Đã lâu lắm, bỗng dưng xóm tôi được mọi người gọi là khu những ông trùm hai vợ.
Cái tên gọi thân thương như những tên thánh của khu họ. Nhắc nhở đến những công sức đóng góp của các ông trùm khu này với nhiều công việc đạo trong xóm, cho nhà thờ. Có thể chưa hẳn có ý định cho đám đông mà dành phần cho chính mình trong những ngày gần đất xa trời. Tuy nhiên ở đó cũng bầy tỏ phần nào rắc rối trong đời tư của những ông trùm đa mang. Cái tên được đặt trong ngẫu nhiên khi ăn tiệc mừng đài khu họ, hoặc vào ngày lễ quan thầy trong năm hoặc thảng như ân tình cho những lần thăm hỏi kẻ khô khan trong ý nghĩa và nhất là khi chè chén cao ngất có thể được bật ra khỏi miệng các lũ sãi sau khi đi hội đi hè thờ thánh rước sách về đàn đúm đầu ngõ trước khi chia tay.
Một bà trùm đầu xóm được chúa gọi về và chẳng bao lâu sau đó ông trùm đầu xóm cưới thêm một bà vợ ngớ ngẩn, người đi qua ngõ họ phì cười, ông trùm thứ mười ba chắc mang thánh quan thầy giu đa íx ca ri ốt. Họ phì cười là vì kề cận đấy một bà trùm chồng chết cưới trước ông một ông, ông đó lại chết. Chỉ đưa cổ qua lại một chút xíu là nhìn thấy đầy đủ cả hai căn nhà ông, và căn nhà bà ấy. Kèm theo những ông trùm trẻ xếp hàng lại vừa đúng con số mười ba.
mười ba thánh tông đồ xúng xính trong áo quan xanh đỏ vào những ngày lễ kính. Ta chưa kể thêm phiá những hộ hàng hai, đường trong làng, có ông trùm pháo, ông trùm nghẹn, ông trùm tấm đan, ông trùm sành, ông trùm sắt, ông trùm vật, trùm che ô....và thực tế xóm đầu trên của giáo xứ phía tôi, phiá hướng về thành phố nhiều ông trùm hai vợ thật.
Vốn là một khu nửa quê nửa tỉnh, có lẽ vì như thế dân khu cũng đã hẳn có sẵn cái tính nết thích khóc chuyện cha chung, nhưng cười lẻ bóng. Cuộc sống thô thiển đơn giản cu ky với tầm mức hiểu biết cố hữu của khu xóm là chuyện bình thường đời thường của số đông người theo đạo ki tô giáo chính phẩm.
Phần đông là những người lớn tuổi, qua suốt nhiều cuộc chiến còn sót lại, không được rảnh thời gian với chữ nghĩa, bao nhiểu số tuổi tức là bấy nhiêu ngày sống với ruộng vườn và nông mục, nên họ có chút ít tiền, đúng hơn nữa những số tiền thường của gia đình theo người đi nước ngoài các diện con lai, diện ODP và nhiều diện khác để lấy cái lợi về mình, họ dụng cái lợi thế chính trị do Mỹ đưa ra tìm đường thoát thân tôi đòi, tìm đường thoát thân về kinh tế. Lúc đó con cái, hay người thân gửi về, nay họ tích cực hoạt động tôn giáo bác ái tích cực như sửa sang đường xứ, viếng thăm kẻ liệt, hỏi han kẻ nguội lạnh, giúp đỡ người nghèo, cám dỗ người ngoại đạo nhập đạo, tất cả với điều kiện, đi về đèn sách nón quạt nghiêm chỉnh nề nếp lôi cuốn, giảm bớt được cái ăn không ngồi rồi, khó nói với vợ chồng con vì không nghề không ngỗng.
