Nắng buông thật mau trên đám cây còi cọc xơ xác quanh làng. Tôi từ làng ra bến đò ngoài bờ sông Đông. Cái ướt hôi hám xông từ dưới chân tôi bốc mùi lợm giọng khó ngửi của cây bị nước ngầm đến trương sình mục rữa. Con đường trơn trợt ngoằn ngoèo. Mặt trời xám ngoét rọi nghiêng và dần khuất sau bãi tha ma. Dọc con đường tôi đi, trời nhá nhem vì sương mù giăng xám. Con đò cột ngoài bờ đê. Mặt nước sóng sánh tím sẫm bên mạn thuyền. Sóng nước trồi lượn nhấp nhô khiến mái chèo kĩu kịt nặng nề trên giàn cọc. Gã lái đò cầm chiếc gàu vừ cạo bùn vừa tát nước. Nghe bước chân đến gần, gã ngẩng đầu nhìn tôi qua đôi mắt hạt hạnh nhân màu vàng. Gà nói to như quát.
- Muốn qua bên kia bờ phải không? Chờ một phút. Nè, tháo dây đi!
- Bắt tôi chèo phụ hở?
- Chứ sao! Tối đến nơi rồi, chẳng biết còn ai không nữa
Gã cúi xuống, đoạn ngước nhìn tôi:
- Nhìn anh không phải người ở đâỵ Anh từ đâu đến?
- Ồ, tôi từ đơn vị về quê.
Gã lái đò giở mũ, hất mái tóc muối tiêu ra sau. Gà nheo mắt với tôi, nhe hàm răng đóng bợn.
- Về quê có phép không? Hay tự ý bỏ đi?
- Giải ngũ đó chứ.
- Thế thì không phải lo.
Chúng tôi ngồi bên mái chèo. Dòng sông Đông kéo chúng tôi đến bãi ngầm nơi bìa rừng. Nước vỗ vào mạn thuyền bì bõm. Gà lái đò chân trần nổi gân xanh, bắp thịt cuồn cuộn, gót chân tái ngắt nhớp nháp bùn bấu chân bậc lên xuống. Bàn tay của gã dài ngoằn xương xẩu, đốt tay thô
kệch cộm trên các ngón khô mốc. Gã cao ráo nhưng vai hẹp và lưng lại còng. Tuy gã chèo vụng về và mái dầm lại bổ nhịp nhàng trên đầu ngọn sóng, và làn nước rẽ thật sâu. Tôi lắng nghe hơi thở đều đều của gã. Chiếc áo len bốc mùi hôi chua lét, trộn lẫn mùi thuốc lá và nước thum thủm. Gã buông tay chèo ngó tôi:
- Phải xuyên rừng đó nghe. Ớn quá, nhưng chịu thôi anh bạn trẻ.
Bơi giữa chừng thì giòng nước đột nhiên chảy thật xiết. Con đò lướt nhanh, phần đuôi giật mạnh, nó nghiêng một bên và trôi lềnh bềnh về phía khu rừng. Khoảng nửa giờ sau, chúng tôi bị đẩy đến rặng liễu chìm mình dưới nước. Mái chèo bị gãy đánh rắc. Mảnh vỡ đánh lọc cọc vào cột chèo. Nước theo lỗ thùng dưới đáy tuôn vào thuyền nghe mồn một. Chúng tôi phải dời lên gốc cây gần đó nghỉ qua đêm. Gã lái đò ngậm ống tẩu ngồi cạnh tôi. Gã còn cẩn thận móc chân vào thân cây cho chắc. Ngỗng trời kêu buồn
bã giữa một vùng tăm tối, trời nước mênh mông. Gã lái đò bắt chuyện.
