Hai gia đình, Lý Trọng Nhân và Trương Độ Lượng, trước kia là tình bạn thâm giao. Nay thì kết tình sui gia thắm thiết hơn. Họ thuộc thành phần tư-chức bậc trung-trung, làm việc cho ngân hàng Sàigòn, tại góc hai đại-lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi.
Lý Trọng Nghĩa và Trương Hải Hà là con của hai gia đình trên. Đôi vợ chồng trẻ yêu nhau tha thiết, đã cưới nhau được ba năm mà vẫn chưa có đứa con nào. Thì biến cố 30-4-1975 xẩy ra. Cha mẹ hai bên điều thúc dục con chạy xuống tàu... vượt biển. Một thời gian ngắn ở trên đảo... Rồi được nước Pháp cho tỵ-nạn cộng-sản, tạm-cư ở vùng Normandie (Le Havre) vào đầu năm 1976. Trình độ học vấn của Trọng Nghĩa tới tú-tài đôi chương trình Pháp.
Sau mấy tháng ở trong trại tỵ-nạn... Hai vợ chồng Trọng Nghĩa được một gia đình bà con bảo đảm lãnh lên Paris. Vì họ đã từng đi du học trong thập niên 196không, rồi lập nghiệp luôn trong khu La-Tinh quận 5. Sau khi lo giấy tờ hợp lệ xong, Trọng Nghĩa ghi tên vào trường... học ngành chuyên viên điện-tử (informatique), do chánh phủ Pháp đài thọ và trợ cấp chút ít tiền. Ban ngày Trọng Nghĩa đi học, ban đêm cậu đi làm nhân-viên soát vé cho những rạp xi-nê ở khu Montparnasse. Còn Hải Hà thì đi học pháp-văn...
Bốn năm sau, Trọng Nghĩa lấy được bằng cấp... tương đương kỹ-sư. Và đi làm cho hãng ‘'IBM'' ngoại-ô Paris, gần Porte de Maillot... Lương bổng khá cao. Bấy giờ hai vợ chồng mướn nhà ra ở riêng trong quận 17 Paris cho gần sở làm.
Bao năm tháng, hai vợ chồng Trọng Nghĩa - Hải Hà sống trong hạnh phúc tuyệt vời... Nhưng vẫn không có con!
Đầu mùa xuân Paris, năm 19... mà khí hậu có hôm vẫn còn lạnh buốt. Tuy vậy, hai bên lề đường đã có những cây ngô đồng lú nhú đâm chồi nẩy đọt...
Hải Hà nhìn đồng hồ đã hơn hai mươi giờ đêm mà chưa thấy chồng về, trong lòng hơi lo lo. Bất chợt tiếng chìa khóa mở cửa... Hải Hà vui lên, biết ý chồng mình thường thích uống si-rô bạc-hà pha với nước suối ‘'Vittel'' khi về đến nhà. Nàng bưng ly nước màu xanh xanh để trên salon, miệng tươi cười, hỏi chồng:
− Chắc trong hãng có nhiều việc lắm, nên anh về trễ hơn mọi hôm phải không anh?
Trọng Nghĩa nhìn vợ và cười cười, đưa tay kéo Hải Hà ngồi bên cạnh, vuốt tóc nàng và nói nhỏ nhẹ:
− Có chút vấn đề thôi. Anh xin lỗi em. Anh để cho em đợi. Vì anh không điện thoại về cho em hay.
Hải Hà đưa tay bụm miệng Trọng Nghĩa và ngả đầu vào ngực chàng:
− Em nào có bắt lỗi anh đâu. Nhưng lần sau, anh nhớ nhín chút thì giờ gọi điện thoại về nhà cho em hay là đủ rồi. Thấy anh về trễ, em hơi lo thôi.
Trọng Nghĩa ôm vợ và siết chặt vào lòng, nói:
− Rồi, anh hứa sẽ không để em chờ đợi và lo âu nữa.