Nhìn ra phía ngoài, cố ý chính là gây tiếng vang với nhóm người ngoài tôn giáo. Nhiều khi kinh thánh đọc đến nhàm chán, vang to. Lắm lúc tôi cảm thấy thiếu một bộ màn kéo nhung và người giới thiệu chương trình. Nhưng phía trong nhà, cha con, anh chị em, ôi thôi lê bê lết bết, cả là một hũ mắm thối để đầu chạn.
Suốt ngày tôi hoàn toàn vô tình phải nghe những chung đụng của căn nhà cạnh xóm. Tiếng người chị kể:
-Chú thử xem. Cả một đường dẫn ống nước thoát nước rửa của ba hộ, nay không biết vì lý do gì lại thoát thẳng vào giếng nước ăn của gia đình tôi.
Tiếng nói như tiếng kêu trong sa mạc không hữu hiệu hay ảnh hưởng gì trong cuộc sống tư chất, bản tính của người dân khu xóm dầu là mang tiếng xóm đạo nó bị nhận chìm ngay trong lối sống. Người em trai ở căn nhà sát phải. Hiện tại đang có một cái giếng ở ngay trong nhà nhưng lâu nay cũng bỏ phế. Một phần vì không đặt nước là điều kiện sinh hoạt chính cho gia đình, nên khi làm nhà làm đại khái cho qua chuyện, nên giếng có máy đành để gác, ròng rã suốt năm này năm khác ăn ké nước của giếng chung, những đứa con lê thê lếch thếch mượn vòi dắt kéo la hét bơm nước vào cái khạp chứa vỡ mẻ, lôi thôi ầm ỹ hằng ngày. Nên nhân dịp này bàn vào là chị bỏ phế cái giếng đi và bèn cũng phải xài nước chung, hằng ngày kéo ống như mình cho tiện việc cho xong chuyện. Đó là cách lôi kéo để sống ti tiện.
Người chị muốn mọi người hiểu cái khổ, lấy mẫu nước hôi thối đục ngầu đựng vào trong chai đưa mọi ngươì chiêm ngưỡng. Nhưng dù thế chỉ được đáp lại vài câu đãi bôi chuyện ai mặc ai không phải việc của mình.
Vợ chồng người em bé có căn nhà ngay trên đường ống rò thoát lại quan trọng hóa vấn đề nào là muốn sửa chữa cống này thì tốn kém tiền bạc, mà trong lúc này em nói không có thể giải quyết vấn đề, còn với em mọi chuyện đều là chuyện nhỏ. Chú nói như ra giá cho người chị mình:
-Hai trăm gạch, một bao xi măng, xe ba gác cát, hơn mười thước ống, tính lên tới cả ba trăm mấy chục ngàn. Chị có chịu nổi không? Tất nhiên có thể sự tính toán trong đầu: tiện dịp khi sửa chữa ta lợi dụng lúc này nâng cao lên một đôi chút sẽ có lợi về sau. Bởi vậy người chị bàn lại với chồng vì đó là dịp may, hạnh phúc ập đến vội vàng quá. Cũng vì sợ em đổi ý, và cũng vì nước nguyên tố cần thiết cho gia đình, nhất là cái cảnh chung chạ với những người đều "biết điều" như thế cũng đến sợ.
Đứa cháu xài chung giếng trong sân sau mặt nặng mày nhẹ khi không được giặt giũ vì nước chẩy thẳng vào giếng của bác, bộ mặt thánh kinh và nhà thờ, nói năng bất kính, mất dậy. Hỏi ngược lại bà bác:
- Vậy tại sao bác cấm cháu mà không nói với những người lớn đi chứ cháu biết gì.
-Chứ cháu có biết uống nước giặt rửa không?.
....
Nhất là sau suốt mười bốn ngày, gần chẵn nửa tháng, thống nhất với một đứa em rể "biết điều", bà chị đã phải cắn răng móc hầu bao chở cát gạch về. Những đứa em gái trẻ cùng cha khác mẹ, chưa có gia đình căn nhà ở sát phía trái to tiếng hơn, làm như ý tưởng của người lớn của những ông trùm hai vợ, được truyền đạt kỹ lưỡng ngấm vào máu, tạo ra một lối phản ứng, tạo ra chõi chống mọi sự với thiên hạ bất chấp đó là chuyện gì lành hay dữ tốt hay xấu, phần đông xuất hiện nơi những đứa con bà vợ sau trong khu những ông trùm hai vợ.