- Anh bạn sắp về đến nhà rồi, sướng nhé. Bà mẹ đang chờ con trai cưng về đó mà. Bà cụ sẽ mừng và rất vui vì tuổi già có con an ủi. Không phải tôi nói anh vô tâm chứ, anh đâu biết mẹ già héo hon mong con từng ngàỵ dêm thì khóc âm thầm. Con trai đều thế cả. Anh chưa có con thì chưa biết nỗi lòng của cha mẹ. Khổ sở đủ điều. Như đôi lúc ta mổ con cá và đè nén tâm sự uẩn ức lên đó. Ta ăn trứng cá và nếm được vị đắng ghê hồn. Nè,
giống như tôi vậy, tôi sống đó chứ, nhưng sống cay đắng từng ngày anh bạn trẻ ơi. Chỉ biết chịu đựng mà thôi, và đến lúc chịu hết nổi phải thốt lên, "Cuộc đời, cuộc đời ơi còn đày đọa thế nào nữa?". Nè, anh là người ngoài, thử nhìn vào và nghĩ dùm cho tôi, đối với sự ràng buộc của gia đình và xã hội tôi phải xử sao cho phải đây? Tôi có một đứa con gái tên Natasha, mùa xuân năm nay thì nó đúng mười bảy tuổi. Anh có biết, nó tàn nhẫn bảo tôi thế này. "Cha, con không muốn ngồi chung bàn, ăn chung mâm với cha đâu vì mỗi khi nhìn tay cha, con lại nhớ đôi bàn tay đã
giết các anh con. Con khó chịu và lòng con quặn thắt rối bời."
Con khốn ấy chỉ biết nói cho đã miệng nhưng không chịu suy nghĩ vì ai đến nông nỗi ấy. Chúng chỉ nghĩ cho chúng mà thôi. Này nhé, tôi lấy vợ rất sớm. Vợ tôi mắn đẻ, sinh cho tôi tám đứa con êm chèo mát mái. Đến đứa thứ chín thì bà ngã bệnh. Lúc sinh ra mẹ tròn con vuông, nhưng năm ngày sau bà ấy sốt nặng và không qua được. Bỏ lại tôi gà trống nuôi con. Thằng cả của tôi tên Ivan. Nó giống tôi như tạc, cũng ngăm đen và có duyên, lại làm việc siêng năng, tận tụy. Thằng kế của tôi, tên Danilo, nhỏ hơn anh cả bốn tuổi. Nó giống mẹ y khuôn, to tròn, chắc nịch, và đôi mắt đen láy. Nó là thằng con cưng của tôi đó. Còn bảy đứa kia thì vừa gái vừa trai. Thằng cả được tôi cưới cho con vợ cùng làng. Không bao lâu thì chúng có con. Lúc tôi chuẩn bị cưới vợ cho thằng kế thì tai họa xảy đến. Khi ấy, dân làng nổi dậy chống chính quyền Sô Viết. Một hôm thằng cả chạy đến bảo tôi:
- Cha, theo bên Đỏ nghe! Mình nên ủng hộ họ. Con nghĩ, đường lối của họ đúng đắn đó cha. Cả Danilo cũng cho như thế.
Hai thằng con cứ ngày đêm thuyết phục và chờ tôi quyết định. Tôi bảo chúng.
- Cha không ngăn cản. Các con muốn theo bên nao thì cứ đi, cha không đi đâu cả. Ngoài hai con ra, cha còn phải lo cho các em. Thêm cha, cả thảy là tám miệng ăn đó con à.
Thế là anh em chúng cùng nhau biến đi, nhưng làng đâu để yên. Họ tìm đủ mọi cách tra gạn cho ra và bắt cả tôi đến trước làng. Tôi nói như van.
- Các cụ đã biết, tôi gà trống nuôi bảy cháu nhỏ. Nếu tôi có mệnh hệ nào, ai chăm sóc các con tôi đây.
Tôi giải thích mọi bề, nhưng họ chẳng thèm nghe. Họ bắt tôi ra trình diện. Lúc ấy vào mùa lễ Phục Sinh, có đội quân đóng binh gần làng chúng tôi. Họ mang chín ngươi tù đến làng, trong đám tù ấy có Danilo, thằng con mà tôi yêu thương nhất. Bọn tù bị giải ngang quảng trường để đến ban chỉ huy
đại độị Dân làng ùa ra, la ó đầy đường:
- Giết quân ấy đi, lũ rắn độc! Thẩm tra xong, giao cho chúng tôi!
