Phi lộ: Sau đây là phần trích lại một phần từ quyển sách biên khảo về Tiếng Việt Đa Dạng của GS Nguyễn Hữu Phước. Sách dầy hơn 300 trang. VHLA. Sông trong tiếng Việt Trong tiếng Việt có nhiều từ để chỉ dòng nước chảy giữa đôi bờ từ nguồn, nhập vào một dòng nước lớn hơn, hoặc chảy đến vào một hồ nước to lớn, hoặc chảy ra biển:"hà", "giang", "rạch","suối", "kinh" và "sông". Sông là tiếng Việt thuần, còn hai từ hà và giang là từ Hán Việt (HV), được dùng nhiều và trở nên thông dụng. Ông Lê Văn Đức (3) và Đào Duy Anh (1) cho ta những từ và nghĩa liên quan đến "hà, giang và sông. " Hà Tiếng HV, hà có nhiều nghĩa. Một trong những nghĩa đó là "sông rạch". Trên trời, chúng ta có Sông Ngân hay Ngân Hà: sông màu bạc chỉ dải mây trên trời giống hình dòng sông. Có màu bạc nhờ ánh sáng của những vì sao. Ca dao có câu:
Đêm đêm tưởng giải ngân hà Chuôi sao tinh đẩu đã ba năm tròn.Theo truyền thuyết, đây là dòng sông chia cách Chức Nữ,Ngưu Lang. Tục truyền rằng sao Chức Nữ là Thiên Tôn Nữõ được gã cho Khiêu Ngưu, một vì sao khác. Hai sao nầy mỗi năm, chỉ có một lần, vào ngày mồng 7 tháng bảy âm lịch, nhờ chim khách bắc cầu để qua sông Ngân và gặp nhau:
Xưa kia ai biết ai đâu Bởi chim ô Thước bắc cầu qua sông.Ngày nầy trong lịch Á Đông còn gọi là ngày thất tịch. Sông Ngân Hà (dùng theo thói quen) dùng nghĩa bóng, để chỉ sự cách trở của những kẻ yêu nhau mà không được gặp nhau. Kế đến, từ "sơn hà" hay "núi sông" dùng chung như danh từ ghép, chỉ đất nước, quốc gia. Ca dao có câu:
Ghé vai gánh đỡ sơn hà, Sao cho rõ mặt mới là trượng phu.Nhưng khi muốm chỉ núi non và sông rạch như một yếu tố thiên nhiên mà thôi, người ta dùng từ "sơn xuyên". Ở miền Bắc Việt Nam (VN) chúng ta có Sông Hồng hay Hồng Hà. Đôi khi, từ đôi nầy được dùng theo thói quen là "sông Hồng Hà". Rồi chúng ta có "hà biên" hay "hà ngạn" là bờ sông; "hà công": công trình hay việc làm liên hệ đến sông rạch; "hà châu": bãi sông; "hà đê": bờ đất đấp theo ven sông để chận lũ lụt; " hà hệ" và hà lãnh: hệ thống sông ngòi và lãnh vực đất đai trong hệ thống đó; "hà khẩu": tức cửa sông hay nơi sông chảy ra biển (còn gọi là cửa biển); "hà vận": sự chuyên chở trên sông (như không vận là chuyên chở bằng phi cơ và lộ vận là chuyên chở bằng đường bộ). Tất cả những từtrong ngoặc kép, vừa kể ít thấy dùng trong văn chương. Riêng từ"Hà Bá" là thần sông thì rất nhiều người biết. Họ biết không phải vì sợ thần sông, nhưng biết nhiều vì "hà bá" là một tiếng mắng (chửi)hay được dùng đến. Có lẽ hai từ Ngân Hà và hà bá làthông dụng nhất trong văn nói cũng như văn viết. Câu tục ngữ"Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá" dùng để chỉ hai nghề mà người ta cho là hậu vận không khá. Đó là nghề đốn cây rừng và nghề đánh cá. Trong động vật có con "hà mã". Nó không phải "ngựa nước" mà là "trâu nước", rất to lớn. Trên những dòng sông lớn ở Nam Mỹ và Phi Châu có nhiều hà mã cư trú. Chúng to lớn, da dầy và nặng hơn trâu VN rất nhiều. Thoạt trông thì chúng có vẻ rất hiền. Nhưng khi chúng tấn công những ghe thuyền nhỏ đi gần chúng (mà không biết) thì những người trên thuyềân khó thoát chết. Giang Giang cũng có nhiều nghĩa. Ở đây chúng ta chỉ chú trọng đến nghĩa sông mà thôi. Cả hai quyển: Hán Việt Tự Điển (1), và Việt Nam Tự Điển (3) đều ghi: Giang là sông lớn. Miền Trung Việt Nam có Hương Giang, miền Nam, có Tiền Giang và Hậu Giang là những tên sông quen thuộc của dân ta. Về phương diện lịch sử thì Bạch Đằng Giang, Lô Giang, Sông Gianh, Sông Bến Hải, mỗi sông đã đánh dấu một sự kiện đặc biệt trong tiến trình của dân tộc ta. Liên hệ đến từ giang, chúng ta có "giang sơn" hay "sông núi" để chỉ địa hình địa vật của một nước, và của quốc gia. "Giang sơn cẩm tú" chỉ đất nước đẹp đẽ như gấm vóc, lụa là. Tôn Thọ Tường khi than vãn về số phận của VN có viết:
Giang sơn ba tỉnh hãy còn đây Non nước vì ai đến nổi nầy.Ngoài ra giang sơn cũng còn có nghĩa là nhà cửa, sự nghiệp. Ca dao có câu:
Lấy chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.Cũng thời dùng danh từ "sơn" cho núi, khi đi đôi với "hà" thì sơn đứng trước, nhưng khi đi với "giang" thì sơn đứng sau. Sao lại có chuyện nầy thì xin để các nhà ngữ học giải thích. Khi dùng giang và hà như một từ ghép, "giang hà" chỉ chung sông rạch hoặc các đường nước. Ca dao có câu:
"Cái sông giang hà chỗ cạn chỗ sâu" (3)Cũng như hà ngạn bên trên, chúng ta có "giang biên" là bờ sông. Thêm vào còncó "giang đình" hay "giang lâu" là ngôi nhà mát dựng ở ven sông trên mặt nước, không vách, còn gọi là nhà thủy tạ. Chúng ta cũng có "giang khẩu" là cửa sông chỗ giáp biển, hay cửa biển cũng vậy. "Giang tâm": giữa dòng sông; "giang tân": bến ghe thuyền đậu theo ven sông. Các từ vừa kể trong đoạn nầy ít thông dụng, mặc dầu giang tân có ghi trong truyện Kiều:
Quanh co theo giải giang tân Khỏi rừng lau, đã tới sân Phật đường. (Sư Giác Duyên dẫn Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đến nơi Kiều cư trú, sau khiKiều được vớt lên khỏi sông Tiền Đường. )Thêm vào chúng ta có các từ sau đây thông dụng hơn. "Giang đỉnh" hay "giang thuyền" là những tàu nhỏ của thủy quân dùng trong các sông rạch. "Trường giang": sông dài, được dùng nhiều trong văn thơ, sẽ nói thêm ở một đoạn sau. "Giang đầu" hay nguồn sông, có nghĩa bóng chỉ nơi xa xôi. Trong bản nhạc "Chiều Mưa Biên Giới" của Nguyễn Văn Đôngcó câu:
" Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Em còn đứng ngóng nơi giang đầu".Ngoài ra trong thơ cổ T. H. có bài thơ rất nổi tiếng liên quan đến từ giang đầu.
Quân tại Tương Giang đầu (Chàng tại đầu sông Tương) Thiếp tại Tương Giang vĩ (Em tại cuối sông Tương) Tương tư bất tương kiến (nhớ nhau, nhưng không thấy nhau). Đồng ẩm Tương Giang thũy (Cùng uống nước sông Tương)Theo tác giả "Nhà Giáo" (10) thì bốn câu thơ trên là đoạn 2 của bài Trường Tương Tư, tác giả là Lương Ý Nương đã viết vào thế kỷ thứ 10. Nàng viết để tả sự tương tư người yêu là Lý Sinh khi hai người phải xa nhau. Nàng dùng Tương Giang, một con sông chảy vào hồ Động Đình thuộc tỉnh Hà Nam ở Trung Quốc, để làm bối cảnh cho bài thơ thương nhớ. Nhờ bài thơ nầy mà nàng Lương và chàng Lý được nên duyên nợ. Cũng trong bài vừa nói, Nhà Giáo còn có ghithêm hai đoạn khác của bài thơ Trường Tương Tư và cả bài thơ do ông dịch. Tôi xin chép lại đây để chúng ta cùng đọc.
Nhân đạo Tương Giang thâm Vị để tương tư bán Giang thâm chung hữu để Tương tư vô biên hạn...... Mộng hồn phi bất đáo Sở khiếm duy bất tử Nhập ngã tương tư môn Tri ngã tương tư khổ (Sông Tương ai kể rằng sâu So sao bằng nửa nỗi sầu nhớ nhung Sông sâu tận đáy là cùng Còn niềm thương nhớ lại không bến bờ.... Hồn sao bay tới giấc mơ Chỉ còn mỗi cách qua bờ tử sinh Bước vào ngưỡng cửa duyên tình Khổ đau tiếc nhớ riêng mình biết thôi)Thêm vào, còn có "giang khê" là sông và khe nước hay sông lạch ở miền núi. Ca dao có câu:
Chàng đi cho thiếp theo cùng Giang khê thiếp lội, núi đèo thiếp leo.Có một từ đặc biệt trong tiếng Việt là từ "quá giang". Nguyên ngữ "quá giang" có nghĩa "qua sông" bằng cách đi nhờ đò, hay ghe của người khác. Quá giang cũng dùng đến khi đi nhờ từnơi nầy đến nơi khác bằng thuyền. Không hiểu tự bao giờ, từ"quá giang" được dùng cho việc đi nhờ bằng xe. Ngày nay thì quá giang chỉ có nghĩa là đi nhờ thôi, thuyền hay xe gì cũng được. Nhưng nếu quá giang thường quá thì nên đóng góp tiền xăng cho vui cả hai bên. Từ"giang hồ" liên hệ đến sông được dùng nhiều nhất và có nhiều nghĩa nhất. Nghĩa đen là sông và hồ. Theo học giả Đào Duy Anh (1), "giang hồ" là Tam Giang và Ngũ hồ, chỉ chỗ ẩn dật và cũng có nghĩa là không có chỗ cư trú nhất định. Nghĩa bóng là "rày đây mai đó" như trong từ ghép"khách giang hồ". Truyện Kiều cũng có vài câu dùng từ giang hồ theo nghĩa nầy:
Tiếc thay lưu lạc giang hồ, Nghìn vàng thạt cũng nên mua lấy tài. (đây là lời của Thúc Sinh nói với Hoạn Thư về nàng Kiều. )Hoặc:
"Giang hồ quen thói vẫy vùng, Gươm đàn nửa gánh,non sông một chèo" (Hai câu nầy tả nhân vật Từ Hải. )Trong bài "Đời vắng em rồi" thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã viết:
Thôi rồi tay nắm tay lần cuối Chia nẻo giang hồ vĩnh biệt nhau.Trong các truyện kiếm hiệp, những kẻ rày đây mai đó, hay ra tay hành hiệp giúp người cô thế được gọi là khách giang hồ. "Chốn giang hồ" là thế giới của khách giang hồ, thường là chỗ có nhiều tranh chấp hơn thua, thù hận, và có những hành vi gây thương tích, bắt cóc, hay thiệt mạng người. Chốn giang hồ có nhiều trong xã hội Trung Hoa (TH) thờixưa khi mà những người có tài trí (mưu lược) hay võ nghệ thường tự thi hành pháp luật theo ý riêng của mình, hay của nhóm mà họ theo. (tiếng Anh gọi là "take the laws into your own hands. "). Xã hội của luật lệ theo kiểu "giang hồ", là xã hội loạn lạc. Nhưng từ "gái giang hồ" lại chỉ các cô ăn sương hay gái làng chơi. Tục ngữ có câu sau đây:
"Gái giang hồ gặp trai tứ chiếng".Tứ chiếng là lưu lạc nhiều nơi, biết nhiều, từng trải qua nhiều lối sống, sành đời. Ca dao cũng có câu:
Trai tứ chiếng, gái giang hồ, Gặp nhau làm nổi cơ đồ cũng nên.Rạch, suối và kinh Nhiều sông nhỏ ở vùng đồng bằng Cửu Long mang tên chung là rạch. Đặc biệt ở tỉnh Bến Tre, những sông con nào chảy vào các ngánh chánh của sông Tiền Giangđều mang tên rạch như: Rạch Bến Tre chảy ngang chợ tỉnh, Rạch Giồng Trôm, chảy ngang qua quận lỵ Giồng Trôm v. v… Suối là những khe nước nhỏ chảy ở miền đồi núi. Trong văn thơ, suối được thơ mộng hóa nhiều hơn rạch.
Rừng xa lảnh lót tiếng gà Tỉnh ra ta lại cùng ta xuống đèo Ra về suối chảy về theo Về nghe con suối cứ reo trong hồn. (8)Kinh là những đường nước nhân tạo nối liền các sông rạch với nhau. Kinh thường được tạo ra với một vai trò đặc biệt, thường là vai trò nối các đường giao thông thiên nhiên với nhau để có một hệ thống giao thông đường thủy to rộng hơn và tiện lợi hơn. Hệ thống kinh ở Âu Châu, Bắc/ Đông Bắc Hoa Kỳ, và ở đồng bằng Cửu Long là những thí dụ cụ thể về vai trò của kinh rạch trong giao thông, và kinh tế. Sông Trường hợp chỉ định rõ, sông là từ dùng chung để chỉ những dòng nước, trên đó con người có thể lưu thông được trên một đường khá xa. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, sông đóng vai trò hết sức quan trọng. Trên phương diện địa lý nhân văn và kinh tế, bằng chứng của sự quan trọng nầy sẽ còn mãi với thời gian. Hầu hết những thành phố lớn trên thế giới đều nằm cạnh, hoặc cả hai bờ của một con sông lớn. Ở VN:Hà Nội, Huế, Sàigon đều nằm vào trường hợp đó. Ngay cả địa điểm của các tỉnh lỵ hay quân lỵ cũng ở vào trường hợp như vậy. Lý do thật đơn giản: từ ngàn xưa và cho tới thời cận đại, lúc chưa có cơ giới để chạy tàu thuyền, vàhệ thống đường bộ không phát triển vì chưa có xe hơi, sông là phương tiện giao thông tiện lợi do thiên nhiên cung cấp. Cũng ở VN, con sông được nói đến nhiều nhất là sông Cửu Long (gồm Tiền Giang và Hậu Giang) hay còn có tên quốc tế là sông Mékong. Con sông nầy được các nhà địa dư, kinh tế, môi sinh và các kỹ sư thủy học liệt vào sông quốc tế vì từ nguồn đến biển, nó đã chảy qua nhiều quốc gia khác nhau: Trung Hoa, Myanmar (Miến Điện cũ) Lào, Thái Lan, Cam Bốtvà Việt Nam. Tên của nó cũng thay đổi theo những nước đó theo thứ tự vừa kể bên trên: River of the Stone (Lancang Jiang), Dragon Running River, Turbulent River, Mother River Khong, Big Water và The Nine Dragons (5). Tất cả những tên nầy là tên dịch từ tiếng địa phương ra tiếng Anh như trường hợp Nine Dragons là dịch từ chữ Cửu Long của Việt Nam. Tiền Giang chảy ra Thái Bình Dương bằng 6 giang khẩu (cửa biển): Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu; Hậu Giang với 3 giang khẩu: Định An, Ba Thắt, và Tranh Đề. Danh xưng Cửu Long phát xuất do chín giang khẩu nầy. Việc