Tựa
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Tòa Thánh Tây Ninh
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo

ấn hành năm Ất Mão 1975

Từ khi mở đạo, Chí Tôn duy giáng cơ truyền cho Phật giáo, Minh sư, Minh đường, Minh lý dạy dâng kinh cho đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ, song kinh tận độ vong linh chưa hề giáng cơ cho nơi nào tất cả.
Đức Quyền Giáo Tông (khi còn tại thế) và Đức Hộ Pháp, trót mười năm trường nghĩa là từ ngày mở Đạo, đã nhiều phen dâng sớ cho Đại Từ Phụ và các đấng thiêng liêng đặng xin Kinh Tận Độ, nhưng mà Chí Tôn cùng chư thần, thánh, tiên, Phật vẫn chưa định ban ân cho toàn sanh chúng.
Mãi đến ngày 23 tháng 7 tới mùng 4 tháng 8 Ất Hợi (DL, 21 đến 31/8/1935) mới giáng cho Tân Kinh.  Ấy là một giọt nước cam lồ của Đức Từ Bi rưới chan đặng gội nhuần cho các đẳng linh hồn của toàn thế giới.
Chúng ta thầm xét thì đủ hiểu rằng: đã trải qua mười năm Chí Tôn mới mở cơ tận độ.  Cơ tận độ nhơn sanh duy kể từ ngày ban tân kinh nầy mà thôi.
Thương thay cho những kẻ vô phần chịu phận thiệt thòi qui liễu trước ngày tân kinh chuyển pháp.  Ấy cũng là quả kiếp của nhơn sanh do Thiên Thơ tiền định.  Nếu chúng ta thương tưởng thì duy có một phương độ rồi là trì tụng Di Lặc Chơn Kinh hầu các đẳng linh hồn đặng siêu thăng tịnh độ.
Ấy vậy, bổn kinh nầy nguyên của chư Phật, chư tiên đã giáng cơ truyền thế trong kỳ trung ngươn Ất Hợi.
Khi tụng phải thành tâm và phải để nơi tinh khiết.
Hội thánh kính cáo
Tiểu dẫn
Cách thờ phượng và cúng kiếng
Lập vị Thượng Đế thì phải lựa nơi nào cho tinh khiết, tốt hơn hết là giữa nhà, lập trang thờ cho cao và treo màn cho khuất chỗ thờ phượng.
___________________________________________
|
4  |
|
12 |
___________________________________________
1. Thánh tượng Thiên Nhãn
2. Đèn Thái Cực
3. Trái cây
4. Bông
5. Nước trà (để bên hữu ấy là Âm)
6,7,8. Ba ly rượu
9. Nước trắng (để bên tả ấy là Dương)
10,12. Hai cây đèn
11. Lư hương
Bông chỉ về Tinh, rượu chỉ về Khí, trà chỉ về Thần.
Tinh, khí, thần là Tam bửu của các đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Thời Tý, Ngọ, cúng rượu.
Thời Mẹo, Dậu cúng nước Âm Dương. 
Khi cúng Thầy phải đốt cho đủ 5 cây hương, cắm hàng trong ba cây gọi là Án Tam Tài, thêm hàng ngoài hai cây nữa gọi là Tượng Ngũ Khí.
Bàn thờ hộ pháp
_______________________________________
|
|
|
11  |
______________________________________
1. Tượng thờ viết chữ "Khí"
2. Trái cây
3. Bông
4. Nước trà
5,6,7. Ba ly rượu
8. Nước trắng
9. Lư hương
10,11. Hai cây đèn
Bàn thờ Hộ Pháp duy thờ nơi Thánh Thất mà thôi.  Mỗi khi cúng tứ thời thì đốt ba cây hương.
Cách lạy
Chấp hai tay như cách dưới đây:
Tay trái bắt Ấn Tý (Bấm đầu ngón tay cái vào gốc ngón tay áp út), rồi nắm lại.  Kế đó, bàn tay mặt áp ngoài, rồi ngón cái (tay mặt) xỏ vô giữa ngón cái và ngón trỏ bên tay trái.
Để hai tay như vậy mà đưa lên trán, xá sâu ba xá rồi quì xuống đưa hai tay lên trán như trước mà niệm: Nam mô Phật; đưa qua bên trái niệm: Nam mô Pháp; đưa qua bên mặt niệm: Nam mô Tăng; rồi để ngay ngực mà niệm: Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. (gật đầu).  Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.  Nam mô Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.  Nam mô Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân.  Nam mô chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần.
