Khedroob Thondup hiện diện như một hình ảnh thân quen trong một gia đình đã sinh ra một trong những lĩnh tụ tâm linh được công nhận là nổi tiếng và được tôn kính nhất thế giới. Cha của Khedroob Thondup là Gyalo Thondup và cũng là anh ruột của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn. Gyalo Thondup Làm thế nào ông (Khedroob Thondup) nghĩ đến việc sưu tầm những ký ức của bà nội ông trong quyển sách, Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Tôi? Em gái tôi, sau khi tốt nghiệp ở Anh Quốc, đã trở lại Ấn Độ, và cha mẹ chúng tôi nói rằng chúng tôi nên phục vụ chính phủ Tây Tạng bằng cách này hay cách khác, vì thể cô ta nhận một chức vụ tại Thư Viện Hoạt Động và Lưu Trữ của Tây Tạng (the Library of Tibetan Works and Archives)tại Dharamsala. Cô ấy là chủ bút Tạp Chí Tây Tạng (the Tibet Journal) quý vị thấy, đấy là một bổn phận trí tuệ. Do thế, khi cô ta ở đấy, Bà nôi chúng tôi cũng ở đấy, và Bà tôi thường gọi cô làm những bửa ăn, và Bà cũng trông cô, như Bà thường trông những đứa con và cháu của Bà. Vì vậy, một ngày nọ, em gái tôi nẩy ra ý kiến tuyệt vời này về việc thu thập những câu chuyện về cuộc đời của Bà chúng tôi, vì cô ấy cảm thấy rằng đây là một người đàn bà rất quan trọng, một người phụ nữ với 16 đứa con, và còn trưởng thành bảy người. Nhưng căn bản bởi vì Bà là mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Và khi cô ta đến và tỏ bày ý kiến ấy, Bà Nội chúng tôi rất ngạc nhiên một cách dễ thương. Cụ bà Diki Tsering và Đức Đạt Lai Lạt Ma Bà nội chúng tôi nói rằng, “Bà thích làm việc này, nhưng không ai sẽ hỏi bà về những năm tháng lúc ban đầu của bàvà những gì đã xảy ra, cháu thấy đấy. Bà thật sự chẳng bao giờ có một cơ hội để nói về những điều này trong những chi tiết thật tuyệt.” Và Bà rất say mê. Thế là em gái tôi, trong khoảng thời gian từ năm 79 đến 81, qua những buổi ăn gia đình với nhau, đã hỏi bà về hàng khối câu chuyện và ghi lại tất cả những điều này. Rồi thì Bà nội chúng tôi qua đời năm 1981. Thế rồi năm 1982, em gái tôi bị một tai nạn thảm khốc ở Bắc Mỹ, khi cô ấy tham dự một ngày lễ. Cô chết năm ấy. Và lúc ấy mẹ tôi thật sự tan nát cõi lòng, vì đây là đứa con gái duy nhất của bà, và bà cảm thấy rằng bà nên cố gắng để quyển sách này được xuất bản. Mẹ tôi cố gắng, nhưng rồi bà không chống nổi và không qua khỏi với chứng ung thư trong năm 1986. Do thế, năm 1997, tôi đọc qua những ghi chép của em gái tôi, tôi đã tự học hỏi rất nhiều. Có quá nhiều chi tiết mà tôi đả không biết. Thế là tôi đã ngồi xuống và chuẩn bị cho xuất bản quyển sách này. Quyển sách này đã mất 20 năm để thấy ánh sáng – gần 20 năm. Tôi làm việc này bởi vì nó là di sản của em gái tôi. Cô ấy tập họp tất cả những câu chuyện. Và cũng bởi vì ngày nay ở Mỹ, rất nhiều người quan tâm đến Đức Đạt Lai Lạt Ma, cả về lĩnh tụ tâm linh lẫn thế tục. Tôi nhớ trong năm 1979, khi tôi đi với Ngài trong chuyến du hành đầu tiên, rất ít người biết Ngài. Mọi người nghĩ rằng có lẽ Ngài là một công hầu hay gì đấy, quý vị thấy đấy, Ngài trang phục y áo màu đỏ hoàn toàn lạ lùng. Nhưng rồi thì năm 1989, Ngài nhận giải Hòa Bình Nobel, và trong năm 2000 nhiều người Mỹ biết Ngài là gì, Ngài đại diện cho những điều gì. Ngài lôi cuốn nhiều người Mỹ. Do vậy tôi nghĩ rằng