Là đứa bé nhất trong năm đứa trẻ lớn lên trên đảo Prince Edward thuộc Cannada, tôi cảm thấy cuộc đời thật đẹp. Bố mẹ và anh chị rất yêu tôi, không ai nói nhưng tôi cảm nhận được điều đó. Mẹ lớn lên ở Anh, tất cả các con bà cũng sinh ra tại đó. Trước Thế chiến thứ I, chúng tôi dời sang Cannada, việc này với mẹ hơi khó chấp nhận. Gia đình chuyển về New York khi chiến tranh kết thúc. Mẹ có hai câu rất thích nói: “Việc này cũng sẽ qua thôi.” Bà nói câu này mỗi khi thất vọng hay có ai bị ốm. Câu còn lại là: “Cẩn thận với những gì con yêu cầu. Có thể con phải nhận nó đấy.” Khi sắp được 11 tuổi, một trong những người bạn của tôi bị tai nạn ô-tô rất nặng. Tôi cầu xin để cô ta không chết. Tôi tự nhủ rồi cô ấy sẽ lại chơi được với mình. Cuối cùng, Jeanie được về nhà và tôi đã đến thăm cô ấy. Khi bước đến cửa phòng ngủ, tôi giật mình dừng lại. Khuôn mặt ấy không còn nguyên vẹn, cô chỉ còn một mắt. Nửa người dưới của Jeanie bị liệt, hai chân không còn cử động được. Tôi mừng vì mẹ bạn ấy đã theo tôi vô phòng vì bây giờ cô ấy đang nói rất nhẹ nhàng: “Đến đây, cậu bé. Lâu thế đủ rồi, Jeanie cần phải nghỉ.” Tôi có cảm giác cắn rứt. Sao tôi lại cầu xin cho Jeanie được sống mà hầu như chẳng còn biết gì nữa? Tôi cảm thấy rất có tội, còn mẹ chỉ cố thuyết phục rằng những gì tôi làm là đúng. Chưa hết tháng, Jeanie đã qua đời tại nhà. Mọi người, đặc biệt là mẹ cô cảm thấy nhẹ nhõm vì sự chịu đựng đau khổ của Jeanie không còn nữa. Giờ đây tôi mới hiểu rõ lời cảnh báo của mẹ “hãy cẩn thận với những gì con cầu xin.” Qua nhiều năm, có nhiều biến cố khiến tôi phải cầu nguyện nhưng tôi luôn cẩn thận khi muốn xin điều gì. Năm 30 tuổi, tôi bắt đầu cuộc sống gia đình. Lời nói của mẹ lại một lần nữa vọng trong tim tôi. Vợ chồng chúng tôi sống ở khu vực dân cư xinh đẹp, phía đông bắc quận Bronx. Người dân nơi đây thân thiện và tốt bụng, mọi người đều quan tâm đến công việc làm ăn của nhau. Tại đây có một người đàn ông sống cùng mẹ mình đã nhiều năm. Mấy thằng bé vẫn hay trêu chọc ông, các bà mẹ dẫn con gái đi chơi khi gặp ông thường đề phòng như sợ có chuyện gì. Có lẽ ông ấy chỉ mới ngoài 30. Cách nhìn chằm chằm thường khiến phụ nữ không thoải mái nhưng ông chưa bao giờ hại ai. Ngược lại, ông luôn cố tỏ ra là người tốt. Hồi Thế chiến thứ II, ông từng gia nhập Hải quân nhưng chỉ vài tháng sau đã về nhà vì lệnh sa thải “ngoài lý do danh dự”. Họ nói ông ấy không thuộc về Hải quân. Mỗi khi được phép, ông hay giúp đỡ những người hàng xóm làm vườn, ngoài ra ông còn giữ gìn sân bóng chày cho bọn trẻ. Đó là người có cuộc sống trầm lặng. Sau khi các cựu chiến binh trở về, họ muốn xây dựng một bưu điện tại địa phương. Charlie làm việc rất chăm chỉ để lên