Dịch giả: Phạm Vũ Thịnh

Kính chào quý vị. Hôm nay, tôi đến Jerusalem với tư cách tiểu thuyết gia, nghĩa là một chuyên gia bịa chuyện. Tất nhiên, chẳng phải chỉ có tiểu thuyết gia bịa chuyện mà thôi. Chính trị gia cũng bịa chuyện, là điều ai cũng biết. Những nhà ngoại giao và những tướng lãnh tùy lúc mà bịa chuyện trong giới của họ, không khác gì những người bán xe cũ, hàng thịt, hay thợ xây cất. Tuy nhiên, chuyện bịa của tiểu thuyết gia thì khác với những giới khác ở chỗ chẳng ai phê phán tiểu thuyết gia là vô đạo đức khi bịa chuyện cả. Mà thực tế, tiểu thuyết gia càng khéo léo bịa đặt những chuyện bịa càng to lớn và tinh xảo, thì lại càng được quần chúng và các nhà phê bình khen ngợi. Tại sao lại như thế?
Xin trả lời thế này: nhờ diễn tả khéo léo những chuyện bịa đặt, nghĩa là bịa ra những hư cấu được biểu hiện như thật, tiểu thuyết gia có thể đem sự thật ra một vị trí mới và soi rọi ánh sáng mới vào đấy. Trong hầu hết các trường hợp, nắm được sự thật và diễn tả sự thật cho chính xác là chuyện thấy rõ là bất khả. Vì vậy mà chúng ta ráng nhử sự thật ra khỏi hang ổ ẩn náu, để nắm lấy đuôi mà lôi sự thật ra một vị trí hư cấu, và thay thế bằng hình thức tiểu thuyết. Tuy nhiên, để làm được như thế, trước tiên, chúng ta phải minh định sự thật nằm đâu, ngay trong chúng ta. Đó là điều kiện trọng yếu để bịa đặt được những chuyện bịa được tán thưởng.
Tuy nhiên, hôm nay thì tôi không có ý định bịa chuyện. Tôi xin gắng thành thật hết mình. Mỗi năm chỉ có vài ngày tôi không bận bịu bịa chuyện, hôm nay đúng vào một trong số vài ngày đó. Vậy thì, xin cho tôi nói thật với quý vị. Ở Nhật Bản, có một số khá nhiều người khuyên tôi đừng đến đây để nhận giải thưởng Jerusalem. Có người còn doạ là họ sẽ phát động tẩy chay sách của tôi nếu tôi đến nhận giải nữa kia. Tất nhiên, lý do là cuộc chiến khốc liệt đang diễn ra ở Gaza. Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng trên một ngàn người đã chết trong thành phố Gaza bị bao vây, trong số đó có nhiều thường dân không có võ khí, cả trẻ em và người già lão.
Sau khi nhận tin được giải thưởng này, đã nhiều lần tôi tự hỏi: liệu đến Israel trong tình huống như thế này và nhận giải thưởng có phải là điều nên làm? liệu việc này có tạo ấn tượng là tôi ủng hộ một bên của cuộc tranh chấp, chấp nhận chính sách của một quốc gia đã quyết định tung ra sức mạnh quân sự áp đảo của họ? Tất nhiên, tôi không muốn tạo ra ấn tượng như thế. Tôi không chấp nhận cuộc chiến tranh nào, và tôi không ủng hộ quốc gia nào. Mặt khác, tất nhiên, tôi đâu có muốn thấy sách của tôi bị tẩy chay.
Dù sao, cuối cùng, sau khi đã cân nhắc thận trọng, tôi quyết định đến đây. Một lý do trong quyết định đó là vì có quá nhiều người khuyên tôi đừng làm như thế. Có lẽ, giống như những tiểu thuyết gia khác, tôi nghiêng về phía làm ngược hẳn lại điều gì người ta bảo tôi làm. Nếu người ta bảo tôi, nhất là khi họ doạ tôi "Đừng đến đấy", "Đừng làm chuyện ấy", thì tôi lại muốn "đến đấy" và "làm chuyện ấy". Tính tôi như thế, quý vị có thể bảo đó là tính khí của tiểu thuyết gia. Tiểu thuyết gia là một giống người đặc biệt. Họ không thật lòng tin thứ gì họ chưa thấy tận mắt hay sờ tận tay.
Và đó là lý do tôi đến đây. Tôi chọn đến đây hơn là không đến. Tôi chọn việc nhìn tận mắt hơn là không nhìn. Tôi chọn việc nói lên với quý vị hơn là im lặng.
