Vừa nhìn thấy tôi, bố tôi gầm lên một tiếng. Ông nhẩy xổ vào tôi, túm lấy tóc tôi lôi sềnh sệch ra chuồng trâu trói tôi vào một cái cột. Xong, ông vớ lấy cái cán chổi và cứ thế quật túi bụi. Vừa đánh ông vừa chửi bới. -Con khốn nạn. Mày còn mò về đây làm gì. Mày còn định bôi gio trát trấu vào gia đình này nữa hay sao. Đĩ thõa này. Đĩ thõa này.Sau mỗi một tiếng này của ông là đi kèm theo một trận mưa gậy. Cái cán chổi chẳng mấy chốc đã gẫy tan tành. Tôi oằn mình chịu trận đòn chẳng khác đòn thù. Mẹ tôi gào lên. -Ông định đánh chết nó hay sao!Bố tôi quẳng chiếc gậy đã gẫy nát vào góc chuồng trâu. Ông thở hồng hộc vì mệt và vì tức giận. -Giết được nó thì tôi đã giết ngay rồi. Sao mày không chết đường chết chợ ở đâu đi cho tao nhờ. Bà có câm ngay mồm đi không. Khóc lóc cái nỗi gì. Giời ơi! sáng ngày mai mà xóm làng người ta biết nó chửa hoang bị đuổi học thì tôi còn mặt mũi nào nhìn ai ở cái làng này nữa.Ông vào trong buồng lôi ra một chai rượu cứ thế ngửa cổ tu ừng ực. Chỉ một lúc sau ông đã say mèm. Trong cơn say tôi vẫn nghe thấy ông lè nhè chửi rủa -Con khốn nạn. Cơm không muốn ăn lại muốn ăn cứtMột lúc sau, ông ngủ thiếp đi. Mẹ tôi vội vàng cắt dây trói cho tôi, dúi vội vào tay tôi một gói quần áo.Mặt bà đầy nước mắt -Mày chạy ngay đi không ông ấy mà tỉnh dậy thì lại chết đòn. Giời ơi! sao mà ngu thế hả con. Thôi. Mày tạm lánh ở đâu mấy bữa đợi bố mày nguôi nguôi rồi hãy về.Tôi cầm bọc quần áo rời khỏi làng. Mảnh trăng thượng tuần đổ xuống cánh đồng làng một một thứ ánh sáng mờ nhạt, lạnh lẽo in hằn cái bóng liêu xiêu, lảo đảo của tôi lên con đường làng hoang vắng. Gió lạnh rít lên từng hồi.Ra đến đường cái. Đường vắng ngắt. Tôi thất thểu bước đi vô định dọc theo con đường. Tôi đi đâu đây? Tôi về đâu đây? Tôi đã bước đi vô định như thế này trên thành phố không biết bao nhiêu đêm để rồi quyết định quay về làng mình, quay về ngôi nhà của mình để tìm một nơi ẩn náu thế mà bây giờ tôi lại vô định bước đỉ trên con đường heo hút, tối tăm lần lần quay lại thành phố nơi đã biến đời tôi thành vô định.Ke…e..ét! Tiếng phanh xe gấp rít lên rợn người khiến tôi giật mình choàng tỉnh. Tay lái xe thò đầu ra ngoài cửa kính. -Con điên! Muốn tự tử à….Hắn còn định văng tục tiếp nhưng lại dừng lại. Dưới ánh đèn pha ô tô, tôi hiện ra với cái vẻ xơ xác, thiểu não và tuyệt vọng. Tay lái xe mở cửa xe bước xuống đi đến chỗ tôi -Em đi đâu mà thất thểu trong đêm hôm thế này?Tôi đi đâu? Tôi nhìn tay lái xe với ánh mắt vô hồn -Em định lên thành phố phải không? Em lên xe đi. Anh cho đi nhờTôi leo lên xe ngồi giữa tay lái xe và phụ xe. Chiếc xe nhả phanh lao vút đi trong ánh trăng lạnh lẽo. Tôi nghe tay phụ xe hỏi -Bò lạc à? -ỪTay lái xe trả lời. Tôi không hiểu họ nói chuyện gì. Xe chạy được