Tôi đứng run rẩy trong đám người khích động ấy. Tôi sợ hãi cho con, nhưng không dám lộ cho ai biết. Tôi nhìn quanh, thấy ai cũng xầm xì và đưa mắt soi mói về phía tôi. Tên trung sĩ đến bên tôi bảo:
- Nè Mikishar, nói cho tôi biết anh chịu đấu tố không?
- Có chứ, tố những tên khát máu giết ngườỉ.
- Tốt, lưỡi lê này dành cho anh.
Gã trao cho tôi lưỡi lê và rít qua kẽ răng:
- Nè, nhớ đó nghe, không qua mắt chúng tôi được đâu. Liệu hồn đó.
Tôi bước lên thềm, trong lòng chỉ biết than trời. Trời ơi, không lẽ chính tay tôi giết con của mình hay sao. Tên đại úy hét thật to, và đám tù được dẫn đến. Thằng con cưng của tôi là người tù đầu tiên. Tôi nhìn con mà tay chân lạnh ngắt. Đầu nó sưng vù như cái thúng. Máu tôi đông lại. Nó quấn mảnh giẻ lên đầu lỡ bị đánh vào thì đỡ đau. Mảnh giẻ thấm đầy máu, khô lại và dính bê bết vào tóc. Tôi đau lòng lắm, hẳn người ta đã đánh đập đám tù dã man trên đường đến đâỵ Thằng bé lảo đảo trên bực thềm. Nó nhìn tôi và đưa tay ra cho tôi. Nó cố gắng mỉm cười, nhưng đôi mắt tím bầm, một con mắt dính đầy máu. Tôi biết một điều, nếu tôi không đánh nó thì dân làng sẽ giết tôi ngay, và các con tôi sẽ chịu mồ côị Thằng bé đến bên tôi.
- Cha ơi! Cha của con. Xin tạm biệt cha.
Nước mắt cùng với máu nhoè nhoẹt trên gương mặt nó, nhưng tôi phải quyết định. Tôi giơ bàn tay nặng nề như đá tảng. Lưỡi lê cầm chặt trong tay, tôi giáng xuống. Cán lưỡi lê
trúng ngay chỗ này nè, phía trên tai đó. Tôi nghe nó kêu " Ôi! Ối!" và hai tay ôm lấy mặt, ngã phịch xuống thềm. Dân làng khi ấy nhao nhao la hét om sòm:
- Làm cho đổ máu chứ Mikishar. Chúng tôi thấy anh còn nương tay. Phải đập cho nó chết, nếu không coi chừng mạng của anh.
Muốn đổ máu phải không?
Tên đại úy bước dến. Gã chửi rủa, nhưng đôi mắt lại cười hớn hở. Khi bọn lính quơ lưỡi lê chém vào dám tù, tim tôi rúng động lo lắng. Tôi bỏ chạy ra đường, nhưng quay đầu nhìn ra sau thấy bọn chúng lôi sệch thằng con tôi dưới đất. Tên hạ sĩ đâm lưỡi lê vào họng nó. Hình ảnh cuối cùng tôi thấy con mình là nó đang quằn quại thê lương. Phía dưới chúng tôi, mảnh ván lót đò nghiến trèo trẹo vì sức đưa đẩy của giòn g nước. Tôi nghe tiếng nước vỗ và hàng liễu rùng mình kẽo kẹt như thổn thức sầu thảm. Mũi
thuyền nhấp nhô thật cao, gã lái đò đưa chân giữ lại. Gã nhả làn khói vàng từ chiếc vố, bảo tôi:
- Chiếc đò sẽ chìm, chúng ta phải ngồi trên thân liễu này đến trưa ngày mai.
Gã im lặng một hồi, đoạn thấp giọng gần như khàn tiếng.