Xin cho phép tôi đưa lên một thông điệp, có tính cách thật cá nhân. Đó là một điều mà tôi luôn luôn giữ trong trí khi sáng tác tiểu thuyết. Tuy tôi chưa hề nghĩ đến chuyện viết lên một mảnh giấy mà dán lên tường nhà, nhưng điều ấy cũng đã được khắc lên bức tường tâm trí của tôi, như thế này:
"Giữa một bức tường cao kiên cố và một quả trứng đập vào đấy, tôi luôn luôn chọn đứng về phía quả trứng".
Vâng, mặc cho bức tường có lý đến thế nào đi nữa, và mặc cho quả trứng có sai lầm đến đâu đi nữa, tôi vẫn đứng về phía quả trứng. Ai khác sẽ phán định phía nào đúng, phía nào sai. Có lẽ thời gian hay lịch sử sẽ làm việc phán định đó. Chứ nếu có tiểu thuyết gia nào mà đứng về phía bức tường để viết tiểu thuyết, thì cho dù với lý do gì đi nữa, tác phẩm của họ liệu có được chút giá trị gì chăng?
Thế ẩn dụ này có ý nghĩa gì? Trong vài trường hợp, ý nghĩa đó thật đơn giản và rõ ràng. Oanh tạc cơ, xe tăng, phi đạn, bom lân tinh, là bức tường cao ấy. Còn quả trứng kia, chính là những thường dân không võ trang bị cán bẹp, bị đốt cháy, bị bắn chết. Đó là một ý nghĩa của ẩn dụ này.
Nhưng chẳng phải chỉ có thế. Ẩn dụ này còn có ý nghĩa sâu xa hơn. Xin nghĩ như thế này: Mỗi một người chúng ta, không nhiều thì ít, là quả trứng ấy. Mỗi chúng ta là một linh hồn có một không hai, không thể thay thế, được bao bọc trong một lớp vỏ dễ vỡ. Điều này đúng với bản thân tôi, và đúng với mỗi người trong quý vị nữa.
Và mỗi một người trong chúng ta, tuy chừng mực có khác nhau, cũng đang đối đầu với bức tường cao và kiên cố ấy. Bức tường ấy có tên. Đó là "Guồng máy". Guồng máy vốn là để bảo vệ chúng ta, nhưng thỉnh thoảng lại tự ý hành động, bắt đầu giết hại chúng ta và bắt chúng ta phải giết hại người khác một cách tàn nhẫn, hữu hiệu và có hệ thống.
Tôi chỉ có một lý do để viết tiểu thuyết, đó là đem phẩm giá của tâm hồn mỗi con người cá thể lên bề mặt mà soi rọi ánh sáng vào đấy. Mục đích của câu chuyện tiểu thuyết là gióng lên tiếng chuông cảnh giác và rọi đèn vào Guồng máy, để phòng ngừa Guồng máy cuốn hút hồn phách của chúng ta vào mạng nhện của nó mà làm tổn thương mất. Tôi thật lòng tin rằng chức vụ của tiểu thuyết gia là viết lên những câu chuyện nhằm minh định giá trị cá biệt của mỗi tâm hồn cá nhân, qua những câu chuyện về sự sống và sự chết, về tình yêu; những câu chuyện khiến người ta khóc, khiến người ta run rẩy khiếp sợ, hay cười đến rung người. Vì lý do đó mà tiểu thuyết gia chúng ta tiếp tục không ngừng, ngày này qua ngày khác, bịa đặt ra những chuyện hư cấu một cách nghiêm túc tuyệt đối.
Cha tôi đã mất năm ngoái ở tuổi 90. Ông đã là một nhà giáo về hưu và là một sư tăng Phật giáo bán thời gian. Thời sinh viên hậu đại học ở Kyoto, cha tôi đã bị trưng binh và gửi sang chiến đấu ở Trung Quốc. Là một đứa trẻ sinh sau Thế chiến thứ hai, tôi quen thấy cha tôi dâng lời cầu nguyện dài dòng và thành khẩn trước bàn thờ Phật nhỏ trong nhà, mỗi buổi sáng trước giờ điểm tâm. Có lần tôi hỏi vì sao ông làm thế, cha tôi bảo là ông cầu nguyện cho những người đã chết trên chiến trường. Ông bảo ông cầu nguyện cho tất cả những người đã chết ấy, cả bạn đồng minh lẫn quân địch. Ngắm lưng cha tôi quỳ trước bàn thờ, tôi hầu như cảm nhận được cái bóng của sự chết lởn vởn quanh người ông.
