-Thương nhớ gửi anh em 201, Kính nhớ anh linh Ðại Úy Klang bị sát hại tại Ðập Ðồng Cam
Tin Thiếu tá Hải tử thương đã làm cho anh em quân nhân và dân chúng trên con đường cặp theo đập Ðồng Cam bàng hoàng thương tiếc. Ông là người chỉ huy sở 2 mở đường máu trên con lộ 7B nầỵTôi nhận được tin nầy vào khoảng xế trưa, chiếc xe jeep của ông bị bắn hất tung lên. Anh em lôi hổ vùng hai vẫn kiên cường phá chốt tiến lên từng thước đất…Tiếng súng đã diu dần. xe nhút nhít tuy chậm mà có tiến về hướng quận Hiếu Xương…
Chiếc Dodge của tôi với nhiều vết đạn loang lở, kiếng chắn gió bể to hơn bàn tay, đó là kết quả của mấy lần Việt Cộng pháo kích vào quân đoàn, đơn vị tôi đóng cạnh Truyển tin đã bị ăn khá nhiều đạn, cũng may là không bị thiệt hại về quân số, bây giờ trên xe chỉ còn có 4 tay súng còn lại là đàn bà con nít trên chục người. Hạ sĩ Giác vẫn bình tỉnh lái xe, tôi ngồi ghế trưởng xa,giữa tôi và tài xế là ba mẹ con, vợ của một sĩ quan thiết giáp lạc chồng xin quá giang.phía sau chen chút nhau ngồi, chiếc rờ mọot đầy ấp vật dụng, từ bếp dầu, gạo, thức ăn,ba lô quần áo, mùng mền, ghế xếp…
Trên mỗi gương mặt bơ phờ vì mất ngủ thiếu ăn, đoàn quân vẫn vững tay súng lầm lũi theo đoàn xe chậm bước… Như vậy là các chốt đã bị Lôi hổ bứng gốc…Vận tốc bắt đầu tăng dù vẫn còn di chuyển rất chậm… Hình như trong tâm mỗi người lính, mỗi người dân đều đang nguyện cầu xin ơn trên hộ trì cho buổi về được tới nơi tới chốn… Liên tiếp bao nhiêu ngày thần kinh quá căng thẳng với cái chết cạnh kề… Giờ phút nào cũng trông thấy cái chết, vì đoàn quân quá dài, di chuyện thật chậm, Cộng quân từ trên núi bên trái cứ nhắm đoàn quân mà bắn, viên đạn nào không phá xe thì cũng lấy đi một sinh mạng, may mắn không chết thì cũng gây một vết thương.Những công sự chiến đấu mà trước đây mấy năm quân đội đồng minh Ðại Hàn xây phòng thủ dọc theo núi bây giờ là là trú điểm của tử thần réo gọi hồn quân dân đang di chuyển trên lộ 7B nầy. Bên trái con đường, đập Ðồng Cam đầy xác chết, những xác chết từ mấy ngày qua nổi bập bềnh trên mặt nước, căng phù da đen sạm, nhiều sợi dây chuyển vàng hay dây thẻ bài căng khuyết vào cổ…Hình ảnh ghê rợn đó luôn luôn có trước mắt, Cứng lòng cở nào cũng phải xót xa.. Người chết tạm coi như yên thân, người sống rồi sẽ ra sao?. Nạn tai còn bao nhiều lần gian khổ nữa,…Buổi chiều khi chiếc xe tôi vừa qua khỏi cầu phao thì một chiếc GMC không biết vô tình hay cố ý trật bánh giữa lòng cầu ngay chỗ tiếp giáp với mặt nước… vậy là đoàn xe trên mấy trăm chiếc phải nằm tại chỗ mà Cộng quân thì đang truy kích gần kề… Số người bỏ xe băng sông ngày càng nhiều, tạo cảnh lê thê lếch thếch trên đường di tản…Tôi còn may mắn hơn rất nhiều người, còn di chuyển bằng xe, hầu hết các xe jeep đều bị bể kết nước, bị hất ngã bên vệ đường, số xe bất khả dụng càng lúc càng tăng dần, số người lếch thếch lội bộ ngày càng đông, không hiếm đàn bà con trẻ, một vài hình ảnh tôi vẫn còn nhớ rất rõ, một ông chú khoảng ngoài 40 tuổi tay dắt một con ngựa đi dưới ruộng cặp theo lộ, cứ mỗi lần chạm súng là chú cố gắng đè con ngựa nằm xuống, một người trung niên khác tay cầm khung sườn xe đạp cũng lầm lũi từng bước trên đường ruộng, tôi hiều, tài sản của người đã mất hết, chiếc xe đạp cũng không còn bánh.. có lẽ quá rối loạn nên người vẫn đi trong vô thức mà có lẽ người chẳng biết mình đi đâu, tay đang cầm cái gì…Sinh mạng con người trên đoạn đường nầy rẻ hơn bèo… Tôi gặp một chiếc xe jeep dân sự sơn màu trắng bạc mang số xe ẩn tế, có lẽ là của một ty sở nào đó xe nằm bên vệ đường, trên xe có 4 xác chết, với một thiếu phụ ngoài tuổi 40 còn sống ngồi bất động trên xe… Xa xót trong lòng nhưng chằng ai làm gì được trước số phần quá cay nghiệt đã dành cho quân dân quân đoàn 2…Người đàn bà nầy rồi sẽ ra sao!