khai thác và sử dụng sông Mékong thế nào cho đem lợi ích cho tất cả các quốc gia liên hệ là một vấn đề hết sức phức tạp. Liên Hiêp Quốc đã chỉ định một Ủy Ban đăïc trách về việc nầy. Tuy nhiên sự hợp tác giữa các nước liên hệ còn tùy thuộc nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố chánh trị đóng vai trò rất quan trọng. Nếu nhà cầm quyền của môït quốc gia, thuộc vùng ảnh hưởng của lưu vực Cửu Long, không biết tranh đấu cho quyền lợi của dân tộc mình trong việc khai thác dòng sông, thì tai hại, mà dân chúng của nước đó gánh nhận, không biết kể sau cho xiết. Những điều trên không thuộc phạm vi của bài nầy, xin độc giả nào muốn biết thêm, có thểù vào thư viện mượn sách hay mua quyển Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng (tác giả: Ngô Thế Vinh), hoặc đọc Tạp chí Đi Tới số tháng 7, 1999 và số tháng 12, 2000; hay dùng internet vào những mạng lưới toàn cầu, tìm mục "Ủy Ban Phát Triển sông Mekong (Mekong River Commission. ) Sông trong âm nhạc và trong văn thơ VN. Vào thập niên 1950 có ban nhạc mang tên "Sầm Giang" do nhạc sĩ Trần văn Trạch điều khiển. Sầm Giang là tên của một nhánh sông chảy vào Tiền Giang thuộc tỉnh Mỹ Tho. Dòng Sầm Giang nổi tiếng nhờ có nhiều cảnh đẹp. Ngoài ra, trước đó khoảng một thập niên, cũng từ nơi nầy đã phát xuất ra "Tao Đàn Sầm Giang",một thi đàn gồm nhiều thi sĩ nổi tiếng. Ông Nguyễn Văn Bá, người sáng lập ra Tao Đàn nầy, gốc Huế, cưới vợ người Sầm Giang (cô của ông Trần Văn Trạch) và đã nhận Sầm Giang làm quê hương thứ hai. Ông là chủ biên báo Thần Chung (2). Vùng đất ven Sầm Giang nổi tiếng ở tỉnh Mỹ Tho vì có nhiều nhân tài sinh ra ở vùng nầy như các nhạc sĩ Trần Văn Trạch, Trần Văn Khê, Nguyễn Mỹ Ca, Hàng Thuận Đặng v. v. ; và có nhiều nhân tài ghé thăm thắng cảnh ở đây như các ông Phạm Quỳnh (chủ Bút Nam Phong), thi sĩ Trúc Phong Hà Tiên và những thi sĩ, văn nhân nổi danh khác trong Tao Đàn Sầm Giang (theo Đặc San Tiền Giang số xb năm 1993, trích lại sách của nhà khảo cứu Huỳnh Minh (2)). Gần đây, những cựu giáo sư, học sinh và các thân hữu của các trường trung học Tăng Bạt Hổ, Bồ Đề, Bồng Sơn và Bán Công Tam Quan (trước 1975) ở hải ngoại có đóng góp vào văn chương Việt Nam tại hải ngoại qua đặc san "Lại Giang". Lại Giang là tên của một con sông ở phần Bắc của tỉnh Bình Định. Cả hai Đặc San Tiền Giang và Lại Giang trong thập niên 90, và 00 đã đóng góp được nhiều số với nhiều bài có giá trị đặc biệt liên quan đến quê hương Việt Nam. Đối với một số văn, thi nhân và nhạc sĩ, sông là nguồn cảm hứng của họ vì vẻ đẹp thiên nhiên của dòng nước và của phong cảnh ở ven sông. Bến nước, bếân đò hay các giang cảng là nơi đón mừng người phương xa đến với chúng ta, hay tiễn người thân yêu xuống thuyền ra đi đến một chân trời xa lạ vì một lý do nào đó. Đi xa hơn, các nghệ sĩ đã dùng những hình ảnh liên hệ đến sông đểdiễn tả sự chia ly, mong nhớ hay cái buồn man mác của cảnh hoàng hôn trên sông vắng v. v… Sông trong âm nhạc Nhạc sĩ Phạm Duy trong bản Bên Cầu Biên Giới đã nói lên cái buồn man mác với những hình ảnh thật phong phú về sông, dòng nước, mây núi, và chiếc cầu:
Ngừng đây soi bóng bên dòng nước lũ, Cầu cao nghiêng dốc trêngiòng sông sâu... Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi. Sông nước xa xôi; Mây núi khắp nơi, không tỏ một đôi lời. Ôi giấc mơ qua, mộng lòng phiêu lãng giang hồ. Sống trong lòng người đẹp Tô Châu. Hay là chết bên giòng sông Danube, Những đêm sáng sao...Trong bản Thuyền Viễn Xứ,Phạm Duy dùng ý thơ của Bùi Huyền Chi để tả cảnh chia ly:
... Làn mây hồng pha ráng trời, Sóng Đà Giang, thuyền qua xứ người. Thuyền ơi Viễn Xứ xa xưa... Quay lại hướng nào, Đà Giang lệ ướtnồng... Lũ thùy dương rũ bóng ven sông. Chiều nay trên bến muôn phương. Có thuyền Viễn Xứ nhổ neo lên đường.Ngoài sông ra, nhạc sĩ họ Phạm còn viết chung với nhạc sĩ Văn Cao, về con suối mộng mơ trong bản Suối Mơ.