Đứa lớn nói như muốn rỉa rúc đứa anh rể, kích thích gay gắt như muốn để dở dang công việc đã đến hồi như chấm dứt.
-Cái giếng của ông bả việc gì mình phải lo. Ai khiến anh chúi mũi vào? Hử.
Người em rể nói nguyên văn câu nói của người chị:
-Cả khu chỉ có một mình tôi là đàn ông. Các bà có thể an tâm điềm nhiên mà giặt giũ xả rửa vào giếng của người khác sao? cái sai là của mình, ngoài ra lòng dạ của con người nữa, ta chưa phải nói đến chuyện anh em cùng gia đình. Những thánh thiện đạo giáo để ở đâu? Mà nói ngang nói quấy.
Những điều định nói thêm đã ngừng ngang trong cổ họng vì bản chất khí cùn nhược của đứa em rể. Được thể. Mấy đứa em gái vẫn gân cổ lên nói như người lớn:
-Không phải làm gì hết kệ mẹ nó, không có tiền của, hơi sức đâu mà làm chuyện không công.
Ai, người ngoài nhìn vào thấy bộ mặt xệ, nặng, như đeo hết cả hai cái mông vào má, nó đã núng nính sẵn của tuổi trẻ nay lại mang thêm, hai con mắt đỏ trông đến phát khiếp, bước nhanh ra đạp tung những viên gạch của thợ vừa xây lên thành một cái lỗ ga chứa rác. Họ là người ngoài vô tư, ngước mắt trông nhìn và tận tụy xây lên một lần nữa nhưng đứa em gái bé vẫn nhẫn tâm đạp đổ tan nát.
Cho đến khi không chịu đựng được người thợ hồ và phải rửa tay đứng dậy, nhìn trái tim loài người cư xử với người, đứa em gái xông ra đạp đổ thêm một lần nữa.
Những miếng vữa vãi tung như mảnh da thịt người thân toả ra trên mặt nền cạnh giếng. Không còn một ai muốn quái nhìn cái cảnh tượng bất nhân đã xẩy đến những con mắt muốn tránh né nhau trong không khí nặng nề.
Xắn váy quay cuồng như con điên. Không không tình nghĩa, không đóng góp sửa chữa đường chẩy, lại còn ra sức người ta làm tới đâu phá rỡ ra. Như thỏa mãn tính thú vật, mang nhiều chất dục bởi những thất bại tồn đọng trong cơ thể.
Ai đó có dở lắm cũng hiểu ra rằng toàn bộ ống xả chẩy thẳng vào trong giếng của nhà người khác do sự cố đường cống của mình thì những người xử dụng đường ống ấy phải đóng góp tích cực sửa chữa ngay để trả lại cho cái giếng ăn cho bình thường nếu nói đó chỉ là một người xóm giềng, huống chi là anh em trong nhà.
Nhưng sự vụn vỡ....của cái thiếu giáo dục là những nét thấp trong cung cách cư xử.
Cái vô học là cái văn hóa không có đã đành vậy, nhưng tình người. Và ở đây thượng đế hay đấng tối cao đã bị tan vỡ trong lòng những người nặng mình đắm chìm, khổ nỗi được che bọc kỹ bằng những hành động sáng lễ chiều chầu kinh kệ và ước mong tu hành cao cấp để một ngày nào đó làm chị (Soeur) làm mẹ.
Những loài gia súc còn biết kẻ quen người lạ, huống chi con người không biết người quen người lạ, đâu chị đâu em.
Hầu như ảnh hưởng quá lớn của người tôn giáo phải chăng của xóm những ông trùm hai vợ? Con cháu đã phải chịu một phần phạt. Thấm nhuần giáo lý tôn giáo nhưng không thấm nhuần đạo lý tình người.
