Với một động tác quay cổ tay khéo léo, Hun Sen thình lình đưa gói thuốc 555 mời chúng tôi. Chúng tôi từ chối lời mới ấy và Hun Sen, Thủ tướng của Nhà nước Campuchia mỉm cười, một nụ cười theo kiểu của những người hút thuốc nở nụ cười với người không biết hút thuốc, rồi ông mồi thuốc hút. Chúng tôi nói chuyện với Hun Sen vào đúng ngày tết tây, 1 tháng 1 năm 1992 tại dinh thự của Hội đồng Bộ trưởng ở Phnom Penh. Khuôn mặt sạm nắng, bình thản và giọng nói Khơme nhẹ nhàng của Hun Sen đã không để cho người ta nhận ra sự mệt mỏi sau buổi lễ vào tối hôm trước. Chuyện hội hè đình đám ở Phnom Penh là xa rời thực tế. Campuchia chẳng có lý do gì để tổ chức lễ lạc. Những mối căm thù trước đây vẫn còn hằn sâu, dù vào tháng 10 năm vừa qua, Hiệp định Hòa bình ở Paris đã ký. Mặc dù hòa bình mới chớm bắt đầu trở lại, nhưng người Campuchia vẫn còn nghèo nàn cùng cực. Hiệp định rất quan trọng ấy chưa được thực hiện bao nhiêu để cải thiện cuộc sống của họ ; thay vào đó khoảng 22.000 quân trong lực lượng giữ gìn hòa bình đang làm nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của UNTAC đã gây ra tình trạng lạm phát đẩy giá gạo và khoai tây vượt ra khỏi tầm với của người dân thường. Món quà của năm mới thật tệ biết bao! Không dễ gì gặp được Hun Sen, ông đang rối bù công việc vì phải bắt đầu thảo luận trong cuộc gặp gỡ với đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Stephen Solarz, đang viếng thăm. Người hướng dẫn của chúng tôi, Leng Sochea, thúc giục chúng tôi đến gặp Cham Prasidh, sĩ quan phụ tá của Thủ tướng. Chúng tôi cho Prasidh biết là chúng tôi muốn gặp Thủ tướng. Prasidh lịch sự nói rằng ông ta sẽ chuyển lời tới Hun Sen. Ông ta nói chúng tôi chờ và hy vọng sẽ được toại nguyện. Khi Solarz đến, chúng tôi đã bấm máy chụp được tấm hình của ông khi đang đi lên cầu thang của dinh Hội đồng Bộ trưởng dẫn lên phòng của Hun Sen, nhưng đèn máy chụp không chịu nháy. Lúc đi vào gặp vị Thủ tướng này, Solarz nói « Này, đèn nháy của quý vị không hoạt động ». Khoảng 40 phút sau, một viên chức chạy về phía chúng tôi báo cho biết Hun Sen đã đồng ý gặp chúng tôi, nhưng ông không có thời gian ăn trưa. Chúng tôi hỏi xem chúng tôi được cho thời gian bao nhiêu. Ông trả lời « Ồ, khoảng 45 phút ». Có bốn quan chức chính phủ có mặt trong phòng, tất cả đều là những người hút thuốc nhưng họ đều xua đi mọi hy vọng có thể mồi thuốt hút vì sự hiện diện của người lãnh đạo chính trị vĩ đại của họ. Người ta thường cho là Hun Sen được Việt Nam dựng lên. Cảm nhận đó có phần nào đúng. Hàng triệu người Campuchia chỉ biết một cuộc sống nghèo nàn khốn khổ đã làm cho họ có cảm nghĩ trái ngược nhau về ông. Nhiều người xem ông là niềm hy vọng duy nhất đồng thời cũng có những người chưa hẳn tin ông xứng đáng là nhà lãnh đạo của họ. Suốt từ khi trở về Campuchia trong cao trào của các lực lượng giải phóng như vũ bão, Hun Sen đã phấn đầu để chinh phục được tính chất hợp pháp về chính trị. Đó là một trận chiến sẽ làm ông phải trả giá đắt hơn là trận chiến đã làm ông mất một con mắt. Các sĩ quan phụ tá của ông cho biết ông đang gặp phải vấn đề về sức khỏe. Trong cuộc đàm phán hòa bình giữa bốn phe phái và năm quốc gia thường trực của Liên Hiệp Quốc, đã hơn một lần ông bị ngất đi. Một số người quan sát bác bỏ tình trạng bất tỉnh của ông vì họ xem đó chỉ là chiến thuật nghi binh, một thủ đoạn để thu phục sự cảm thông. Giống như hầu hết các sự kiện liên quan đến ông, thậm chí tình tiết bị ngất đi cũng trở thành bị nghi ngờ. Ông đã loại bỏ con người bị thảm trong những năm tháng của cuộc nội chiến và dần thay thế bằng một nhân vật hoàn thiện hơn, một chính khách chín chắn, một con người đã lèo lái để đạt được sự cứu cánh sống còn trong sự hỗn độn của chính trường Campuchia. Ông vẫn còn tồn tại để vươn lên trong môi trường chính trị thù địch cả ở trong nước lẫn hải ngoại. Ông đã khiến cho ngay cả một vài bạn bè và nhiều kẻ thù địch có quyền lực mạnh không những ở phương Tây và trong số các nước láng giềng không cộng sản đã xem chính phủ của ông như là một ‘cún con’ của Hà Nội, mà ông còn có cả các đối thủ bên trong chính phủ của ông. Dù đây là tất cả những khó khăn cần phải vượt qua, nhưng con đường đi lên của ông vẫn thành công nhanh chóng. Ông đã tỏ ra hết sức sâu sắc về chính trị dù là một người còn thiếu không ít kinh nghiệm trong các công việc của Nhà nước. Vào đầu tháng 12 năm 1991, không đến hai tháng sau khi ký Hiệp định Hòa bình, ông đã tiên đoán là Đảng CPP sẽ thành lập chính phủ liên hiệp với Đảng Bảo hoàng sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm 1993. Đó chính là khả năng nhạy bén biết cách thu phục mối quan hệ với quần chúng mà ông đã thể hiện ở Kompong Cham trong chuyến viếng thăm của Sihanouk tới tỉnh này và nhắm vào việc tái khẳng định với Sihanouk rằng Đảng Bảo hoàng của ông ta sẽ đóng vai trò chủ chốt trong chính phủ sắp tới. Nhân dịp đó, Sihanouk đã nói với dân chúng ở Kompong Cham « Lần cuối cùng tôi đến tỉnh này vào năm 1976. Khơme Đỏ đã đưa tôi đi, nhưng tôi không có nhiều sự tự do ». Hun Sen đã làm mọi thứ để chiều lòng Sihanouk. Ông đã bảo đảm được là 125 ki lô mét đường từ thủ đô đến tỉnh này đã được trang hoàng với hàng trăm lá quốc kỳ, và dân chúng đã được thông báo về chuyến viếng thăm của Sihanouk để họ sẽ đứng thành hàng dọc theo các ngả đường, mong đợi có thể thoáng nhìn được vị hoàng thân này. Nhưng đàng sau vẻ bề ngoài biểu hiện sự mến mộ của dân chúng, Sihanouk còn thấy được thực tại đau khổ. Trước đây một năm, ông đã quay cuốn phim, Ngôi Làng Tôi Trong Tăm Tối, mô tả sự nghiệt ngã của cuộc sống trong một ngôi làng Khơme. Sihanouk nói « Tôi muốn phơi bày sự thật, niềm hạnh phúc và nỗi bất hạnh của ngôi làng Khơme được bao bọc chung quanh với những cánh đồng lúa và các các bãi chiến trường tràn lan với những quả mìn được gài ; lòng dũng cảm, sự xả thân, sự hy sinh mất mát, nỗi thất vọng về những người khác ; sự chênh lệch hiện tại trong lối sống giữa thành thị với thông quê ; (và) tương lai mù mịt mà quá trình hòa giải trong nước vẫn còn là một điều bấp bênh. Nhân vật chúng tôi đang lắng nghe vào ngày đầu năm mới có vẻ như không quá bận tâm đến nỗi cay đắng về quá khứ. Chúng tôi ngồi trong phòng họp lộng lẫy của Hun Sen, nơi ông tổ chức các buổi họp của chính phủ. Trước chúng tôi, ông đã gặp dân biểu Quốc hội Solarz ; tuy nhiên, cuộc gặp đó chẳng mang lại kết quả gì nhiều. Chính phủ Mỹ không có ý định đưa ra ngay bất cứ sự nhượng bộ nào hoặc dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại của họ. Chúng tôi ngồi trên những chiếc ghế tựa lớn được chạm trổ công phu và trang trí với lớp sơn nhũ vàng. Trong bộ com lê màu sậm với cái nơ nhỏ, Hun Sen chào hỏi chúng tôi bằng tiếng Khơme bản xứ của ông qua một người thông dịch, Uch Kiman, giữ chức thứ trưởng. Dù con đường học vấn không được liên tục, nhưng Hun Sen đã học nói được một ít tiếng Anh, cũng như tiếng Pháp và Nga. Năm tháng đã không làm cho ông trở thành quá cắn cỗi. Mái tóc đen bóng rẽ ngôi một bên và nước da hồng hào khiến ta nhìn ông trẻ hơn tuổi 40. Tuy nhiên, con mắt giả bằng thủy tinh được gắn vào sau một cuộc phẫu thuật, thường làm cho ông có cảm giác khó chịu khi thần kinh bị kích thích. Ông hút thuốc liên tục, hít một hơi thuôc sâu trước khi nói và lời nói của ông hòa quyện cùng với khói thuôc tỏa ra. Chúng tôi hỏi, đất nước ông phải đương đầu với cơn khủng hoảng nào lớn nhất? Đảng của ông có cho ý kiến về việc đưa những người cầm đầu Khơme Đỏ ra xét xử không? Và ông có nghĩ vào giai đoạn nào đó dân chúng sẽ đòi hỏi phải mở phiên tòa xét xử các tội diệt chủng mà họ đã gây ra không? Nghiêm giọng lại, ông nói « Tôi tin rằng ý kiến đưa Khơme Đỏ ra phiên tòa xét xử sẽ không được bỏ qua, vì có nhiều người dân muốn thấy công lý được thể hiện. Sự giận dữ của dân chúng đối với Khơme Đỏ không sao có thể phai mờ ». Dừng lại kéo một hơi thuốc với thái độ nghiêm nghị, ông nói tiếp « Mặc dù một số nước đã ký vào văn kiện của Hiệp định Hòa bình Paris, nhưng tất cả họ đều muốn đưa Khơme Đỏ trở lại phiên tòa xét xử. Tôi cho rằng chúng tôi nên để cho chính phủ đắc cử tới đây quyết định việc này ». Nhưng sự kiên nhẫn của ông đối với Khơme Đỏ đang cạn dần, vì họ vi phạm hiệp định hòa bình do không chịu giải trừ quân bị của họ và hạ vũ khí do Trung Quốc cung cấp cho họ. Ông đã đưa ra một lời cảnh cáo cứng rắn vào ngày đầu năm mới đó, ngay cả trước khi Khơme Đỏ rút khỏi hiệp định hòa bình này bằng cách từ chối để UNTAC giải giới và giản tán binh lính của họ. Cố gượng lại các phản ứng thần kinh bị kích thích nhanh, ông nói “Hiệp định Hòa bình này phải được thực thi đầy đủ - một trăm phần trăm, không hơn không kém. Tôi biết sẽ có nhiều khó khăn, và chúng tôi biết chắc Khơme Đỏ sẽ giấu vũ khí và ém quân của họ trong rừng. UNTAC sẽ có trách nhiệm tiến hành vụ này ». UNTAC đã xác nhận Hun Sen có 55.000 quân với một số quân đóng ở khu vực có dân cư để thay cho đợt giải ngũ cuối cùng, và ông tin chắc là Khơme Đỏ sẽ gian lận. Ông đã già dặn, chín chắn hơn rất nhiều. Ông không bao giờ né tránh câu hỏi. Ông không liếc nhìn đồng hồ, bốn sĩ quan phụ tá của ông cũng không lén lút mà họ ra dấu cho chúng tôi kết thúc cuộc phỏng vấn. Trái lại, ông đã nhẩn nha hút ba điều thuốc trước khi bước vào cuộc tranh luận về các vấn đề của nhà nước. Sau tuần lễ đó, chính phủ của ông đã có được một thời cơ quan trọng, khi Tổng thống Hoa Kỳ George Bush dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại chống lại Campuchia. Nhưng thái độ ấy của Mỹ không có ý định như là dấu hiệu tỏ thiện chí ủng hộ hoặc công nhận chính phủ Hun Sen. Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận là cách để Washington cho thế giới biết là Sihanouk đã trở về Phnom Penh và đất nước này không còn quá nghèo khổ. Điều đó gửi đi tín hiệu mập mờ với cộng đồng doanh nghiệp là: làm ăn kinh doanh với Campuchia sẽ không bị rắc rối gì, một nền kinh tế vẫn được Hun Sen kiểm soát chặt chẽ. Chính phủ Bush biết rất rõ các thực tại kinh tế và còn tính toán được đã đến thời điểm dỡ bỏ lệnh cấm vận, vì trừng phạt Campuchia vô thời hạn là phi đạo lý. Vào tháng 11 năm 1991, họ còn được một lợi thế khác là chính phủ Singapore đã dỡ bỏ lệnh cấm vận về các khoản đầu tư mà đối với Hun Sen không phải là một thắng lợi nhỏ, trong khi vào năm 1979 chính phủ Singapore đã cắt đứt các mối quan hệ với Campuchia khi bộ đội Việt Nam tiến vào Campuchia. Phà khói thuốc ra một cách vui vẻ, Hun Sen nói « Đó là tin vui và nghe được Singapore dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế để khuyến khích đầu tư nước ngoài ở đây thật hết sức phấn khởi. Tôi cho rằng chúng tôi chỉ có thể phát triển kinh tế của mình khi nào chúng tôi có được các khoản đầu tư nước ngoài vào thật nhanh chóng ». Đó là những ngày hạnh phúc cho Hun Sen khi Singapore xuất hiện như một đối tác kinh doanh lớn nhất của Campuchia, với một số doanh nhân Singapore đầu tư ngoại tệ mạnh vào các khách sạn và dự án du lịch, thậm chí trước khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ. Các doanh nhân này tiến tới liên hệ trực tiếp với chính phủ Hun Sen để đưa ra các đề nghị xin phê chuẩn về đầu tư còn nhiều hơn cả mong đợi. Vào cuối năm 1991, chính phủ Hun Sen đã thu được 350 triệu đô la về các khoản đầu tư nước ngoài của doanh nhân từ 22 quốc gia, chẳng hạn như Thái Lan, Singapore, Pháp, Malaysia và Úc. Hun Sen nhìn chúng tôi, rồi rảo mắt quanh phòng, như thể đang tìm kiếm sự tán thành và nói « Tôi nghĩ chúng tôi không nên chờ cho tới sau cuộc bầu cử vào năm 1993, nhưng đúng hơn,chúng tôi nên bắt đầu ngay bây giờ. Sau một cuộc chiến tranh quá dài, Campuchia đã trở thành một thị trường thu hút mạnh các khoản đầu tư nước ngoài, dù thực tế hòa bình chưa hoàn toàn được khôi phục, vì Hiệp định Hòa bình vừa mới đạt được. Nhưng các điều kiện về đầu tư đã được thực hiện đầy đủ ». Mục tiêu của ông không chỉ thu hút đầu tư, mà còn đạt tới tính hợp pháp. Điều Hun Sen còn chưa nói ra hết là các nguồn đầu tư nước ngoài cũng có thể hợp pháp hóa chính phủ của ông, và doanh nhân ngoại quốc còn bị thu hút bởi tầm nhìn về sự trù phú, đã thiết tha hợp tác với chính phủ của ông. Họ còn được coi như là một biểu tượng quan trọng vào giai đoạn gay go nhất trong sự nghiệp chính trị của Hun Sen – đang diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. Thấy rõ 9 triệu người Campuchia đã phải chịu đau khổ thật bi thảm, vì thế giới bên ngoài cứ nhất định trừng phạt chính phủ Hun Sen. Sống trong những căn nhà lụp xụp tồi tàn với cản nghèo nàn đáng sợ là những người dân mà thế giới thực sự đang trừng phạt họ bằng lệnh cấm vận gây khốn đốn. Ông đã bỏ ngoài tai những lời đe dọa cô lập quốc gia ông. Ông đã được các nước bè bạn cứu giúp khỏi cảnh túng thiếu, chẳng hạn như Liên Xô đã dành cho các khoản tín dụng thương mại và dầu hỏa, Cuba cung cấp tới tấp đường Havana miễn phí. Nhưng chính phủ của ông vẫn thiếu ngân quĩ để tài trợ cho các công cuộc phát triển lớn. Ông kéo hơi thuốc thật dài và than phiền rằng sự tái thiết đất nước đã không nhúc nhích được một phân. « Giống như quý vị, tôi đã nghe kể về những ý kiến này. Tôi cũng bày tỏ một số điều quan ngại. Cho tới nay, chúng tôi chưa nhận được lời cam kết tài trợ nào cho việc tái thiết. Quá trình hoạt động to lớn của UNTAC sẽ phải đối diện với vấn đề thiếu tiền ». Hun Sen có lý. Tuy vậy, mới vào thời kỳ đầu, kế hoạch hòa bình hầu như chẳng tiến bộ được bao nhiêu, và chỉ có ba nước tỏ rõ sự ủng hộ của mình một cách thiết thực. Ông nói “Pháp trợ giúp để khôi phục lại nguồn cung cấp điện nước ở Phnom Penh ; Thái Lan giúp xây dựng lại đường sá từ thị trấn biên giới Poipet tới Sisiphon cũng như các dự án khác; và Nhật còn đang trong quá trình thảo luận về việc xây dựng lại cầu bắc ngang sôg Tonle Sap vốn bị đánh sâp trong chiến tranh”. Không còn hy vọng gì vào sự nhiệt tình của các nước giàu. Hun Sen nói “Vì lý do này, tôi cho rằng có lẽ khu vực kinh tế tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc tái thiết kinh tế”. Về việc tìm nguồn cho kế hoạch kinh tế lớn, ông nói “Theo sự đánh giá ban đầu được Bộ trưởng Kế hoạch của chúng tôi đưa ra, chúng tôi sẽ cần 1,2 tỷ đô la để tái thiết cơ sở hạ tầng. Nhưng chúng tôi có ba ưu tiên hàng đầu hơn tất cả các ưu tiên khác. Quốc gia của chúng tôi là một nước nông nghiệp với hơn 90% dân số là nông thôn. Do đó, bất cứ chính đảng nào cầm quyền không thể bỏ qua các khía cạnh nông nghiệp”. Ông nói, ưu tiên thứ hai liên quan đến tình trạng thiếu thốn về phương tiện vận chuyển và truyền thông, nếu quốc gia ông không thể phát triển nhanh chóng cầu đường và truyền thông, thì nền kinh tế sẽ vẫn bị chậm tiến. Ưu tiên thứ ba là cung cấp nguồn điện thích đáng; nếu không, sản lượng công nghiệp không thể tăng cao. Ông ở vào tình thế chơi với. Thời điểm khi chính phủ của ông phải đối phó với các lệnh cấm vận từ những nước như Mỹ và Singapore thì Liên Xô, liên minh lớn nhất của họ đã bắt đầu tan rã. Năm 1991, Liên Xô giảm bớt các khoản tín dụng của họ cho Campuchia từ mức 100 triệu đô la hàng năm xuống chỉ còn 12 triệu đô la. Một liên minh gắn bó khác của Campuchia là Cuba cũng không còn giải quyết được gì nhiều, vì họ cũng bị cắt giảm nghiêm trọng nguồn tài trợ của Liên Xô. Campuchia dựa vào các khoản tín dụng của Liên Xô để mua xăng dầu, đã quay sang Singapore để đáp ứng cho như cầu về xăng dầu của quốc gia và các nhà cung cấp dầu của Singapore đã sẵn sàng kiếm chác được ở cơ hội ấy. Các chiều hướng này đủ để cho Hun Sen phải nhức đầu. Sự che chở ở trên đã sụp đổ lên ông khi Liên Xô tan rã. Ông nói “Vào năm cuối cùng, các mối quan hệ thương mại của chúng tôi với Liên Xô đã không còn mang lại kết quả gì nhiều. Các sinh viên của chúng tôi đã lên tàu từ Liên Xô quay về và các giáo viên người Nga cũng trở về nước. Một số hợp đồng lâm vào giai đoạn khó khăn. Tất cả các vấn đề này đều không có nguyên nhân nào gây ra vì giữa hai quốc gia không có vấn đề chính trị nào. Trong thực tế, người Nga và các bang độc lập khác tiếp tục có nhận xét tốt về chúng tôi”. Không có vấn đề gì gây khốn đốn cho chính phủ của ông hơn quyết định cắt giảm sự trợ giúp của Việt Nam, đa phần sự trợ giúp này bị cắt xén dần khi Hà Nội rút quân vào năm 1989. Nhưng sau khi Liên Xô giảm bớt tài trợ của họ cho Việt Nam vào năm 1991, Hà Nội cũng đã bị ảnh hưởng. Hiệp định Hòa bình đã phương hại đến thời cơ mang lại sức mạnh tinh thần Đông Dương giữa Việt Nam và Campuchia, vì hiệp đình này đòi hỏi Việt Nam và Trung Quốc, các vai chính trong cuộc nội chiến Campuchia, không được can thiệp vào Campuchia nữa. Hun Sen trầm tư về điểm này và nói “Bất cứ sự thỏa thuận hoặc hiệp ước nào với Việt Nam vốn không còn phù hợp với Hiệp định Paris sẽ bị mất hiệu lực; và các văn bản thỏa thuận khác còn phù hợp với hiệp định Paris sẽ được tiếp tục, nhất là các hợp đồng về kỹ thuật, khoa học và văn hóa. Chúng tôi không những tiếp tục hợp tác với Việt Nam mà còn cả với các nước khác”. Một hiệp ước về quốc phòng quan trọng với Việt Nam đã bị đình chỉ, vì nó không phù hợp với Hiệp định Hòa bình Paris. Việt Nam đã rút quân vào năm 1989; do đó, hình ảnh của Hun Sen dần được minh oan. Dưới con mắt quốc tế, dường như ông ngày càng không còn phụ thuộc vào sự đùm bọc của Việt Nam. Khi mà Hun Sen cuối cùng có vẻ đã được thừa nhận nhiều hơn thì một lần nữa, ông bị lôi kéo vào cuộc tranh luận đang đà dâng cao. Trong vài tháng trước khi ký Hiệp định Hòa bình vào tháng 11 năm 1991, các Bộ trưởng của Hun Sen ở Phnom Penh bị nhiều tai tiếng tham nhũng. Nhưng đó chỉ là tin đồn, và không ai có thể chứng minh các lời buộc tội ấy. Một tài xế xích lô chở chúng tôi đi lòng vòng Phnom Penh, đã không sao nhịn được không chỉ trích về các biệt thự của các vị Bộ trưởng đang ở. Chỉ ngón tay vào các dãy biệt thự trang nhã của Bộ trưởng được quét vôi trắng khi chúng tôi đi ngang, ông nói “Lương của họ rất ít. Sao họ có thể giàu vậy?”