Suối mơ, bên rừng thu vắng, Giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng... Suối ơi!Ôi nguồn yêu mến Còn ghi khi bóng ai tìm đến... Suối hát theo đôi chim quyên. Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối. Nghe suối róc rách trôi hoa lừng hương gió ngát... Suối ơi! Nghe rừng heo hút. Giòng em đưa lá khô già trút... Với suối xưa trôi nơi đâu.Trúc Phương cũng viết về sông, nhưng ngang qua hình ảnh của cô lái đò. Trong bản Đò Chiều, với câu chuyện kết thúc trong hạnh phúc, ông viết:
Một ngày nào trên bến cô liêu, Xóm bên sông tiêu điều Buồn hắt hiu mây chiều, Đò của người thôn nữ chờ đưa người viễn xứ Đi muôn nơi xa xôi... Nhớ anh từ dạo ấy... Và chiều nay trên bến cô liêu.. Giọng hát vui sông chiều, Tình của người thôn nữ vừa trao người viễn xứ. Trên sông xưa mênh mông,đôi bóng đẹp đôi.Trong bản Thuyền Trăng, Nhật Bằng và Thanh Nam mượn con thuyền để nói về giòng sông:
Thuyền trôi triền miên trên sông nhịp nhàng... Bờ xa âm thầm làn sóng luyến thương... Thuyền trôi chèo nghiêng trên sông lặng lờ... Lắng nghe sông buồn dạo khúc hoan ca. Thuyền hỡi nhớ về cùng bến mong chờ.Nhiều nhạc sĩ đã dùng từ "qua sông" hay "sang sông" để nói lên nỗi lòng của các chàng trai khi người yêu đi lấy chồng. Y Vũ & Nhật Ngân trong bản Tôi Đưa Em Sang Sông:
Tôi đưa em sang sông, Chiều xưa mưa rơi âm thầm... Tôi đưa em sang sông, bàn tay nâng niu ân cần. Sợ bến đất lấm gót chân, sợ bến gió buốt trái tim... Hôm nao em sang ngang? Bằng xe hoa hay con thuyền… Nàng đã thay một lối về, Quên cả người trong gió mưa. Trong bản Chim Đa Đa (tác giả? ) có câu: Tình cờ tôi gặp lại em, Ta đi chung trên một chuyến đò, Con đò chiều đưa khách sang sông. Tình cờ ta nhận ra nhau, Nghe mênh mông như chuyện hôm nào, Để đò chiều sóng vỗ lao xao. Hôm cô dâu sang nhà chồng, Qua sông trên con đò hồng, Mà giọt buồn nhỏ ven sông Ầu ơ... có con chim đa đa..... Sông trong văn thơ Ca dao có một số câu thơ sau đây về sông: Phụ đây đây chẳng có lo Cầu gãy còn đò, giếng gãy còn sông. Sông sâu còn bắt nhịp cầu Sông dài biết tỏ lòng sầu cùng ai. Sông dài biển rộng trời cao Công ơn cha mẹ ngày nào trả xong. Dò sông dò biển khó dò Nào ai lấy thước mà đo lòng người.Cũng như nhạc sĩ,có nhiều thi sĩ đã mượn dòng sôngvà những gì liên hệ, trực tiếp hay gián tiếp, để diễn tả nhiều tâm trạng khác nhau. Chúng tôi chỉ kể ra đây một ít thí dụ mà thôi. Thi sĩ Quang Dũng tả một số địa danh ở miền Bắc trong ấy có sông Đáy:
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắc thổi đêm trăng (bài Đôi mắt người Sơn Tây. )Hoặc: Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa, Đêm khuya sông Đáy lạnh đôi bờ...Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã diễn tả về con sông, dòng suối, và nhiều chi tiếtcủa câu chuyện, trong cùng một bài thơ, bài Chùa Hương.