- Sau vụ Đó, họ đề bạt tôi lên thượng sĩ. Giòng sông này nước vẫn chảy, con đò vẫn trôi đều, nhưng lòng tôi nghe có tiếng người khóc lóc nỉ non như tiếng thằng con cưng của tôi rên rỉ than oán khi tôi vùng bỏ chạy. Lương tâm tôi sâu xé dằn vặt đêm ngày. Chúng tôi tham gia mặt trận chống bọn Đỏ cho đến mùa Xuân năm sau thì Tổng Tư Lệnh Sekretov liên
kết lực lượng của ông ấy với chúng tôi. Chúng tôi đẩy lui bọn Đỏ qua bên kia bờ sông Đông, đến tỉnh Saratov. Thân tôi gà trống nuôi con nhưng bọn họ chẳng tha tôi yên mà bắt tôi phục vụ cho cuộc đánh đấm, chỉ vì tôi có con đi theo bên kia.
Khi tiến vào thị xã Balashov, tôi chẳng hề nghe bất cứ tin tức về thằng cả nhà tôị Vậy mà bọn Cossack đánh hơi được và rất căm giận. Họ bảo thằng cả Ivan bỏ bọn Đỏ theo về bên này, và nó đang phục vụ ở đội Cossack 36. Dân làng hăm he nếu bắt gặp ở bất cứ nơi nào, họ sẽ móc ruột lột da nó. Chúng tôi đóng quân tại một ngôi làng, và đội 36 cũng đang ở đó. Dân làng lôi thằng cả ra, trói gò nó lại dẫn đến đại độị Nó bị bọn Cossack đánh nhừ tử không thương xót. Sau đó họ bảo tôi:
- Dẫn nó đến bộ tham mưu trung đoàn.
Bộ tham ưu trung đoàn cách đó khoảng tám dặm. Tên đại úy trao cho tôi tờ giấy, hắn nói mà chẳng nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Nè, giấy tờ của anh đây. Dẫn con trai anh dến ban tham mưu. Anh phụ trách việc này thì hay hơn vì nó sẽ không bỏ chạy trước cha mình.
Linh tính báo tôi biết, họ giao tôi hộ tống thằng con vì nghĩ rằng tôi sẽ thả nó chạỵ Sau đó họ sẽ tóm nó lại và có đầy đủ lý do để giết cha con tôi. Tôi đến căn lều nơi giam thằng con, nói với người bảo vệ.
- Giao tên tù cho tôi, tôi sẽ dẫn hắn đến ban tham mưu.
- Cứ tự nhiên, không ai cấm cản.
Thằng cả choàng áo khoác lên vai, vặn vẹo chiếc mũ trên tay một hồi, đoạn ném xuống băng ghế. Cha con tôi rời khỏi làng, im lặng chẳng nói gì với nhau cả. Tôi cứ quay đầu ra sau hai ba lần, thấp thỏm sợ có người theo dõi. Chúng tôi đi được nửa đoạn đường, vừa qua bờ tường của một lăng mộ. Chung quanh vắng lặng không bóng người, thằng con chợt quay qua tôi. Giọng nó thật tội:
- Cha ơi, họ sẽ giết con ở ban tham mưu. Cha đưa con vào chỗ chết, cha có biết không? Lương tâm của cha thật sự mê ngủ rồi hở?
- Không đâu con. Lương tâm của cha không mê ngủ như con nghĩ.
- Vậy sao cha không thương xót thân con?
- Cha thương con nhiều lắm chứ con trai bé bỏng của cha. Cha đau khổ lắm con ơi.
- Nếu cha thương con thì hãy thả con đi. Đời con trước đến nay có ra gì đâu. Chẳng hưởng được một ngày sung sướng.
Nó ngừng lại giữa đường và quỳ xuống chân tôi ba bận. Tôi bảo con.
- Khi ra đến khe núi thì con hãy chạy nhé. Cha sẽ bắn theo con
một hai phát lấy lệ
Anh bạn trẻ ơi, tôi không mong anh cho rằng tôi là một người đáng thương hoặc nghĩ tốt về tôi. Sau khi nghe tôi đề nghị, thằng cả nhảy chồm đến và ôm tay tôi hôn. Cha con tôi đi thêm vài dặm nữa, cả hai cùng im lặng chẳng ai nói với ai câu nàọ Đến gần khe núi, nó dừng lại:
- Cha ơi, mình từ giã nhau ở đây nhé. Nếu con sống sót được thì con sẽ chăm sóc cha đến ngày cha nhắm mắt. Từ nay về sau, cha mãi mãi không còn nghe những điều tệ hại về con nữa.