. Một viên chức trong chính phủ Hun Sen nhận xét “Vào năm 1979, không ai trong số họ có của cải riêng tư và chẳng ai có nhà và ô tô. Nhưng trong vòng 10 năm, họ đã thu vén cho mình số của cải đồ sộ, và điều này đã khiến cho chúng tôi phải tự hỏi phần đông chúng tôi còn quá nghèo mà sao các Bộ trưởng này lại mau giàu đến thế?”. Khi Sihanouk trở về Phnom Penh vào cuối năm 1991, một trong những điều đầu tiên ông để ý thấy là lối sống của dân chúng cho thấy sự trái ngược. Một bên là các Bộ trưởng và quan chức đang sống trong các biệt thự kiểu tây của họ; còn bên kia là đại đa số dân nghèo, thậm chí không có lấy chiếc xe đạp và họ chỉ kiếm được chút tiền thù lao rẻ mạt để kéo dài sự sống cho thể xác lẫn tâm hồn. Điều đó đã vượt quá sức chịu đựng của Sihanouk, và văn phòng của ông đã ra tuyên bố công khai buộc tội chính phủ Hun Sen tham nhũng. Một trong các sĩ quan hầu cận riêng của Sihanouk, Julio Jeldres đã đưa lý lẽ chung chung là từ mức độ đục khoét lớn cho tới các vụ ăn cắp nhỏ. Ông nói rằng các quan chức bán mọi thứ từ đất đai, nhà cửa chính phủ sở hữu cho tới các nhà máy và các trang thiết bị văn phòng – bóng đèn điện, bàn ghế. Nhưng Hoàng cung chỉ có thể đưa ra những lý lẽ không buộc tội ai, họ không có quyền hành để thực thi. Chúng tôi ở Phnom Penh khi các lời buộc tội này được đưa ra lần đầu. Nhưng chúng tôi không thấy chứng cớ thuyết phục nào về những hành vi sai trái. Chúng tôi biết chính phủ không điều hành được các nhà máy của họ và đã cho các công ty nước ngoài thuê trả tiền hàng tháng. Một quan chức trong Bộ kế hoạch đã cho chúng tôi biết là ít nhất 60 nhà máy đã được cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê, nhưng tất cả các hợp đồng này đều công khai minh bạch và tiền thuê được các Bộ thu. Sự phản ứng của Hun Sen là vũ khí quan trọng nhất chống lại tình trạng tham nhũng đang đà phát trieenr. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi đã tới lúc kết thúc, một loạt các sĩ quan phụ tá Thủ tướng đã cẩn thận ghi chép lại mọi lời ông phát biểu, đã tỏ ra cảm thấy nhẹ nhõm. Khuôn mặt của Hun Sen thoáng hiện lên một nụ cười thoải mái khi chúng tôi chia tay. Người hướng dẫn của chúng tôi, Leng Sochea có vẻ hài lòng ra mặt là chúng tôi đã có thể gặp được người lãnh đạo của ông. Sau đó, Sochea nói “Không thể tin được. Hun Sen ít khi gặp các nhà báo”. Rồi ông nói tiếp “Chúng tôi sẽ phải nghiên cứu văn bản của cuộc phỏng vấn kỹ lưỡng, vì ông đã nói nhiều điều đặt ra định hướng chính sách mới cho Campuchia “. Cuộc gặp gỡ kế tiếp của chúng tôi với Hun Sen diễn ra một năm sau đó vào ngày 5 tháng 1 năm 1993 ở Phnom Penh. Đó là ngày thứ ba đầu tiên của năm mới, và Hun Sen đang nói chuyện với một nhóm làm công tác xã hội tại Điện Chamkarmon kiểu Khơme, có nghĩa là ‘vườn tằm’, được dùng làm nơi đón tiếp các nhân vật cao cấp nước ngoài. Điện này là nơi nhiều nhân viên của các tổ chức phi chính phủ, các quan chức Liên Hiệp Quốc và những người làm công tác truyền thông đại chúng lui tới liên hệ với Thủ tướng. Sau này, khi chúng tôi đến Hun Sen cũng nhận ra ngay chúng tôi. Ông hỏi thăm “Hai vị có khỏe không?”. Chúng tôi hỏi xem liệu ông có thời gina dành cho cuộc phỏng vấn hay không, không chần chừ ông trả lời đồng ý ngay. Ồng nói “ Đi theo tôi. Chúng ta sẽ nói chuyện riêng trong một phòng khác”. Cách cư xử của ông cho thấy đây là người không bao giờ cần hỏi ý kiến của các sĩ quan phụ tá của mình trước khi đưa ra quyết định về chuyện gặp ai. Ông đi thoăn thoắt ra khỏi phòng họp, xuyên qua hành lang nơi các nhà ngoại giao và giới truyền thông đã tụ tập ở đấy để vào một phòng họp lớn, theo sau là người thông dịch của ông. Uch Kiman và một tướng lãnh cấp cao trong lực lượng vũ trang của ông, người này đeo đồng hồ Rolex vàng và ngồi im lặng suốt cuộc thảo luận ấy. Đó là một căn phòng lịch lãm, nhưng không trang trí bày biện theo kiểu đặc biệt Campuchia. Sàn nhà được trải thảm trong có vẻ đặc trưng Việt Nam, một điểm nhắc nhở về mối quan hệ của Hun Sen với Hà Nội, và các bức tranh lớn mô tả về đời sống của dân làng Campuchia được treo thẳng hàng trên tường. Vị tướng đeo đồng hồ Rolex vàng ngồi liền bên để có thể được hỏi ý kiến ngay, nhưng Hun Sen không cần sự nhắc nhở nào. Nhân vật ở vùng thôn quê ấy đã dày dặn chín chắn hơn tuổi 41 của mình. Ông có một lợi thế hơn các đối thủ chính trị của ông là tuổi tác của mình. Vào buổi sáng đó, chỉ còn cách cuộc bầu cử 5 tháng, ông nói nếu cuộc bầu cử này không thể tổ chức vào tháng 5 thì nó sẽ không thể tổ chức bầu cử được trước năm 2000. Ông nói “ Vào lúc ấy thì tôi đã 48 tuổi. Nhưng có lẽ tôi sẽ sống lâu hơn so với nhiều nhà chính trị cao niên”. Đó là một buổi sáng không may đối với ông. Ông nghe tin trên đài BBC là Sihanouk đã đe dọa không hợp tác với chính phủ của ông hoặc với UNTAC. Bước đi này là phản ứng tức giận đối với vụ giết các đảng viên Funcipec được cho là do các nhà hoạt động chính trị của Đảng CPP. Các nhà ngoại giao nói rằng bản thân Hun Sen không dính líu tới, và chiến dịch vận động dùng đến bạo lực đã được chỉ đạo bởi một số người có lập trường cứng rắn nào đó trong Đảng CPP không thích tinh thần cải cách của ông. Có nhiều người trong đảng này cảm thấy hiệp định hòa bình đã đi ngược lại quyền lợi của đảng và họ muốn tiếp tục chống lại để bảo vệ quyền lực chính trị của họ đối đầu với chiều hướng đe dọa từ kết quả của thùng phiếu. Nhưng Hun Sen đã vượt qua được nhiều cơn sóng gió chính trị, ông không bị chao đảo bởi tin mà Sihanouk đang làm quay cuồng con thuyền chính trị. Trong bộ sắc phục xanh, ông nhìn có vẻ bình dân hơn cách đây một năm. Một vài phút đầu, nói chuyện với các nhân viên phụ tá, ông đã gặng hỏi lại chuyện Khơme Đỏ rút ra khỏi Hiệp định hòa bình, và gọi họ là những kẻ nổi loạn và sống ngoài vòng pháp luật. Nhưng đất nước này không còn được đảng của Hun Sen điều hành mà do UNTAC cai quản. Do đó, Hun Sen không thể đặt phe du kích ra ngoài vòng pháp luật, phe cánh này muốn rút chân ra khỏi tiến trình hòa bình và không chịu giải giới. Yêu cầu của Hun Sen không được Liên Hiệp Quốc dùng đến. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993, chính phủ mới bắt đầu cầm quyền, và đã thành công trong việc đặt Khơme Đỏ ra ngoài vòng pháp luật. Không giống như Khơme Đỏ, đảng của Hun Sen thực hiện theo hiệp định hòa bình và bàn giao chính quyền cho UNTAC theo đúng quy định. Hành động tỏ thiện chí ấy đã đem lại cho ông một số thành quả tích cực cho uy tín của mình. Kinh nghiệm làm việc của ông với các tướng lĩnh ăn lương của UNTAC và các quan chức cao cấp như thế nào? Ông nói một cách nghiêm túc “Chúng tôi xem đây là một bổn phận mà chúng tôi phải thực hiện đầy đủ theo khuôn khổ của Hiệp định Paris. Còn về mặt tài chính, chúng tôi xem việc cai quản của UNTAC là một sự trợ giúp kỹ thuật. Chúng tôi xem cách quản lý của UNTAC như một phương thức để học hỏi cách làm thế nào chống lạm phát và cũng là cách để ngăn chặn những hành vi phạm pháp từ các viên chức của chúng tôi”. Ông hít một hơi thuốc lá dài, tỏ ra thích thú với tác dụng của khói thuốc vào phổi trong khi ông chờ câu hỏi kế tiếp. Đảng CPP đã thực hiện đúng hiệp định hòa bình bằng cách chuyển giao 5 trong số các Bộ của họ cho UNTAC quản lý, nhưng Khơme Đỏ đã không chịu quy phục UNTAC. Thái độ không theo đúng nguyên tắc này đã ảnh hưởng đến hiệp định hòa bình như thế nào? Bất ngờ như có vẻ giận dữ, ông nói “Hiện nay chúng tôi đang yêu cầu UNTAC thực hiện việc kiểm soát tương tự đối với các đảng phái khác đã ký