Chàng hôn vợ thật mạnh:
− Nè, đền một cái, đền thêm cái nữa chịu hôn?
Hải Hà cười sung sướng, rồi đứng lên đi ra sau bếp dọn cơm... Trong khi ăn cơm, Trọng Nghĩa nhìn vợ, lòng cảm thấy ray rức và tự hối: ‘'Giây phút ‘'cơn...lòng'' nổi lên, mình không kềm chế được. Mình đã lỡ có con với Thùy Duyên rồi. Mình đâu có yêu nàng bằng yêu Hải Hà. Nhưng mình phải ráng cố gắng giữ kín không cho Hải Hà biết. Và mình cũng phải dàn xếp với Thùy Duyên, cho nàng tự biết nàng là kẻ đến sau. Bé Trọng Hậu mới chào đời mà đã gặp cảnh trái ngang rồi. Thật tội nghiệp cho cả ba người. Trời ơi! Tội lỗi này là do chính tôi gây ra...''. Hải Hà thấy chồng đang suy tư, nàng đưa ánh mắt hồn nhiên, hỏi chồng:
− Bộ trong hãng có chuyện gì quan trọng phải không anh?
Trọng Nghĩa làm tĩnh:
− Thì em cũng biết mà. Việc làm trong sở đôi khi cũng phức tạp, rắc rối với các nhân viên dưới quyền anh. Anh... anh phải ở lại họp.
− Vậy, thì anh đổi hãng khác đi!
− Anh nghĩ, đi đâu cũng vậy thôi. Bộ em thấy anh lo hả?
− Dạ.
Năm, tháng trôi qua, nay bé Trọng Hậu được năm tuổi. Một hôm Thùy Duyên chịu hết nổi cảnh không chồng mà có con. Nàng điện thoại hẹn với Trọng Nghĩa đến hãng ăn cơm trưa. Vừa ăn xong, Thùy Duyên đưa ra điều kiện:
− Anh mà không ly dị với vợ anh thì em sẽ bồng con đi biệt tích.
Trọng Nghĩa nghe Thùy Duyên nói thế, chàng nghe lòng đau như dao cắt ruột. Với bản chất đầy nhân hậu, cứng rắn và cương trực. Nhưng vì một phút yếu lòng nên bị Thùy Duyên gài bẩy cho dính có con. Bây giờ đứng trước một hoàn cảnh khó xử. Trọng Nghĩa nhìn thẳng vào mắt Thùy Duyên, nghiêm trang hỏi:
− Tại sao hôm nay em lại đổi ý vậy? Anh đã nói với em nhiều lần rồi, là anh không bao giờ bỏ vợ anh được. Hải Hà là kẻ vô tội. Anh yêu nàng cũng như anh yêu em. Chính anh là kẻ có tội đây. Tội nghiệp nhứt là bé Trọng Hậu. Anh lo cho em và con đầy đủ mà.
Trọng Nghĩa ôm ngực và thở ra, nói tiếp:
− Cũng may là Hải Hà hiền lành và ngây thơ. Nàng không hề để ý hay kiểm soát tiền bạc trong công-băng. Anh mong em giữ lời hứa như buổi ban đầu đi.
Thùy Duyên không quên lời mình đã hứa. Nhưng vì quá cô đơn và đôi khi lửa ghen (ngược) không dập tắt được. Thùy Duyên ngồi khóc cho qua cơn đau khổ. Nàng chậm nước mắt, rồi gật đầu:
− Vâng! Em xin lỗi anh. Em cố gắng giữ lời hứa.
Trọng Nghĩa nắm tay Thùy Duyên:
− Anh mang ơn em nhiều thứ ; em đã giữ gìn sự bình yên cho Hải Hà bao năm nay, và lo cho con chu đáo... Thôi, đến giờ anh vô sở, em về đi nha!
Thùy Duyên gạt lệ ra về, trong lòng mang bao nỗi niềm chua xót...
