Cái đường hẻm nhỏ chỉ vỏn vẹn đúng năm căn nhà. Nhưng địa thế rất thơ mộng, mặt tiền ngó ra phía công viên, mé bên tay phải thì giáp bờ sông. Mặc dù đã bị khuất bởi một hàng rào bằng sắt. Năm căn nhà mà hết ba căn, đã trở thành những cái quán nhỏ. Cũng xập xình âm thanh náo nhiệt,đèn xanh đỏ, tím vàng. Các chủ nhân cố gắng tạo ra,những dàn dây leo thả lơ lửng xùm xòe, hoa lá bằng thứ nilon rẻ tiền, cho tầm mắt của khách hàng ngó nhìn bâng quơ, rồi mơ màng thả hồn đi hoang tí xíu, trong cái không gian chỉ là một cái sân nhà nhỏ bé. Cái quán cũng là cái nhà của chủ nhân tránh mưa tránh nắng.Trong lúc Kinh tế khó khăn, nên bày ra bán cà phê, chè, sinh tố. Thêm những thứ linh tinh, vừa đủ túi tiền của đám học sinh. Luôn những túi tiền của đám khách xích lô xe kéo, khách tới cũng có luôn hạng người nôm na, gọi là tài bất phùng thời. Ngồi chờ thời cơ qua những cuộc gặp gỡ bất ngờ,không hẹn mà tới. Giá cả bình dân. Nói rõ hơn là giá mỏng, giá mềm. Ai cũng có thể đến ngồi nhâm nhi hàng giờ. Giết bớt vô số thời gian rảnh rỗi, mỗi ngày trôi qua thật chậm chạp.Ngói Xanh. Bạn tôi là chủ nhân một trong ba cái quán đó. Dung cũng có đôi mắt biết nghệ thuật ra phết.Hàng chữ Ngói Xanh được viết rất có ấn tượng,bởi Sài Gòn chưa thấy nhà nào có ngói xanh cả. Hai chữ ấn tượng, nghe cũng hay hay, từ ngữ rất quen thuộc trên cửa miệng, của rất nhiều người sau tháng tư năm một ngàn chín trăm bảy lăm.Tôi muốn mang lại cho Dung một sự bất ngờ.Chuyến trở về quê nhà thật lặng lẽ, không kèn không trống.Khác hẳn lúc tôi ra đi ồn ào tiệc tùng đưa tiển.Sau khi đã lo xong tất cả,những lễ nghi phiền toái với bà con họ hàng thân bằng quyến thuộc. Mạ tôi là người rất tỷ mỉ, dầu gì cũng từ Mỹ trở về, cứ làm như là áo gấm về làng nên mua đầy nhóc quà cáp. Chỉ hành tội cho cái thân, vừa béo, vừa lùn của tôi, nằm dài trên hai cái hành lý khi đẩy ra khỏi vòng kiểm soát hải quan lần cuối, trước những đôi mắt lạnh như nước đá, của đám nhân viên làm việc tại phi trường.Ở đường giây bên kia tôi nghe âm thanh thật ồn ào. Tiếng Dung hét to_alô... alô ai vậy????Tôi nhận ra ngay tiếng Dung, sau bao nhiêu năm qua cái giọng nói vẫn thấy ghét ào ào như nhân vật Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí. Tôi trả lời_ hồ ly nè...Tiếng nhỏ bạn quát to hơn lên như để cố nghe_ hồ ly nào...Tôi trả lời_ê nhỏ...bộ mầy có thêm con hồ ly nào nữa hử?Bên kia bỗng lặng im vài giây rồi tiếng Dung hét to, mèng ơi nghe át cả tiếng bom rơi như không..._Con hồ ly về mày về hồi nào? sao không cho tau biết?Rồi tiếng được tiếng không, tôi cố áp tai vào cái phôn, để rồi cảm nhận ra sự rung động rất mãnh liệt. Nghe giọng nói của Dung nghẹn ngào, giống hệt như lần tiễn đưa tôi, ra phi trường của hai mươi năm về trước.Hai đứa cứ ngồi ngó nhau, không biết có bao nhiêu chuyện để nói, thực sự không biết nói chuyện gì trước. Chuyện này chưa xong, thì quàng qua chuyện khác. Nói như người câm mới biết mở miệng, nói lung tung, không ra đầu,không ra đuôi gì hết.Cuối cùng tôi lôi ra một phong bì có tiền trong đó._ mày giử cho tau nè, tau không biết tính tiền bây giờ...