Hồi 1
Con nhà tông

 Kể từ ngày Xuân Tóc Đỏ đè nghiến bà chủ nhà Phó Đoan ra bắt đền vì không làm hại được đời con gái của Tuyết, kết quả là bà ta mang bầu đến nay đã được 4 tháng. Sau buổi tiệc mừng ngày chiến bại trận đấu quần vợt với cầu thủ Xiêm La, Bà Phó Đoan tiễn khách ra về nhưng giữ Xuân Tóc Đỏ ở lại. 
Khi chỉ còn 2 người, Xuân đang ngồi lim dim trên đi văng thì bà Phó Đoan sấn lại ngồi lên đùi Xuân, cầm tay nó đặt lên bụng mình:
Cậu xem này! giờ làm sao đây? Em bắt đền đấy!
Biết rồi, đang vắt óc ra đây!!!
Bà Phó Đoan vít đầu nó ép chặt giữa hai bầu vú núng nính của mình:
Chuyện đó nghĩ sau, bây giờ hãy đền em đã!!!
.....
Chờ Bà Phó Đoan mặc xong quần áo, Xuân thủng thẳng nói:
Quê mợ ở làng Đào Tràng, tỉnh Bắc Giang cách Phủ Lạng Thương hơn 10 cây số  phải không? Mai tôi đi Phủ Lạng Thương. Trước tôi đã ở đấy mấy năm rồi. Tôi sẽ tìm thuê cho mợ 1 cái nhà tươm tất ở đấy chờ sinh nở xong rồi về.
Thế còn Cậu Phước con giời thì ai trông? Nói với mọi người khác thế nào?
Mợ đưa cả nó đi. Thuê một đứa vú khác trông nó. Thuê thêm 1 đứa nữa cơm nước cho mợ. Còn mấy đứa ở nhà này cứ cho chúng ở đây chúng trông nhà. Còn với mọi người thì mợ bảo mợ đi du lịch ở Đà Lạt, vài tháng sau lại nói đi nơi khác, sang Ba Lê chẳng hạn…
Thế còn cậu?
Thỉnh thoảng tôi qua đây trông nhà, vài tháng tôi lên thăm mợ một lần.
Ứ ừ, lâu thế thì ai mà chịu được.
Thế mỗi tháng 1 lần.
Em chả, chiều thứ`bảy cậu lên, sáng thứ hai cậu về
Thì thế vậy. Thôi tôi đi đây.
Thế là để khỏi ảnh hưởng đến cái tiết hạnh khả phong của mình, bà đã bí mật đẻ chui tại quê nhà. Ngày bà mới sinh, hãy còn nằm trong Nhà Hộ sinh thị xã, Xuân Tóc Đỏ vào thăm, ngắm nhìn thằng bé da ngăm, trán cao, môi mỏng, chẳng biết có giống mình không, nhưng bộ tóc xoăn tít khiến nó bực bội.
Này mợ, tóc nó giống tóc thằng Jean ở phủ Thống sứ quá.
Bà Phó Đoan giật mình, nhưng nhanh trí:
Tại cái hôm đầu tiên cậu bắt đền em, mồm cậu cứ nhay nhay vú em, còn tóc cậu quét mãi vào mắt vào mũi em y như cái thằng tây đen đè em xuống bãi cỏ cái ngày em mới ra tỉnh. Khiếp, cả hai cứ hùng hục như trâu ấy!!! Thế cậu đặt tên nó là gì.?
Là Hạ, là Hạ đi, bố là Xuân, con là Hạ, Nguyễn văn Hạ.
Bao giờ thì cậu đưa em về Hà Nội, còn thằng bé này làm thế nào?
Nhà con vú em ở ngay làng này. Chồng nó là nhân viên bẻ ghi ở ga Phủ Lạng Thương. mỗi tuần về nhà 1 lần. Nó có 3 con, đứa bé mới 8 tháng, tôi định gửi thằng Hạ cho nó nuôi, mỗi tháng cho nó 2 đồng, hàng tháng mình lên thăm con đưa tiền một thể.
Có 2 đồng liệu nó có nghe không?
Nghe chứ, lương thằng chồng mỗi tháng chỉ hơn 1 đồng, lương thư ký cũng chỉ 2 đồng là cùng.!
Và thế là cứ cuối tháng Xuân lại lên Phủ Lạng Thương 1 lần, vừa trả tiền vừa thăm con. Cũng có lần cả Xuân và Bà Phó Đoan cùng đi mang theo ít quần áo mới cho nó. Tiếng là thăm con, nhưng cả hai chẳng hề quan tâm xem nó gày béo thế nào, mỗi lần lên chỉ nán lại không quá nửa tiếng lại đi ngay. Từ năm thứ hai trở đi, 3 tháng nó mới lên thăm con một lần, và tiền công cũng đưa trước 3 tháng.
Đến năm 1943, thằng Hạ đã được 8 tuổi, nó làm được khối việc cho nhà chủ, kể cả rửa bát, quét nhà. Càng lớn trông nó càng khôi ngô, lém lỉnh., nó mang cái gen mồm mép kiểu "cao đơn hoàn tán" của bố và cái thói trai lơ kiểu "me tây" của mẹ.
Chiến tranh thế giới đã hơn ba năm. tình hình chính trị càng ngày càng lắm chuyện. Nhật sang kéo theo máy bay đồng minh đến ném bom. Hà Nội bắt đầu tối om vì các ngọn đèn đường bị bọc kín bằng sắt tây, chỉ hở một lỗ tí tẹo cho người đi đường khỏi bước hụt xuống rãnh, nhà nhà đào tăng xê, nhiều gia đình chạy loạn vào Hà Đông vì theo hiệp định gì đó, Hà đông là vùng đất phi chiến sự, quân Nhật không đóng ở đó.
Đầu năm 1944 cả Xuân và bà Phó Đoan lên Phủ Lạng Thương Vừa bước xuống tàu thì gặp chồng người vú em đang ở đó. Hai bên chưa kịp chào hỏi thì  máy bay đồng minh đến bỏ 6 quả bom vào ga. Mảnh bom đã đưa cả hai sang thế giới bên kia. Xác hai người vì không có ai đến nhận, chồng người vú chỉ khai là người nuôi con thuê đã 6 năm nay nên nhà chức trách chôn ở nghĩa trang thị xã. Thằng Hạ cũng được đưa lên thị xã để biết mộ của bố mẹ nó.
Kể từ đó trở đi vợ chồng người vú em nuôi báo cô nó và coi nó như đứa ở. Rồi mất mùa, đói kém, chỉ vài tháng sau nó bỏ nhà ra tỉnh sống cùng bợn trèo me trèo sấu. Từ đó bọn bạn gọi nó là Hạ Tóc Xoăn. Cuối năm 1944 cả bọn kéo nhau về Hà Nội và không hiểu bằng cách nào chúng sống sót qua nạn đói Ất Dậu.