Mẹ tôi là một thợ may, một người vẽ mẫu và cũng là khách mua hàng của những cửa tiệm trong thị trấn nhỏ ở quê. Ông ngoại chết khi mẹ mới mười mấy tuổi. Bà đã đánh đổi thời gian học hành bằng những giờ đạp máy may cực nhọc. Nhờ có tài và vài chuyến đi đến trung tâm thành phố New York, mẹ may được cho các phụ nữ trẻ ở thị trấn hẻo lánh này những chiếc đầm và nón rất hợp thời trang. Sau khi ba đứa con nhỏ có thể tự lo cho bản thân, mẹ lấy bố, người đã đính hôn gần 10 năm nay. Ông ấy là thẩm phán của hạt, đồng thời kiêm thêm nghề bán bảo hiểm vào các tối cuối tuần. Nhờ vào đồng lương ít ỏi này mà mẹ không phải may đồ bán nữa, chỉ còn may cho gia đình và bạn bè. Một ngày nọ, chúng tôi nhận được một gói bưu phẩm của dì Minnie. Gói bưu phẩm gửi cho tôi, bên trong có 4 cái nút màu hổ phách có hình giống như cái tô cho trẻ em. Chiều hôm đó, tôi và mẹ định đi mua vải may áo khoác cho mùa đông. Mẹ nói: “Tuyệt vời! Có 4 cái nút, chúng ta dùng 3 cái, cái còn lại để dành.” Khi đó, tôi là đứa trẻ rất bướng bỉnh liền nói: “Không, con muốn may cả 4 cái.” Mẹ nói: “Ba cái hợp mốt hơn”. “Số lẻ bao giờ cũng tốt, nhớ điều đó.” Tôi luôn nhớ lời mẹ dạy. Không may, chúng tôi không thể đi mua vải vì bất ngờ mẹ bị đau đầu. Sau buổi chiều hôm đó, mẹ đã chết vì một căn bệnh có liên quan đến não. Sau đám tang, dì Minnie mang những cái nút về nhà. Vài tuần sau, dì gởi chiếc áo cho tôi, nó được làm bằng vải nhung sọc màu nâu. Những cái nút rất hợp, nhưng dì dùng đến 4 cái. Nó không hợp mốt! Tôi la lên khóc nhưng không ai hiểu vì sao. Đến bây giờ, tôi vẫn có thói quen đếm nút mỗi khi nhìn áo. Tôi vẫn nhớ kỹ lời mẹ dạy. Elizabeth Thomson