Một ngày hanh, nắng nỏ hoe hoe vàng qua cửa Thuận An đứng ngơ ngẩn một lúc, xoè tay ra thấy trong tay đã có 1 bụm cát li ti, dưới chân lá vàng ùa về lợn cợn như vãi trầu.
Người đàn ông bốn mươi bốn tuổi kép đã đáp lại ở đâỵ "Từ Hải Vân ngược vào hay Đông Hà đến chú?" Chú vị gậy: "Trả lời ông đi con". đứa bé bên cạnh "Dạ con qua sông Gianh" - "Nghệ An vô hà". "Ừ Nghệ vô". "Hát bài nghe chơi chú, trời ni thay giải khát!".
Chú khách cất giọng, cái loa điện rung rung, một giọng trầm như đá cất lên. Nghe không nỉ non, nhừa nhưạ, không thống và hờn như bọn xẩm thường gặp. Khách vẫn hát giọng kiêu hùng nghe bàng bạc, lại hát chữ nữa:
" Phiên phiên vạn lý giá tường yên
Tấn tốc khinh trì bộ bộ tiền
...
Hoa thường hảo, nguyệt thường chiêu
Nhân tại càn khôn đệ nhất tiêu..."
U..U..sau mỗi đoạn lại luyến láy, vọt cao, người vẫn vững mà hồn như baỵ Một lúc dừng lại thấy ồn ào. Xẩm sờ soạng. Hấp tấp cặp mắt vẫn mở to nhưng đã vô hiệu lực trước thế giới màu sắc.
- Ai thương cha con xin bỏ vào đây chút tiền cháo
gạo.
Mấy cô bác bỏ tiền vào lặng lẽ, họ chẳng hiểu gì mấy khúc hát đó nhưng thấy vẻ kỳ quặc, lạ lùng khác với mấy giọng nhầy nhụa của xẩm khác nên tò mò. Cái thú của người Huế nghe hát trên sông Hương đã vãn, nó chỉ dành cho kẻ du lịch. Hát giờ có đoàn hẳn hoi, có đàn tranh, có nhi.... Các nhi ca đời mới xinh mơn mởn. Đâu còn cảnh đêm trăng trong vắt, dòng Hương lặng, Huế đang trầm bỗng tình như gái xuân vì một giọng hát dài, buồn lắm. Vừa đoan trang thục nữ kiểu Huế lại mơi mọc lả lơi cái kín đáo nõn nà của giai nhân. Thế là đàn bà, con gái thì lắng nghe, đánh thức trái tim đang ngủ say vì điều cũ. Đàn ông con trai cồn cào như say rươu.
"Giọng cô Nhì đấy". Người con gái hai tám tuổi, chồng chết. Bạc phận nhảy xuống sông Hương mà không chết được. Đêm đêm vẫn chèo thuyền thả trôi giọng hát vào nước ngọt lừ. Vừa thương nhớ chồng, vừa cám cảnh cô lẻ nên nửa dùng dằng cảnh xưa mà nửa đã thẹn thò mời vãn
nhân nhập cuộc.
Tiếng hát vãn từ lâu. Cô Nhì đã bỏ vào Sài gòn nơi đô hội. Huế quạnh quẽ. Huế lại trầm cảm tương tư người cũ.
Xẩm khách lục tục bỏ đi. Đứa con xách mũ nan rách và loa đi theo, không hiểu vì sao...
- Con có thấy ai tóc dài, môi cắn chỉ, đeo chuỗi ngọc thạch giữa cổ không?
- Cha, con không chú ý, con không ngẩng lên vì thấy có ai đang nhìn như thiêu đốt vào gáy con rồi lan sang cha.
- Bận sau thì ngẩng lên đàng hoàng nghe con.
- Dạ
Ngày đầu ở Huế là vậy

*

Người xẩm đóng cư ở chợ Đông Ba. Dưới mái lều của người bán hàng khô. Buổi ngày thích thì hát trong chợ, không thì rảo bước xuống ngược cầu Tràng Tiền.