Đầu thập niên 199không, Trọng Nghĩa lo giấy tờ cho cha mẹ đoàn tụ sang Paris sống chung với vợ chồng chàng. Vài năm sau, buổi trưa đang làm việc trong hãng, bỗng nhiên Trọng Nghĩa lên cơn đau tim, chàng ngất xỉu, xe cứu cấp chở vô nhà thương... Sau đó được chữa khỏi. Trong những ngày nằm bệnh viện... Chàng cảm thấy mình bị nỗi sầu u uẩn, chẳng biết cùng ai để mà tâm sự? Chàng ra khỏi bệnh viện nằm nhà dưỡng sức. Rồi một ngày thứ bảy đẹp trời, Hải Hà, vợ chàng được chị bạn tên Thương rủ đi dạo phố. Nhân dịp ấy, Trọng Nghĩa mời cha mẹ đi dùng cơm trưa ở một nhà hàng Tây ngoài khu phố Opéra để chàng tâm sự. Bữa cơm Tây soàn soàn vừa xong. Họ đi ra cà-phê ‘'La Paix'' ngồi ngắm những người bộ hành qua lại. Trọng Nghĩa thấy cha mẹ đang vui vẻ, chàng lưỡng lự, rồi mở lời:
− Ba má à! Con có tâm sự riêng, muốn nói cho ba má biết.
Ông bà Lý Trọng Nhân rất ngạc nhiên nhìn con, ông Nhân hỏi nhanh:
− Cái gì? Con có tâm sự riêng tư hả?
Bà Nhân cũng tiếp:
− Tâm sự gì? Hãy nói cho ba má nghe đi. Chứ đừng để trong lòng mà sanh bệnh đó!
Bà Trọng Nhân nghi ngờ, nghĩ: ‘'Chết rồi! Chắc vợ nó có mèo chuột gì đây?''. Bà nóng ruột quay sang khều vai con:
− Con nói đi. Nói cho ba má nghe coi!
Trọng Nghĩa cố trấn an tinh th�% A7n và nói:
− Con... con có một đứa con rơi!
Hai ông bà Trọng Nhân giựt mình. Ông Nhân hỏi:
− Trời ơi! Con có con rơi? Mà trai hay gái, mấy tuổi, tên gì? Hiện giờ ở đâu?
− Dạ, con trai, tên Trọng Hậu. Nay, cũng được hơn mười tuổi rồi ba má à! Mẹ con của bé Hậu ở ngoài Nanterre.
Bà Nhân hỏi nhanh:
− Rồi, vợ con có hay biết chuyện này không?
− Dạ, không.
Ông Trọng Nhân trách con:
− Trời ơi! Con tạo ra cảnh khổ tùm lum rồi! Vợ con là con nhà tử-tế, đẹp và hiền lành mà con còn đèo bồng chi cho rối rắm vậy Nghĩa?
Trọng Nghĩa ngồi im lặng. Bà Nhân thấy con bị cha rầy. Bà liền đỡ lời cho con trai cưng:
− Thôi ông à! Ông nhẹ lời với con một chút đi. Cái gì cũng do số trời và định mệnh khiến xui mà ông.
− Con biết con có lỗi má à!
Ông Trọng Nhân lắc đầu, than thở:
− Mấy đời trong giòng họ Lý Trọng chưa có ai lầm lỗi mấy chuyện này! Mặc dù, ngày xưa ông nội con (Lý Trọng Từ) làm tới Quan-Huyện mà chẳng hề có vợ bé, vợ mọn gì hết. Nay tại sao con phạm lỗi chứ?
Bà Nhân lấy tay vuốt vai chồng:
− Ông! Sao ông cứ trách con mình hoài vậy?
Ông Trọng Nhân có vẻ giận dữ:
− Hứ! Phải còn ở bên nhà là tui bảo nó lên ván cúi xuống cho tui đánh mười roi rồi. Thiệt, tui thật xấu hổ với vong hồn vợ chồng anh Trương Độ Lượng quá đi. Nếu ông bà ấy mà còn sống chắc tui phải quỳ lạy xin lỗi họ rồi đó.