quyển sách này có thể cho thấy cái nhìn sâu sắc của thân mẫu Đức Đạt Lai Lạt Ma, sự dạy dỗ của Ngài, quý vị thấy đấy, về đời sống của Bà nội tôi. Đây là quyển sách thật sự về câu chuyện của một phụ nữ. Đây là câu chuyện của một người đàn bà rất mạnh mẽ, một người phụ nữ nông dân. Bà cảm thấy rằng truyền thống tập tục rất quan trọng đến cuộc sống của Bà, truyền thống đã truyền đến Bà từ cha mẹ và ông bà của Bà. Và Bà đã truyền xuống chúng tôi, đàn cháu, và tôi, ngày nay, truyền trao lại cho những đứa con gái, con trai của chúng tôi. Đây là một câu chuyện về việc làm thế nào Bà đã trải qua từ một phụ nữ nông dân, với những truyền thống mà Bà mang trong tâm hồn, và làm thế nào người con thứ năm của Bà được công nhận như một Đạt Lai Lạt Ma, và làm thế nào Bà đối diện với chính phủ Tây Tạng, và đối đầu với những vấn đề trước những người Trung Cộng mà Tây Tạng đã trải qua một thời điểm vô cùng kinh khủng. Và làm thế nào Bà đối đầu với tất cả những điều ấy, làm thế nào Bà đối trước gia đình mình, cũng như với việc công nhận của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Và sau này, sự vượt thoát cùa Bà đến Ấn Độ, cùng đời sống của Bà ở quê hương tị nạn. Phần ấy không bị nhòa lấp nhiều bởi vì em gái tôi đã không ẩn dấu nó. Và tôi quyết định để nguyên những gì em tôi đã ghi lại. Do thế, một cách căn bản, đấy là câu chuyện của Bà nội tôi về thời thơ ấu, đời sống của Bà ở Lhasa, và khi Bà sang Ấn Độ. ‘Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Tôi’ rất hấp dẫn và rất dễ đọc. Ông đề cập rằng đấy là một quyển sách quan trọng. Tại sao ông nghĩ rằng đấy là một quyển sách quan trọng cho những người Mỹ, hay bất cứ người nào đọc nó? Ồ, một cách căn bản, tôi nghĩ hai điều. Một nếu ai đấy muốn tiếp nhận một cái nhìn sâu sắc về việc làm thế nào mà Bà mẹ đã ảnh hưởng đến đứa con của mình, một vị Đạt Lai Lạt Ma, qua những tính chất của Bà. Hơn nữa, Bà mẹ Ngài đã có một tác động lớn lao đối với Ngài, trên sự suy nghĩ của Ngài, trên nhận thức của Ngài, và những thứ ấy đã đem đến như Ngài đã hiện diện hôm nay thế nào. Hai, là bởi vì như tôi đã nói với quý vị lúc nãy, đây là một câu chuyện về một người đàn bà, nó cho thấy Bà mạnh mẽ như thế nào, Bà độc lập như thế nào, và nó liên hệ thế nào đến ngày nay cho phụ nữ hiện tại. Quý vị thấy không? Phụ nữ ngày nay không chỉ có nghề nghiệp, nhưng cũng có con cái, một gia đình, và làm thế nào tất cả những điều này bổ sung cho nhau trong một đời sống. Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề rất quan trọng. Đấy là tại sao mặc dù tôi nghĩ quyển sách rất giản dị, nó cho thấy Bà nội tôi đã trải qua những điều gì, toàn bộ những diễn tiến từ một người phụ nữ nông dẫn đến Lhasa, và rồi thì cũng là đón nhận một bước dài của sự đổi thay lớn lao trong đời của Bà. Trong chương, “Đại Dương củaTuệ Trí,” ông diễn tả làm thế nào con trai của Bà đi đến sự công nhận như một vị Đạt Lai Lạt Ma. Ông có thể trao đổi một ít về điều này không? Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba viên tịch, chính quyền Tây Tạng mở những đoàn truy tầm để đi tìm Ngài khắp Tây Tạng. Những dấu hiệu cho thấy rằng Ngài sẽ thọ sinh ở phía Đông Tây Tạng. Do vậy, phái đoàn tìm kiếm đã đi ngang ngôi làng của chúng tôi, họ đã gõ cửa ngôi nhà của Bà nôi tôi, và để xin trú ngụ về đêm, họ muốn ở đấy qua đêm bởi vì họ là những người du hành. Vì thế, Bà nôi tôi là một người rất nồng nhiệt và từ bi đã nói, ‘Vâng, chắc chắn là được.’ Và thế là Bà đã mời phái đoàn vào nhà, mặc dù Bà chẳng hề biết họ là ai. Bà là một phụ nữ nông dân, một người căn bản chỉ quan tâm đến những việc hằng ngày của Bà, nghĩ về trang trại và tất cả là thế. Đứng đầu phái đoàn tìm kiếm là Khetsang Rinpoche, nhưng ông ăn mặc trong cách cải trang, trang phục của ông là của những người hầu cận, và người hầu cận lại trong áo quần của ông. Quý vị thấy đấy? Cậu bé Lhamo Dhondup ở Amdo Vì thế Bà đã mời người hầu cận, ăn mặc trong áo quần trưỡng đoàn tìm kiếm lên nhà trên, và gọi Khetsang Rinpoche, trang phục áo quần hầu cận, đến nhà bếp, nơi Bà đang làm việc và chuẩn bị trà cho tất cả mọi người. Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc ấy là một cậu bé, và Ngài đi đến gần bên Khetsang Rinpoche, nhìn ông ấy, và đưa tay vào bên trong áo của Rinpoche và kéo áo choàng của ông. Và rõ ràng áo choàng ấy là của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba đã tặng ông, vì thế ông chưng hửng vô vàn, nhưng ông không biểu hiện bất cứ điều gì. Khetsang Rinpoche đã rời nhà Bà ngày hôm sau. Phái đoàn đã trở lại, và sau đấy họ bắt đầu làm một số thử thách. Tất cả những điều này xảy ra trong khi Bà nội tôi không biết những người này là ai, họ đang làm gì, rõ ràng bà không có ý tưởng gì, rằng đây là phái đoàn đi tìm kiếm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn. Sự việc đã bắt đầu như thế ấy. Sau này khi Khetsang Rinpoche nói với Bà ‘đây là những người gì’, Bà đã hoàn toàn kinh ngạc. Chẳng bao giờ trong giấc mộng vĩ đại của Bà, Bà đã rằng một trong những đứa con của Bà sẽ trở thành Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn. Trong mỗi gia đình Tây Tạng, nếu một hóa thân của một Lạt ma được công nhận là một niềm vinh hạnh to lớn. Và Bà đã có một niềm vinh dự có đứa con thứ hai, được công nhận như Takster Rinpoche của Tu viện Kumbum vào lúc ấy. Bà đã có niềm vinh hạnh ấy. Do vậy, mặc dù Bà có hơi bối rối, nhưng Bà nhận ra rằng Bà đang kiềm chế chính mình, vì thế Bà quyết định, ‘tôi sẽ vượt qua mọi thứ một cách dễ dàng.’ Bà phải di chuyển về thủ đô, và Bà đã diễn tả người ta đã phục vụ Bà như một hoàng thái hậu. Và Bà đã không thích điều này lắm. Bà nội tôi luôn luôn nghĩ rằng gốc rễ rất quan trọng với Bà, truyền thống tập quán của Bà. Thí dụ, áo quần của Bà mặc vẫn còn như ở làng. Bà chẳng bao giờ thay đổi kiểu cách trang sức. Và Bà luôn luôn trang phục như đã từng ở nơi làng quê ấy. Thế là khi người ta hỏi Bà, ‘Ô, bây giờ, Bà đã là mẹ của một vị Đạt Lai Lạt Ma, Bà nên thay đổi. Bà nên son phấn trên mặt, Bà nên ăn mặc áo quần thế này, Bà nên trang điểm tóc tai khác hơn.’ Bà nói rằng, ‘tôi muốn tôi vẫn là tôi, mặc dù tôi là mẹ của Đạt Lai Lạt Ma.’ Và Bà đã làm nên một tác động to lớn để chỉ Đức Đạt Lai Lạt Ma những gì quan trọng cho Ngài để ăn, Bà đã chuẩn bị tất cả những thức ăn quê hương và bánh mì cho Ngài ở Lhasa, nơi Bà đến để gặp Ngài rất thường xuyên. Bà luôn luôn nói về Bà nghĩ thế nào rằng mặc dù bà đã trở thành mẹ của Đạt Lai Lạt Ma, rằng Bà sẽ trở lại đời sống và tôn giáo của Bà. Bời vì Bà vô cùng an lạc ở đấy, và Bà không thật sự nghĩ rằng, ‘Ô, bây giờ, tôi đã trở thành mẹ của Đấng Thánh Thiện (his holiness), tôi nên thay đổi toàn bộ lối sống của tôi.’ Không. Bà là một người đàn bà rất đơn giản, tư tưởng nghiêm nhặt, rất thực tiễn và mạnh mẻ. Quyển sách kết thúc trên một điểm buồn sau khi em gái ông mất, và Bà nội ông bày tỏ niềm đau buồn của Bà về việc ấy. Điều ấy hiện diện trong quyển sách thế nào? Sau khi em gái tôi mất, phần ấy của câu chuyện tôi viết nên bởi vì nó lấp đấy một khoảng trống. Tôi không muốn viết nhiều, tôi muốn kết thúc câu chuyện như nó là. Tôi không muốn biến nó thành điều tôi cảm nhận. Ngôn ngữ mà em gái tôi viết sẽ rất khác với lời lẻ của tôi. Do thế tôi để nó như nó là. Nhưng tôi cho nó một sự hạ cánh mềm mại vừa đúng. Điều ấy phản ánh những gì Bà nội ông cảm nhận? Vâng, chắc chắn là như thế. Nó phản ánh rất nhiều những gì Bà tôi cảm nhận. Và tôi chỉ có thể kể với quý vị một giai thoại cá nhân. Đối với khoảng cuối cuộc đời Bà, bất cứ khi nào tôi đến để gặp, Bà sẽ hỏi tôi, ‘Ba cháu đâu? Má cháu đâu? Bà muốn gặp họ.’ Và Bà luôn luôn cảm thấy rằng sự quy tụ của gia đình rất quan trọng. Bà thích có tất cả con cái và cháu chắt của Bà ở chung quanh Bà. Một thí dụ khác, ngày Bà mất, Bà thức dậy vào buổi sáng, đấy là buổi sáng sớm, và Bà gọi con trai Bà, Lopsang Samten, ‘Hãy đưa mẹ vào phòng vệ sinh.’ Và rồi thì khi Bà ra khỏi, Bà nói, ‘Hãy dựng mẹ dậy vì thế mẹ có thể ngồi lên. Mẹ cảm thấy rất yếu và có thể chết,’ Và Bà nói, ‘Mẹ rất buồn vì hầu hết con cái không ở gần bên mẹ.’ Nhưng rồi thì Lobsang Samten, con trai Bà nói với Bà rằng, ‘Umala – có nghĩa là mẹ -- ‘ hãy giữ an bình trong tâm mẹ bởi vì mẹ nên nhớ rằng mẹ đã sinh ra Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, và như một Bà mẹ, mẹ đã thật sự là một Bà mẹ tốt đến tất cả con cái của mẹ cũng như cháu chắt của mẹ.’ Và trong cách ấy, Bà đã qua đời một cách bình an. Ông đã ở bên cạnh khi Bà ông mất. Tôi đã đến một ngày sau, và sau đấy thúc phụ tôi đã nói với tôi điều này. Tôi không để điều này vào trong sách bởi vì tôi cảm thấy rằng tôi sẽ chờ khi quyển sách của tôi ra mắt. Đấy chỉ là tôi muốn giữ điều ấy nguyên bản như có thể. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nghĩ gì về quyển sách? Ô, tôi nghĩ rằng đây là quyển sách về cuộc đời của mẹ Ngài, người mà Ngài rất yêu thương. Ngài cảm thấy rất tuyệt về nó. Hơn thế nữa tất cả mọi người đã đọc qua quyển sách này và đã thấy quyển sách này cảm thấy rằng đấy là câu chuyện rất cảm động. Đấy là một câu chuyện cảm động. Nó đơn giản, nhưng quá đơn giản. Tôi có thể nói rằng bởi vì những người ở phương Tây nghĩ thế, ‘Ô, điều này được viết bởi một đàn bà nông dân.’ Nhưng mặc dù Bà nội tôi là một nông dân cả cuộc đời Bà, nhưng Bà thật sự là một người phụ nữ rất mạnh mẽ, và Bà thật sự tiếp tục những truyền thống tập tục, chúng là xương sống của cuộc đời Bà. Vì thế tôi thật sự cảm thấy rằng tôi nên chia sẻ điều này với độc giả rộng rãi hơn. Tôi muốn nhiều người hơn có thể biết mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma như thế nào và đã ảnh hưởng thế nào đến Ngài khi Ngài còn trẻ, và sau này toàn bộ cuộc đời Ngài. Và làm thế nào, mặc dù Bà có rất nhiều con cái, Bà có thể