danh sách các thành viên và tìm một chỗ hội họp. Cuối cùng bưu điện đã được thành lập, anh Joe chồng tôi được bầu làm người đứng đầu nơi đây. Không lâu sau, tư cách thành viên của Charlie bị chất vấn. Lệnh sa thải “ngoài lý do danh dự” khiến ông ta gặp nhiều rắc rối. Joe và mấy người khác phải cố gắng thuyết phục những người khác chấp nhận ông. Charlie rất biết ơn và tự hào là thành viên của bưu điện American Legion. Một tối nọ, Charlie bị xe đụng khi đi trên một con đường không ánh đèn. Lúc tỉnh lại, ông không còn nhớ gì nữa. Bệnh viện địa phương đã chuyển ông về bệnh viện Bellevue ở Manhattan. Cuộc đời ông giờ chỉ là bóng tối và đau đớn. Ông có thói quen đến nhà hàng xóm thăm hỏi họ. Những nhà chỉ có phụ nữ thường khóa kín cửa sợ ông vào. Một tối, ông gõ cửa nhà tôi. Chồng tôi ra mở cửa mời ông vào. Charlie chỉ muốn nói chuyện và cần ai đó để nghe. Ông bảo đôi mắt giờ rất kém, hình ảnh bị nhòa cả. Chúng tôi biết Charlie là người đọc sách nhiều, cách sử dụng từ khi nói chuyện chứng tỏ điều đó. Bây giờ, ông không đọc được nữa. Vợ chồng tôi thấy buồn khi ông chào ra về, cuộc đời sao bất công đến vậy. Tôi nằm trên giường nghĩ về Charlie, tôi muốn cầu nguyện cho ông… nhưng cầu gì đây? Tôi nhớ lại câu chuyện về Charlie. Tôi tự hỏi mẹ sẽ giải quyết chuyện này thế nào? Tôi điểm qua những nỗi bất hạnh của Charlie trong cuộc sống. Sau khi rời Hải quân ít lâu, mẹ ông ta chết. Người em gái đã đến để chăm sóc ông. Sau tai nạn, Charlie không còn muốn sống, ông chẳng thèm cạo râu, tắm rửa, ủi đồ. Người em thấy không thể chăm sóc cho anh mình nữa. Tôi nhớ lại tất cả những thông tin về Charlie. Ông rất có tài làm vườn. Sau khi bị chấn thương ở mắt, bác sĩ không cho ông cong lưng hay cúi thấp đầu, vì vậy việc làm vườn cũng chấm hết. Nằm trong bóng đêm, tôi nhận ra có ai đó trong phòng. Một người hay cái gì đó đang lắng nghe câu chuyện về Charlie. Tôi muốn cầu nguyện cho ông, nhưng nên cầu gì đây? Lần này tôi không thể mắc sai lầm khi cầu xin. Tôi xin Chúa hãy tỏ lòng từ bi với người đàn ông nhiều ưu phiền này. Khi chuông báo thức vang, tôi và Joe đi làm vệ sinh buổi sáng như thường ngày. Joe đi trước, còn tôi khóa chặt cửa dẫn con chó đi tản bộ. Tôi không nghĩ đến những chuyện tối qua đến khi chuông điện thoại reo. Charlie đang gọi. Tôi hết sức hồi hộp khi nghe Charlie nói: “Tôi không biết mấy bạn làm gì tôi tối qua, nhưng sáng nay mắt tôi nhìn rất rõ. Tôi còn đọc được số điện thoại của chị nữa mà.” Giọng nói ông ta rất rõ: “Tôi chỉ muốn báo cho chị biết.” Charlie đã dập điện thoại nhưng tôi vẫn im lặng chưa thể nói gì. Tôi khóc và cảm thấy rất hạnh phúc, lời cầu nguyện đã được Chúa thực hiện. Mẹ chắc cũng mừng cho tôi. Anne N.Sauvé