vào hiệp định hòa bình. Chúng tôi biết Khơme Đỏ sẽ không tuân thủ. Nếu chúng tôi viện cớ rằng chính vì Khơme Đỏ không tuân thủ, nên chúng tôi cũng sẽ không tuân thủ, thì có nghĩa là chúng tôi bị rơi vào cái bẫy của Khơme Đỏ. Do đó, chúng tôi nhất định đòi hỏi Khơme Đỏ phải bị loại ra khỏi tiến trình hòa bình”. Sau đó, ông chuyển sự tức giận của mình sang các đảng phái của Ranariddh và Son Sann. Ông nói “Liên quan đến hai đảng này, chúng tôi nhất định yêu cầu UNTAC phải có sự kiểm soát tương tự đối với họ, nhất là về lĩnh vực tài chính của họ, vì chắc chắn không được có sự ảnh hưởng tài chính đến cuộc bầu cử. Ngay bây giờ, vấn đề ở chỗ là các đảng này lấy tiền đâu để chi cho chiến dịch vận động chính trị của họ? Họ không có nguồn thu nào, ví dụ như các đồn điền cao su, công nghiệp, nông nghiệp hoặc thuế. Vậy, họ có nhận được sự trợ giúp của những người nước ngoài không? Nếu họ làm như vậy thì điều đó có phù hợp với Hiệp định Hòa bình không? Điều đó có phù hợp với môi trường chính trị trung lập mà Liên Hiệp Quốc muốn tạo ra không? Mối lo lắng lớn nhất của ông vào buổi sáng thứ ba đó là Khơme Đỏ đã mở rộng các vùng họ kiểm soát. Ngay đầu buổi sáng đó, một tướng lĩnh của các lực lượng vũ trang đảng CPP đã giải thích phe du kích có thể làm điều này như thế nào. Điều đáng sợ là họ đã bắt đầu không những kìm kẹp những người dân bình thường ở vùng quê mà thực ra Khơme Đỏ còn tiến hành đe dọa chặt tay những người dám đi bỏ phiếu. Các viên chức phụ trách bầu cử UNTAC đóng ở các tỉnh xa xôi cũng sống trong lo sợ. Hun Sen báo trước “Nếu chúng tôi dùng các biện pháp nhanh chóng thích hợp để không cho Khơme Đỏ mở rộng vùng kiểm soát, tôi tin là cuộc bầu cử có thể được tổ chức”. Tình trạng rắc rối là UNTAC chỉ có khoảng 2 tỷ đô là mà vẫn chưa tạo ra được những điều kiện cho cuộc bầu cử chỉ còn 5 tháng nữa sẽ diễn ra. Không phải chỉ có báo chí Campuchia và nước ngoài chỉ trích UNTAC về việc họ đã không đưa được Khơme Đỏ đi vào tiến trình hòa bình. Chính Hun Sen cũng lấy làm bực mình. Ông nói “ Nếu UNTAC không dũng cảm tiến hành nhiệm vụ họ được ủy thác và nếu lúc nào UNTAC cũng tiếp tục rút lui (bất cử khi nào bị Khơme Đỏ đe dọa), nếu UNTAC không cho chúng tôi quyền tự bảo vệ (nếu bị Khơme Đỏ tấn công), thì điều đó có nghĩa là cuộc bầu cử sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, ngay cả đến thời điểm thích hợp cuộc bầu cử có thể vẫn không được tổ chức”. Sau khi suy nghĩ một lúc, ông nói thêm “Tuy nhiên, điều đó chưa quá trể. Chúng tôi vẫn có thể tìm được các biện pháp thích hợp”. Vào buổi sáng êm ả đó, sự đe dọa của phe du kích dường như đã được thổi phồng quá đáng. Chúng tôi hỏi Hun Sen liệu ông sẽ có nhường một phần Campuchia cho Khơme Đỏ hay không nếu không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc phải chia cắt đất nước. Ông ôn tồn nói “Chúng tôi không thể chấp nhận việc chia cắt Campuchia. Và ông nói thêm “Chúng tôi cũng không thể để cho nổi loạn. Thái Lan và Malaysia cả hai đều đã đề cập đến vấn đề như vậy và đã tìm ra một giải pháp chung”. Khi được hỏi liệu chính phủ của ông có chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại Khơme Đỏ hay không, nếu họ cố giành lại chính quyền bằng biện pháp quân sự, Hun Sen nói “Ngay bây giờ, ngoài chúng tôi ra, không có lực lượng nào khác trong nước có thể đối đầu với sự đe dọa của Khơme Đỏ. Nếu chúng tôi đã không thực hiện quyền tự vệ của mình thì có lẽ UNTAC đã tháo chạy khỏi Campuchia rồi. Các đảng phái khác chỉ có thể làm ầm ỹ lên về những hành động của Khơme Đỏ, nhưng họ không có bất cứ khả năng nào đối đầu với chúng. Chừng nào Nhà nước Campuchia còn tồn tại, thì bấy lâu còn có Đảng CPP và chừng nào Heng Samrin, Chea Sim và Hun Sen còn sống, thì Khơme Đỏ không đời nào có thể đưa chế độ của họ quay trở lại. Nhân dân thực sự tin tưởng vào đảng của chúng tôi, chứ không phải vào các đảng phái khác”. Với một nụ cười thoải mái, ông nói thêm “Nhân dân Campuchia bây giờ đang bắt đầu nói đùa rằng UNTAC sẽ chạy trốn Khơme Đỏ nhanh hơn người dân Campuchia, vì họ có ô tô và máy bay tùy ý sử dụng, trong khi người dân Campuchia chỉ có xe đạp và xe bò”. Sự khó chịu thực sự của ông lộ ra khi chúng tôi hỏi liệu ông có chấp nhận lời chỉ trích đả kích ngược lại qua báo cáo của UNTAC ‘Sự tác động ngắn hạn của UNTAC đối với nền kinh tế Campuchia’, trong đó khẳng định là mức lạm phát đã lên đến khoảng 150% không phải do UNTAC gây ra, nhưng do chính phủ Hun Sen. UNTAC đã đổ lỗi cho họ đã làm tăng mức lạm phát là do việc in tiền để cấp bù cho sự thâm thủng ngân sách, nhưng các nhà kinh tế độc lập đã tấn công vào UNTAC với lực lượng gồm 22.000 binh lính đã bơm khoảng 2 tỷ đô la vào nền kinh tế Campuchia, đẩy giá thực phầm và nhà ở vượt ra khỏi tầm với của người dân thường. Hun Sen bác bỏ lời cáo buộc việc sử dụng máy in tiền bừa bãi đã gây ra lạm phát. Ông nói “Chúng tôi có sự nhất trí trong nội bộ là phải duy trì việc chi tiêu trong giới hạn thu nhập để thực hiện chính sách ổn định kinh tế của chúng tôi. Trong 4 tháng qua, chúng tôi không dùng máy in tiền. Và chúng tôi đang cố gắng không in thêm tiền nữa”. Ông nói “UNTAC đã cố tránh trách nhiệm của họ ở Campuchia, nói chung về các khía cạnh kinh tế. Chúng tôi không xác định UNTAC là nguyên nhân chính gây bất ổn kinh tế và lạm phát. Nhưng UNTAC nên thừa nhận là họ không góp phần vào sự ổn định kinh tế. Sự có mặt của họ ở đây, và sự gia tăng tiêu thụ cục bộ đã tạo ra vấn đề giá cả tăng cao. Sản lượng của chúng tôi vẫn như trước, nhưng số nhân khẩu đã tăng thêm”. Ông nói “Một lý do lạm phát khác là quân đội và nhân viên dân sự của UNTAC khi tiêu dùng đã không chịu đổi đô la Mỹ sang tiền địa phương. Điều này gây ra sự mất lòng tin vào đồng tiền của chúng tôi. Về mặt chính trị, điều này rất quan trọng, vì sự mất lòng tin vào đồng tiền của Nhà nước sẽ phản ánh sự mất lòng tin vào chính sách của chúng tôi và nó có ảnh hưởng rất lớn. Liệu ông có yêu cầu Trưởng phái bộ UNTAC, Akashi ra lệnh cho 22.000 nhân viên của ông ta dùng tiền riel của Campuchia thay cho tiền đô la Mỹ không? Hun Sen nói “Tôi đã hai lần nêu vấn đề này với ông Akashi từ tháng 8 năm 1992, và ông ta đã hứa sẽ xem xét. Cách đây hai ngày, tôi đã ký một giác thư và gửi nó cho ông ta để yêu cầu nhân viên UNTAC đổi 10% tiền lương hoặc thu nhập của họ, số tiền định chi tiêu ở địa phương sang tiền riel. Cho tới nay, tôi vẫn chưa nhận được thư trả lời”. Hun Sen đã nhận được thư trả lời của Akashi. Theo biểu hiện bên ngoài, UNTAC đã tự bào chữa cho mình về trách nhiệm làm phương hại đến người dân Campuchia. Những người bán rau củ nói rằng do nhân viên của UNTAC mua khối lượng rất lớn nên giá khoai tây đã tăng từ 200 riel/ký vào tháng 12 năm 1992 lên 450 riel/ký. Khi các nhà buôn bắt đầu đầu cơ, thì giá cả đã tăng lên gấp 5 lần. Akashi vẫn không có phản ứng gì đối với tình trạng khẩn cấp ấy và chỉ vào tháng 4 năm 1993, ông mới cho người dân Campuchia biết là UNTAC đang xem xét việc đưa thêm gạo vào thị trường. Một cuộc khủng hoảng lớn hơn đang ây bứt rứt tâm trí ông. Ông tiết lộ là chính phủ sẽ phải tìm cách giải quyết 30% khoản thiếu hụt ngân sách, điều đó có nghĩa là không có tiền để tài trợ cho một phần ba công cuộc phát triển đất nước. Ông nói “Theo lời cam kết của Ngân hàng Thế giới, vào năm 1993, Campuchia sẽ nhận được 75 triệu đô la tài trợ, trong đó 35 triệu đô la sẽ được dành riêng cho việc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng nội địa”. Lại mỉm cười, ông nói thêm “Nếu khoản tài trợ này sẵn sàng, thì khoản thiếu hụt ngân sách đã dự kiến sẽ giảm bớt”. Dù Ngân hàng Phát triển châu Á đã không lãng phí thời gian chấp thuận các khoản tín dụng cho Campuchia trị giá hơn 70 triệu đô la đầu tư vào điện lực và xây dựng hệ thống thủy lợi, nhưng Ngân hàng Thế giới lại có các kế hoạch khác. Ngay cả khi Hun Sen bày tỏ hy vọng là Ngân hàng Thế giới sẽ cho vay tiền, thì khoản vay đó đã không đi đến kết quả nào. Một vài ngày sau, Michael Ward, một quan chức của Ngân hàng Thế giới làm phụ tá cố vấn kinh tế cho UNTAC nói rằng khoản tín dụng 75 triệu đô la mặc dù đã được chấp thuận theo nguyên tắc, nhưng vào phút cuối lại bị bế tắc. Không còn mấy hứng thú, ông nói “Nếu hoạt động kinh doanh buôn bán ở thủ đô đã biết rõ là Ngân hàng Thế giới trút bỏ gánh nặng về khoản vay 75 triệu đô la của Campuchia,và nếu tình hình chính trị ở Campuchia trở nên xấu hơn thì sẽ gây thảm họa cho các hoạt động kinh doanh này”. Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới đáng lẽ đã đến Phnom Penh vào tháng giêng năm 1993 lại bất ngờ bị hủy bỏ, vì hiện nay ngân hàng này đánh giá bất cứ khoản vay nào cho Campuchia đều bị xem là quá rủi ro. Ông Ward nói thêm, một lý do khác tại sao khoản vay ấy đã bị trở ngại là vì đã trở nên khó khăn hơn cho UNTAC đàm phán với Sihanouk khi ông đã đi Bắc Kinh để chữa bệnh ung thư. Trước khi khoản vay này có thể được phê chuẩn, cần phải có ấn triện của Hoàng thân chấp thuận, nhưng ông đã từ chối cho ấn tín xác nhận vào giai đoạn đó. Điều này đã cho thấy sự dửng dưng của ông ta với hoàn cảnh khó khăn của người dân, họ sẽ phải bị gây khổ sở thêm một ít thời gian nữa. Cuộc nói chuyện kéo dài cả tiếng đồng hồ đã khép lại, và chúng tôi bắt tay nhau từ biệt, còn lại Hun Sen và vị tướng đeo đồng hồ Rolex vàng trầm tư suy nghĩ về vùng đất họ đã bị mất vào tay phe du kích. Sự tin tưởng vào hoạt động kinh doanh đã xuống tới mức thấp nhất chưa từng thấy vào ngày 3 tháng 5, khi phe du kích Khơme Đỏ mở cuộc tấn công đột ngột vào Siem Reap, thành phố cửa ngõ dẫn vào Angkor Wat. Các tay súng bắn rốc két vào các đường phố và quăng lựu đạn để cố gây thiệt hại kinh tế và phá vỡ cuộc bầu cử vào cuối tháng.Người phát ngôn của UNTAC, Ẻic Falt nói rằng đó là một cuộc tấn công lớn nhất ở khu vực này trong hơn hai năm qua. Chính phủ Hun Sen đã cho biết khoảng 300 du kích đã đánh vào phi trường Siem Reap, một trạm điện lực và chợ, cũng như Sở chỉ huy tỉnh đội của chính phủ. Chiến sự đã làm cho 14 quân du kích tử vong, 2 du kích bị bắt giữ. Một lính bảo hoàng và một lính chính phủ thiệt mạng trong trận chiến đã kết thúc sau đó 5 giờ. Nhưng Falt đưa ra con số tử vong là 7 người – 4 du kích Khơme Đỏ, 1 lính chính phủ và 2 thường dân Campuchia. Quân Liên Hiệp Quốc thuộc tiểu đoàn New Zealand đã chống trả và cuối cùng buộc quân du kích phải tháo lui. Sau đó, Sieam Reap đã được bàn giao lại cho quân đội chính phủ kiểm soát. Sự ảnh hưởng của cuộc tấn công này chủ yếu nhắm vào kinh tế khiến cho du khách không dám đến khu hoạt động dịch vụ du lịch lớn nhất nước, đền Angkor Wat. Ngay cả trước cuộc tấn công, ngành du lịch đã cho biết bị sụt giảm với tỷ lệ khách nghỉ ở khách sạn của họ từ 90% trong năm trước xuống còn 50%. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đang ở trong phòng khách sạn Cambodiana thì đã được một viên chức chính phủ gọi thức dậy. Ông cho chúng tôi biết về một cuộc gặp gỡ với Tướng Pann Thay, người đã bỏ hàng ngũ Lực lượng vũ trang giải phóng Dân tộc Nhân dân Khơme (KPNLAF) của Son sann và đã gia nhập quân đội của Hun Sen. Vị tướng xuất hiện với bộ quân phục kaki được đính lên một hàng huy chương và đeo ngù vai, đã đưa ra lý lẽ rằng lính của quân đội Ranariddh đã tham gia với Khơme Đỏ trong cuộc tấn công vào Siem Reap. Vị tướng này cho biết một trung tá và một lính thuộc Quân đội Quốc gia Campuchia Độc lập (ANKI) của Ranariddh đã bị bắt. Nếu điều đó là sự thật thì nó đã xác nhận lời buộc tội những người bảo hoàng vẫn còn liên minh với phe du kích. Người phát ngôn của UNTAC đưa ra câu trả lời cũ rích của ông ta “Tôi không thể xác nhận các lý lẽ này”. Tuy nhiên, một sĩ quan quân đội của UNTAC cho chúng tôi biết là một số quân du kích Khơme Đỏ đã bị bắn chết vào đầu năm ở tỉnh Kompong Cham được tìm thấy có mang thẻ đảng viên Funcipec của Ranariddh. Tướng Thay nói “Chúng tôi đã thấy một sĩ quan của Funcipec ở Siem Reap ném một quả lựu đạn và một lính Funcipec khác chạy một chiếc mô tô xuyên qua thành phố và chúng tôi đã bắn anh ta. Sau đó chúng tôi thấy một trung tá của Funcipec lái chiếc xe jeep do Trung Quốc chế tạo bắn tứ tung, chúng tôi đã bắt ông ta”. Ông nói “Chúng tôi đã giữ ông ta trong hai hoặc ba ngày”. Thứ trưởng Uch Kiman, thông dịch viên của Hun Sen cũng có mặt vào lúc đó, nói “Thậm chí trước đây, chúng tôi đã bắt gặp quả tang các viên chức của Funcipec gây tội ác. Chúng tôi kết luận rằng có sự câu kết giữa Khơme Đỏ và Funcipec”. Ông nói, lính của Funcipec đã phá sóng liên lạc vô tuyến trong quân đội của ông trong khi tấn công ở Siem Reap bằng cách dùng máy thu phát vô tuyến xách tay của Khơme Đỏ. Liệu ông có yêu cầu Trưởng phái bộ UNTAC, Akashi ra lệnh cho 22.000 nhân viên của ông ta dùng tiền riel của Campuchia thay cho tiền đô la Mỹ không? Hun Sen nói “Tôi đã hai lần nêu vấn đề này với ông Akashi từ tháng 8 năm 1992, và ông ta đã hứa sẽ xem xét. Cách đây hai ngày, tôi đã ký một giác thư và gửi nó cho ông ta để yêu cầu nhân viên UNTAC đổi 10% tiền lương hoặc thu nhập của họ, số tiền định chi tiêu ở địa phương sang tiền riel. Cho tới nay, tôi vẫn chưa nhận được thư trả lời”. Hun Sen đã nhận được thư trả lời của Akashi. Theo biểu hiện bên ngoài, UNTAC đã tự bào chữa cho mình về trách nhiệm làm phương hại đến người dân Campuchia. Những người bán rau củ nói rằng do nhân viên của UNTAC mua khối lượng rất lớn nên giá khoai tây đã tăng từ 200 riel/ký vào tháng 12 năm 1992 lên 450 riel/ký. Khi các nhà buôn bắt đầu đầu cơ, thì giá cả đã tăng lên gấp 5 lần. Akashi vẫn không có phản ứng gì đối với tình trạng khẩn cấp ấy và chỉ vào tháng 4 năm 1993, ông mới cho người dân Campuchia biết là UNTAC đang xem xét việc đưa thêm gạo vào thị trường. Một cuộc khủng hoảng lớn hơn đang ây bứt rứt tâm trí ông. Ông tiết lộ là chính phủ sẽ phải tìm cách giải quyết 30% khoản thiếu hụt ngân sách, điều đó có nghĩa là không có tiền để tài trợ cho một phần ba công cuộc phát triển đất nước. Ông nói “Theo lời cam kết của Ngân hàng Thế giới, vào năm 1993, Campuchia sẽ nhận được 75 triệu đô la tài trợ, trong đó 35 triệu đô la sẽ được dành riêng cho việc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng nội địa”. Lại mỉm cười, ông nói thêm “Nếu khoản tài trợ này sẵn sàng, thì khoản thiếu hụt ngân sách đã dự kiến sẽ giảm bớt”. Dù Ngân hàng Phát triển châu Á đã không lãng phí thời gian chấp thuận các khoản tín dụng cho Campuchia trị giá hơn 70 triệu đô la đầu tư vào điện lực và xây dựng hệ thống thủy lợi, nhưng Ngân hàng Thế giới lại có các kế hoạch khác. Ngay cả khi Hun Sen bày tỏ hy vọng là Ngân hàng Thế giới sẽ cho vay tiền, thì khoản vay đó đã không đi đến kết quả nào. Một vài ngày sau, Michael Ward, một quan chức của Ngân hàng Thế giới làm phụ tá cố vấn kinh tế cho UNTAC nói rằng khoản tín dụng 75 triệu đô la mặc dù đã được chấp thuận theo nguyên tắc, nhưng vào phút cuối lại bị bế tắc. Không còn mấy hứng thú, ông nói “Nếu hoạt động kinh doanh buôn bán ở thủ đô đã biết rõ là Ngân hàng Thế giới trút bỏ gánh nặng về khoản vay 75 triệu đô la của Campuchia,và nếu tình hình chính trị ở Campuchia trở nên xấu hơn thì sẽ gây thảm họa cho các hoạt động kinh doanh này”. Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới đáng lẽ đã đến Phnom Penh vào tháng giêng năm 1993 lại bất ngờ bị hủy bỏ, vì hiện nay ngân hàng này đánh giá bất cứ khoản vay nào cho Campuchia đều bị xem là quá rủi ro. Ông Ward nói thêm, một lý do khác tại sao khoản vay ấy đã bị trở ngại là vì đã trở nên khó khăn hơn cho UNTAC đàm phán với Sihanouk khi ông đã đi Bắc Kinh để chữa bệnh ung thư. Trước khi khoản vay này có thể được phê chuẩn, cần phải có ấn triện của Hoàng thân chấp thuận, nhưng ông đã từ chối cho ấn tín xác nhận vào giai đoạn đó. Điều này đã cho thấy sự dửng dưng của ông ta với hoàn cảnh khó khăn của người dân, họ sẽ phải bị gây khổ sở thêm một ít thời gian nữa. Cuộc nói chuyện kéo dài cả tiếng đồng hồ đã khép lại, và chúng tôi bắt tay nhau từ biệt, còn lại Hun Sen và vị tướng đeo đồng hồ Rolex vàng trầm tư suy nghĩ về vùng đất họ đã bị mất vào tay phe du kích. Sự tin tưởng vào hoạt động kinh doanh đã xuống tới mức thấp nhất chưa từng thấy vào ngày 3 tháng 5, khi phe du kích Khơme Đỏ mở cuộc tấn công đột ngột vào Siem Reap, thành phố cửa ngõ dẫn vào Angkor Wat. Các tay súng bắn rốc két vào các đường phố và quăng lựu đạn để cố gây thiệt hại kinh tế và phá vỡ cuộc bầu cử vào cuối tháng.Người phát ngôn của UNTAC, Ẻic Falt nói rằng đó là một cuộc tấn công lớn nhất ở khu vực này trong hơn hai năm qua. Chính phủ Hun Sen đã cho biết khoảng 300 du kích đã đánh vào phi trường Siem Reap, một trạm điện lực và chợ, cũng như Sở chỉ huy tỉnh đội của chính phủ. Chiến sự đã làm cho 14 quân du kích tử vong, 2 du kích bị bắt giữ. Một lính bảo hoàng và một lính chính phủ thiệt mạng trong trận chiến đã kết thúc sau đó 5 giờ. Nhưng Falt đưa ra con số tử vong là 7 người – 4 du kích Khơme Đỏ, 1 lính chính phủ và 2 thường dân Campuchia. Quân Liên Hiệp Quốc thuộc tiểu đoàn New Zealand đã chống trả và cuối cùng buộc quân du kích phải tháo lui. Sau đó, Sieam Reap đã được bàn giao lại cho quân đội chính phủ kiểm soát. Sự ảnh hưởng của cuộc tấn công này chủ yếu nhắm vào kinh tế khiến cho du khách không dám đến khu hoạt động dịch vụ du lịch lớn nhất nước, đền Angkor Wat. Ngay cả trước cuộc tấn công, ngành du lịch đã cho biết bị sụt giảm với tỷ lệ khách nghỉ ở khách sạn của họ từ 90% trong năm trước xuống còn 50%. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đang ở trong phòng khách sạn Cambodiana thì đã được một viên chức chính phủ gọi thức dậy. Ông cho chúng tôi biết về một cuộc gặp gỡ với Tướng Pann Thay, người đã bỏ hàng ngũ Lực lượng vũ trang giải phóng Dân tộc Nhân dân Khơme (KPNLAF) của Son sann và đã gia nhập quân đội của Hun Sen. Vị tướng xuất hiện với bộ quân phục kaki được đính lên một hàng huy chương và đeo ngù vai, đã đưa ra lý lẽ rằng lính của quân đội Ranariddh đã tham gia với Khơme Đỏ trong cuộc tấn công vào Siem Reap. Vị tướng này cho biết một trung tá và một lính thuộc Quân đội Quốc gia Campuchia Độc lập (ANKI) của Ranariddh đã bị bắt. Nếu điều đó là sự thật thì nó đã xác nhận lời buộc tội những người bảo hoàng vẫn còn liên minh với phe du kích. Người phát ngôn của UNTAC đưa ra câu trả lời cũ rích của ông ta “Tôi không thể xác nhận các lý lẽ này”. Tuy nhiên, một sĩ quan quân đội của UNTAC cho chúng tôi biết là một số quân du kích Khơme Đỏ đã bị bắn chết vào đầu năm ở tỉnh Kompong Cham được tìm thấy có mang thẻ đảng viên Funcipec của Ranariddh. Tướng Thay nói “Chúng tôi đã thấy một sĩ quan của Funcipec ở Siem Reap ném một quả lựu đạn và một lính Funcipec khác chạy một chiếc mô tô xuyên qua thành phố và chúng tôi đã bắn anh ta. Sau đó chúng tôi thấy một trung tá của Funcipec lái chiếc xe jeep do Trung Quốc chế tạo bắn tứ tung, chúng tôi đã bắt ông ta”. Ông nói “Chúng tôi đã giữ ông ta trong hai hoặc ba ngày”. Thứ trưởng Uch Kiman, thông dịch viên của Hun Sen cũng có mặt vào lúc đó, nói “Thậm chí trước đây, chúng tôi đã bắt gặp quả tang các viên chức của Funcipec gây tội ác. Chúng tôi kết luận rằng có sự câu kết giữa Khơme Đỏ và Funcipec”. Ông nói, lính của Funcipec đã phá sóng liên lạc vô tuyến trong quân đội của ông trong khi tấn công ở Siem Reap bằng cách dùng máy thu phát vô tuyến xách tay của Khơme Đỏ. Campuchia đã quay về điểm xuất phát từ lúc là trại tập trung diệt chủng theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông, rồi là một nước Cộng sản và cuối cùng là một nước dân chủ tự do. Chiến dịch vận động bầu cử sáu tuần đã được sắp xếp bắt đầu vào giữa tháng Tư, nhưng mới đầu tháng giêng, Hun Sen, Ranariddh và Son Sann đã tỏa đi khắp các tỉnh để lôi kéo cử tri. Những lời nói khoa trương trước bầu cử đã được những người giữ vai trò chủ đạo dùng để châm chọc lẫn nhau. Ranariddh buộc tội chính phủ Hun Sen tham nhũng, còn Hun Sen lên truyền hình nhà nước trả đũa lại bằng cái cớ là những người Bảo hoàng ăn lương của Khơme Đỏ. Còn về phía họ, Khơme Đỏ đã bắt đầu hăm dọa cử tri. Reginald Austin, viên chức trưởng ban bầu cử của UNTAC nói “Chúng tôi biết chỉ có 20 trường hợp mà Khơme Đỏ đã xé các phiếu đăng ký của cử tri”. Thủ đoạn của phe du kích là xé bỏ các phiếu đăng ký ấy và giữ lại một nửa còn tên của cử tri. Họ cảnh cáo dân làng là họ sẽ trở lại và giết những ai đã đi bầu. Nỗi lo sợ sẽ bị nhận ra danh tính và bị lôi ra tra tấn rồi giết đã làm dân làng ở thôn quê hoảng sợ. Dường như điều đó không thành vấn đề. Trong thời gian bầu cử sáu ngày từ 23 tới ngày 28 tháng 8, khoảng 4,2 triệu cử tri đã đi bầu trong tổng số 4,7 triệu người đã đăng ký đi bầu. Sihanouk đúng là người dễ gây xúc động. Hoàng thân đã ngồi trên ngai vàng trong hoàng cung, mặc lễ phục Khơme, phát biểu với các cử tọa bắt buộc của ông – chính phủ mới và 120 thành viên Quốc hội đắc cử trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên từ thập niên 1960. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1993, trong bốn tiếng, ông đã nói liên hồi về cuộc đời của mình, các khát vọng đã bị ngăn trở và lý do tại sao ông đã tặng thưởng huy chương cho các Bộ trưởng và bổ nhiệm một số họ thành tướng lĩnh. Sihanouk nói rằng ông quyết định thăng cấp cho con trai ông, Chakrapong lên Tướng ba sao sau khi người này bỏ kế hoạch thành lập chính quyền ly khai gồm ba tỉnh miền đông trước đấy một tháng. Sihanouk nói “Nhưng Chakrapong ban đầu là một tướng hai sao đã nói vói tôi là anh ấy muốn bốn sao. Vì trong nhiều năm anh ta chưa được thăng cấp. Vì vậy, tôi đã cho anh ta lên thành tướng bốn sao để cho anh ta vui. Tôi chỉ có sao để tặng, chứ tôi không có tiền để cho”. Từ nơi chúng tôi đứng ở hành lang của đại sảnh trong nghi lễ long trọng của hoàng cung, chúng tôi theo dõi các nghi thức hoàng gia dễ gây buồn ngủ ấy. Nhiều nghị sĩ Quốc hội mới đắc cử trong bộ trang phục mới, ngồi cứng đơ, ngủ gà ngủ gật. Họ lấy làm mừng khi buổi lễ kết thúc và Sihanouk được một người đứng che nằng bằng lọng, rồi ông dẫn họ đi ra tới một nhà rạp ở ngoài trời để ăn trưa. Lúc ở đó chúng tôi tiến lại chỗ Hun Sen và bắt đầu câu chuyện về hoạt động của ông sau khi không đạt kết quả đáp ứng cho mục tiêu chính trị. Ông đã không mất nhiều ảnh hưởng chính trị của mình, dù đảng của ông đứng vị trí thứ hai trong cuộc bầu cử. Dân chúng ở khắp nước vẫn đánh giá cao ông là một người mà họ có thể tin tưởng, một người có đủ bản lĩnh. Hơn nữa, ông cho là những người chỉ trích ông đã nhìn thấy sự phát triển thế lực của ông với sự lo ngại. Trong mối quan hệ đối tác lạc lõng với Ranariddh, Hun Sen chỉ mới bắt đầu thu xếp cho vai trò mới của ông là đồng Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời Campuchia (PNGC) để điều hành đất nước cho tới khi Chính phủ Hoàng gia mới nhậm chức vào cuối tháng 8 năm 1993. Khi chúng tôi đi vào nhà rạp, Hun Sen nói bằng tiếng Anh không trôi chảy lắm “Đảng của chúng tôi và Funcipec đã bắt tay nhau và cùng hợp tác. Mối quan hệ hiện nay rất tốt đẹp”. Một tuần trước, Ranariddh cũng đã đưa ra nhận xét tương tự. Những lời phát biểu của Hun Sen và Ranariddh được coi là báo hiệu kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 23 năm, và bắt đầu mở ra một chính phủ liên hiệp thống nhất dân tộc, sẽ khoác lên mình một mặt trận liên hiệp chung. Đương nhiên, chính trường Campuchia đã diễn biến khác thường: người thắng cử, Ranariddh không thể tự mình đưa ra tuyên bố thành lập chính phủ mới, vì một chướng ngại lớn – ông không đủ hai phần ba số phiếu trong Quốc hội để tự thành lập chính phủ. Nhanh chóng nhận ra thực tại chính trị của Campuchia, Ranariddh biết rằng ở quốc gia ông có một nguyên lý chung là kẻ chiến thắng giành lấy hết sẽ lại đẩy đất nước lún sâu vào cuộc nội chiến. Ông đã ý thức được là ý nghĩa thực sự của sự hòa giải dân tộc là để chia sẻ quyền lực. Chúng tôi hỏi Hun Sen khi đang đứng trên sân cỏ của cung điện là liệu PNGC có tiếp tục áp dụng các luật kinh tế hiện nay hay không, ông nói “Các luật hiện hành của chúng tôi về việc đầu tư nước ngoài trực tiếp và ngân hàng, tất cả đều sẽ được duy trì. Không có sự thay đổi nào về các luật cơ bản này, nhưng có lẽ một số luật sẽ được sửa đổi cho phù hợp hơn”. Ủy ban Quốc gia về Đầu tư nước ngoài, một cơ quan được Hun Sen gây dựng vào thời hoàng kim của chính phủ ông, vẫn còn là một cơ quan phê chuẩn các đơn xin đầu tư, nhưng danh xưng này sẽ không còn nữa khi Ranariddh đưa ra các thay đổi triệt để ngay khi chính phủ mới được thành lập. Đối với đảng thất cử, CPP, tạo được vị thế không tệ. Đảng này kiểm soát 11 Bộ - Funcipec nắm giữ 10 Bộ. Đảng của Son Sann được giao cho 3 Bộ và đảng Molinaka với quy mô nhỏ nắm 1 Bộ. Được hỏi tại sao Đảng Funcipec nắm giữ ít hơn Đảng CPP 1 bộ, Ranariddh nói “Chúng tôi đã chia đôi cho mỗi Đảng nắm giữ 12 Bộ, nhưng Đảng của chúng tôi đã nhường lại cho Đảng Molinaka một Bộ để cho dung hòa. Chúng tôi làm điều này vì hòa bình”. Những người của Ranariddh được bố trí phụ trách các Bộ chủ chốt, Sam Rainsy học ngành kế toán ở Paris điều hành Bộ Tài chính và Pou Sothirak học ở Mỹ điều hành Bộ Công nghiệp. Người của Hun Sen – Chia Chanto điều hành Bộ Kế hoạch, Va Huot phụ trách Bộ Thương mại và Kong Sam Ol điều hành Bộ Nông nghiệp. Khi Hun Sen vẫy chào và đi tới nhà rạp của ngày hội để dùng tiệc trưa của Hoàng gia do Sihanouk khoản đãi, thì rõ ràng là sự thù địch, bạo lực và thái độ coi thường nhau mà các đảng phái chính trị đã không