Khách đi chợ thường xuyên đã quen nghe hát. Mê người xẩm như khách quý. Có người biết chỗ nghỉ của hai cha con xẩm còn lại tận chỗ dặn mai cứ hát trong chợ. Có kẻ kiếm cớ ra chợ, mấy chị hàng vải thì rủ con bé lại tận sạp vải năn nỉ chú xẩm hát trong tiếng xé vải xoàn xoạt. Xẩm không nề hà, vẫn hát giọng ấm lạ, tiếng hát không tách rời mà xô lại quấn quít vài khúc lạ tai. Nhạc vàng, cải lương cũng ca mùi lắm. Người Huế nhẹ nhàng, ưa lặng lẽ vẫn để xẩm hát những khúc xẩm thích. Con bé mắt đen láy vẫn đi theo cha nhẫn nại, có lúc còn hát thay cha...Nó còn bé hát những khúc thế sự nghe lạc lõng. Giọng run rẩy như cây non, ai cũng
thương. Người cha ngồi bệt xuống đất hút thuốc lào, mắt trong như pha lê chăm chắm dõi theo lời hát. Nhìn mắt cha, nhìn mắt con cứ nghĩ mắt cha sẽ không bao giờ mù được. Giống nhau thánh thiện như bốn giọt nước sắp lăn.
Khuôn mặt gầy gò của người xẩm ánh lên thứ ánh sáng ngạo nghễ. Có lẽ 1 phần tại cái cằm vuông cương nghi.. Nhưng xẩm hát chỉ để hát. Một người đi chợ gần gũi với con bé đã kể như vậỵ
Xẩm hát chỉ để hát???
Xẩm còn đọc thơ nữa. Tên chú là Nhân. Những ngày mưa Huế buồn lạ lùng, mưa trắng mặt nhưng dầm dề, rả rích. Những cơn mưa không dứt, những ngôi nhà nhỏ ở Huế như nép vào nhau, lướt thướt. Hàng cây cong lại, mái ngói rắc rỉ tiếng mưạ Phố ngập mình, sông Hương trắng xoá, bọt
phập phì trên mặt lá...Thơ Nam Trân, Nguyễn Bính đọc trong lúc này khác gì ăn món lạ nhưng thực phẩm lại quen. Một lần Nhân nhỏ nhẻ: Người trong Nam thích thơ Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu...Huế nghe thơ Nam Trân thì khác nào gặp người quen. Cũng như thơ Nguyễn Bính, cái ông nhà quê ấy tả mưa bụi với những mối tình vừa con trẻ vừa thơ mộng với vườn hoa bưởi, với rượu, với bướm đậu cả ven sông thì thật khoái khẩu với Huế.
"Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
...
Biết không? Cô hỡi biết không?
Chèo cô, còn quấy, sóng lòng còn xao?"
Có lúc lại ngắt như đếm nhịp, hơi thơ giãn ra:
" Lá bàng
Như lá vàng
Rụng
Ôi, dìu hiu
Cảnh chiều"
Những gì biết về khách xẩm tài hoa ấy vẫn còn ít lắm. Tay nải trễ tràng trong bóng chiều nhập nhoạng. Huế tơi tả, hơi gió lẩn quất. Xẩm Nhân uống rượu nếp hoa vàng nhắp với ốc, đứa con bên cạnh khêu ốc hộ và nhìn cha ăn lặng lẽ nhắp một chén, khà cái rồi ề à xoa đầu con.
Một bóng đàn bà rảo nhanh về phía đó. Gót chân như nâng trên đất. Giọng ướt mềm, sẽ sàng:
- Nhân không nhận ra em ử
- Tôi nào biết cô, tôi là xẩm Nhân.
- Thôi van anh đừng ngạo em nữa, chừng ấy năm
rồi.
Nhân im lặng. Lòng người đàn ông đã chai sạn vì những lời nói ấy bỗng chùng xuống lắng đi, thấm tê tái trong hơi rượu. Mặt đất nồng ấm, vẩn lên, quấn lấy không khí níu kéo và vỗ về. Đứa bé níu lấy cha "Cha ơi", goị
thảng thốt như đánh động không khí. Giọng đứa con làm Nhân choàng tỉnh trong khối u mê không rạch ròi đó rồi lại nhập trong men rượu tiềm thức. Cuộc cạnh tranh sinh tồn của tình yêu. Di cảo về mối lương duyên rạn vỡ xới tung lên.
Người đàn bà đã bắt đầu rấm rứt, chị khóc từng cơn, bàn tay ấp lên mắt rồi nức nở. Nhân bối rối.