Trọng Nghĩa chẳng dám nói gì thêm. Bà Trọng Nhân an ủi con:
− Chuyện đã dĩ lỡ rồi, con đừng suy nghĩ nhiều mà bệnh tim của con tái phát là khổ hết cả đám nghe con!
Ông Trọng Nhân nghe vợ nhắc đến bệnh tình của con. Ông liền nhẹ giọng:
− Ba nghe chuyện của con bất ngờ quá, nên ba bị sốc chút thôi. Ba nói vậy, chứ ba không có trách hờn gì con đâu. Con đừng lo nghĩ nhiều mà hại sức khỏe. Mọi sự, ba má để cho con dàn xếp. Ba mong sao giữa con và Hải Hà được hạnh phúc êm đềm. Nhứt là đừng để cho vợ con hay biết chuyện này... Ý cha! Thật, tội nghiệp cho Hải Hà, con dâu thảo của ba má, và vợ ngoan hiền của con! Rồi thằng cháu nội của ba má phải chịu lênh đênh trên đời này! Thiệt là khổ!
Trọng Nghĩa thở ra:
− Con rất cảm ơn ba má đã thông cảm và cho phép con nói ra hết. Con thấy lòng con được nhẹ bớt phần nào rồi.
Bà Nhân nghe lòng nôn nao, muốn gặp cháu nội đích-tôn, bà hỏi dò:
− Nè, hôm nào có dịp, dẫn cho ba má thấy mặt cháu nội coi nha con?
Trọng Nghĩa lắc đầu:
− Chưa được đâu ba má à!
Ông Trọng Nhân thấy con trai mình buồn vì đang gặp tình cảnh trái ngang, ông an ủi con:
− Không sao. Chừng nào con cảm thấy được thì cho ba má gặp. Nhưng nhứt định là phải dấu kín với vợ con nha.
− Dạ, con cảm ơn ba. Thôi, mình về đi ba má!
Thắm thoát thời gian bay vèo qua bao năm, tháng. Hầu hết tất cả người Việt tỵ-nạn được an-cư lạc-nghiệp trên đất Pháp. Cha mẹ Trọng Nghĩa đã khá già và lần lượt qua đời. Trọng Nghĩa - Hải Hà vẫn sống trong hạnh phúc êm đềm.
Vừa bước qua thiên-niên-kỷ thứ ba. Vào đầu xuân..., Trọng Nghĩa bị bệnh đau tim trở lại. Lần này thì các bác sĩ đành bó tay. Chàng trút hơi thở cuối cùng vào một chiều xuân u ám và đầy mưa gió. Sau khi đám tang, hỏa thiêu hài cốt Trọng Nghĩa xong, Hải Hà ôm bình tro về nhà thờ phụng cho ấm lòng. Nàng thương tiếc người chồng bao năm mặn nồng thắm thiết. Đôi mắt nàng hay ướm lệ, và hằng ngày thường nhìn ảnh chồng trên bàn thờ, miệng thì thầm:‘'Suốt ba mươi năm, anh là người chồng chung thủy và thương yêu chỉ có một mình em. Nay anh nỡ bỏ em mà ra đi sớm. Nhưng trong tim em luôn luôn có hình bóng anh, như ngày anh còn sống. Em yêu anh mãi mãi. Và cảm ơn anh đã cho em những năm tháng hạnh phúc tuyệt vời...''. Nhưng than ôi! Nghiệt ngã, oái oăm đưa đến với người đàn bà hiền lành vô tội này...