Mỗi lần lạy Trời thì lạy: một lạy gật đầu bốn cái, làm như vậy cho đủ ba lạy là 12 gật (nhớ mỗi gật phải niệm Nam mô Cao Đài...)  Còn lạy Phật và Tiên thì ba lạy, mỗi lạy gật đầu ba cái là 9 gật.  Khi lạy hai bàn tay trải ra và hai ngón cái phải gát tréo nhau.
Cúng đàn
Nơi Thánh Thất nhằm kỳ vía lớn hoặc ngày Sóc Vọng mới cúng Đại Đàn, còn kỳ dư thì thiết Tiểu Đàn dầu cho có làm tuần tự chi cũng vậy.
Mỗi kỳ đại đàn thì đánh 3 hiệp Lôi Âm Cổ và Bạch Ngọc Chung, mỗi hiệp 12 hồi, mỗi hồi 12 dùi, đánh Ngọc Hoàng Sấm, có nhạc lễ.
Tiểu đàn không có đánh trống, duy có kệ chuông mà thôi.
Khi sửa soạn cúng, đánh chuông nhất, kệ 3 câu, hễ dứt mỗi câu đánh một tiếng chuông lớn.
Chừng nhập đàn, đánh chuông nhì, kệ 3 câu, hết dứt mỗi câu đánh một tiếng chuông lớn.
Lúc cúng rồi, kệ 3 câu, dứt mỗi câu đánh một tiếng chuông lớn, kế xá bãi đàn.
Nơi nhà đạo hữu, trước khi sửa soạn cúng Tứ thời thì đánh ba tiếng chuông, lúc cúng rồi cũng đánh ba tiếng chuông là đủ, chớ không có kệ.
Trai kỳ
Nhập môn rồi phải tập trai giới, ban đầu ít nữa phải giữ lục trai, lần lần tập đến Thập trai, như Thường trai được lại càng tốt.
Lục trai: là ăn chay ngày 1, 8, 14, 15, 23 và 30 (như tháng thiếu thì ăn ngày 29 thế cho bữa 30).
Thập trai: là ăn chay ngày mồng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 (tháng thiếu ăn thêm ngày 27).
Vị nào giữ được thập trai đổ lên thì sau khi qui liễu, được hội thánh đến làm phép xác, y như lời Thầy đã tiên tri: ai giữ trai kỳ từ 10 ngày sắp lên, được thọ truyền Bửu Pháp.
Cách thiết lễ mỗi nghi tiết cầu hồn khi hấp hối và cầu hồn khi đã chết rồi
Dầu nhằm giờ cúng Tứ thời hay không cũng phải thiết lễ cúng Thầy trước.  Cúng rồi thì tịnh tâm vái Thầy đặng tụng Kinh Cầu Hồn cho đạo hữu trong khi hấp hối hay vừa qui liễu.
Rồi vị chứng đàn đến đứng phía trước đầu bịnh nhơn, nếu có đồng nhi thì sắp hàng hai bên từ phía trên sắp xuống.
Vị chứng đàn đứng giữa, tinh thần nghiêm trang và kêu người bịnh hấp hối, dầu dứt hơi rồi cũng vậy mà nói rằng: "Tôi vâng lịnh đức Chí Tôn đến tụng kinh cho linh hồn đạo hữu (cầu hồn cho chức sắc thì kêu thanh danh hay là hiền huynh) nhẹ nhàng siêu thăng tịnh độ.  Vậy đạo hữu phải tịnh thần mà nghe và phải cầu nguyện nơi đức Chí Tôn ban ơn lành cho."
Kế tụng kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối (3 lần0 mỗi khi dứt phải cúi đầu niệm câu chú của Thầy (3 lần).  Còn như bệnh nhơn vừa tắt hơi thì tụng kinh Khi Đã Chết Rồi (3 lần).
Tẩn liệm
Cách thể nghi tiết làm cũng như cầu hồn vậy, nghĩa là phải cúng Thầy trước, rồi đến chỗ người chết nằm, tụng kinh Tẩn liệm (3 lần).  Tụng rồi thì tang chủ lạy vong linh, nghĩa là lạy xác rồi mới tẩn liệm.
Cầu siêu
Đương lúc làm phép xác phải tụng kinh:  Đầu vọng bái Tây phương Phật Tổ A Di Đà Phật độ chúng dân, v.v... (rồi tụng tiếp bài Kinh Khi Đã Chết Rồi)  Ba mươi sáu cõi Thiên Tào nhập trong Bái Quái mới vào Ngọc Hư...
Tụng như vậy ba lần, mỗi lần dứt phải cúi đầu.  Sau rốt hết phải niệm câu chú của Thầy (3 lần).  Tiếp tụng Di Lặc Chơn Kinh. 