Ðoàn xe rồi cũng tiến dần qua khỏi vách núi.. Ðã thấy xa xa có nhà dân, tôi nghe tiếng súng lại nổ dòn dã từ toán đi đầu, và từ phía trong xóm nhà dân lá cờ vàng, lá cờ thân yêu với ba sọc đỏ được một người lính cầm cán phất vội vàng, tiếng súng im ngay, thì ra lính địa phương quân của quận Hiếu Xương đã bắt tay được toán mở đường… Mọi gương mặt rạng rỡ hẳn lên, sinh khí trở lại trên từng gương mặt quân dân, trời chiều bảng lảng, nắng nhạt dần mọi người cảm thấy dễ chịu rồi những nhà dân bắt đầu xuất hiện, dân chúng, đàn ông, đàn bà, trẻ em đứng dọc theo hai bên đường, người mang nước, người mang cơm, bánh… đoàn xe vẫn chầm chậm tiến, tôi ngồi trên đầu xe với trung sĩ Mỹ, tay với nhận chén cơm từ tay một cô gái bên đường, cơm trắng với tàu hủ kho… Tôi nhìn chén cơm, lòng không khỏi xúc động… Thì ra hôm nay là ngày rằm… Tình quân dân lần đầu tiên trong đời lính tôi thấy thật thấm thiết… Anh lính Cộng Hòa ơi! Mừng cho anh về từ cõi chết… Tôi nhìn cô gái với nụ cười thật duyên dáng…. Chén cơm trắng tôi ăn thật ngon miệng.. vào tới quốc lộ xe rẽ trái hướng về Tuy Hòa… xe qua cầu Ðà Rằng,nước sông ròng sát đáy, chiếc cầu nầy do Công binh Việt nam Cộng Hòa xây dựng, cầu dài và rất đẹp, trời đã sẫm tối, thành phố Tuy Hòa đầy vẽ nhộn nhịp vì lính quá nhiều, xe nhà binh xuôi ngược khắp các nẻo đường, lính tráng thì áo quần vương đầy cát bụi, mặt mũi bơ phờ, mắt quầng thâm mất ngủ. Tôi cho xe ngừng tại một ngã tư nơi có dãy phố có lẽ là trục lộ chính của tỉnh lộ, đậu xe sát lề đường chọn một khoảng hành lang của dãy phố lầu làm điểm nghỉ qua đêm…Không tìm được nước rửa mặt… lại gạo sấy thịt ba lát….cố ăn vội vàng để rồi còn phải ngủ lấy sức tiếp tục con đường còn xa dịu vợi mà hơn mười ngày nay có ngày nào ngủ được hơn 2 giờ đâụGia đình binh sĩ và mấy chú lính trải poncho quây quần nằm nghỉ, Ngoài đường đã hơn 10 giờ đêm mà vẫn còn ồn ào xe qua lại…khung cảnh ban đêm không có được vẽ mát dịu yên lành, đêm nặng nề, đêm chờ đợi…, tôi thức giấc mấy lần trong đêm, dù thân xác quá mệt mỏi mà vẫn không tìm được một giấc ngủ an lành…, châm thuốc hút đi vòng xem anh chị em ngủ, trên nhiều hành lang khác, nhiều toán người cũng đang ngủ như toán của tôi, cũng có nhiều anh em thức hút thuốc ngồi nhìn ra đường..,.Ngày mai chưa biết rồi sẽ ra sao??