một quãng đến một quán ăn còn mở cửa. Loại hàng ăn bán suốt đêm như thế này rất sẵn dọc theo các trục đường quốc lộ. Nó chuyên bán cho cánh lại xe chạy đêm đường dài. Tay lái xe đỗ xe lại bảo tôi -Chúng ta xuống đây kiếm cái gì ăn một chút. Chắc em cũng đói lắm rồiBa chúng tôi xuống xe. Tay lái xe bảo với chủ quán -Ông chủ, cho chúng tôi rửa ráy qua một chút. Bụi khiếp.Chủ quán sởi lởi -Các vị cứ tự nhiên. Giếng ở ngay sau nhàTay lái xe giắt tôi ra sau nhà, đến bên giếng. Lấy gầu múc nước đổ ra chậu rồi đưa cho tôi một cái khăn mặt. nói với tôi giọng ân cần -Em rửa ráy đi một chút cho người tỉnh táo.-Anh ta chỉ ra cái buồng tắm rồi hỏi tôi-Em có mang theo quần áo đấy chứ? -Vâng. Tôi đáp nhỏ.-Vậy em cứ ở đây rửa ráy, lau qua người đi một cái. Để anh ra xe lấy quần áo mang vào đây cho em.Tôi nhìn người lái xe với ánh mắt biết ơn. Lòng tôi ấm lại. Tôi như một người sắp chết đuối vớ được một cánh bèo. Chỉ cần một cánh bèo thôi để tôi chạm tay vào là tôi có thể lấy lại được niềm tin để tiếp tục bơi. Tôi cần một niềm tin cho dù rất mong manh. Tôi cần một cánh bèo cho dù đó là một cánh bèo nhỏ bé. Nó đây chăng?Tôi mang chậu nước vào buồng tắm lau qua người ngợm, Thay quần áo rồi đi ra ngoài quán. Thức ăn đã dọn ra. Ba bát phở và một đĩa thịt gà đầy ngật. Tay lái xe kéo ghế cho tôi -Em ngồi xuống đâyVừa nói anh ta vừa đẩy bát phở về phía tôi và gắp vào đấy những miếng thịt gà ngon nhất. Tôi quá đói và mệt nên ngồi xuống là tôi ăn ngấu nghiến. Ăn xong chúng tôi lại lên đường. Xe chạy được một lúc nữa đến một chỗ đường toàn đồng không mông quạnh, chiếc xe tạt vào vệ đường. Tay lái xe chửi đổng một câu -Mẹ nó. Lại xịt bố nó lốp rồi.Xe đỗ, hai tay lái xe nhẩy xuồng. Tôi nghe những tiếng lục cục ở chỗ bánh xe. Chắc là họ đang thay lốp. Tự nhiên một người gọi tôi -Em gì ơi, xuống đây giúp bọn anh một tay với.Tôi xuống xe, đi lại chỗ hai người. Bất ngờ, tôi bị một tên ôm chặt lấy, lấy tay bịt miệng tôi, quật tôi xuống đất. Cả hai tên thay nhau hãm hiếp tôi. Tôi cũng không chống cự. Đời tôi còn gì nữa mà phải gìn giữ, mà phải bảo vệ. Gia đình. Không. Trinh tiết. Không còn. Hạnh phúc. Không. Và cả cánh bèo tôi tưởng rằng đã kiếm được cũng không nốt. Âu đây cũng là một cách trả tiền cho bữa ăn vừa nãy. Ở đời này có bữa ăn nào là miễn phí.Xong việc, hai tên khốn vứt trả bọc quần áo lên người tôi rồi leo lên xe bỏ chạy. Một tên trước khi đi còn dúi vào tay tôi tờ bạc một trăm ngàn.Chúng đi rồi, tôi lồm ngồm bò dậy, sửa lại quần áo. Bỗng bụng tôi đau nhói. Từ giữa hai đùi, một dòng máu cứ thế chảy ra. Một đám mây đen từ đâu kéo đến che kín nốt cái mảnh trăng thượng tuần vốn chỉ còn là một dảnh bé tẹo trên trời. Trời tối sầm. Mưa bắt đầu nặng hạt.Mãi mãi về sau này, tôi không bao