Những nhà ở xa Thánh Thất, không thể đến làm phép xác được thì sau khi tẩn liệm, lập một bàn thờ vong trước linh cữu, rồi vị chứng đàn cầu nguyện Thầy (lên nhang đèn tử tế, không có đọc kinh cúng Tứ thời.  Vị chứng đàn phải là chức sắc thiên phong hay là chức việc chánh, phó trị sự hoặc thông sự.  Phải có 2 vị chức sắc hay là chức việc nhỏ hơn vị chứng đàn, cầm 2 cây đèn cầy đứng hai bên.) đặng thỉnh vong đến trước Điện tiền (nơi điện tiền, sau chỗ vị chứng đàn phải để trống một chỗ, nghĩa là cho vong quì cúng Thầy và nghe tụng kinh.  Hành lễ nơi Thánh Thất, thượng sớ kêu Điện tiền, còn nơi tư gia kêu Thiên Bàn.) và cũng tụng như ở trên đây vậy.
Thành phục
Cúng Thầy trước, có thượng sớ, rồi cúng Thành Phục (làm theo lễ Nho).  Cúng Tiên, Tịnh cũng làm lễ Nho.
Đưa linh cữu
Cúng Thầy trước, rồi làm lễ cáo từ Tổ.  Khi làm lễ cáo từ Tổ thì tụng Kinh Cầu Tổ Phụ (3 lần) và tiếp tụng Kinh Cứu Khổ (3 lần), hễ dứt thì niệm câu chú của Thầy (3 lần).  Kế làm lễ Khiển Điện, làm lễ Nho.
Xong rồi cho đạo tỳ nhập bái quan (giảm bớt cách tập đi lộn hàng, móc ruột, chỉ sắp hàng đôi ở ngoài đi vô cho có hàng ngũ.  Khi vào bái quan rồi, lạy bốn lạy như thường là đủ).  Hễ phát hành thì đồng nhi tụng bài Kinh Đưa Linh Cữu ra tới huyệt. 
Khi di linh cữu ra ngoài đường thì sắp đặt như sau nầy:
1) Hễ là tín đồ tới lễ sanh thì cây phướn của Thượng Sanh đi trước.  Còn hàng chức sắc từ giáo hữu đổ lên thì cây phướn Thượng Phẩm đi trước (hai cây phướn Thượng Sanh, Thượng Phẩm ấy thế cho tấm triệu).
2) Bàn thờ vong.
3) Đồng nhi đi hai hàng (nam tả, nữ hữu).
4) Linh cữu.
5) Tang chủ đi kế sau linh cữu.
6) Nữ phái.
7) Nam phái chót hết.
Hạ huyệt
Khi ra tới huyệt thì vị chứng Đàn và đồng nhi đứng trước đầu huyệt tụng kinh Hạ Huyệt (3 hiệp), mỗi hiệp cúi đầu, mãn hiệp thứ ba liền tụng ba biến Vãng Sanh Thần Chú.  Hễ dứt thì niệm câu chú của Thầy (3 lần).
Làm tuần cửu
Từ nhứt cửu tới cửu cửu, kỳ nào cũng phải cúng Thầy trước (cúng tiểu đàn) có dâng Tam Bửu và thượng sớ, song không có lễ nhạc.
Khi cúng Thầy rồi, thỉnh linh vị đến trước điện tiền, tụng bài kinh khai cửu, rồi tiếp tụng kinh nhứt hoặc nhị cửu (tụng như vậy cho đủ  hiệp).  Đến khi dứt thì niệm câu chú của Thầy (3 lần và lạy 12 lạy).
Mỗi tuần cửu phải quì tụng Di Lặc Chơn Kinh nơi trước bửu điện.  Hễ dứt hiệp thì niệm mỗi vị Phật và lạy một lạy.
Sau rốt hết niệm câu chú của Thầy (3 lần) và lạy 12 lạy.
Tụng nhiều chừng nào tốt chừng ấy, song mỗi hiệp tụng 3 người đến 6 người cho ăn rập nhau.
Tiểu tường (200 ngày)
Đếm đủ 200 ngày kể từ ngày làm tuần cửu cửu rồi mới làm lễ tiểu tường.
Cách thể nghi tiết thì cũng làm y như làm tuần cửu cửu vậy, nghĩa là cúng tiểu đàn có dâng Tam Bửu và thượng sớ, rồi thỉnh linh vị đến nước điện tiền, tụng kinh Khai Tiểu Tường kế tiếp tụng Kinh Tiểu Tường (tụng như vậy cho đủ 3 hiệp).  Đến khi dứt thì niệm câu chú của Thầy (3 lần) và lạy 12 lạy.