Buổi mai trời lành lạnh dù là đang trong những ngày cuối tháng ba… Trời có nhiều sương mù, nước còn ván đọng trên thành xe… Mọi người nhậm lẹ ngồi dậy thu xếp lại hành trang, tìm chút nước rửa mắt qua quít, tôi đi dọc theo lộ tìm mua được mấy ổ bánh mì nguội, mềm xèo, chia cho anh em ăn sáng, vợ con người sĩ quan thiết giáp nhắn lại lời cám ơn và từ giã tôi, tôi hiều tại sao chị lại dắt con ra đi sớm, chị bỏ đi dù biết rất khó tìm phương tiện về Nam, phải chăng vì những ánh mắt không mấy thiện cảm của các chị ngồi phía sau thấy tôi ưu đãi cho mẹ con chị ngồi chung cabin với tôi… Thấy người họan nan thì thương, trong hoàn cảnh nầy giúp ai được việc gì thì tôi cố gắng làm khi thấy việc làm đó không có gì hại tới mình, tới anh em là được rồi…
Xe lên đường khi mặt trời chưa lên, theo hướng quốc lộ xuôi về Nam…Giác tài xế vẫn vững vàng tay lái trên quốc lộ… Rồi cũng tới thành phố Nha Trang an toàn, tất cả những quân nhân đều bị gom vào trại tiếp cư, riêng toán của tôi có mang phù hiệu hình tam giác với số 20 nằm trong tâm vòng lục đại chiến nên được thong thả vào thành phố, xe giảm dần tốc độ, trên đường phố tôi thấy xe quân đội xuôi ngược, dù chưa mất trật tự nhưng khung cảnh vẫn nhìn thấy được có lắm nỗi bất an. Xe ngang qua Pháp Ðình. Tòa án hình như mới xây trông uy nghi lắm… Chữ Pháp Ðình nét to chữ vàng ónh ánh… Tôi thấy có một xe quân đội cũng chạy chậm chậm ngang qua, quân nhân trên xe không biết nghĩ gì, đã bắn lên trời một băng M16, âm thanh dòn dã ngay trước…Pháp Ðình., đơn vị của tiều đoàn nằm trên đường ra Hải Học Viện, sau phi trường., đại đội 204CTCT, Anh Uông Ðại Lực, khóa Nguyễn Trãi 1 hiện là đại đội phó đơn vị nầy, anh là niên trưởng trước tôi 3 lớp tại trường Trung Học Gò Công.Ngay buổi trưa hôm đó, Nguyễn Thế Phương( Chinh Tri Kinh Doanh ÐL, Khóa 9/68), dẫn tôi tới một khách sạn mà anh quen. Tại đây tôi được tắm với vòi hoa sen, với xà bông Dove, thôi thì chà vuột xà bông đôi lần mới trôi hết bụi đường xa, Thay quần áo trận sạch sẽ, tôi cảm thấy người nhẹ nhàng, Phương đã ngồi sẵn trên bàn ăn, chỉ có hai anh em, Tô canh chua cá biền, dĩa thịt gà kho sả ớt mặn, dĩa rau sống, cơm trắng còn bốc khói… Tôi ăn với cảm giác ngon miệng vô cùng, bây giờ tôi đã quên tên khách sạn, nhưng vẫn còn giữ được liên lạc với Anh Phương.Về đây sắp xếp chỗ ăn nghỉ xong,Tiểu đòan bị thiệt hại nhân mạng không đáng kể, Anh Ðại úy Klang bị bắt và bị giết tại bờ sông ba gần đập Ðồng Cam, hai ngày sau đại đội nhận lệnh phân toán công tác tại các trại tiếp cư thuộc thành phố Nha Trang.Tiểu đoàn trưởng bỏ anh em chạy từ Pleku vẫn còn giữ chức cũ.Thân mình cũng chạy tóe khói mà bây giờ lại đi ủy lạo những bạn đồng hành… Toán tôi phối họp với các toán cứu trợ thuộc các tôn giáo, từ Sài Gòn ra cũng có, từ địa phương cũng có, ngoài những nhu yếu phẩm cần thiết như gạo, dầu ăn, chiếu mền… Còn có bông cải tươi, không biết từ đâu chỡ về.. Buổi cơm trưa, thằng Mỹ luộc bông cải chấm nước tương dầm ớt ăn cũng thật là ngon…, Công tác khoảng chưa tới tuần lễ, buổi trưa về ăn cơm, mấy chú lính bàn tán… Tiểu Ðoàn trưởng dông nữa rồi…Lòng tôi thấy buồn lắm. cấp chỉ huy mà tệ vậy sao? Bảng quân đoàn 2, buổi trưa tôi còn thấy treo vững vàng lắm mà!!… Tôi âm thầm ra lệnh cho anh em trong toán chuẩn bị hành trang du lu… Xếp dọt, mình dọt, ngu gì ở lại, sau kinh nghiện lần ra đi tại Pleiku… nắng còn le lói buổi chiếu, tự tay tôi cầm lái, vì hạ sĩ Giác không chịu đi mà muốn về lại KonTum…theo sự chỉ đường của Trung Sĩ Mỹ, thằng em lúc nào cũng cạnh kề bên tôi, tôi theo dòng xe cũng nối đuôi nhau, tuy chưa mất trật tự lắm… hướng Ba Ngòi chầm chậm tiến., xe bị ùn tắc trước cầu Ba Ngòi, xe tôi cách cầu khoảng trăm thước, Anh chị em xúm xít bên lề đường cho buổi ăn tối, trời tối hẵn, đèn nhá nhem với số lượng người cũng như xe cộ đông đảo, hơn 9 giờ đêm, trong lúc một người đang chuẩn bị ngủ thỉ một tiếng nổ vang trời từ cầu, xe rục rịch di chuyển ngược trở lại, tôi trở đầu xe, chạy chầm chậm theo đoàn xe, tôi thấy tay lái khó điều khiền, xe có khuynh hướng lấn lề, một chị ngồi phía sau nói lớn:
-Coi chừng Trung úy ngủ gục!