Chẳng nói ai cũng phải biết giếng nước uống là điều quan trọng nhất trong bất cứ cuộc sống nào.
Khổ nỗi chuyện gia đình, mà chuyện gia đình này được thoát thai từ khu đạo giáo khu những ông trùm, hay những con cháu ngoan đạo tưởng như mình đã siêu thoát thấm nhuần đạo giáo, hoặc dương dương ca củng giảng rao lời thánh, cách sống thánh thiện hầu như muôn đời vang danh.
Vang danh mãi hơn lên đầy tiếng thơm cho con cháu của những ông trùm hai vợ thường được cha chánh xứ khen ngợi. Thoáng hoạt cho ta thấy ê chề hình bóng sân khấu cải lương mà đào kép lộ hình khi sáng dậy.
Lúc đường ống còn đang sự cố, người em gái có căn nhà ngồi trên đường ống dẫn thoát nói với đứa cháu con bà chị:
-Thôi nhà mày ăn giếng nước nhà tao luôn đi chứ tao chờ sửa chữa xong cái đường ống thì hết sức khổ sở thằng cu nó hư mà không cho tao xả rửa thì tao chịu làm sao được.
Hình ảnh con người đi bằng hai chân lúc này biến mất. Có chăng một chút thượng đế chợt đến ngự trị nhưng rồi chỉ trong chốc lát vỡ toang như trái bóng xà bông, để lại một đống người vị kỷ.
Tôn giáo bị kế thừa bằng những kèn cựa mất bác ái, vô trách nhiệm không còn gì nói thêm được nữa.
Lời kinh thánh trên đầu môi bay mất như sương mỏng gặp cơn lốc riêng tư khốn nạn và vô thức.
Một là hoàn cảnh của sự mê muội, mà sự mê muội đó xuất phát do trí não hay quả tim con người dù chuyên chính đạo giáo gốc hay không tôn giáo vẫn thừa sự suy nghĩ đơn giản tối thiểu của tình thường. Ta không nói đến sâu xa của chữ bác ái phát ra trên môi của những người trong khu những ông trùm hai vợ. Ta không nói đến cách sinh tồn của họ như buổi đồ đá thô thiển lưu truyền cho tận mãi. Nhưng ta nói việc làm cần thiết cả lý lẫn tình.
Sự việc làm đau đầu nhất mà tất cả những người lớn của cả gia đình toàn anh em không bao giờ quan tâm đến là: mọi sự việc xẩy ra ảnh hưởng tất cả những con cháu trong tất cả những căn nhà xung quanh đấy, những đứa trẻ lòng còn thanh tịnh đã đặt những câu hỏi về tình trạng xuống cấp đạo đức của gia đình, vô tình bị nhồi nhét lối sống của những người lớn không có tinh thần chung thiếu tinh thần tương trợ, quá tệ hại và có thể nhập nhiễm biến thành truyền thống.
Bà chị lặng nghe tiếng nước chẩy vào giếng như dòng máu thoát ra từ tim vụn tan trong đám bụi khói, mùi đốt rác giấy cầu của nhà ai đó quẩn quanh gồm những căn hộ gia đình chung nó như vây hãm làm nghẹn lại tận cuống họng.
Một ngày nào đó sự cố đường ống có thể xẩy ra lần nữa không biết sự thể đến đâu.
Cho đến tiếng chuông lễ gióng lên bà chị mới thiu thiu ngủ. Bà nằm mơ một cách thật điềm nhiên rằng thực sự là mình đang sống gọn lỏn trong những vòng kẽm gai eo ôi thật sắc bén, ân sủng của anh chị em trong nhà đang kính cẩn dâng biếu. Trước khi thiếp hẳn vào giấc ngủ cô đơn, để rồi vẫn còn thầm cám ơn tất cả.
 
 
 
thái san

Xem Tiếp: ----