Hôm nay đi chùa Hương... Thầy mẹ ra đi đò; Thuyền mấp mênh bên bờ Em nhìn sông nước chảy; Đưa cánh bườm lô nhô... Thuyền nan vừa lẹ bước,Em thấy một văn nhân... Dòng sông nước đục lờ. Ngâm nga chàng đọc thơ... Réo rắt suối đưa quanh,Ven bờ ngọn núi xanh, Dịp cầu xa nho nhỏ,Cảnh đẹp gần như tranh...Về các sông ở miền Nam chúng ta có một số các bài thơ sau đây. Thi sĩ Ngọc Loan trong bài Bến Tre Thương Nhớ có câu:
Sông dài uốn khúc Cửu Long, Hàm Luông chia ngã chảy vòng làng tôi...Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên (NTN) đã dùng cả ba con sông ở Miền Nam: Sông Tiền,Sông Hậu và sông Đồng Nai, để nói lên lòng yêu thương của ông với một cô gái trong bài "Tâm chung": (tác giả NTN không có "viết Hoa" các tên sông và địa danh)
Cùng em sông Hậu sông Tiền, Lia thia quen chậu tình hiền quen khăn... Vì em là lượng Cửu Long, Bún khô vẫn gạo nanh chồn, nàng hương Vì em là ngọt sông đồng, Vàng chua bưởi mễ vẫn bông biên hòa...Đa số các thi sĩ khi nói về sông thường là nói lên sự chia cách. Thi sĩ Nguyễn Bính, trong bài "Cô lái đò," tả sự mòn mỏi chờ trông người yêu:
Xuân đã đem mong nhớ trở về, Lòng cô gái ở bến sông kia, Cô hồi tưởng lại ba xuân trước, Trên bến cùng ai đã hẹn hò. Nhưng rồi người khách tình xuân ấy, Đi biệt không về với bến sông.... Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong, Cô lái đò kia đi lấy chồng... Và trong bài thơ "Hai lòng": Lòng anh như biển sóng cồn, Chứa muôn con nước, ngàn con sông dài... Hoặc trong bài "Tương tư": Bảo rằng cách trở đò giang, Không sang là chẳng đường sang đã đành... Bao giờ bến mới gặp đò? Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau...Thi sĩ Trần Dạ Từdùng dòng sông để diễn tả sự thương nhớ người yêu trong bài "Thuở làm thơ yêu em":
Thuở làm thơ yêu em, Cả giòng sông thương nhớ...Trong một bài thơ khác, được Phạm Duy phổ nhạc (bản "Thà là giọt mưa rớt trên tượng đá"), NTN đã viết:
Người từ trăm năm về ngang sông rộng. Ta ngoắc mòn tay, Chỉ thấy sông lồng lộng, Chỉ thấy sông chập chùng...Bài thơ tả nhiều cảnh trí trên sông nhất có lẽ là bài "Trường Giang" của Huy Cận. Bài nầy tôi thuộc từ lúc học trung học, không nhớ trong trường hợp nào. Giờ đây chép lại theo trí nhớ, hy vọng chép đúng.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái, nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy giòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãng chợ chiều Nắng xuống trời lên, sầu chót vót Sông dài trời rộng, bến cô liu. Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút tình thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Lớp lớp mây cao chùm núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa Lòng quê dờn dợn vời non nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.Dòng sông Đa Phước Dòng sông của tuổi ấu thơ Đa Phước là tên của một dòng sông nhỏ, chảy ngang qua quận lỵ Mỏ Cày (tỉnh Bếân Tre), chảy vào sôngHàm Luông tại "Vàm Nước Trong". Hàm Luông là một trong những nhánh chánh của Tiền Giang. Sông Đa Phước tên là "Rạch Vàm Nước Trong", nhưng vì chảy ngang làng Đa Phước Hội nên còn có tênlà Sông Đa Phước. Tôi sống bên dòng sông nầy trong mười một năm đầu của cuộc đời và gắn bó với nó nhiều từ lúc 5 tuổi cho đến lúc 14 tuổi. Trong suốt 11 năm đó, nhiều ngày trong tuần, tôi đã câu cá, tắm lội và chèo ghe đùa chơi với các bạn cùng lứa tuổi. Xuồng ba lá hay xuồng tam bảng Vì sống cạnh con sông, nên cha tôi đã cho tôi tập lội từ lúc lên năm. Sau một vài tháng tập tành tôi đã "lội như con rái" theo lời má tôi hay khoe với những người bạn"hàng bông" (những người chuyên bán trái cây, rau cải, trồng trong vườn và dùng ghe nhỏ, thường là "xuồng ba lá" để chở hàng bông ra chợ bán. ) Ngay trước nhà tôi, cha tôi có làm một "cây cầu nước" để xuống gánh nước sông lên mà dùng, hoặc để giặt quần áo. Cầu nầy còn là nơi các bạn hàng bông làm chỗ cột ghe, xuồng, nhứt là khi các chỗ cột ghe gần sát bến nước ở chợ đã chật chỗ. Khi những bạn hàng nầy cột xuồng xong, họ đem những cây "dầm" (tức cây chèo cán ngắn dùng để bơi ghe) lên gởi ở nhà tôi cho đến khi họ buôn bán xong, trở lại đem dầm về xuồng và đi về. Nhờ vậy mà tôi quen được với rất nhiều chủ xuồng và… tha hồ "mượn" xuồng bơi, chèo đi chơi vài ba mươi phút. Gọi là "mượn" chớ sự thật là cứ lấy