Tôi biết tôi rất tỉnh, nên ngừng xe lại, Thằng Mỹ cũng lẹ làng nhảy xuống xe theo tôi… Thì ra bánh xe sau bị xẹp.May là trong xe có bánh sơ cua, có dụng cụ tháo mở ốc xe.. vậy mà mấy thầy trò lui cui cả giờ mới thay được bánh, trong lúc đoàn xe đã khuất dạng phía xa, trời tối thui, yên lặng bao trùm thật đáng ngại, rồi tôi cũng lái bắt kịp đoàn xe,,,Ðêm đó có ngủ nghê gì đâu, thấy yên lặng nhiều xe chạy trở lại hướng cầu, năm xe rồi mười xe, rồi cả đoàn xe quay lại… Thì ra cầu bị sập, tôi cũng không biết chính xác lý do, có tin là A 37 thả bom phá sập cầu chặn đường về Nam,
Trời sáng dần, tôi mon men đi đến chân cầu …tiếng động cơ xe nổ máy vẫn ầm ỉ, tiếng người nói chuyện vẫn ồn ào dù trời chưa sáng hẳn, tôi không biết tên con sông là tên gì? Bề ngang cũng hẹp tựa như con kinh trước nhà tôi ở Gò Công, nước ròng cạn sát đáy, không phải nước ròng mà tại mùa nắng nên sông không có nước, Giữa dòng là một khe nước nhỏ, nước trong vắt chảy lững lờ, đáy sông là cát khô cứng với khá nhiều đá cụi, viên to bằng trái banh, nhỏ cũng bằng nắm tay… rất nhiều xe đã qua được sông cũng lắm xe chết máy nằm ụ rải rác…Tôi đứng hút thuốc quan sát, Thằng Mỹ chắc lưỡi:
-Khó ăn quá ông!Cái dốc thẳng đứng, tới mí nước lại phải ôm cua thẳng góc Phần có nước chảy cát lại mềm…
Tôi theo con dốc xuống lòng sông đứng quan sát thật gần chiếc GMC đang qua sông, tôi nhìn từng chiếc từng chiếc qua sông
-Cũng không khó lắm đâu,vô số mạnh chạy số hai, tới mí nước sang qua số một làm sao vô số một cho đúng lúc đừng để kẹt số thì xe không bị chết máy lún cát
Tôi trở về xe, bắt đầu cho xe lăn bánh theo dòng,tôi ra lệnh, tất cả đều xuống xe, phụ đẩy phía sau khi xe vừa cán mí nước,tôi đề pa bằng số 2, kéo cần số mạnh, xe vừa chí mí nước tôi trả cần số về số một cộng thêm mấy lực đẩy phía sau, tiếng xe rú lên với âm thanh ngọt ngào…Xe quẹo cua theo triền sông lên mé…thế là xe tôi qua được, bắt đầu chạy khi mọi người trong xe yên vị…Ðường quốc lộ khá tốt, xe lưu thông cũng thưa thớt vì trời chưa sáng hẳn.Tôi lái từ từ khoảng 30-40 mile/giờ, hai bên đường vắng vẻ, nhà cửa lưa thưa, đồng ruộng trống vắng…
Phan Rang trước mặt tôi, quê hương của Tổng Thống thì đời nào ổng bỏ cho Cộng Sản chiếm??!!Tôi chạy qua vài con đường trong thành phố Phan Rang rồi bắt đầu rời tình.Xe ngược chiều cũng nhiều, đường tráng nhựa nhưng cũng có nhiều ổ gà, dù đường lạ tôi vẫn giữ tốc độ tối đa của xe Dodge là 60 miles xuôi về Phan Thiết, Thằng Mỹ thỉnh thoảng mồi cho tôi điếu thuốc, trên xe yên lặng, gương mặt mọi người bớt đi niềm lo lắng… vì tai không còn nghe tiếng súng, mắt không còn thấy cảnh chết chóc.