giờ quên được cái đêm hôm ấy. Cái đêm mà lần đầu tiên tôi kiếm được tiền bằng thân xác của mình. Tôi nhớ đến nó không phải vì tủi nhục, vì đau khổ hay vì những thứ gì gì mà những tay nhà văn vẫn nói trong những trường hợp bị cưỡng bức như thế này. Tôi nhớ đến nó chỉ vì một lẽ đơn giản. Tôi uất ức vì cuộc đời tôi sao quá rẻ mạt. Một trăm nghìn cộng với một bữa ăn cho hai thằng đàn ông. Mỗi thằng chỉ hơn năm chục ngàn đồng. Một cái giá quá mạt hạng ° °Cả xã tôi bao nhiêu năm nay có mỗi mình tôi vào được đại học. Tôi đã trở thành niềm tự hào của cả gia đình. Thành một biểu tượng của cả xã. Về xã tôi, nếu hỏi nhà ông chủ tịch xã nhiều người có thể không biết nhưng hỏi nhà tôi thì ai cũng biết. -Anh hỏi Hà nào? Hà học đại học hay Hà bán thịt lợn? Hà học đại học à? Thế thì anh cứ đi hết con đường này. Đến cuối đường rồi hỏi tiếp. Ở xã này ai chẳng biết nhà nó. Con bé ngoan, xinh gái lại học giỏi. Sao nhà ấy tốt số thế không biết. Có được đứa con như nó, tôi gặm sắn cả đời cũng cam lòng.Đúng thế thật. Bố mẹ tôi đã cả đời gặm sắn để gom góp từng đồng cho tôi lên thành phố ăn học. Trong bữa cơm độn sắn của cả nhà, cái món thức ăn ngon nhất giúp bố mẹ tôi có thể nuốt trôi những miếng sắn độn xuống cổ họng chính là những lời khen ngợi như thế. Thế mà tôi.Mãi mãi về sau này, mỗi khi nghĩ về gia đình, trong tôi lại có hai tình cảm trái ngược xung đột nhau dữ dội. Một là sự ân hận. Tôi đã phụ niềm tin, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình. Tôi đã phụ những bữa cơm độn sắn bở tơi, nghẹn tắc trong họng của bố mẹ tôi. Tôi cứ nhớ mãi hình ảnh bố tôi ngửa mặt lên trời tu ừng ực chai rượu trong đau đớn và thất vọng. Đã nhiều năm trôi qua nhưng lời nói của ông lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi -Giời ơi! ngày mai mà người ta biết nó chửa hoang bị đuổi học thì tôi còn mặt mũi nào nhìn thấy ai ở làng này nữa.Và hình ảnh mẹ tôi mặt đầm đìa nước mắt vừa cắt dây trói vừa nói với tôi hay bà đang than thở cho chính mình -Sao mà mày ngu thế con ơi.Cứ nghĩ đến những điều ấy, nước mắt tôi lại trào ra. Tôi không thể tự tha thứ cho mình.Nhưng còn một tình cảm nữa cũng cuộn xoáy trong tôi dữ dội không kém. Đó chính là lòng thù hận. Tôi hận bố mẹ tôi.Một người con gái trẻ, lần đầu tiên bước ra khỏi vòng tay che chở của mẹ bị vấp ngã. Người con gái đó lần về ngôi nhà của mình với một tâm hồn tả tơi mong được gục vào lòng mẹ để khóc. Để được mẹ an ủi, vỗ về. Để được người cha đưa cho mình chiếc khăn mặt và được nghe ông bảo -Lau nước mắt đi con và hãy đứng dậy đi tiếp con đường con đã lựa chọn.Chỉ cần thế thôi là tôi chắc rằng tôi sẽ đứng dậy được. Nhưng không! Tôi đã bị xua đuổi như một con chó để rồi ngay trong đêm đó tôi đã bị cưỡng hiếp và đã mất đi đứa