu nụ cười:- Tụi bậy ăn no rồi nói bậy không hà.Đám tang tên chủ ấp vô danh tiểu tốt mà sao có lính gát mấy ngã đường.Nhiều xe jép đậu ngoài ngõ.Có đội kèn tây, có vòng hoa tưởng niệm… trên chiếc quan tài sơn hực hở, phủ lá cờ vàng ba sọc đỏ.Một tên,không biết lính gì mà mặc quân phục trắng toát có hoa mai bạc trên vai, đỡ lấy và an ủi bà vợ trẻ đang gục khóc bi ai trước quan tài chồng với hai đứa con.Xong đám tang, bà chủ ấp vội vã thu vén đồ đạt cùng hai con về Mỹ Tho.Chiếc cổng xanh khép im ỉm với sợi dây xích và ổ khoá bự chảng.Người lớn xì xầm:- Cha Mười So không chỉ là chủ ấp bình thường mà còn là tay tình báo đặc biệt.Vài hôm sau một tên khác được đưa đến nhận chức danh chủ ấp( dân vùng này chẳng ai chịu nhận cái chức đó cả), tuy nhiên vẫn có kẻ thích làm “quân sư ”. Khi tên chủ ấp mới tới thì bọn người này ra vào nơi hắn ở, dẫn hắn xuống gặp gỡ, nói chuyện làm quen dân….Mùa đông năm ấy, cái lạnh kéo dài. Chuông nhà thờ thỉnh thoảng điểm chín tiếng, bảy tiếng. Người ta chết vì bệnh tật, vì già, nhiều hơn cả là do bom đạn.Ông Năm già hơn sau mùa đông ấy. Ông vẫn quấn khăn lên đầu, mặc áo dài đen đi ruộng. Chiếc gậy tre trên tay ông như bóng hơn khua nhẹ theo bước chân ông trên con đường đất.Buổi trưa ông chưa về, tôi và con Phụng kéo nhau ra khu đất thánh xem người ta đưa đám ma vào đó để chôn.Bỗng nghe tiếng thằng Xệ gọi thất thanh:- Phụng ơi ông Năm chết rồi!Tôi và con Phụng nhảy qua mương định rượt bắt, vả vào miệng nó vài cái,bởi cái tính lý lắc hay chọc chúng tôi. Thằng Xệ không ba chân bốn cẳng bỏ chạy như thường ngày.Khi con Phụng giá tay, nó đứng im đôi mắt rân rấn nước: - Em nói thiệt chớ bộ, hổng tin ngó xuống nhà mà coi!Chúng tôi ngoái lại, thấy một nhóm người đang chạy theo chiếc võng khiêng một người trên đó. Những người chòm xóm đưa tang lập tức chạy ra khỏi khu đất thánh đổ về phía nhà ông Năm. Tôi và con Phụng chạy tắt qua vườn, chui qua rào xương rồng,bị gai xước rướm máu tay mà không để ý.Đàn ông, kẻ chạy mua hòm,kẻ tháo vách, người tắm rửa thay đồ cho ông Năm.Người quày quả chạy đón xe đi Xoài Hột, Long Hưng…. để gọi con cháu ông Năm về. Đàn bà soạn áo quần cho ông Năm, soạn nồi, thau, rổ rá, dụm bếp, nổi lửa một góc sân sau. Má tôi và mấy người nửa quảy gánh đi chợ.Trong vạt áo dài đen cột túm lấm lem bùn và máu, người ta lôi ra một bộc ổi chua.Không phải là mùa cấy lúa nên không có xôi, ông hái ổi trong vườn nhưng chưa kịp đem về cho hai đứa tôi.Ông Năm đã vĩnh diễn ra đi, vầng trán ông chau lại hình như ông còn một điều gì đó chưa kịp làm xong.Tôi ngơ ngác một thời gian dài, nước mắt nhớ ông tạo thành dấu hỏi: vì sao ông Năm bị bắn chết?Ông Năm chết không lâu thì hoà bình.Mọi người rộn rịp trở về quê.Tôi gói ghém kỷ niệm tuổi thơ giả từ xóm Chợ,theo má và anh chị,lên con tàu nhỏ xuôi theo nhánh sông Tiền.Mang theo câu hỏi ấy suốt hơn ba mươi năm.Bây giờ tôi đứng đây,ngôi nhà lá lụp sụp đầy kỷ niệm đã thay bằng ngôi nhà ngói mới.Dưới bụi chuối lửa còn sót lại, đang trổ buồng tàn lá xanh, xum xuê viền đỏ, là mấy nấm mộ xi măng mới quét vôi trắng có nhiều hoa cuốn kèn.Phụng xiết tay tôi, giọng run run, nghèn nghẹn:- Anh Trần định phá hết chuối lửa, trồng nhãn cơm suồng,tao cản lại. Ảnh chừa mấy bụi chuối để tao chờ mầy. Cứ mỗi lần chuối chín tao mong mày và nhớ ngoại – nói lau vội nước mắt - Hồi đó, ngoại là hội trưởng hội nông dân. Ông Mười So đã chỉ điểm cho máy bay dội bom xuống ấp Đồng, ngay căn cứ của bộ đội dừng quân. Ông Ngoại đã theo dõi và đưa người về “diệt” nó.Tụi nó theo rình mò và bắn ông để trả thù … Uỷ ban xã định đưa mộ ông về nghĩa trang nhưng tao nói để ông nằm cạnh bà cho ấm cúng.Tôi bâng khuâng nhìn ra khu đất thánh, dày đặc mộ, bao nhiêu năm qua, biết bao con chiên đã nằm xuống.Phụng trách:- Mày thật tệ, về xứ rồi mất tiêu, không một lần quay lại thắp nhang cho ngoại.Tôi nhìn nó không biết nói sao. Ba mươi năm qua, tôi đã vật lộn với cuộc sống nghèo túng, khó khăn. Nhớ lắm nhưng đành chịu.Trong ánh hoàng hôn và gió chiều, tôi thấy tóc của Phụng lốm đốm bạc. Lòng tôi se lại.Người ngoài đồng lác đác trở về. Bất chợt hai chúng tôi cùng nhìn ra bìa vườn,nghe như trong gió vấn vương mùi xôi và muối mè bọc trong lá chuối. Nhưng con đường đã láng nhựa và không có bóng ông Năm.Mắt hai đúa tôi ngân ngấn nước. Ngọc Lê Tháng tư - Kỷ niệm một lần trở về Bình Đức