Xe qua khỏi cây cầu vào Phan Thiết, tôi bớt ga và dừng bên lề trái, mặt tiền phố thị hai bên khang trang, căn phố trước mặt tôi là một tiệm vàng, xe cộ vẫn rộn ràng qua lại. Tôi cho mọi người thong thả đi kiếm mua thức ăn tươi. Tôi và thằng Mỹ đứng cạnh xe nhìn ông qua bà lại. Gió Phan Thiết thổi khác Nha Trang, hình như trong gió có bụi, Trời nắng gay gắt có lẽ đã đứng bóng.
-Mời Trung Úy vô nhà dùng cơm
Tôi hơi ngỡ ngàng trước lời mời của một bà chị khoảng ngoài 30 tuổi( tuổi tôi lúc bấy giờ đang ở hàng hai) thì đã nghe chị nói tiếp
-Ðông quá, tôi thấy ai hiền hiền tôi mới dám mời vô nhà dùng cơm…
Tôi cười xả giao nhìn chị có ý hỏi:
-Tôi có thằng em nầy nữa,Chị gật đầu đồng ý.Một anh Trung úy đứng gần tôi thấy vậy cũng xin chị ăn cơm vì mấy ngày nay chì có bánh mì khô, chị cũng đồng ý
Ngôi nhà nằm trong con hẻm, nhà một căn, phòng khách rộng rải lót gạch bông, ngồi ghế giây lát, chị bưng măm cơm với 2 phần cho tôi và Mỹ, sau đó một măm cho anh trung úy kia. Phần ăn là món canh và món mặn thit khọBụng đang đói, sức còn trai tráng, chị phải hai lần mang thêm cơm trắng…gặp dịp là phải ăn thật no… vì chiều nay hay ngày mai….biết sẽ ra sao? Ăn xong chị mang trà rót mời uống… Khi cám ơn từ giã chị còn cho mỗi người một gói thuốc President có đầu lọc, đây là lọai thuốc có giá đắc nhất lúc bầy giờ ( 400$)và cũng không quên gửi lời chúc thượng lộ bình an…
Thì ra, trong cảnh hỗn mang, hoa hồng vẫn nở…Hình ảnh dịu dàng của chị tôi nhớ mãi, giữ làm kỷ niệm đẹp trong cuộc đời. Tôi không biết tên chị… Với thời gian tôi không còn nhớ vị trí nhà chị, tôi cũng không có ý định trả ơn vì tôi biết tôi không có dịp nào trở lại đây lần nữa, tôi chỉ biết nhớ để lấy đó làm niềm vui mọi khi nhắc đến con đường di tản. Tấm lòng của người dân làm cho ngưới lính Cộng Hòa xúc động… Thì ra có gương mặt hiền hiền nhiếu lúc cũng đở khổ.
Trời gay gắt nắng, tôi lái xe hướng về Bình Tuy, tiếng súng không còn nghe thấy trên đoạn đường nầy, con đường tráng nhựa tuy nhiên cũng có rất nhiều ổ gà, tới ngã ba Bình Tuy trời đã xế chiều, Bên mặt lộ có một xóm nhà, tôi cho xe tấp vô lề dưới bóng mát của nhiều cây to, đã có nhiều xe cũng dừng lại đây, người nằm kẻ ngồi …trong cảnh màn trời chiếu đất, lân la tìm hiều thì ra muốn vào tỉnh phải bỏ tất cả vũ khí lại, đó là lệnh của Tướng Nhật, tư lệnh chiến trường Bình Tuy. Tướng Nhật rút kinh nghiệm của các tỉnh mà đoàn quân di tản đã đi ngang qua, người lính cùn đường, trong tay lại có vũ khí dễ trở nên nguy hiểm…
Lúc học ở quân trường, huấn luyện viên vũ khí cũng như sĩ quan cán bộ thường xuyên nói với khóa sinh:
-Súng là vợ, đạn là con, các anh phải bảo trì cẩn thận, không bao giờ để súng đạn thất lạc.