Một buổi sáng đầu mùa hè, nắng vàng lóng lánh trên cỏ cây hoa lá. Hải Hà dẫn con chó nhỏ tên Vicky xuống nhà cho tiểu tiện. Nàng đi tà tà đến mở hộp thư, thấy có phong thư hơi dầy. Nàng gọi Vicky và dắt trở lên nhà nhanh để mở thư ra đọc. Vừa mở thư thì có vài tấm ảnh rớt ra. Nàng nhìn sơ và để qua một bên mà lo đọc lá thư:
Nanterre, ngày... tháng... năm...
Thưa bà Lý Trọng Nghĩa,
Tôi tên là Lê Thị Thùy Duyên, mẹ của Lê Trọng Hậu. Trọng Hậu là con trai của Lý Trọng Nghĩa và tôi. Nay, Trọng Hậu được mười tám tuổi. Hậu được biết cha nó đã qua đời mấy tháng nay (...). Trọng Hậu nhờ tôi xin bà trao lại bình tro của cha nó để nó thờ phụng sau này (...). Kèm theo đây mấy tấm ảnh để chứng minh là sự thật. Mong bà không nỡ từ chối...
Kính chào bà
Lê Thị Thùy Duyên
 
Hải Hà vừa đọc xong thư và lấy mấy tấm ảnh nhìn xem, chợt thấy Trọng Nghĩa chụp chung với một cậu thanh niên giống y hệt chàng. Và một tấm chụp chung có người đàn bà xa lạ. Tay chân Hải Hà bủng rủng run lên, nước mắt tuôn trào nghẹn ngào muốn ngất xỉu. Nàng như kẻ chết ngồi. Mấy phút sau, nàng chợt nghĩ đến chị bạn tên Thương là người bạn thân nhứt đời. Hải Hà liền gọi điện thoại...
 Bà Thương, nay đã trên sáu mươi tuổi, không còn đi làm việc gì nữa mà chỉ ở nhà lo việc tu-tâm, đọc sách thôi. Bà xin được một phòng nho nhỏ trong chung-cư bình-dân ‘'HLM'' ở gần Porte d'Italie quận 13 Paris. Buổi sáng bà hay nghe Kinh-kệ. Tiếng mõ chuông cóc cóc, beng beng... Thì tiếng chuông điện thoại reo vang, bà liền với tay tắt máy casette, rồi đi từ từ đến nhấc điện thoại, nói một giọng trầm tĩnh:
− A-lô! Tôi nghe đây!
Tiếng nấc nghẹn ngào của Hải Hà bên đầu giây:
− Em đây, chị Thương ơi! Cứu em, chị Thương ơi!
− Hải Hà đó hả? Từ từ, chuyện đâu còn có đó. Hãy nói cho chị nghe đi.
Hải Hà cứ khóc, chớ không nói được gì. Bà Thương vẫn giữ giọng cũ:
− Em bị gì vậy Hà? Hay là để chị chạy tới nhà em?
− Dạ, chị tới nhà em liền đi. Em khổ quá chị ơi! Chắc em chết mất chị ơi!
− Bình tĩnh, bình tĩnh. Nè, nghe lời chị, em rót một ly nước mát uống liền đi. Chị thay đồ xong là xuống Mê-trô đến nhà em liền. Chắc cỡ chừng bốn mươi lăm phút chị sẽ tới đó. Chờ chị, chớ đừng có đi đâu nghe hôn!
− Dạ, em đợi chị.
Trong khi nóng ruột chờ đợi bà Thương đến với mình, Hải Hà nhìn lên bàn thờ thấy ảnh của Trọng Nghĩa nhìn nàng như đang van xin, cầu khẩn vợ tha thứ... Hải Hà đứng dậy với tay lật úp tấm hình chồng cho khỏi thấy mặt. Vì trong lòng nàng đang ghen tức và đau khổ tột cùng. Thật, giữa đời ai học được chữ ngờ đây?