dành thời gian đến mỗi đứa con của Bà, và thăm viếng họ, một số ở Hoa Kỳ, một số ở Thụy Sĩ, và Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, và cha tôi, chúng tôi những đứa cháu ở Darjeeling, nơi tôi đang sống hiện tại. Và làm thế nào Bà có thể chia thời gian cho tất cả những điều ấy, và vẫn làm thấm nhuần trong chúng tôi một ý nghĩa công bình. Tôi nhớ Bà là một người rất công bằng. Và đối với những đứa cháu của Bà, Bà sẽ nói về truyền thống và bà sẽ nói về tín ngưỡng. Và trải qua thời gian lễ hội của tôn giáo chúng tôi cũng như những lễ hội truyền thống, Bà sẽ dạy dỗ chúng tôi quán sát chúng như thế nào và ý nghĩa chúng là gì. Điều này rất quan trọng – chúng có một tác động rất lớn đối với chúng tôi. Nhưng ở thời ấy, khi tôi trẻ hơn nhiều, những ngày ấy, và tôi đã chẳng suy nghĩ nhiều về nó. Tuy thế, khi tôi đọc qua những gì em gái tôi ghi lại, nó giống như một sự phát hiện. Tôi có thể xem điều ấy là chắc chắn Vâng, bây giờ khi tôi nhìn lại và tôi có thể suy nghĩ lại và nghĩ về tất cả những tinh tiết mà tôi đã từng liên hệ đến Bà, ý nghĩa của những gì Bà nói, tôi có thể nhớ rất nhiều thứ. Vì thế tôi muốn chia sẻ điều này với mọi người, và những người ở phương Tây rất quan tâm cũng như thích thú. Tại sao ông nghĩ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tây Tạng, trong phổ quát, đã có một cách lôi cuốn và hấp dẫn ở phía bên kia vị trí ấy? Ô, tôi nghĩ rằng người Hoa Kỳ luôn luôn muốn ủng hộ một mục tiêu đúng đắn và đạo đức. Và tình trạng với Trung Cộng, chúng tôi là những ngưò thua thiệt, và người Hoa Kỳ luôn luôn muốn ủng hộ những người thua thiệt. Chẳng hạn, tôi sẽ cho quý vị một ví dụ rất đơn giản. Chúng tôi có một cuộc vận động ở thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ, gọi là Cuộc Vận Động Quốc Tế vì Tây Tạng. Và chúng tôi đã có điều ấy khoảng mười năm. Chúng tôi không có tiền bạc gì để vận động, nhưng chúng tôi đã tạo nên một trong những nhóm ủng hộ lớn nhất trong những nghị sĩ và dân biểu bởi vì câu chuyện của chúng tôi, mục tiêu của chúng tôi, là một mục tiêu chân thật và đúng đắn. Và bởi vì chúng tôi rất may mắn có một lĩnh tụ rất được yêu mến như Ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma, người là lĩnh tụ cả tâm linh lẫn thế tục của Tây Tạng. Và bởi vì những giáo huấn của Ngài lôi cuốn và hấp dẫn nhiều người. Đây là một trong những điều quan trọng nhất qua toàn bộ những cuộc thăm viếng của Ngài đến Hoa Kỳ, nơi mà Ngài luôn luôn được mời đến bởi những trường Đại học khác nhau và những nhóm ủng hộ khác nhau, và những nhóm tôn giáo khác nhau đến đây để để phát biểu, không chỉ trên vấn đề Tây Tạng, nhưng cũng là trong năng lực của Ngài như một lĩnh tụ tâm linh. Ngài không nói rằng, ‘Phật giáo Tây Tạng là tôn giáo duy nhất trên thế giới.’ Ngài tin tưởng sự kiên nhẫn bao dung của tất cả các tôn giáo. Và mọi người quan tâm và thích thú để nghe những gì Ngài thuyết giảng, và Ngài chợt nẩy ra ý kiến – như Ngài luôn luôn nói – như một tu sĩ Phật giáo giản dị. Đúng thế không? Vì thế tôi nghĩ điều này rất quan trọng bởi vì nó tuyệt diệu cho bất cứ người nào. ___ Dalai Lama, My Uncle Khedroop Thondup Tuệ Uyển chuyển ngữ 26-08-2009 http://www.gracecathedral.org/enrichment/interviews/int_20000525.shtml