con của mình. Hỡi những người làm cha, làm mẹ đang đọc câu chuyện này, tôi xin hỏi các người một câu thôi. “Lúc nào người ta cần gia đình nhất? Lúc người ta ở đỉnh cao của sự nghiệp hay lúc người ta ở đáy của những hoạn nạn, khổ đau?”Lòng thù hận cứ ngày đêm gặm nhấm tâm hồn tôi. Nó như một dung dịch a xít loãng ăn mòn trong tôi tất cả những gì tốt đẹp chỉ còn để lại những gỉ sét trong tâm hồn. Không bao giờ tôi có thể tha thứ được cho bố mẹ mình. Không bao giờ tôi có thể tự tha thứ cho mình. Hai tình cảm ấy đã xô đẩy tôi chìm ngập trong tội lỗi. Tôi trở thành gái đứng đường.Phó mặc cuộc đời mình cho số phận, tôi như một cánh bèo bị cuốn theo dòng nước. Tôi tặc lưỡi. Mặc kệ. Lúc nào dạt được vào một bến nước trong hẵng hay. Nhưng dòng nước cuốn tôi đi lại là một dòng nước đục ngầu và chảy siết làm sao có một bến nước trong đây? Cho đến một ngày….Tôi nhớ đấy là một tối ế ẩm nhất trong cuộc đời đứng đường của tôi. Suốt từ tối đến gần mười một giờ mà tôi vẫn không vớ được một khách nào. Không biết tối nay lúc ra đi tôi đã gặp ai mà vía nặng như thế.? Tôi ngồi xuống một gốc cây to, khuất, Tốc váy lên, bật chiếc bật lửa ga hơ ngọn lửa xung quanh cái “Vốn tự có” của mình để đốt đi vía ai đó đã ám tôi suốt từ tối đến giờ. Đốt vía xong, tôi ra đứng cạnh một gốc cây không quá tối để cho khách hàng có thể nhìn được mặt mình nhưng cũng không quá sáng. Dù sao chúng tôi cũng là những loại bướm đêm luôn sợ ánh sáng chiếu vào. Đứng được một lúc thì một thằng ma cô đi lại chỗ tôi. -Này cô em cho anh mấy sọi để đi làm một liều. -Anh ơi, từ tối đến giờ em chẳng có lấy một ma nào cả thì lấy đâu ra tiền để cho anh.Thằng ma cô bắt đầu sửng cồ. -Tiên sư con đĩ. Bố mày xin tử tế lại không muốn. Mày muốn hết đường làm ăn hả. Đưa cái túi xách đây cho bố mày xem.Vừa nói, một tay hắn vừa xòe ra một lưỡi dao cạo râu sắc lẹm còn tay kia giật lấy cái túi xách tôi đang đeo trên vai. Tôi sợ dúm hết cả người. Bọn ma cô bao giờ cũng là hung thần với đám gái đứng đường chúng tôi. Bọn chúng tôi không tháng nào là không bị chúng xin đểu vài lần. Không cho chúng thì bị trấn lột hết. Thậm chí có người còn bị bọn chũng dùng dao cạo râu rạch mặt thế là hết đường làm ăn. -Này thằng kia!Mày định làm gì đấy?Có tiếng hỏi đột ngột cất lên. Tôi vui mừng nhìn ra. Một thanh niên đi xe đạp đỗ lại hất hàm hỏi thằng ma cô. Thằng ma cô từ từ quay lại, mắt gườm gườm -Không phải việc của ông. Ông đừng chõ mũi vào.Người thanh niên xuống xe, dựng chân chống. -Thế tao cứ thích dính mũi vào thì mày tính sao?Cả tôi lẫn thằng ma cô đều ngạc nhiên. Bọn gái đứng đường chúng tôi bị bọn ma cô đánh đập ngang nhiên trước mặt thiên hạ đã nhiều nhưng chưa bao giờ có ai dám can thiệp. Người nào tốt bụng lắm thì cũng chỉ nói một câu