- Cô nín đi, tôi đâu đáng để cô tìm.
- Em không đáng thì có - anh đừng nói như vậy, mai em không được ra chợ nữa, chồng em cấm. Em nhận ra anh từ ngày đầu anh đến, em rong ruổi trên con đường cha con anh đi hát dạo, ngày đi chợ mấy lần và bao nhiêu tối đứng từ xa nhìn anh uống như thế nàỵ Nhân hết thương em từ ngày xưa rồi à. Có lẽ chẳng nên thương em trong cảnh này nhưng hãy thương cô nữ sinh Tôn Nữ Thiên Bảo hát khúc nam Ai mười tám năm về trước. Chối em là gì, Nhân đi hát để tìm em cơ mà. Em biết câu hát ấy chỉ dành cho em, dành cho tháng ngày xưa cũ. Em nói nhiều quá phải không Nhân? Nhân hát nữa làm gì, đợi em đi, năm ngày nữa em quay lại, chúng ta sẽ đi.
- Đi đâu?
- Em nghĩ rồi, em với Nhân và con sẽ vào bà ngoại
ở Quảng Bình, tìm nhau thế đủ rồị Nhân hứa đi...
Em phải về đây, trăng lá lan rồi, con của mẹ hãy đợi mẹ
Rồi vẫn chân trần đi như lướt trên đất ấỵ Dáng đi trông thanh thoát nhưng nhìn kỹ thấy lùi lũi như kiếm, như tìm một vật bỏ rơị Biết chắc là tìm được nhưng phải kiên trì. Bất giác người xẩm thở dài, tay sờ soạng ống điếu, thuốc lào. Từ khoé mắt rỉ ra một dòng lấp lánh. Trăng vừa nhô lên, mát nõn tắm lên hai cái bóng, bé con như mệt lắm rồi tưạ đầu vào vai cha như một khối đá méo mó và trầm tư.
Chợ vẫn yên lặng, rì rầm, người đàn ông lẩm nhẩm một khúc Nam Ai, lời hát như chuồi trượt mê mết rồi vút lên. Đứa bé ngủ say sưạ Nó ngủ trong ý niệm năm ngày nữa cha con nó sẽ rời nơi đâỵ Với 1 người đàn bà xưng mẹ. Vừa ngủ vừa mơ ú ớ, bé con mơ thấy cái gót chân nhung đó lướt đến, vuốt tóc bé nói những lời dịu êm. Nhưng nó không dám tin, nó nghĩ là bà ta cũng chỉ là người mê tiếng hát của cha như bao người đi chợ khác. Nó chìa cái mũ nan rách tơi tả ra:" Xin bà cho con chút tiền mua rau, cháo". Bà ta không nói chỉ khóc nấc, xoè ra một nắm lá khô thả vào mũ.
Gió lả tả cuốn lá khô đu, lạo xạo vỡ trên môi những giọt nước mắt vừa chảy xuống đắng chát

*

Vẫn như mọi ngày, xẩm Nhân dắt bé con ra giữa chợ. Cái chợ đã gắn với xẩm Nhân. Chú khách ngày nọ vẫn hát, đọc những bài quen thuộc. Người nghe vẫn mê đắm nhưng 1 người tinh ý nói:
- Xẩm Nhân hát buồn quá, giọng kiêu hùng đâu
rồi.
Có chuyện gì xảy ra với chú ấy phải không?
Xẩm Nhân đi giữa chợ, đi giữa các gánh rau. Cảnh
mua bán vẫn nhộn nhịp. Mấy bà bán chanh chóị Một bà khách trả
lầm tiền đang sưng sỉa. Bé con đang mải nhìn những con tò he xanh đỏ đằng kia.
Con gà mào đỏ lựng, con ngưạ hung hung, có cả chú vịt béo kềnh đến thích mắt.
Cái loa vẫn trên tay bé nhưng nó không hướng lên, mắt con bé lơ đãng chúc loa vào mông bà khách đang xỉa xói kia. Xẩm Nhân vẫn đọc thơ, lời thơ thiết tha bỗng bị bịt tắc, nghẹn, rò rỉ. Cả cái mông to ệc đang như ngồi ở tư thế đứng vào miệng loa. Con bé mắt líu ríu nhìn tay người
bán tò he,...bà ta xoe xoé quay lại.