Nó ôm chặt lấy tôi. Lòng tôi ngổn ngang trăm mối. Tôi giục con.
- Chạy mau đi con.
Nó vụt chạy về khe núi, không ngừng quay lại vẫy tôi. Tôi để con chạy khoảng vài trăm mét, đoạn rút súng trường trên vai xuống. Tôi quỳ người cho tay đừng run và nhả đạn vào lưng con. Thằng cả cố sức tránh lằn đạn, bỗng nó thở mạnh và răng cắn đập vào môi. Nó gồng tay, xương xẩu nhô
lên khuôn mặt đau đớn, và dưới cặp mi sưng húp đôi mắt xếch trợn trừng cứng cỏi không chút tiếc nuối. Nó loạng choạng đôi chân, cố chạy thêm gần bốn mươi mét. Sau đó, hai tay ôm chặt lấy bụng, nó quay lại.
- Cha, như thế là sao?
Nó ngã xuống, hai chân luýu quýu. Tôi nhào đến, cúi xuống bên con. Nó chớp mắt, bong bóng phập phồng trên môi. Tôi biết con mình sắp chết. Bất ngờ, nó vùng dậy, và quỳ xuống chộp tay tôi.
- Cha ơi, con còn vợ và đứa con?
Đầu nó ngoẹo một bên, cả thân người đổ nhào lần nữa. Nó dùng hai tay ép chặt vết thương, nhưng có nghĩa lý gì đâu vì máu trào tuôn đỏ ối qua các kẽ taỵ Nó dãy dụa và bắt đầu ngáp chết. Mắt nó nhìn tôi nghiêm khắc, lưỡi cứng đơ. Nó muốn nhắn gửi điều gì, nhưng cứ ú ớ chẳng ra lời, "Chảch?Chạ" Nước mắt rơi đầm đìa trên đôi má nhăn nheo của tôi. Tôi bảo con.
- Con ơi, nhân danh nồi đọa đầy của riêng cha, nghe đây. Con có vợ và đứa con, còn cha phải cưu mang cả thảy bảy đứa kia. Nếu cha tha con thì bọn Cossak sẽ giết cha mất. Các em con sẽ tha phương trôi giạt.
Thằng cả nằm im lìm một hồi rồi đi mất. Bàn tay của nó còn nắm chặt tay tôi. Tôi lột áo choang và đôi giày của nó, sau đó lấy mảnh giẻ đậy mặt con và đi ngược về làng.
Anh bạn trẻ ơi, hãy phê phán chúng tôi đi. Hãy nói với tôi một lời. Tôi đau khổ vì con nhiều rồi. Tóc tôi đã bạc, đã quét hết mọi việc ra xa. Tôi mang cho con miếng ăn ngày hai bữa, nhưng cả ngày lẫn đêm lòng tôi không được bình an.
Vậy mà còn nghe con tôi trách móc, ghét bỏ. Con bé Natasha cứ lập đi lập lại, "Con không muốn ngồi chung bàn, ăn chung mâm với cha khó chịu cho con lắm."
- Anh bạn trẻ hãy suy nghĩ dùm. Tôi phải chịu đựng như thế nào nữa đây?
Gã lái đò ngước mặt, lom lom nhìn tôi dữ dội. Ánh bình minh sau lưng gã đã tờ mờ ló dạng. Bờ sông bên kia, giữa hàng liều rậm rạp đen òm, giữa tiếng quắc quắc của bầy ngỗng trời, vờ òa tiếng gọi lạnh lẽo mơ hồ, "Mikishar! Quân độc ác giết người! Mang đò sang đây mau!!!""
(1925)
(Nguyệt Trinh dịch)

Xem Tiếp: ----