nhưng đến khi bị bọn chúng sửng cồ thì lại im lặng bỏ đi. Không biết họ cho rằng loại gái điếm như chúng tôi không đáng để bênh vực hay họ không muốn dây vào bọn ma cô. Một lũ nghiện?Thằng ma cô lừ lừ tiến về phía người thanh niên. Đột nhiên tay nó vung lên.Tôi vội kêu to. -Coi chừng, nó có dao đấy.Tiếng kêu của tôi chưa dứt thì đã thấy thằng ma cô ngã sóng xoài trên mặt đất. Con dao văng ra một nơi. Người thanh niên tiến lại túm cổ thằng ma cô dựng nó dậy, chỉ vào mặt mình bảo với nó -Mày nhìn cho kĩ cái mặt tao. Từ nay mày mà còn bắt nạt cô bé này thì mày no đòn đấy con ạ.Nói xong anh ta đạp cho thằng ma cô một cái bắn ra xa, cúi xuống nhặt chiếc túi xách đưa cho tôi.Tôi cầm cái túi, cúi mặt, lí nhí cám ơn. Không hiểu sao cái trơ trẽn, bất cần đời của một con điếm đứng đường trong tôi lại tự nhiên biến mất. Những cái từ xa xưa, lâu lắm rồi của một cô sinh viên từ một làng quê nghèo bỗng trở lại hiện hữu trong tôi. Anh thanh niên bảo tôi giọng thân mật -Muộn lắm rồi, em về đi không đường vắng thế này dễ bị bọn chúng nó trấn lột lắm. Mà em thuê nhà ở đâu để anh đèo em về.Tôi ngồi sau xe anh nhờ anh đưa về. Ngồi sau xe anh, tôi có cảm giác mình không còn là một con điếm. Hình như đây là một đôi tình nhân đang đi dạo trong đêm. Bất giác tôi ôm lấy lưng anh.Về đến nhà, tôi mời anh vào nhà chơi. Anh vào ngay. Tôi thấy hình như anh không có ý khinh bỉ hay coi thường những người như tôi. Điều ấy làm tôi rất mừng. Ba năm sương gió, tôi tưởng cái chất bay bổng, lãng mạn thủa sinh viên xưa đã chết hẳn trong tôi hóa ra không phải. Cái cảnh anh hùng cứu mĩ nhân đã làm tôi rung động. Thế là cuối cùng tôi đã tìm được cánh bèo cho tôi rồi chăng? Tôi tự hỏi và nhắm mắt lại thầm khấn ông trời hãy cho tôi điều này trở thành sự thật. Tôi pha nước mời anh uống. -Anh đi đâu mà giờ này vẫn còn qua đấy?Tôi dè dặt hỏi chuyện. Anh uống một ngụm nước rồi trả lời. -Anh đi gia sư -Anh là sinh viên ạ? -Ừ. –Anh nhìn quanh gian phòng của tôi- Một mình em thuê ở đây thôi à? Có nhiều người như em ở xóm này không? -Cũng có một vài đứa. Mà có lẽ anh hay làm khách hàng của tụi em lắm thì phải.Anh cười thú nhận. -Cũng thỉnh thoảng.Nghe anh nói tôi mạnh dạn hẳn lên. -Thế thì tối nay anh ở lại đây đi. Em sẽ phục vụ anh miễn phí để trả ơn anhThế là tối hôm đó anh ở lại với tôi. Tối hôm đó nằm trong vòng tay của anh tôi bỗng có một cảm giác khác lạ. Cảm giác này chưa bao giờ tôi gặp trong đời kể cả cái lần đầu tiên tôi trao đời con gái của tôi cho thằng nhân tình khốn nạn, kẻ đã làm cuộc đời tôi trở nên khốn nạn. Đó là cảm giác bình yên. Tôi đã ngủ trong vòng tay của hàng trăm thằng đàn ông nhưng với thằng nào tôi cũng sống trong trạng thái phập phồng lo sợ. Sợ công an ập vào. Sợ con vợ của nó đột