 Người đời, khi có xẩy ra chuyện như trên thì thường hay nói để tự an ủi cho đỡ cơn tức giận: ‘'Ối, ở đời muôn sự của chung mà hơi đâu dành giựt!''. Hoặc: ‘'Tiếc chi một nãy chuối xanh, năm bảy người dành cho mủ dính tay...''. Nói thì dễ lắm, nhưng thực hành có nổi không đây? Bởi chúng ta, ai ai cũng là Người-Ta, Tham-Sân-Si dày đặt trong tâm, chớ có phải Thánh-Thần gì đâu! Nhưng đôi khi cũng có người được thoát ra ngã tăm tối ấy. Nhờ có tâm hồn rộng lượng, bao dung, tha thứ...?!
Tiếng nhận chuông làm con Vicky sủa rân lên, Hải Hà ra mở cửa. Vừa thấy bà Thương là nàng xỉu trong tay bà. Bà Thương dìu Hải Hà vào salon, giựt tóc và rải nước lên mặt nàng. Vài phút sau, Hải Hà tỉnh dậy, ôm bà Thương mà khóc nức nỡ. Bà Thương vuốt tóc Hải Hà và bằng một giọng trìu mến thương yêu:
− Em của chị, hãy bình tĩnh nói cho chị nghe chuyện gì làm em như thế này?
Hải Hà nhìn bà Thương với ánh mắt long lanh đầy lệ rồi lấy tay chỉ:
− Kia kìa, chị hãy đọc thư và xem mấy tấm hình đi.
Bà Thương làm theo lời của Hải Hà. Bà với tay lấy thư đọc từ từ và xem mấy tấm hình. Bà thở ra, nói chậm rải:
− Đời là thế đó em à! Thôi, để từ từ mình sẽ giải quyết. Bây giờ hai chị em mình đi ra ngoài ăn cơm nha!
− Làm sao em ăn nổi chị?
− Phải đi ra ngoài để nhìn thấy trời-đất bao la, rồi mới tìm được những ý-nghĩ hay ho để giải quyết chuyện này.
− Giải quyết làm sao đây chị?
− Thì đi với chị đi.
Hải Hà lưỡng lự, rồi gật đầu:
− Em nghe lời chị. Em chỉ còn có chị thương em thôi. Chớ người đời, sao em sợ quá rồi chị ơi!
− Em tin và thương chị mà nói vậy. Chớ ngoài đời cũng còn lắm kẻ hiền. Em đừng có quá bi quan. Thôi, mình đi. Chị nghe đói bụng rồi!
(......)
Bà Thương ở lại với Hải Hà mấy ngày liền để an ủi và giảng giải nhiều điều của kiếp con người cho nàng nghe. Bà thấy Hải Hà bớt khóc, bà giảng tiếp:
− Em cứ xem là chồng em chung thủy và luôn luôn yêu chỉ một mình em đi.‘'Mía sâu có khúc, nhà dột có nơi''. Mía sâu khúc nào là mình chặt bỏ, giữ lại khúc mía tốt. Còn nhà dột nơi nào thì tránh né hoặc che đậy lại. Không lẽ nhà dột một chỗ rồi mình xô cho sập cả cái nhà sao?... Còn chuyện này, nay cậu Trọng Nghĩa đã mất rồi, xem hủ tro kia như là cát-bụi. Đưa cho họ quách cho rồi. Em chỉ giữ lại kỷ niệm trong ba mươi năm hạnh phúc đến ngày cậu Trọng Nghĩa chết. Còn bây giờ...
Hải Hà cướp lời bà Thương, nàng nói trong tiếng nấc nghẹn ngào:
− Còn bây giờ, em thù ghét ảnh lắm. Em thù ghét ảnh lắm chị ơi!
Bà Thương vẫn một giọng dịu dàng:
− Chị biết mà. Hễ thương yêu nhiều là thù ghét nhiều hà! Nhưng chị hiểu tâm tánh của em. Em rất từ tâm rộng lượng. Em thường nói là, em thương hết thế gian, ai ai cũng thấy dễ thương mà! Nay, vì chuyện riêng tư gia đình mà làm tâm hồn em trở nên thù hận. Theo chị thấy, em chỉ giận nhứt thời thôi. Chớ tánh em đâu phải như vậy!