Bây giờ là thời chiến, lính lại không có vũ khí trong tay thì…khó coi quá. Bởi vậy từ ngả ba Bình Tuy tới nơi giải giới vũ khí, tôi nhìn thấy xe quân đội, san sát đậu nép bên lề, quân phục thì đủ mọi binh chủng,Cũng có rất nhiều quân nhân bỏ súng lại vào tỉnh, số súng càng ngày càng chất cao, Nhìn cảnh nầy lòng tôi rất hoang mang, tôi không thể nào hiểu được, có lẽ cấp tá, cấp tướng đứng trước cảnh nầy cũng khó hiểu như tôi…Chỗ dừng quân tương đối gần nhà dân nên việc nấu cơm cũng dễ dàng, thực ra chỉ có nồi cơm còn thức ăn vẫn là thịt ba lát với muối, đâu có hàng quán gì gần đây để mua thức ăn tươi, với lại tiền bạc của anh em trong toán cũng rất là eo hẹp…
Khá đông bạn đồng hang, hang ngày tôi được nghe nhiều chuyện bi hài trên đường di tản vừa qua, trong nhóm nầy có một chị biết bói bài và xem chỉ tay… Tôi thấy chị xem cho nhiều người…Trong lúc rỗi rảnh tôi cũng chìa tay nhờ chị xem giúp… Về gia cảnh vẫn cha mẹ anh chị đang trông chờ, người yêu cũng đang nóng lòng… Chị còn nói tiếp về tương lai mà sau nầy nhớ lại tôi thấy chị phán rất đúng
-Sau nầy trung úy đi đâu cũng có lính mở đường, ngủ trong thành tường cao, có lính canh gác cẩn thận….Lúc đó tôi nghĩ là quân nhân thì ngũ trong trại lính có lính gác… Chứ đâu có ngờ tôi vào tù, đi có lính canh, ngủ có lính gác…!!
Toán của tôi nằm ở đây gần 4 ngày, buổi trưa bên kia đường, một ngỏ khác vào tỉnh, Thiết giáp di tản đụng với lực lượng giữ an ninh tỉnh. Mấy trái đạn hỏa tiển Tow bắn thiết giáp lật ngang, vài binh sĩ tử thương, tôi có đến gần xem, một anh lính thiết giáp bị xe đè còn sống, miệng không ngớt kêu cứu… Lý Nguơn Bá cón sống chưa chắc nhấc được xe lên…thì thôi đành chịu, thương cho anh lính, chết dần trong đau đớn.
Tôi thấy một đoàn xe khá dài tương đối có nề nếp, chiếc xe jeep dẫn đầu có gắn sao… Tôi nhận ra ngay Tướng Lâm Quang Thơ dẫn trường võ bị về, đoàn xe nầy nhập tỉnh dễ dàng…
Cuối cùng tôi quyết định vào tỉnh, chiếc dodge có một hộc nhỏ hình vuông nằm gần bình xăng chứa dược 4 khẩu M16, tôi cho súng vào dùng khóa khóa lại…. Xe từ từ ngang qua toán quân cảnh kiểm soát… Tôi cho biết cả toán là quân nhân thuộc tiểu đoàn 20CTCT, nên xe thong thả qua trạm kiểm soát, không bị lục tìm kiếm vũ khí cất giấu
Tôi chạy chậm chậm trên lề đường, tìm một quán bên đường uống nước.Những ly cà phê đá chưa kịp uống xong thì có một chiếc xe jeep đậu sát đầu xe tôi, người tài xế chạy vội đến bên tôi. Thì ra hạ sĩ Tăng Ðình Hùng, chú tài xế của Ðại úy Thiện lúc tôi còn ở Tiểu Ðoàn 50CTCT,sau đó Hùng thuyên chuyển về nguyên quán, và hiện là tài xế cho tham mưu phó CTCT tỉnh. Hùng mừng lắm khi gặp lại tôi dù trong hoàn cảnh nầy…, lúc còn ở Sài Gòn, tôi cũng có đôi lần nhậu với Hùng, và chú em nầy cũng rất mến tôi. Thế là cả toán theo nhau về nhà Hùng tạm trú… Hay không bằng hên, giữa cảnh đường phố xuôi ngược đủ các sắc lính mà Hùng nhận ra tôi, Chiều hôm đó dù đang trong cảnh loạn lạc hai thầy trò cũng cưa gần hết hai chai chó chồmvới một dĩa mồi và mấy chén cơm đạm bạc….
Tin tức đến dồn dập, tỉnh nầy rồi tỉnh kia thất thủ, binh sĩ đến Bình Tuy có thể sẽ tái trang bị trở ra tái chiếm Ðà Nẳng,Ðường về Sài Gòn bị tắc nghẻn tại Rừng lá, Cộng quân làm chủ tình thế tại khu vực nầy, có mấy chiếc xe liều mạng chạy qua đều bị bắn cháy, chính vì vậy mà tôi nấn ná tại Bình Tuy chờ mở đường, với nhiều tin tức không mấy sáng sủa tôi quyết định rời Bình Tuy, tất cả đồ tế nhuyển trên xe giao lại cho Hùng, tôi, Mỹ và vài người lính nhờ Hùng chỡ ra bến tàụ, mấy chị em gia đình bình sĩ đều quê ở vùng hai nên nấn ná ở lại chờ về lại nhà, xế chiều mấy thầy trò xuống đò máy xuôi về Long HảịNước ròng nên phải hơn 6 giờ chiều tàu mới bắt đầu khởi hành, chạy cặp theo bờ biển, mút tầm mắt là rặng cây xanh lờ mờ…
1 giờ khuya ( Khoảng ngày 7 hay 8 tháng tư-75 )tới biển Long Hải, nước ròng phải đậu cách bờ khoảng hơn 200mét, ai muốn vào bờ sớm thì lội nước, bằng không chờ sáng nước lớn lên đò sẽ cặp bến.