ngột xuất hiện đánh gen. Chỉ có đêm nay tôi ngả vào bờ vai vững trãi của anh. Im lặng cảm nhận bàn tay anh mơn man lên khắp cơ thể mình và cảm thấy một sự bình yên, lằng lặng trùm xuống tâm hồn. Trong tâm hồn từ lâu đã trở nên cằn cỗi, vô cảm của mình bỗng có một ngọn lửa mỏng manh lay động.Một tuần sau thì anh dọn về ở hẳn với tôi. Anh không đi gia sư nữa. Tối tối anh chở tôi ra góc phố tôi vẫn đứng đợi khách rồi khuya lại đón tôi về. Từ khi có anh xuất hiện, bọn ma cô cũng không dám đến quấy rầy mấy đứa chúng tôi nữa. Vô hình dung anh bỗng trở thành kẻ bảo kê cho mấy đứa con gái chúng tôi. Chúng nó đều rất quý anh.Một buổi chiều tôi đang nấu ăn thì con Vân sang chơi. Nó ngồi xuống nhặt rau giúp tôi rồi hỏi -Anh Thành đâu hả chị? -Anh đi học.Nó im lặng nhặt rau rồi bỗng thở dài -Số chị may mắn thật đấy tự dưng lại vớ được một người đứng đắn như anh Thành. -Ai mà biết ma đi ăn cỗTôi cười. Nó cũng cười. -Thế chị có thấy thằng bảo kê nào không ngủ với hết loạt các cô gái mà nó bảo kê chưa? Đằng này anh ấy ngoài chị ra không chui vào với đứa nào trong bọn em cả. Chị còn muốn gì nữa?Tôi cũng công nhận là số tôi may mắn. Một người như anh thì chỉ có trong mơ lũ con gái đứng đường chúng tôi mới dám nghĩ đến. Như con Vân này chẳng hạn nó cũng đang cặp với một gã xe ôm nhưng hình như hai đứa cũng chẳng mặn nồng gì. -Thế lão của mày dạo này thế nào?Nghe hỏi, nó thở dài đến sượt một cái -Chán lắm chị ạ. Suốt ngày nó nã tiền em. Làm thì lười, ăn thì chăm. Rượu thì nốc hàng chai say lại lè nhè chửi bới. Điên nhất là nó lại cứ vác tiền của mình để đi ngủ với con khác -Sao mày không cắt phứt đi cho rồi?Nghe hỏi,nó lại thở dài.-. Năm ngoái em đã tống cổ nó đi rồiđấy chứ.Nhưng không có nó cuộc đời cứ cảm thấy chống chếnh thế nào ấy nên lại phải gọi nó quay về. Chị liệu mà giữ chắc lấy anh ấy không đứa khác nó ẵm mất đấy.Bây giờ đến lượt tôi thở dài. Hóa ra trên đời này ai cũng cần một cánh bèo. Ngày trước bố mẹ tôi cần tôi như là một cánh bèo để các cụ có thể yên lòng sống với cuộc sống nghèo khổ của mình. Để có thể ngẩng mặt lên với xóm làng dù rằng mình nghèo đói. Con Vân đây cũng đang có một cánh bèo cho cuộc đời khỏi cảm thấy chống chếnh.Còn tôi, tôi cũng đang có một cánh bèo nhưng không biết có giữ nổi cánh bèo ấy hay không? Hóa ra càng nghèo khổ, càng gần đáy của xã hội người ta càng cần đến những cánh bèo mong manh.Cần có một cái gì đó để người ta có thể dựa vào nó làm lí do cho sự tồn tại của mình. -Chị cũng chẳng biết chị có thể giữ được anh ấy hay không. Khó lắm. Nhưng từ khi có anh ấy, chị nghĩ rằng mình phải thay đổi. Phải tìm cách thoát ra khỏi cuộc sống này -Vâng. Khó thật đấy chị ạNó lại thở dàiVà cuộc đời của lũ gái điếm chúng tôi là một chuỗi các tiếng thở dài