Tụng Di Lặc Chơn Kinh.
Còn sự cúng vong thì nên cúng nơi nhà thờ tiền vãng, làm lớn hay nhỏ tùy sức tang chủ và phải thương lượng trước với lễ viện.
Đại tường (300 ngày)
Đếm đủ 300 ngày kể từ ngày làm tiểu tường rồi mới làm đại tường.
Nghi lễ cách làm cũng y như tiểu tường vậy, nhưng trước hết phải tụng kinh Khai Đại Tường rồi tiếp tụng kinh Đại Tường (tụng như vậy cho đủ 3 hiệp) đến khi dứt thì niệm câu chú của Thầy (3 lần) và lạy 12 lạy.
Tụng Di Lặc Chơn Kinh.
Đại tường mãn tang, lễ trừ phục, cúng vong làm lễ Nho.
Cầu hồn và cầu siêu cho người chưa nhập môn cầu đạo
Những người chưa nhập môn cầu Đạo, chẳng luận giàu sang hay nghèo hèn, già cả hay trẻ bé, cùng đã có nhập môn rồi bị sa ngã bỏ đạo, mà đến giờ chót của người biết hồi tâm tin tưởng đức Chí Tôn, hay là người chết rồi mà thân tộc người tin tưởng đức Chí Tôn, đến rước chúng ta cầu hồn cùng là cầu siêu thì chúng ta cũng nên thi ân giúp đỡ linh hồn ấy siêu thoát.  Ấy là một điều phước đức độ linh hồn con cái của đức Chí Tôn y theo chơn truyền tận độ.
Song cách thể hành đạo, chức sắc và chức việc phải làm y như vầy:
1) Về việc cầu siêu, nếu gần Thánh Thất thì cầu siêu nơi Thánh Thất.
2) Nếu ở xa Thánh Thất thì thiết lễ cầu siêu nơi nhà chức sắc hoặc chức việc gần đó.
3) Nếu người trong thân chịu nhập môn thì dễ hơn.  Chức việc cứ thượng tượng cho nhập môn rồi thiết lễ tang sự luôn.
4) Về việc cầu hồn làm tại nhà tang chủ.
Cầu hồn thì duy tụng bài Kinh Cầu Siêu.  "Đầu vọng bái Tây phương Phật Tổ, A Di Đà Phật độ chúng dân v.v..."
Tối lại, cả đạo hữu và gia quyến của người lâm chung phải thành tâm tụng Di Lặc Chơn Kinh cho tới ngày di linh cữu.  Điều trọng yếu hơn hết là trọn tang môn phải giữ trai giới trong mấy ngày linh cữu còn tại tiền thì mới làm bạt tiến cho linh hồn giải thoát đặng.
Cách nhập đàn hành lễ cúng Phật Mẫu
Khi nhập đàn cúng Phật Mẫu, thì cũng chấp tay bắt Ấn Tý xá 3 xá, quì xuống để tay lên trán niệm:
- Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn (cúi đầu)
- Nam mô Cửu Vị Tiên Nương (cúi đầu)
- Nam mô Bạch Vân Động Chư Thánh (cúi đầu)
(chớ không có lấy dấu Phật, Pháp, Tăng,...)
Lúc lạy thì niệm: Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn (3 lạy, mỗi lạy 3 gật / 9 lạy)
Kinh Thiên Đạo
Kinh cúng Tứ thời
Niệm hương (giọng nam ai)
Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp,
Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra.
Mùi hương lư ngọc bay xa,
Kính thành cầu nguyện Tiên gia chứng lòng.
Xin Thần, Thánh ruổi dong cỡi hạc,
Xuống hàm trần vội gác xe tiên.
Ngày nay đệ tử khẩn nguyền,
Chín tầng Trời, Đất thông truyền chứng tri.
Lòng sở vọng gắng ghi đảo cáo,
Nhờ Ơn Trên bổ báo phước lành.
Niệm: Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (12 lạy)
Khai Kinh (giọng nam ai)
Biển trần khổ vơi vơi Trời nước,
Ánh Thái Dương giọi trước phương đông.
Tổ sư Thái Thượng Đức Ông,
Ra tay dẫn độ, dày công giúp đời.
Trong Tam giáo có lời khuyến dạy,
Gốc bởi lòng làm phải làm lành.
Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành,
Từ Bi Phật dặn: lòng thành lòng nhơn.