dầm và mở dây cột xuồng rồi bơi vòng vòng gần đó mà thôi, chớ có hỏi mượn chủ xuồng bao giờ đâu. Đa số những xuồng nầy thuộc loại xuồng nhỏ nhất: "xuồng ba lá". Xuồng nầy còn có tên là "xuồng tam bảng" hoặc "ghe tam bảng". Người ta còn gọi tắt là những chiếc "tam bảng" hay những chiếc "ba lá". Tên "ba lá" thật ra do chữ tam bảng mà ra, vì thân xuồng được làm bằng ba miếng ván dài, uốn cong và nối với nhau bằng những chốt cây và những cái ngàm. Để cho nước khỏi thấm vào bên trong xuồng, chỗ ráp của các miếng cây được trét "chai". Chai là một chất dẽo ngăn chận được nước khỏi thấm qua mấy chỗ ráp không kín giữa các miếng ván. Thợ đóng xuồng không dùng đinh hay các kim loại khác trong việc chế tạo xuồng. Chèo lái vọt Ngoài vài cây dầm ra,mỗi xuồng còn trang bị thêm một, hoặc hai chèo. Nơi có gắn hai cây chèo trở thành phần lái của chiếc xuồng. Khi chèo, phải chèo cả hai cây một lượt, và sức đẩy phải đồng đều,xuồng mới đi thẳng. Tùy theo sự đẩy mạnh của tay trái hay tay phải, xuồng sẽ đi theo hướng trái hay phải, vì tay phải chèo cây chèo phía trái, và tay trái chèo cây chèo phía mặt. Chèo ghe xuồng kiểu nầy có tên rất đặc biệt là "chèo lái vọt". Chèo kiểu nầy, nếu có thêm một người bơi dầm phía mũi xuồng nữa thì xuồng đi rất nhanh. Ca dao có câu:
Ghe anh nhỏ mũi trõng lườn Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em.Người chèo lái vọt phải có sức mạnh bền bĩ mới chèo một đoạn đường xa được, vì chèo cách nầy rất mau mỏi tay. Cũng như việc biết lội, tôi biết bơi xuồng và chèo xuồng, kể cả việc chèo lái vọt, từ lúc năm tuổi. Tới giờ nầy, nhìn những hình ảnh do bạn bè từ VN đem qua tôi vẫn thấy còn vô số những chiếc xuồng, những chiếc ghe nhỏ, hay trung bình, dài độ3 hay 4 đến 6 thước (10-12 đến 18 feet)với hai mái chèo phía sau. Thiên hạ vẫn còn tiếp tục "chèo lái vọt" một cách nhịp nhàng bên cạnh những chiếc ghe có gắn máy "đuôi tôm", một loại máy có chân vịt nhỏ, gắn ở cuối một thanh sắt tròn và xoay vòng nhờ một động cơ nhỏ. Máy nầy được nhập cảng rất nhiều từ Nhật Bản. Hình ảnh "chèo lái vọt"vẫn còn là một trong những hình ảnh đẹp trên những dòng sông, nhứt là những nơi có chợ nổi, ghe xuồng đi lại nhộn nhịp, buôn bán tấp nập. Câu giăng hay giăng câu Lúc còn học tiểu học, ngoài giờ học tôi thường câu cá ở ngay trên giòng sông Đa Phước. Câu vừa là giải trí vừa là một phần của việc tìm thêm thực phẩm cho gia đình. Không phải câu bằng cần câu đâu. Tôi "câu giăng". Với một sợi "nhợ" (dây làm bằng bông vải) dài độ 50 mét, tôi buộc vào đó độ 30 lưỡi câu. Khoảng cách giữa các lưỡi câu độ một mét. Cuối dây câu, có một cục gạch nặng cỡ một kí lô. Sau khi móc mồi vào lưỡi và sắp xếp thành một hàng dài, dùng tay quăng cục gạch về phía giữa sông. Đầu dây có gạch chìm xuống kéo các lưỡi câu chìm theo. Đầu dây kia, đã được cột chặt vào một thân cây, hay một cây nọc, nếu không có cây gần nơi câu. Dòng nước sẽ kéo "đường câu" xeo xéo về hướng nước chảy. Độ mỗi giờ thì "thăm câu" một lần:Từ từkéođường câu lên và nếu có cá ăn câu thì gỡ cá ra và móc lại mồi nơi những lưỡi câu nào mà mồi đã bị cá "rỉa" nhưng không mắc vào lưỡi. Khi kéo đường câu lên, sự thích thú là cảm nhận được việc "cá mắc câu rồi" qua sự động đậy do cá vùng vẫy, cố thoát chạy. Đây là những giây phút mà dân câu cảm thấy "khoái chí" hay cảm thấy "đã" lắm khi đang kéo nhanh đường câu lên. Đường câu bị giật càng mạnh, độ thích thú càng nhiều, vì hoặc có cá lớn hoặc có nhiều lưỡi câu có cá. Đôi khi bị "mừng hụt": Lưỡi câu móc một cành cây nhỏ còn lá; khi kéo câu, sự cản nước của cành và lá làm người kéo câu có cảm tưởng được con cá lớn, và tưởng rằng vì cá đã mệt nên ít vùng vẫy. Khi cành cây ló lên khỏi mặt nước và tay cầm dây kéo nghe "nhẹ oe" thì tức như bị ngựa đá; và đôi khi... chửi đổng vài tiếng cho đỡ tức. Tuy tôi còn nhỏ, nhưng tôi giăng câu "nghề" lắm. Đó là lời tôi nghe má tôi sau nầy kể lại cho các cháu tôi nghe. Tôi câu "nghề" lắm vì bữa nào tôi đi câu là bữa đó, cơm trưa hoặc cơm chiều chắc chắn có cá kho hoặc cá chiên dằm tỏi ớt. Khi nào tôi chỉ câu được cáù "mừng hụt",Mẹ tôi phải xách rổ đi mua tôm tép từ những người chuyên về nghề"đi chài" hoặc nghề "đóùng đáy. "Tép tươi "rang xổi"(bỏ một chút muối vào tép và rang sơ sơ cho tép vừa chín thôi)ăn ngon "tuyệt cú mèo".