"Thơ thẩn mẹ mày, tức buổi chợ Bán thì bán gian, thêm thằng hâm vô công hát xướng, khoẻ mạnh dắt nhau đi làm gì"
Bé con hoảng hốt quay lại, lúc đó nó mới rời mắt khỏi cái tay nặn giống của người bán tài hoa. Mặt nó méo mó chực khóc, căm hờn nhìn mụ khọm già đang xỉa xói.
Người xẩm bỗng hiểu ra cơ sự. Uất nghẹn ứ lên tận cổ. Mắt chú long lên ánh sắc như dao, giật phắt lấy loa, lấy hết sức lực bùng lên của giận dữ chú ném toang xuống đất. Loa vỡ ra từng mảnh, câu thơ đứt quãng. Những mảnh vỡ làm con bé hoảng hốt hơn. Mặt cha đanh lại, dúm dó,
đôi mắt mù giật giật. Bé đứng lă.ng. Xẩm Nhân vội vã kéo con đi, vứt xoạch cả dây điện, khóc tu tu, chân bước khấp khểnh xô cả đám đông...Con người kiêu bạc ấy cảm thấy như bị nổ vào mặt, bị xúc phạm...Một cảnh chua chát và bi hài. Cái con người đã chạy trốn và hờn dỗi tình yêu vì được yêu 1 cách thụ động, đã luôn muốn là hiệp sĩ bế cô gái mình yêu lên yên ngựa. Nhưng chàng bị ngã ngưạ mặc dù chàng rất muốn là kẻ chiến thắng chứ không phải là kẻ đáng thương si tình phải nương dựa vào bàn tay chìa ra nâng đỡ của người yêu bé bỏng. Chàng cũng không muốn những lời thơ trong sạch của mình bị vấy bẩn. Xẩm
không đi hát vì tiền. Xẩm chỉ đi góp nhặt chút tình rơi vãi giữa chợ đời. Nhìn vào đáy mắt trong veo ấy, một cụ già thẽ thọt "Con người đó sẽ không an lành với nỗi đau tự có. Sẽ khuấy vục nó lên rồi tự cắn nát để tìm về đúng nhân phẩm".

*

Trên đời cũng có nhiều kẻ tốt bụng, ai đấy đã mua 1 cái loa mới, nhặt micro lặng lẽ đặt vào lều trú thân của hai cha con. Nhưng bà con thì xì xào chắc xẩm Nhân sẽ không hát nữa và họ buồn lắm. Mỗi người dân lao động thấy sắp mất đi ở mình cái quen thuộc vốn dĩ. Mỗi khi xẩm hát,
người ta biết số phận của mỗi người đã có sẵn trong sổ đời không thể thay đổi được, nhưng cái khát khao được bung mình ra từng khoảnh khắc, được nhũn tim ra vì sống giấu giếm cho niềm yêu riêng thì bao đời vẫn là lạc thú của con người.
Nhân không đi hát nữa thật. Sáng sáng, cha lại bắt con dắt ra phía bên sông Hương. Nước sông Hương chảy quanh núi Ngự chứ chẳng đi đâu xa, lặng và hiền chỉ đủ làm gợn lòng kẻ xa quê...Con bé con ngồi nhặt hộ đậu vỏ cho bà Mập Lan bán hàng khô chốc chốc bà lại hỏi:
"Chừ cha đi mô mới về, khi mô cho con biết mà đi dón. Về nhà bác, con nghe..."
Bé lắc đầu quầy quậỵ Nó nghĩ đến người đàn bà hứa 5 hôm nữa sẽ quay lại, hôm nay là hôm thứ hay rồi. Tối mịt, cha mới mò mẫm về, mua đồ an cho nó và uống rượu nếp hoa vàng nhiều lắm. Cả trời để dành cho cha có lẽ cũng chưa đủ.
Trăng đã gần tròn, nó mong trăng nhanh tròn để người đàn bà đó đến. Để làm gì thì nó cũng không biết. Nó chỉ cảm giác kinh hoàng khi cha đập vỡ loa. Và bé con còn sợ phải ngửa mũ nan mà không dám ngẩng lên vì ánh nhìn thiêu đốt của người nào đó.