Bà Thương chích được vào tâm của Hải Hà, làm lòng nàng vơi đi phần nào tức giận. Ánh mắt Hải Hà hơi sáng lên và nói:
− Em cảm ơn chị đã nhắc nhỡ em. Em thấy đỡ nhiều rồi chị Thương ơi!
− Vậy là em bớt thù chồng rồi hén? Bây giờ chị đề nghị với em chuyện này. Nhưng cũng tùy ý em quyết định nha!
Hải Hà tươi tắn hơn chút và mìm cười:
− Đi ra ngoài đường nữa phải không?
Bà Thương nói giễu giễu:
− Hết ra ngoài đường rồi. Mà là ở trong nhà... hà hà...
Hải Hà nhướng mắt lên:
− Trong nhà! Làm gì trong nhà bây giờ đây chị?
− Em hết nghe nặng ngực, hết thù chồng rồi chưa? Nếu hết thì chị mới nói.
− Cái gì mà sao chị úp mở hoài vậy?
− Muốn biết ý kiến của chị thiệt hén? Chuẩn bị tinh thần nghe đây.
− Rồi, em chuẩn bị!
− Hôm nào em vui vẻ thật sự. Em viết thư mời hai mẹ con của cháu Trọng Hậu đến đây để giao hủ tro - cát bụi đó đi. Em nghĩ sao?
Nước mắt Hải Hà lại ướm đọng bờ mi, nàng nói:
− Hiện bây giờ thì em chưa muốn.
− Chớ em đợi chừng nào? Kìa, hình chồng của em, em úp xuống rồi. Chị ở đây mấy ngày mà có thấy em đốt nén nhang nào đâu!
Hải Hà nhìn lên bàn thờ quả thật như vậy. Nàng im lặng vài giây rồi nói:
− Tự nhiên em thấy hêt thương ảnh rồi chị ơi!
− Em đừng nói vậy mà tội nghiệp cho vong hồn cậu. Chị biết, hoàn cảnh khó xử của cậu Trọng Nghĩa. Chắc cậu bị lương tâm cắn rức dữ lắm. Cho nên mới bị đứt tim chết để trốn tránh nợ trần.
Ánh mắt bà Thương trở nên buồn. Bà nhìn ra cửa sổ, lắc đầu thở ra và nói tiếp:
− Thật ra, chị chưa biết Ai Khổ Hơn Ai?
Hải Hà nghe bà Thương nói, nàng liền đứng dậy với tay dựng hình chồng lên và đốt nhang khấn vái: ‘'Em không còn giận hờn anh nữa. Em cầu cho anh sớm siêu thoát. Và em sẽ trao bình tro cho Trọng Hậu một ngày gần đây để anh được gần con. Vì trước sau gì em cũng theo anh. Hẹn anh trong cõi Hư-vô''.
Bà Thương thấy Hải Hà xả bỏ những hờn ghen, tức giận. Bà nhìn trên gương mặt và ánh mắt của Hải Hà không còn chút phiền muộn. Bà nghe lòng nhẹ nhàng. Xem như bà đã làm được việc lành cho tha nhân. Từ đó, bà thường lui tới nhà Hải Hà và rủ nàng đi viếng những thắng cảnh lòng vòng gần thủ đô Paris, để biết thêm lịch-sử của nước Pháp.
Hải Hà hứa với bà Thương là, nàng sẽ chờ đúng một năm, ngày Trọng Nghĩa lìa đời. Nàng sẽ mời Thùy Duyên và Trọng Hậu đến nhà để làm giỗ giáp năm cho Trọng Nghĩa. Và, nàng xả tang chồng đồng thời trao cho Trọng Hậu hủ tro để thờ phụng cha cậu sau này.
Việt Dương Nhân

Xem Tiếp: ----