bất tận. Nó như là một quy luật nghiệt ngã mà bất cứ ai cũng không thể thoát khỏi. Kể cả tôi. Một buổi tối, mãi hơn mười một giờ tôi vẫn không thấy anh đến đón tôi như mọi khi. Tôi về nhà và thấy anh đã bỏ đi. Anh để lại một bức thư ngắn. “Hà ơi anh đi đây. Chúng ta đã có một thời gian vui vẻ bên nhau. Em đừng trách anh, đừng cho anh là một kẻ bội bạc vì anh không hề hứa hẹn gì với em cả. Chúng ta như hai kẻ cộng sinh dựa vào nhau để sống. Em đã cho anh nhiều thứ nhưng ngược lại anh cũng làm được nhiều thứ cho em. Anh nghĩ rằng anh không mắc nợ em điều gì cả. Anh cầu chúc cho em được bình yên” AnhTôi hoàn toàn sụp đổ. Gục đầu vào tường, nước mắt tôi cứ lặng lẽ tuôn dài. Tôi không trách anh. Anh nói đúng. Anh không nợ gì tôi cả. Nếu có chăng thì anh chỉ nợ tôi một cánh bèo. Mấy tháng bên anh, tôi đã âm thầm tích cóp chuẩn bị cho một sự thay đổi. Sao anh ra đi nhanh vậy. Giá như anh để cho em một thời gian ngắn nữa để em có thể thoát khỏi kiếp gái đứng đường rồi anh hãy ra đi. Bây giờ thì hết tất cả.Một bàn tay khẽ đặt lên vai tôi. Tôi ngẩng nhìn lên. Cái Vân vào nhà lúc nào mà tôi không biết. Nó nhìn tôi với ánh mắt thương cảm -Anh ấy đi rồi phải không?Tôi lặng lẽ gật đầu và đưa cho nó bức thư củ anh. Nó cầm lấy.Đọc xong, nó thở dài ngồi xuống bên tôi, chìa cho tôi một gói giấy nhỏ. -Cái gì đấy? -Heroin. -Sao? -Hít đi cho nó quên đời.Tôi bóc một tờ giấy bạc kẹo cao su, rắc thứ bột mầu trắng lên đó và bật bật lửa. Ngày trước, tôi hơ ngọn lửa vào “ Vốn tự có” để đốt vía người khác. Đêm nay, tôi hơ ngọn lửa lên tờ giấy bạc để đốt vía chính mình.Người tôi lơ lửng trên chín tầng mây. Đời đầy ánh nắng chan hòa. Khắp nơi hoa mọc. Đây rồi. Tôi reo lên.Cánh bèo của đời tôi ° °Tôi (Người viết câu chuyện này) đã chứng kiến những ngày cuối cùng của cô gái ở một làng từ thiện tại Sơn Tây. Ở đây, trên giường bệnh, trong những ngày hấp hối cô đã kể cho tôi nghe về cuộc đời của mình. Cô bị bắt và đưa đi trại cải tạo. Khi biết mình bị mắc HIV cô đã tình nguyện ở lại làm mẹ của năm đứa trẻ cũng bị mắc HIV như cô bị mẹ bỏ rơi. Tôi nhớ buổi chiều cuối cùng, tôi đang ngồi bên giường bệnh của cô thì năm đứa trẻ chạy ùa vào -MẹNăm cái miệng hồng tươi, xinh xắn cùng reo lên. Chúng chạy ùa lại chỗ cô. Cô ngồi tựa lưng vào tường, hai cánh tay mệt mỏi dơ về phía lũ trẻ -Các con! Những cánh bèo của mẹ.Nghe cô nói mà mắt tôi cay sè. Đêm hôm đó cô đi.Hôm sau, tôi dẫn lũ trẻ ra mộ cô. Tôi cùng lũ trẻ dùng những cánh bèo cái xếp thành một hình ngôi sao năm cánh trên mộ. Chính giữa ngôi sao, tôi đặt một chùm bèo tây xanh mướt với những cánh hoa mầu tím nhạt. Tôi thắp hương. Sáu cái đầu cúi xuống. Tôi cố nén một tiếng thở dài.Giá như hồi ấy em có được một cánh bèo. Tôi thầm nghĩ. Hà nội 2-4-2009