Cha tôi mất đi, mang theo cả những ký ức, kỷ niệm của ông, mà tôi không bao giờ biết được. Nhưng bóng dáng của sự chết lởn vởn quanh ông vẫn còn lưu lại trong ký ức của tôi. Đó là một trong vài điều mà tôi thừa kế được từ cha tôi, và là một trong những thứ quan trọng nhất.
Tôi chỉ có một điều muốn thưa với quý vị hôm nay. Tất cả chúng ta là người, là những cá thể vượt lên trên mọi thứ quốc tịch, chủng tộc hay tôn giáo, và chúng ta đều là những quả trứng dễ vỡ trực diện với một bức tường kiên cố tên là "Guồng máy". Nhìn cách nào đi nữa cũng thấy chúng ta chẳng có hy vọng thắng được. Bức tường quá cao, quá kiên cố, và quá lạnh lùng. Nếu quả thật chúng ta có chút cơ may nào thắng được, thì hẳn phải là từ niềm tin của chúng ta vào tính cá biệt tuyệt đối không thể thay thế của linh hồn của chính chúng ta và của mọi người khác, và từ niềm tin của chúng ta vào hơi ấm có được khi linh hồn của chúng ta được nối kết với nhau.
Xin suy nghĩ một chút về điều này: Mỗi một người trong chúng ta sở hữu một linh hồn có thực và sống động. Guồng máy thì không có. Chúng ta không thể để cho Guồng máy lợi dụng chúng ta. Chúng ta không thể để cho Guồng máy tự tiện hành động. Guồng máy không tạo ra chúng ta, chính chúng ta mới tạo ra Guồng máy. Đó là trọn vẹn điều tôi muốn thưa với quý vị.
Tôi biết ơn quý vị về giải thưởng Jerusalem. Tôi rất vui mừng vì sách của tôi được đọc ở nhiều nơi trên thế giới. Và tôi muốn tỏ lòng biết ơn của tôi đến độc giả Israel. Các bạn chính là lý do lớn nhất cho tôi có mặt tại đây. Tôi hy vọng rằng chúng ta chia sẻ được với nhau điều gì đấy thật có ý nghĩa. Và tôi vui mừng có được dịp này để thưa chuyện với quý vị ở đây hôm nay. Chân thành cảm ơn quý vị.
Murakami Haruki
Phạm Vũ Thịnh  dịch 23/02/2009
theo
 bản: http://mdn.mainichi.jp/mdnnews/news/20090302p2a00m0na004000c.html
bổ sung từ: http://www.salon.com/books/feature/2009/02/20/haruki_murakami/index.html
"Jerusalem Prize" Remarks: Mainichi Daily News Mar 02, 2009
http://mdn.mainichi.jp/mdnnews/news/20090302p2a00m0na004000c.html
(http://www.salon.com/books/feature/2009/02/20/haruki_murakami/index.html)
Good evening. I have come to Jerusalem today as a novelist, which is to say as a professional spinner of lies.
Of course, novelists are not the only ones who tell lies. Politicians do it, too, as we all know. Diplomats and generals tell their own kinds of lies on occasion, as do used car salesmen, butchers and builders. The lies of novelists differ from others, however, in that no one criticizes the novelist as immoral for telling lies. Indeed, the bigger and better his lies and the more ingeniously he creates them, the more he is likely to be praised by the public and the critics. Why should that be?
My answer would be this: namely, that by telling skilful lies--which is to say, by making up fictions that appear to be true--the novelist can bring a truth out to a new place and shine a new light on it. In most cases, it is virtually impossible to grasp a truth in its original form and depict it accurately. This is why we try to grab its tail by luring the truth from its hiding place, transferring it to a fictional location, and replacing it with a fictional form. In order to accomplish this, however, we first have to clarify where the truth-lies within us, within ourselves. This is an important qualification for making up good lies.
Today, however, I have no intention of lying. I will try to be as honest as I can. There are only a few days in the year when I do not engage in telling lies, and today happens to be one of them.
So let me tell you the truth. In Japan a fair number of people advised me not to come here to accept the Jerusalem Prize. Some even warned me they would instigate a boycott of my books if I came. The reason for this, of course, was the fierce fighting that was raging in Gaza. The U.N. reported that more than a thousand people had lost their lives in the blockaded city of Gaza, many of them unarmed citizens--children and old people.