Trời tối đen, tôi thử bước xuống nước, may quá nước chỉ tới rún, tôi và Mỹ với mấy chú lính vai mang ba lô lội nước vào bờ…. Trên bải biển tràn ngập người, poncho và chiếu trải sát vào nhau chúng tôi phải dò từng bước mới đi vào được khu phố, đi vào thật sâu mới tìm đườc một hành lang còn trống để mấy thầy trò ngả lưng tạm chờ sáng….
Buổi sáng, lại gặp may mắn,người chủ chiếc xe hàng đồng ý cho 4 anh em tôi lên xe miễn phí với điều kiện thu tiền 20 người khách trong trật tự cho lên xe. Chuyện nầy không khó với chúng tôi và xe tới Sài Gòn an toàn
Tôi đón xe ôm về ngả Tư Bình Hòa, nhà chị tôi ở đó, Hỏi thăm tình hình qua người Anh rể và người em rể, tin tức không được sáng sủa lắm, nhiều cấp chức cao đã bỏ ra đi… dù sao tôi cũng phải về Gò Công thăm ba mẹ, anh chi… gia đình đang trông tôi từng ngày từng phút.
Sau một ngày về thăm nhà,tôi trở lại Sài Gòn bằng Honda, đường quốc lộ Gò Công Sài Gòn, 58 cây số vẫn xe xuôi ngược trong khung cảnh bình thường.Tôi trình diện tại Cục Tâm Lý Chiến, Doanh trại Tiểu Ðoàn 50CTCT( Trại Nguyễn Bỉnh Khiêm) bây giờ tạm thời cho các đơn vị CTCT di tản tạm trú.Chức vụ Tiều đoàn trưởng được bàn giao tại ban quân xa, với thành tích bỏ đơn vị 2 lần Tiểu đoàn trưởng đương nhiệm( Khoa14) bàn giao cho Thiếu tá Minh, Tham mưu phó CTCT Lâm Ðồng người dẫn thuộc cấp về Sai Gòn an toàn được tổng cục bổ nhiệm chức vụ tiểu đoàn trưởng,tôi tạm thời bỏ tiền ra mua quân trang, giày, mũ, tại tiệm quân trang đường Ðinh Tiên HoàngTại trại Nguyễn Bỉnh Khiêm tôi thấy Tiểu Ðoàn 10CTCT với quân số chưa tới 30 người kể cả tiểu đòan trường là Thiếu tá Chấn.Mỗi tiểu khu lèo tèo vài người trong khối CTCT, đa số về tới Sài Gòn nhiều người không còn tha thiết ra trình diện vì mặc cảm bị bỏ rơi… Sau ngày Ông Thiệu từ chức, đại Ðội 201CTCT tái phối trí tương đối đầy đủ như bảng cấp số, Tổng cục tăng cường cho mấy chiếc quân xa, dưới sự hướng dẫn của thiếu tá Xuân, ra trình diện hậu cứ Sư Ðoàn 22 đang tạm đóng tại trại Lam Sơn thuộc tỉnh Phước Tuy… Ðây là gia đình binh sĩ thuộc Sư Ðoàn 22, tiền phương thì đang hành quân tại Long An, dưới sự chỉ huy của Trung Tá Lê Tuấn Trí, Trung đoàn trưởng, Anh Trí là niên trưởng chung trường trung học Gò Công với tôi, anh học trước tôi hai lớp Cho tới ngày 27 tháng 4, mặc dù đang sống trên “ hành lang nhân đạo”( người Sài Gòn lúc bất giờ gọi đường ra Vũng tàu là HLNÐ)Khi Phước Tuy tràn ngập Cộng quân, dân quân lại lếch thếch chạy ra Vũng tàu, tôi dẫn toán CTCT ra Bến Ðình (với vài người lính), đón tàu hàng về Vàm Láng Gò Công, trước là gần nhà sau là tôi tin tưởng vùng 4 có tướng Nam, một tướng lảnh tài ba lúc bấy giờ.Cuối năm 74 tôi là cán bộ huấn luyện trong chiến dịch Kiện Toàn An Ninh Lãnh Thổ quân Ðoàn 4,được Tổng Cục CTCT tăng phái cho quân đoàn 4 tôi có dịp nghe nhiều về Tướng Nam, câu chuyện thực mà nghe như huyền thoại tại trận tiền ông chỉ biết tiến mà không bao giờ biết lui…