Phép Tiên Đạo: tu chơn dưỡng tánh,
Một cội sanh ba nhánh in nhau
Làm người rõ thấu lý sâu
Sửa lòng trong sạch tụng cầu Thánh Kinh (gật đầu)
Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế (giọng nam ai)
Đại La Thiên Đế
Thái Cực Thánh Hoàng
Hóa dục quần sanh
Thống ngự vạn vật
Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết
Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh
Nhược thiệt, nhược hư,
Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa.
Thị không, thị sắc,
Vô vi nhi dịch sử quần linh.
Thời thừa lục long,
Du hành bất tức.
Khí phân tứ tượng,
Hoát triền vô biên.
Càn kiện cao minh,
Vạn loại thiện ác tất kiến.
Huyền phạm quảng đại,
Nhứt toán họa phước lập phân.
Thượng chưởng tam thập lục Thiên,
Tam thiên thế giái,
Hạ ốc thất thập nhị Địa,
Tứ đại Bộ Châu.
Tiên thiên Hậu thiên,
Tịnh dục Đại Từ Phụ,
Kim ngưỡng, cổ ngưỡng,
Phổ Tế  Tổng Pháp Tông.
Nãi Nhựt, Nguyệt, Tinh, Thần chi quân.
Vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi chủ.
Trạm tịch chơn đạo,
Khôi mịch tôn nghiêm,
Biến hóa vô cùng,
Lũ truyền Bửu Kinh dĩ giác thế,
Linh oai mạc trắc,
Thường thi thần giáo dĩ lợi sanh.
Hồng oai, hồng từ,
Vô cực, vô thượng.
Đại Thánh, Đại Nguyện, Đại Tạo, Đại Bi,
Huyền Khung Cao Thượng Đế.
Ngọc Hoàng tích phước hựu tội,
Đại Thiên Tôn.
Niệm: Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (12 lạy)
Thích giáo
Nhiên Đăng Cổ Phật chí tâm qui mạng lễ
(giọng nam xuân)
Hổn độn Tôn sư
Càn khôn Chủ Tể.
Qui thế giái ư nhất khí chi trung,
Ốc trần hườn ư song thủ chi nội.
Huệ đăng bất diệt,
Chiếu tam thập lục thiên, chi quang minh.
Đạo pháp trường lưu,
Khai cửu thập nhị Tào chi mê muội.
Đạo cao vô cực,
Giáo xiển hư linh.
Thổ khí thành hồng,
Nhi nhứt trụ xanh thiên.
Hóa kiếm thành xích,
Nhi tam phân thác địa.
Công tham thái cực,
Phá nhứt khiếu chi huyền quang.
Tánh hiệp vô vi,
Thống tam tài chi bí chỉ.
Đa thi huệ trạch,
Vô lượng độ nhơn.
Đại bi đại nguyện,
Đại thánh đại từ,
Tiên Thiên chánh đạo,
Nhiên Đăng Cổ Phật
Vô vi xiển giáo Thiên Tôn.
Niệm: Nam mô Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (9 lạy)
Tiên giáo
Thái Thượng chí tâm qui mạng lễ
(giọng nam xuân)
Tiên thiên khí hóa
Thái Thượng Đạo Quân,
Thánh bất khả tri,
Công bất khả nghị.
Vô vi cư thái cực chi tiền.
Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng.
Đạo cao nhứt khí,
Diệu hóa tam thanh.
Đức hoán hư linh,
Pháp siêu quần Thánh.
Nhị ngoạt thập ngữ,
Phân tánh giáng sanh.
Nhứt thân ức vạn,
Diệu huyền thần biến,
Tử khí đông lai,
Quảng truyền đạo đức.
Lưu sa tây độ,
Pháp hóa tướng tông,
Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối.
Đơn tích duy mang,
Khai Thiên Địa nhơn vật chi tiên.
Đạo kinh hạo kiếp,
Càn khôn hoát vận,
Nhựt nguyệt chi quang,
Đạo pháp bao la,
Cửu hoàng Tỉ tổ.
Đại Thiên thế giái,
Dương tụng từ ân.
Vĩnh kiếp quần sanh,
Ngưỡng kỳ huệ đức,
Dại thần đại thánh,
Chí cực chí tôn
Tiên thiên chánh nhứt,
Thái Thượng Đạo Quân
Chưởng giáo Thiên Tôn.
Niệm: Nam mô Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hoá Thiên Tôn (9 lạy)
Nho giáo
Khổng Thánh chí tâm qui mạng lễ
(giọng nam xuân)
Quế hương nội điện,
Văn Thỉ thượng cung.
Cửu thập ngũ hồi,
Chưởng thiện quả ư, thi thơ chi phố.

Xem Tiếp: ----