Any number of times after receiving notice of the award, I asked myself whether traveling to Israel at a time like this and accepting a literary prize was the proper thing to do, whether this would create the impression that I supported one side in the conflict, that I endorsed the policies of a nation that chose to unleash its overwhelming military power. (This is an impression, of course, that I would not wish to give. I do not approve of any war, and I do not support any nation.) Neither, of course, do I wish to see my books subjected to a boycott.
Finally, however, after careful consideration, I made up my mind to come here. One reason for my decision was that all too many people advised me not to do it. Perhaps, like many other novelists, I tend to do the exact opposite of what I am told. If people are telling me-- and especially if they are warning me-- "Don�t go there," "Don�t do that," I tend to want to "go there" and "do that". It�s in my nature, you might say, as a novelist. Novelists are a special breed. They cannot genuinely trust anything they have not seen with their own eyes or touched with their own hands.
And that is why I am here. I chose to come here rather than stay away. I chose to see for myself rather than not to see. I chose to speak to you rather than to say nothing.
Please do allow me to deliver a message, one very personal message. It is something that I always keep in mind while I am writing fiction. I have never gone so far as to write it on a piece of paper and paste it to the wall: rather, it is carved into the wall of my mind, and it goes something like this:
"Between a high, solid wall and an egg that breaks against it, I will always stand on the side of the egg."
Yes, no matter how right the wall may be and how wrong the egg, I will stand with the egg. Someone else will have to decide what is right and what is wrong; perhaps time or history will do it. But if there were a novelist who, for whatever reason, wrote works standing with the wall, of what value would such works be?
What is the meaning of this metaphor? In some cases, it is all too simple and clear. Bombers and tanks and rockets and white phosphorus shells are that high wall. The eggs are the unarmed civilians who are crushed and burned and shot by them. This is one meaning of the metaphor.
But this is not all. It carries a deeper meaning. Think of it this way. Each of us is, more or less, an egg. Each of us is a unique, irreplaceable soul enclosed in a fragile shell. This is true of me, and it is true of each of you. And each of us, to a greater or lesser degree, is confronting a high, solid wall. The wall has a name: it is "The System." The System is supposed to protect us, but sometimes it takes on a life of its own, and then it begins to kill us and cause us to kill others--coldly, efficiently, systematically.
I have only one reason to write novels, and that is to bring the dignity of the individual soul to the surface and shine a light upon it. The purpose of a story is to sound an alarm, to keep a light trained on the System in order to prevent it from tangling our souls in its web and demeaning them. I truly believe it is the novelist's job to keep trying to clarify the uniqueness of each individual soul by writing stories--stories of life and death, stories of love, stories that make people cry and quake with fear and shake with laughter. This is why we go on, day after day, concocting fictions with utter seriousness.
My father passed away last year at the age of ninety. He was a retired teacher and a part-time Buddhist priest. When he was in graduate school in Kyoto, he was drafted into the army and sent to fight in China. As a child born after the war, I used to see him every morning before breakfast offering up long, deeply-felt prayers at the small Buddhist altar in our house. One time I asked him why he did this, and he told me he was praying for the people who had died in the battlefield. He was praying for all the people who died, he said, both ally and enemy alike. Staring at his back as he knelt at the altar, I seemed to feel the shadow of death hovering around him.
My father died, and with him he took his memories, memories that I can never know. But the presence of death that lurked about him remains in my own memory. It is one of the few things I carry on from him, and one of the most important.
I have only one thing I hope to convey to you today. We are all human beings, individuals transcending nationality and race and religion, and we are all fragile eggs faced with a solid wall called The System. To all appearances, we have no hope of winning. The wall is too high, too strong--and too cold. If we have any hope of victory at all, it will have to come from our believing in the utter uniqueness and irreplaceability of our own and others� souls and from our believing in the warmth we gain by joining souls together.
Take a moment to think about this. Each of us possesses a tangible, living soul. The System has no such thing. We must not allow the System to exploit us. We must not allow the System to take on a life of its own. The System did not make us: we made the System.
That is all I have to say to you.
I am grateful to have been awarded the Jerusalem Prize. I am grateful that my books are being read by people in many parts of the world. And I would like to express my gratitude to the readers in Israel. You are the biggest reason why I am here. And I hope we are sharing something, something very meaningful. And I am glad to have had the opportunity to speak to you here today. Thank you very much.
Murakami Haruki

Xem Tiếp: ----