Tôi đặt chân lên Vàm Láng khoảng gần 4 giờ chiều ngày 28-4-1975.sáng hôm sau, trên chiếc Honda của Trung Sĩ Khâm, hai thầy trò với một khầu 45, trức chỉ hướng sài Gòn, con đường lien tình lúc bấy giờ đầu đủ các hiệu xe thuộc vùng 4 vì Long An đang giao tranh dữ dội, xe miến Tây đều phải chạy ngả Mỹ Tho về Gò Công rồi lên Sài Gòn.Hai thầy trò mặc đồ trận, qua bắc cầu nổi, tôi gặp 1 chiếc GMC chở quan tài phủ quốc kỳ, theo sau là một chiếc xe jeep, trường xa là thiếu tá trưởng ban tài ngân sưu đoàn 22. Chạy tới cầu Ông Thìn thì xe tắc nghẻ, thiết giáp đang đụng với chính quy bắc Việt ở đây. Ðồng thời lệnh giới nghiêm 24/24 được ban ra trên trục lộ. Tôi quyết định trở về Gò Công dù trong giờ giới nghiêm, hai bên đường rất nhiều chiếc lều căn tạm, bạn hàng bày hang hóa ra bán, người đi kẻ lại tấp nập dù là có lệnh giới nghiêm. Tới bắc Cầu Nổi đò máy ngưng chạy, cổng xuống bắc đóng lại. Tôi nhìn thấy một chiếc xe nhàCó hai người trung niên ngồi băng trước..Người tài xế vào mượn điện thọai sau đó cổng mở, chiếc xa nhà nầy xuống đò, tôi vội cho Khâm chạy theo, nhờ mặc đồ trận nên xe tôi cũng được xuống củng với một chiếc xe chỡ hang nhỏ mà người ngồi băng trước là nghệ sĩ Tùng Lâm. Sau nầy vào trại Hà Tây tôi mới biết chiếc xe nhà nầy của Anh Tống chỡ anh Xuân cả hai là Thiếu tá trường và phó Ty cảnh sát Long An.
Tôi bắt đầu chạy từ KonTum về luôn tận quê nhà, tôi chạy khá nhanh thế mà vẫn còn thua Cộng Sản, Tôi lại khăn gói vào tù từ trại Tù Huyện Tây Gò Công, chuyển lên Mỹ Phước Tây, ra Hà Tây, và được giặc thả tại trại Nam Hà ngày 29-6-1983.
Giày dép còn có số huống chi con người, những ngày cuối cuộc chiến tôi ở ngay Vũng Tàu có biết bao nhiêu tàu ra khơi…Tôi quyết định về Gò Công, tôi biết Tướng Nam không bao giờ đầu hàng, nhưng tôi quên làm tướng là phải chết theo thành. Bởi vậy khi vào tù gặp các anh bạn về từ tàu Việt Nam Thương Tín, tôi không bao giờ dám chê trách các anh về việc trở về. Chê làm sao được khi mà con sông Bến Hải nhỏ xíu mà sau năm 1954 Bắc Nam mịt mờ tin tức, thì xuyên qua một cái biển Thái Bình Dương mênh mộng,,,, biết đến bao giờ mới biết tin tức của người thân, dầu sao chết trên quê hương, vong hồn chắc cũng sẽ đở tủi hơn.Trong lúc chinh chông trên đảo Guam, có biết bao nhiêu người chưa kịp từ giã gia đình, tình thương vợ thương con, thương cha thương mẹ..ray rứt xa xót trong lòng, xứ người lạ nước lạ cái biết làm sao mưu sinh..Thôi thì trở về có làm nô lệ cho Cộng sản cũng cam tâm… Nhưng hòa bình rồi, cùng là người Việt chắc Cộng sản cũng không nỡ nàọ.Mọi người đều lầm,
May mắn sau cuộc đổi đời, mình còn sống sót, biết bao anh linh tử sĩ xác vùi tạm bợ bên đường, phơi nắng gió làm mồi cho kên kên, quà quạ… Tạm dung xứ người, mình vô tổ quốc, phải chăng oan trái của người Việt Nam, thế hệ mình phải trả… bởi cha ông mình từng xóa tên cả một quốc gia trên bản đồ thế giới..
Viết tại kỳ đà đông. Tháng 6 năm 07
Thủy Lan Vy

Xem Tiếp: ----