kiềm chế trong thời gian bầu cử đã được bỏ lại phía sau. Cái bánh quyền lợi chính trị ấy đã được chia ra. Ranariddh, người đã đả kích đường lối cải tổ kinh tế của Hun Sen là “sự cố gắng thô thiển để mở rộng tự do kinh tế”, bây giờ đã cộng tác vui vẻ với ông. Kế hoạch quốc gia của chính phủ mới – phần lớn đi theo các chính sách của SOC trước đây – đã cho thấy sự ảnh hưởng tiếp tục của Hun Sen.PNGC trong thời kỳ quá độ cho rằng chính sách quan trọng trong nước là sự thành lập quân đội quốc gia để bảo đảm sự ổn định. Điều đó sẽ hứa hẹn bảo đảm cho đất nước độc lập hợp pháp, trong khi ấy đặt các nền tảng cho chính sách không đối đầu với các nước láng giềng. Phần lớn những lời nói khoa trương nhằm tái khẳng định với những người dân quê nghèo là Nhà nước sẽ khôi phục hệ thống thủy lợi, sẽ nhập khẩu phân bón và thuốc trừ sâu, sẽ cung cấp hạt giống, bảo vệ rừng, cho thi hành luật cấm làm nghề cá trong thời gian tôm cá đẻ trứng và phân phối đất đai cho những người lánh nạn trở về quê hương từ các trại ở dọc biên giới Thái. Sau thời gian suy nghĩ, những người soạn thảo chương trình đầy tham vọng này cho rằng phải thật thận trọng cảnh giác để tự bảo vệ mình phòng trường hợp họ không thể đem ra thực hiện “Để chương trình nói trên đi vào thực tiễn, PNGC chỉ tập trung vào các nhiệm vụ cần được tiến hành trong ba tháng trước mắt”. Quan trọng hơn các đường lối cải tổ, mối quan tâm chủ đạo của những người trong PNGC là tránh để đất nước bị lún sâu vào tình trạng hỗn loạn. Họ đã kêu gọi công chức, quân đội và các đảng viên bảo vệ của công, và tránh các hành động đầu cơ tích trữ mà họ đã báo trước sẽ khó tránh khỏi trừng phạt. Còn có một mối lo sợ rất thực tế là dân chúng sẽ cướp tài sản công, lợi dụng tình trạng chưa có chính phủ trong giai đoạn chuyển tiếp. Khi Hun Sen bay sang Singapore vào tháng 12 năm 1993, ông đã lo lắng nhiều điều trong chính sách ngoại giao. Trước hết, ông gặp các nhà lãnh đạo Singapore và đến thăm một công ty bia mà ho đã mong mỏi mở một nhà máy ở Campuchia. Kế đến, ông cần phải kiểm tra lại sức khỏe. Đó là sự tầm soát định kỳ cho một chính trị gia thường bị căng thẳng mà ông đã từng nhiều lần bị ngất đi tại các cuộc đàm phán hòa bình vào những năm 1980. Ông đã phải trải qua bốn vai trò lãnh đạo chính quyền trong một năm – Thủ tướng của SOC cho tới tháng 5, phó Thủ tướng trong chính phủ Sihanouk vắn số, chỉ kéo dài không đến một ngày, đồng Chủ tịch PNGC cho tới tháng 8 và từ tháng 9 ông nắm giữ cương vị Thủ tướng thứ hai. Quốc gia của ông đang thấy được những triển vọng to lớn ở khu vực. Vào tháng 8, một vài tháng trước ông, Ranariddh, Thủ tướng thứ nhất cũng đã sang thăm Singapore để đặt quan hệ với chuyên gia kinh tế của họ. Vào thời điểm đó, chưa thấy rõ được chiều hướng cụ thể mà Ranariddh đang lèo lái đất nước như thế nào. Và mặc dù là chuyến viếng thăm chính thức Singapore đầu tiên của Hun Sen, nhưng nhiều Bộ trưởng trong đảng của ông đã tạo được các mối quan hệ thông suốt với đảo quóc này. Chea Sim, Chakrapng, và Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hor Nam Hong đã đến thăm Singapore trước ông. Khi chúng tôi gặp Hun Sen tại khách sạn vào ngày 17 tháng 12, ông đã bắt đầu nói qua một thông dịch viên, nhưng không phải là Uch Kiman, ông này đã được đề bạt lên làm Thứ trưởng trong Bộ Ngoại giao, người thông dịch mới thay thế có tên là Bun Sam Bo. Tuy nhiên, Uch Kiman đã ngồi ở đấy suốt cuộc phỏng vấn, thình thoảng giúp Hun Sen bổ sung vào các chi tiết nhỏ. Ngoài ra, ở trong phòng còn có mặt Mam Sophana, một kiến trúc sư người Campuchia học Mỹ là một thường trú nhân tại Singapore, và đứng đầu một ủy ban hợp tác được hai nước này thành lập. Để khơi mào cho câu chuyện bắt đầu, chúng tôi hỏi Hun Sen xem ông đang quản lý các Bộ nào và liệu có sự mâu thuẫn nào với Ranariddh hay không. Với dáng vẻ của một nhà ngoại giao dày dạn, ông nói “Chúng tôi không có một sự sắp xếp nào như thế. Nhìn chung, hai Thủ tướng đảm trách toàn bộ quốc gia. Chúng tôi giải quyết các vấn đề thông qua sự nhất trí”. Không hài lòng với những gì dường như là một lời phát biểu có tính bao che, chúng tôi đã nhấn mạnh với ông ta liệu sớm muộn hai đảng trong chính phủ liên hiệp này có chống đối lẫn nhau hay không. Ông nói “Tôi là người phải để tâm đến các vấn đề này. Tôi không nghĩ là có bất cứ sự khác biệt nào. Chúng tôi có các ý kiến giống nhau và hầu như suy nghĩ cũng chẳng khác nhau. Chính sách đối nội, đối ngoại và đường lối về các vấn đề còn tồn tại của chúng tôi, bao gồm vấn đề Khơme Đỏ là hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, tôi không cho là có bất cứ vấn đề nào có thể khiến cho hai đảng không nhất trí. Ai cũng cảm thấy ở trong nước và ở hải ngoại, hai đảng đều phải hợp tác với nhau – không chỉ ngày hôm nay, mà còn trong nhiều năm nữa. Khả năng của hai đảng thắng cử một tay thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử vào năm 1998 dường như không hiện thực, vì không có đảng nào hy vọng giành được hai phần ba đa số phiếu cần thiết để tự mình thành lập chính phủ. Đối với các vấn đề phức tạp hơn, toàn bộ chính quyền dân sự đã thỏa hiệp theo các chính sách của Đảng. Ranh giới phân chia đảng phải, chính phủ và tất cả các quan chức của chính phủ đã được xóa bỏ.Công chức và các Bộ trưởng nhất thiết phải là thành viên của các đảng, và điều này đã chính trị hóa toàn bộ bộ máy chính phủ và chính quyền – một mối quan hệ không thể tách rời nhau. Vào thời điểm này, tương lai của chế độ quân chủ đã không còn chắc chắn. Nhà vua Sihanouk – đã được gọi là quốc vương vào ngày 24 tháng 9 năm 1993, khi ấy đất nước lại trở thành một vương quốc – vẫn còn phải chữa trị căn bệnh ung thư ở Bắc Kinh. Vị quốc vương 71 tuổi này đã lên ngôi, nhưng không trị vì và đã không chỉ định người nối ngôi, tuy nhiên, ông thường nói là ông rất muốn làm như vậy. Có lần ông đề nghị Ranariddh kế vị ông, nhưng Ranariddh đã từ chối vì đang theo đuổi một tương lai xán lạn của một chính sách. Chúng tôi hỏi Hun Sen liệu điều này có nghĩa là dòng dõi kế vị ngôi báu chưa được rõ ràng và có thể nổ ra một cuộc tranh giành ngôi báu tái diễn lại lịch sử Khơme cổ hay không. Ông nói “Chúng tôi hy vọng nhà vua sẽ sống thọ cho công cuộc thống nhất đất nước. Chúng tôi cần ông không chỉ trong một hoặc hai năm, mà còn trong nhiều năm nữa. Đó là điều tôi ước nguyện”. Bỏ dở câu hỏi, Hun Sen bắt đầu đề cập về môi trường đầu tư đã được cải thiện. Ông đã đủ dày dạn kinh nghiệm để hiểu được rằng quốc gia của ông sẽ chưa có được nhiều nước viện trợ. Vào hồi năm 1992, ông đã nói với chúng tôi là ông không mấy vui vẻ về tiến độ chậm chạp của viện trợ nước ngoài cho quốc gia ông và đang phải xem xét lại các đề tài đã được thảo luận trước đây. Ông nói “Thế giới có quá nhiều vấn đề, như ở Somali, Nam Tư, Afghanistan và Angola. Tôi còn lo lắng sẽ có nhiều vấn đề ở các nơi khác trên thế giới – và lúc ấy khoản viện trợ sẽ phải rót vào các nơi khác. Điều chúng tôi muốn thấy là khoản tiền đã cam kết phải đến được nhanh chóng. Một số nước, như Nhật Bản đã dốc hết ngân quỹ rồi”. Ông trở về Phnom Penh mang theo mình hai chiến lợi phẩm – một giấy chứng nhận sức khỏe tốt của bác sĩ và sự trợ giúp của Singapore để chuẩn bị một dự án lớn xây dựng một xa lộ dài 300 ki lô mét – tạo ra “một xa lộ hành lang phát triển” - nối liền Phnom Penh với Sihanouville. Ngay cả trước khi con đường này được xây dựng, Khơme Đỏ đã mở các cuộc tấn công dữ dội dọc theo cùng tuyến đường ấy. Ba du khác phương Tây đi bằng đường xe lửa sát với tuyến đường này đã bị bắt cóc và sau đố bị tra tấn và giết chết thê thảm. Quốc hội đã nhóm họp vào ngày 20 tháng 10 năm 1994. Theo chương trình nghị sự là việc cải tổ nhân sự của nội các chính phủ. Bộ trưởng Tài chính Sam Rainsy là chủ đề chính được đưa ra để lấy ý kiến. Sau khi các nghị sĩ Quốc hội nhất trí biểu quyết bãi miễn ông và một vài Bộ trưởng khác khỏi chức vụ, có thể nhìn thấy Hun Sen và Ranariddh đang nói nhỏ với Rainy. Vào cuối phiên họp, chúng tôi đi qua hội trường gặp Hun Sen, ông cho chúng tôi biết vợ ông đã đi nghỉ ở Singapore. Hun Sen nói “Vào các ngày này tôi rất bận. Có lẽ chúng ta sẽ ngồi với nhau vào một lúc nào đó không xa”. Sau một vài tháng, chúng tôi bất ngờ gặp Hun Sen trên một chuyến bay từ Phnom Penh đi Singapore. Ông nở một nụ cười và nói rằng ông sẽ phải trải qua một cuộc giải phẫu tại một bệnh viện Singapore để cắt một khối u nhỏ ở lưng. Ông nói “Không có gì nghiêm trọng. Tôi sẽ còn sống lâu, rất thọ” rồi ông trở lại khoang dành cho các ghế hạng nhất. Năm 1995, lời cam kết về chế độ dân chủ của Hun Sen đã bị đặt thành vấn đề, vì việc giải quyết trong chính phủ của ông về vấn đề Sirivudh, đã từ chức Bộ trưởng ngoại giao vào năm 1994, và được người ta tin rằng có các bất đồng nghiêm trọng với cả Hun Sen lẫn Ranariddh. Trong một loạt những sự kiện kỳ lạ, vào tháng 11 năm 1995, Sirivudh đã bất ngờ bị quản thúc vì bị cho là có liên quan đến vụ âm mưu ám sát Hun Sen. Sirivudh đã bác bỏ lời buộc tội ấy, nhưng Bộ Nội vụ cho biết họ có “bằng chứng thuyết phục” là Sirivudh có dính líu đến âm mưu đó. Bộ này đưa ra một cuốn băng ghi âm một cuộc nói chuyện của Sirivudh với một nhà báo. Nhà báo này đã có các suy nghĩ ngược lại và nói là Sirivudh có thể đã nói đùa lúc ông nói ra các chuyện đó. Các nhóm nhân quyền và nhà ngoại giao cảnh báo là Campuchia đang biến thành một nước có xu hướng đàn áp. Các luật sư Campuchia nói rằng Sirivudh có thể phải đối mặt với mức án tù 10 năm nếu ông ta bị tìm thấy bằng chứng phạm tội. Điều cuối cùng vào lúc đó, Sihanouk muốn dành cho Sirivudh là đối mặt với một sự thử thách, ba tuần sau khi Sirivudh bi bắt, Sihanouk đã đề nghị một giải pháp: trục xuất Sirivudh sang Pháp để tránh cho ông ta không bị xét xử gây mất thể diện. Lời đề nghị ấy nhanh chóng được Hun Sen và Ranariddh chấp nhận, cả hai ông đều xem đó là một cơ hội để loại một đối thủ chính trị ra khỏi chính trường một cách êm xuôi. Những người chỉ trích cho rằng chính phủ đã vu cáo con bài chủ để trả đãu đối thủ. Sirivudh đã giành được sự ủng hộ cho động cơ của mình ở một số nước châu Auu, và một số thượng nghị sĩ Mỹ nói rằng vụ bắt giữ ấy có thể làm mất đi các nỗ lực của Campuchia nhằm đạt được quyền lợi mậu dịch tối huệ quốc. Hun Sen giữ vững lập trường, cảnh báo Mỹ không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Cuối cùng vào năm 1996, Campuchia đã giành được các lợi ích mậu dịch, và vấn đề Sirivudh gần như đã chìm vào quên lãng. Không bao lâu sau, Hun Sen đã bất hòa với Ranariddh. Tình trặng rắc rối đã bắt đầu khi Ranariddh đòi hỏi sự chia sẻ các chức vụ trong chính quyền ở các huyện ngang nhau cho các đảng viên của ông. Hun Sen từ chối thẳng thừng và đã đẩy chính phủ lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Chẳng ai còn nghi ngờ rằng quyền hành thực sự ở Campuchia đã thuộc về Hun Sen và Ranariddh chỉ giữ vai trò thứ yếu. Vào tháng 11 năm 1997, phe Hun Sen bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử - tám tháng trước thời hạn đã ấn đinh. Ngồi trong ngôi nhà giống như một pháo đài ở Takhmau, ông tuyên bố là quốc gia của ông đã mở cửa cho hoạt động kinh doanh trở lại. Các nhà đầu tư nước ngoài hốt hoảng rút lui sau kh Ranariddh bị hất cẳng vào tháng 7 đã đang quay trở lại, với chỉ một hợp đồng dầu mỏ đã trị giá 36 triệu đô la. Qua tín hiệu ấy các doanh nhân đã xem vai trò lãnh đạo của Hun Sen là điểm khởi nguồn của sự ổn đinh, năm công ty đa quốc gia khổng lồ đã đồng ý khai thác khí đốt và dầu ở ngoài khơi bờ biển Sihanoukville. Tươi cười, ông nói là các khoản đầu tư trị giá hơn 100 triệu đô la đã được phê chuẩn. Cùng thời gian đó, nhà lãnh đạo phe đối lập, Sam Rainsy đã cảnh báo các nhà đầu tư nên tránh khỏi Campuchia. Sự khó chịu thể hiện ra mặt, Hun Sen nói “ Chúng tôi bị chính phủ Mỹ lên án không tôn trọng nhân quyền. Chúng tôi có sự tự do báo chí và nền dân chủ đa đảng. Tôi không cho là bất cứ quốc gia nào cũng có thể dạy cho Campuchia về nhân quyền. Họ có thể là các thầy dạy về kinh tế và công nghệ, nhưng không phải về chính trị, nhân quyền và dân chủ. Tôi cảm thấy nhân quyền ở Campuchia đang ở đỉnh cao của nó. Nhưng họ lại từ Mỹ đến dạy chúng tôi về nhân quyền và dân chủ và tôi không muốn là học trò của họ”. Pol Pot, kẻ tiêu diệt nhân quyền ghê gớm nhất của Campuchia, hàng tít lớn này lại có thể thấy xuất hiện trên các tờ báo ở khắp nơi theo sau cuộc phỏng vấn dành riêng của Hun Sen với ký giả Mỹ Nate Thayer. Hun Sen đã lật đổ Pol Pot vào năm 1979, nhưng Hun Sen đã không đặt dấu chấm hết được cho ông ta, và phòng trào của ông ta. Tại sao đã không thể bắt được thủ lĩnh phe du kích? Hun Sen nói “Nếu người ta muốn Pol Pot sống thì ông ta sẽ còn sống. Nếu họ muốn kết liễu ông ta thì ông ta sẽ bị tiêu diệt. Có những người ghét Pol Pot, nhưng họ cũng muốn ông ta sống. Lẽ ra Pol Pot đã bị tiêu diệt vào năm 1979, nhưng sao ông ta vẫn còn sống (về mặt chính trị) trong một thời gian quá dài? Sở dĩ như vậy vì những người không thích ông ta đã hậu thuẫn cho ông ta. Nếu không có ai hủng hộ Pol Pot, nếu không có ai đưa ông ta vào Liên Hiệp Quốc, nếu không có ai giúp ông ta lập chính phủ liên hiệp ba bên, thì cuộc đời ông ta đã kết thúc”. Ông nói “Chúng tôi sẽ tiêu diệt Pol Pot, nhưng nếu những người khác không tham gia với chúng tôi, chúng tôi không thể. Điều đó cũng như với Ranariddh. Ông ta dựa vào Pol Pot để đấu tranh. Pol Pot đã gắn bó với Ranariddh và những người bảo vệ Ranariddh cũng sẽ bảo vệ Pol Pot”. Pol Pot đã chết trong tình trạng ít ai biết và nhục nhã vào ngày 15 tháng 4 năm 1998, trùm khủng bố 73 tuổi đã bị cơn đau tim nghiêm trọng. Thi thể của ông ta đã được vợ ông ta phát hiện khi đến giường giăng mùng cho ông ta ngủ vào ban đêm. Kẻ khởi tạo ra chế độ diệt chủng đã nằm cận kề với cái chết trong bốn tuần, bị các cán bộ của chính mình cô lập, khinh miệt và nghi ngờ, đã đưa ông ta ra xét xử về tội tàn sát một trong các cộng sự tin tưởng của ông ta. Ông ta nằm chết với vẻ đau khổ kinh khủng còn biểu hiện trên khuôn mặt nhăn nheo, sưng húp với hai cục bông nhét vào lỗ mũi. Cái chết đó đã cướp mất cơ hội của nhân dân Campuchia muốn đưa ông ta ra phiên tòa xét xử một trong những tội phạm đáng bị trừng trị nhất mà người dân Đông nam châu Á từng biết đến. Khi chúng tôi gặp Hun Sen vào đầu tháng 6 năm 1998, chỉ một tháng trước cuộc bầu cử, ông đang tràn trề tin tưởng trong khi phe đối lập hầu như không sao che giấu nổi sự hốt hoảng của họ. Hun Sen đã dùng một bài toán đơn giản để cho thấy đảng của ông sẽ thắng và đảng Funcipec đang rạn nứt sẽ thất bại. Ông nói “Hiện nay, chúng tôi có 51 ghế trong Quốc hội. Hãy chia nó cho 1. Kết quả bằng bao nhiêu? Một đảng khác (Funcipec) có 58 ghế. Hãy chia nó cho 9. Kết quả ấy bằng bao nhiêu?”. Đảng Funcipec đã chia rẽ thành 9 phe phái, và các nghị sĩ Quốc hội của họ thuộc nhiều đảng khác nhau. Biểu thức này khiến cho Hun Sen tin tưởng sẽ giành được phần lớn các ghế trong Quốc hội gồm 122 thành viên trong cuộc bầu cử ngày 26 tháng 7. Điều gì sẽ xảy ra nếu hai đảng này giành được số ghế gần như ngang nhau như đã xảy ra vào năm 1993? Liệu Đảng CPP có đồng ý thành lập chính phủ liên hiệp? Hun Sen trả lời là có, và nói thêm “ Nếu chúng tôi giành được đa số phiếu, thậm chí hai phần ba đa số phiếu, chúng tôi sẽ thành lập chính phủ liên hiệp”. Sự thay đổi có ý nghĩa nhất là chế độ hai Thủ tướng sẽ kết thúc vào sau cuộc bầu cử tháng 7. Sau đó, chỉ một Thủ tướng sẽ nhậm chức, khi được công bố chính thức theo Hiến pháp. Tân Thủ tướng sẽ được bổ nhiệm từ đảng giành được số ghế nhiều nhất, chức không được bổ nhiệm từ sự liên minh các đảng bao gồm số nghị sĩ Quốc hội nhiều nhất. Ngay cả trường hợp này, Hun Sen cũng không lo ngại. Điều thách thức lớn nhất đối với đảng CPP là Mặt trận Thống nhất Dân tộc gồm bốn đảng được dựng lên bởi Ranariddh, Sam Rainsy, Son Sann và một đảng nhỏ hơn. Một thái độ cho thấy có thiện chí, Hun Sen nói “ Nếu chúng tôi không có đủ số ghế trong Quốc hội, chúng tôi sẽ tìm ra (Thủ tướng) từ các đảng khác”. Cuộc bầu cử này phức tạp nhiều hơn cuộc bầu cử năm 1993. Có nhiều đảng ở vào tình trạng xung đột và nhiều ghế hơn trong Quốc hội sẽ được tranh cử. Tuy vậy, chi phí cho cuộc bầu cử lại ít hơn nhiều. UNTAC đã chi hơn 2 tỷ đô la vào quá trình thực hiện hai năm để tổ chức cuộc bầu cử trước đây, nhưng cuộc bầu cử năm 1998 được chính chính phủ Campuchia tổ chức, chỉ tốn hết 32 triệu đô la ngân quĩ được Liên minh châu Âu, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc đóng góp cùng một ít ngân sách từ Liên Hiệp Quốc. Cuộc bầu cử gần đây nhất với đặc điểm gồm 20 đảng đối chọi với 39 đảng đã đăng ký trong cuộc bầu cử năm 1998. Số khu vực bầu cử đã tăng lên từ 120 lên 122 khu vực với sự bổ sung thêm vùng Anlong Veng và Kep, hai vùng này trước đây do Khơme Đỏ chiếm đóng. Hun Sen đã có thể hình dung được sự thắng lợi ngay cả trước khi thùng phiếu đầu tiên được người ta đến bỏ phiếu.