đi đâu mầy lo hếtDung nhìn tôi trong đáy mắt long lanh.Tôi quay mặt đi mỉm cười,nếu tôi nhìn lại thì tôi cũng phải ứa nước mắt,cả hai đứa đều có tánh mít ướt, dễ xúc động, mau nước mắt giống như nhau.Hai mươi năm, không dài không, ngắn cho một đời người. Giữa chúng tôi bây giờ, thời gian hay không gian. Chỉ như vừa mới xảy ra hôm qua mà thôi. Bạn tôi là người rất tự trọng, cất giử cho tôi một số tiền lớn, vẫn luôn cho tôi biết khoản chi ra thật rõ ràng. Có hôm Dung đưa ra tờ giấy, cho biết con số chi tiêu. Tôi hỏi Dung_ mày nghỉ tới đâu rồi nhỏ?Bạn tôi ngập ngừng chưa kịp nói, thì tôi bảo_ vậy ngày xưa lúc mày đưa vàng cho tau giử dùm... mày có ngại không?Bỗng dưng mà nhớ lại, cái thời thiên hạ lén lút tổ chức vượt biên. Hai đứa chúng tôi thì chẳng có đồng nào, tự dưng bạn của ông anh Dung đâu xuất hiện. Đưa ra một giỏ vàng lá,kêu hai đứa giử dùm. Trời đất ơi, nhìn cả mấy trăm cây vàng mà tức ói máu.Mà cái ông chủ nhân này, cũng biết nhìn mặt gửi vàng ghê nha.Cả hai đứa bản tánh thật thà, chẳng những không tham lam, mà còn khư khư ngày đêm lo lắng, không yên lòng để làm con mọi giử của cho người ta.Nói tới ngày xưa, thì chuyện của hai đứa như chuyện một ngàn lẻ một đêm.Làm gì có đoạn cuối mà kết thúc, mà mang người kể chuyện ra chém đầu, giống như trong câu truyện ngày xưa. Từ thời tiểu học,Dung học giỏi nhất lớp. Tôi nỗi tiếng trong đám là con nhỏ lười học,suốt ngày cứ phim ảnh tiểu thuyết, nhai quà vặt liên miên. Thế là có sẳn bài của bạn làm,cứ nắn nót chép vào,để cho cái đầu rảnh rang, nghỉ chuyện mộng mơ ngoài cửa lớp. Môn học nào tôi cũng thua bạn, nhưng tới giờ luận văn, thì Dung ngồi cắn bút vò đầu bức tóc là cái chắc.Còn tôi mang nộp bài sớm nhất, mà môn luận văn thì đâu được sao y bản chánh được để cho Dung copy.Tới khi lên trung học, hai đứa cũng ngồi kế bên nhau. Tôi dại gì mà đổi chổ ngồi,cho nên tôi cứ luôn ỉ lại vô bạn mình suốt cả một quảng thời gian áo trắng học trò.Và cứ thế khi khôn lớn trưởng thành, bước xuống cuộc đời. Những gian nan gồng gánh trong cuộc sống, chúng tôi vẫn không hề rời xa nhau. Nhà ở cách nhau một con hẻm, mỗi ngày hầu như cứ có chuyện để tìm nhau.Chúng tôi chuẩn bị đi du lịch ở Thái Lan.Dung làm như có linh tính, có giác quan thứ sáu, tự dưng thấy thiên hạ đi làm giấy thông hành, cũng mộng mơ đi làm một cái mang về nhà ngắm chơi. Cái tật "giấy rách phải giử lấy lề" hay "bìm bịp đổ cũng còn bờ rào".Chung quanh xóm giềng lắm kẻ dòm ngó, thiên hạ lựa mặt mà chơi, họ đến với nhau bằng cái bên ngoài hào nhoáng. Dung đi làm giấy thông hành, chẳng qua muốn khoe cho họ tưởng mình cũng giàu có, chuẩn bị đi ra ngoại quốc du lịch đó đây.Mà bạn tôi ngộ lắm bên, trong dẫu có héo mòn theo đời cơm áo. Nhưng bên ngoài khó ai nhìn ra được.Khi đi tới bất cứ nơi đâu, cũng mốt này mốt nọ, ăn mặc rất đẹp, đúng thời trang.Nói nào ngay, dáng cao một mét sáu,mặc chi cũng thấy đẹp. Ngày xưa mỗi lần tôi muốn mượn cái quần tây để đi chơi, thì phải lên lai cả tấc.Hai đứa đứng bên nhau so le như đôi đũa lệch. Dung là thợ may mà, tư