Hôm sau cha vẫn đi. Đến hôm thứ tư, đang thiu thiu ngủ trên đùi cha, cha đã gọi nó dậy thử loa, cắm vào cái bình ắc quy bé xíu, hát say sưa, lại khúc hát Nam Ai thật ngọt, lại đọc thơ mình và nhấp chén rượu suông. Con bé mừng húm, "cha hết buồn, mình sẽ không mải chơi, sẽ giữ ba cẩn thận".
Chợ Đông Ba sáng ấy bừng tỉnh - Say mê đón chào như mọi khi. Vẫn là xẩm Nhân kiêu bạc, cái tay áo rộng phất phơ, múa may như lên đồng, mắt nhắm nghiền, thăng hoa viễn cảnh.
" Em ạ, ngày xưa vua nước Bướm..." Và có lúc lại thắt nghẹn chua chát: "Lang thang tôi dạm bán thuyền - Có người giả chín quan tiền lại thôi".
- Cha ơi, có người hỏi cha, một ông khách.
Họ vào một quán nước và sau đây là lời đối thoại:
- Anh có biết vợ tôi đi đâu không?
- Vợ ông là ai?
- Là tôn nữ Thiên Bảo mà tôi vớt của anh đấy, tôi tìm cô ấy, con chim cánh trả ăn no bỏ chủ. Hỏi anh, anh nghe không?
- Giữ như vật sở hữu cứ chực tuột ra thì giữ làm gì?
- Sao không?
- Tôi cũng không biết rõ cô ấy đi đâu, mà giả sử có biết thì 1 thằng mù như tôi không thể làm chỗ dựa cho 1 giai nhân. Ông có tất cả, tôi chẳng có gì, ghen với kẻ khố rách thì đừng. Dại vừa thôi.
- Anh nhầm rồi, đừng gọi tôi là ông nghe nhạt quá, khách khí quá. Anh có tình yêu của cô ấỵ Giả sử anh chết đị, biến tan đi trong đời thì có lẽ cô ấy thương nhớ nhưng chỉ dám ngoại tình trong ý nghĩ. Đằng này, anh sống và
phong trần thế kia, đàn bà mà bao giờ cũng chỉ thèm quả chua, thèm những thức quả không có, chứ ngon ngọt ê hề lại chê.
- Tôi sẽ đi nếu ông đủ sức bao bọc cho cô ấỵ
Tôi không muốn chỉ đem tình yêu cho cô ấy, tôi muốn là đế
vương kiêu hãnh với tình yêu kia.
- Thế anh có muốn đổi không? Hoặc anh có tài sản của tôi, tôi sẽ đem cô ấy tay trắng
- Cảm ơn ông, 1 cuộc đổi chác không thể diễn ra. Không ai muốn là người hùng chỉ 1 nửa trận tuyến, hoặc có tất cả, hoặc kiết xác. Tạm biệt ông. Cầu mong cô ấy trở về với ông.
Sẩm tối hôm sau, người ta thấy trên nhịp Tràng Tiền mềm như dáng Huế ấy, có 2 bóng ngườị Người cha cao lớn vịn vào bóng đứa bé, 2 bóng tưạ vào nhau đi lặng lẽ như đếm từng nhịp cầụ Sông Hương đang thức 1 đêm sao trổ dậyđâm bông trên nền trời bắt đầu tối.
Vẫn như ngày nắng nỏ đầu tiên đến, bên hông đứa con 1 chiếc loa, cái mũ nan rách, dánh đi cả hai đều buồn tênh nhưng bình tâm lạ lùng.
Khi đến cuối cầu, từ sau, gió như lốc. Người đàn bà xuất hiện, tóc rối tất tả
- Đợi em với Nhân, hôm nay là ngày thứ năm, sao anh ác thế, muốn em khổ ư? Cả con nữa, cả hai đều cần em, em biết, thôi mình đi...
Họ bước tiếp giản dị nhưng thanh thản như lẽ phải có, phải sống. Đứa bé con bỡ ngỡ, thả xuống dòng sông chiếc mũ nan, chiếc mũ xoay xoay rồi tấp vào bờ. Người đàn bà mắng con giọng ấm áp trìu mến. Người đàn ông biết ngày hôm nay và đời mình ngày mai là đế vương. Lên ngôi trong
năm tròn bốn mươi bốn tuổi kép.
:::: Dương Nữ Khánh Thương::::