chất lại vốn thông minh, nên lúc đi học may thì dạy luôn cả cho bà thầy.Hai đứa có tiền thì cứ chia cho nhau xài, còn hơn cả ruột thịt máu mủ. Có hôm người khách đến lấy đồ may, Dung cầm hết tiền đưa vô tay tôi.Bởi biết tôi đang cần tiền trong lúc này, tôi biết bạn đâu dư giả cũng cạn túi. Cái từ Dung dùng khi không có tiền là " khô máu ". Nghe tức cười mà ngậm ngùi làm sao. Đúng là lá rách đùm lá nát.Có món ăn ngon, cứ ngồi chờ tôi đến mới chịu ăn. Chỉ cần hai ngày chưa thấy tôi là lo lắng,ăn ngủ không yên.Từ Thái Lan chúng tôi trở về lại Việt Nam, sau một tuần du lịch. Bạn tôi được biết thêm một đất nước khác,ngoài Việt Nam. Ở trong phi trường, chúng tôi đi tới,đi lui để chờ hành lý. Dung nói ra điều vỡ lẽ_ thảo nào khi tau đi đón ai...cứ thấy thiên hạ đi tới,đi lui ở trong này, không biết họ làm cái quái gì?Tôi thấy trong đôi mắt của bạn tôi, có một niềm ước ao được che giấu rất kín đáo. Trong đầu tôi lúc đó,lại bắt đầu hình thành một điều đầy thú vị,chưa thể nói ra trong lúc này.Cả tháng trời tại quê nhà,chúng tôi khồng hề rời nhau, hai đứa cứ đèo nhau trên chiếc xe gắn máy, cả gương mặt,lấy khăn bịt kín để che bui bặm.Cũng là một thời trang sau năm 1975.Giống hệt như người Trung Đông.Đâu còn cái thuở áo dài lụa trắng, tóc thề bay bay trên đường phố.Rồi hai đứa cùng nằm dài, trên chuyến xe lửa tốc hành đi ra Huế, ga Huế lúc tới nơi mưa rơi như thác,vậy mà tối đến, cũng che dù ra ngoài Thành Nội,ngồi chòm hỏm, nơi gánh chè bên dòng sông Hương, để thưởng thức lại mùi vị chè đậu ván,tưởng là không bao giờ tìm thấy lại.Một hôm ở Mũi Né,hai đứa đứng nhìn ra biển,mưa rơi nhẹ như bụi.Bãi biển vào lúc hoàng hôn, đẹp tuyệt vời. Tự dưng hai đứa bỗng thấy hụt hẫng chơi vơi. Dung nói_ vài bửa nữa mi đi rồi không biết khi nào mi về.Tôi bỗng cười lớn tiếng, rồi nói_ kỳ này thì mày phải qua thăm tau chứDung mở to mắt,cái miệng gần như há hốc, lấp bấp hỏi_ hồ ly mi nói thiệt?Tôi cười rũ rượi trước gương mặt ngớ ra của bạn_ ừaaa... tau hồ ly nên tau sẽ hóa phép cho mày đạt tới giấc mơ được không?Hồ ly thì lông trắng,lúc đi học tôi được cái tên này,chỉ vì tôi có làn da trắng tới phát sợ, trắng như con ma.Sau khi về lại Mỹ. Tôi đi tìm mọi dịch vụ, làm theo mọi cách,để đưa Dung qua chơi theo diện du lịch.Trời đất đã mở cõi lòng ra với bạn tôi, chỉ không đầy hai tháng sau. Cô tư ếch Dung khăn gói quả mướp, thẳng đường đi tới Hoa Kỳ.Ra phi trường có cả đám em tôi. Đón một người bạn thân của chị mình, một người đã từng chia những cay đắng, ngọt bùi. Suốt cả thời gian từ thời tiểu học cho tới lúc trưởng thành.Dung sống hết lòng với bạn bè, bằng một trái tim chân thật, phần thưởng hôm này Dung rất xứng đáng được đón nhận. Nếu như ai hỏi tôi, trong đời có một điều gì mà cho là ý nghĩa nhất.Thì câu trả lời,là đã thưc hiện dùm cho người bạn thân một ước mơ.Và Dung dõng dạc trả lời, khi người phỏng vấn cắc cớ hỏi_ bộ cô thích đi Mỹ lắm à?Hướng đôi mắt nhìn thẳng vào người đối diện, Dung nói_ không thưa ông... nước Mỹ đối với tôi hoàn toàn vô nghĩa, nếu như bạn của tôi không có ở nơi đó.Mầu Hoa Khế