Nghề đóng đáy Nghề nầy còn gọi là nghề làm đáy hay nghề hạ bạc. Dụng cụ hành nghềỞ các sông ngòi vùng đồng bằng Cửu Long và Đồng Nai ngư phủ dùng một loại lưới gọi là "miệng đáy" hay gọi tắt là "đáy" để đánh cá. Nghề đánh cá với loại lưới nầy gọi là nghề "làm đáy" hay "đóng đáy". Người ta còn gọi nghề nầy là nghề "hạ bạc. "Muốn làm nghề nầy phải có bốn dụng cụ chánh sau đây. Ghe đáy Ghe nầy khá lớn; dài từ 6 đến 8 mét, và ngang độ 1. 8 đến 2 mét. Mui dài cỡ 1/3 của ghe và nằm về phía lái, cách lái độ một mét. Phần còn lại của ghe là nơi làm việc của ngư phủ và là nơi chứa miệng đáy trước khi thả xuống sông và sau khi kéo lên khỏi sông. Ghe là nơi ngư phủ sống tạm trong suốt thời gian thả lưới dưới sông, hoặc dùng để di chuyển từ nhà đến nơi đóng đáy. Miệng đáy Cái lưới để bắt cá. Lưới nầy có hình cái phễu. Nơi miệng có đường kính rộng độ 8 đến 10 mét. Nơi nhỏ nhất ở cuối có đường kính độ 35 đến 40 cen-ti-mét. Chiều dài của lưới khoảng 20 đến 25 mét. Sào đáy Gồm hai cây, cấm chặt xuống đáy sông,thường là gần giữa sông, nơi có dòng nước chảy mạnh. Sào được cột vào mộthệ thống dây chằng, giữ cho sào đủ vững để chịu đựng sức nặng của miệng đáy khi nước chảy mạnh. Hai sào đáy cách nhau độ 8 mét. Khi đánh cá, ngư phủ cột miệng của "đáy" vào sào đáy. Cái miệng nầy hả rộng ra từ dưới mặt nước độ 20 cen ti mét (để khỏi hứng những đám lục bình trôi trên sông) cho đến gần sát lòng sông ( hết chiều rộng của lưới độ 8 mét như đã nói). Rượng đáy Một cái giàn gồm 4 cây sào,hai cây đứng và hai cây ngang trên cao. Sào nầy dùng để phơi đáy khi nào không đánh cá. Rượng đáy thường được dựng lên cạnh bờ sông. Ngoài ra, phần cuối của lưới đáy còn có "cái đục. " Đục là cái giỏ bằng tre, đường kính bằng với miệng nhỏ của lưới và dài độ 1. 2 thước. Đục được ráp vào "đáy" nơi miệng nhỏ của "đáy. "Đục được đậy bằngmột vật bằng tre, hình phễu, nơi lưới đáy và đục ráp nhau. Đuôi phễu hướng về cuối của đục. Phần cuối phễu được chế tạo co giản: cá đi vào đục vì sức ép của nước chảy, nhưng không lội ra khỏi đục được vì bộ phận co giản đó. Đục là nơi chứa tất cả những tôm cá nào lọt vào cái miệng của "miệng đáy". Khi thả lưới xuống sông, cái miệng (phía lớn) của lưới đáy đã mở rộng ra đểâ đón bắt những cá tôm nào lọt vào đó. Ngư phủ ở vùng nầy chỉ "làm đáy" khi "nước ròng" (triều xuống) thôi, vì nơi khúc sông nầy nước ròng chảy mạnh hơn nước lớn (triều lên) cá khó lội ngược dòng khi đã lọt vào lưới. Hơn nữa, khi nước lớn đầy, các loại tôm, tép và cá từ trong các ruộng hay các đầm lầy ngập nước, lội ra kiếm ăn. Khi nước ròng, chúng không trở về kịp, và sẽ trôi theo dòng nước. Do đó nước ròng có nhiều cá tôm hơn nước lớn. Đổ đục, tôm và tép: Ngư ông làm đáy, sẽ thăm chừng "đục" mỗi giờ, để có mớ nào liền đem ra chợ bán mớ ấy, nếu con nước thuộc loại nước ngày. Mỗi lần thăm chừng như vậy, ngư phủ làm một động tác gọi là "đổ đục". Ngư phủ kéo đục lên khỏi mặt nước và đổ tất cả những cá tép đã có trong đục vào một cái "khoang" trong ghe, một cái hộc đựng nước để chứa cá tôm. Ca dao có câu:
Đêm khuya ngồi dựa khoang bồng, Sương sa gió lạnh chạnh lòng nhớ em.Nếu đổ đục ban đêm, thì "rọng" cá tôm vào trong một "cái rọng"(động từ "rọng" là ngâm cái rọng nầy ở dưới nước cho cá tôm tiếp tục sống) chờ sáng sớm đem ra chợ bán. Đối với dân chúng ở vùng đồâng bằng Cửu Long Đồng Nai,tôm và tép là hai nhóm khác nhau, tuy cùng chung một loại có vỏ. Theo dân ở đồng bằng, tôm là tất cả những con nào có một cặp càng to hơn các chân khác của nó. Để dễ nhận diện chúng, chúng ta có những con "tôm càng xanh" bán trong các siêu thị VN. Còn tất cả những thứ có vỏ loại đó nhưng không có cặp càng đặc biệt, đều gọi là "tép". Nói khác đi, thức ăn mà chúng ta thường gọi là "tôm rang muối" ở các tiệm ăn VN hay TH ở Mỹ, Gia Nã Đại đều thuộc loại "tép" cả. Nhưng vì những năm gần đây, do việc xuất cảng, danh từ chung để gọi cả hai nhóm trên là "tôm" cho gọn (Crevette tiếng Pháp, hay shrimp của Anh/Mỹ). Vì vậy, gần đây Việt kiều ít phân biệt tôm và tép nữa. Sông, nghề hạ bạc và tuổi thơ Tôi có nhiều bà con làm nghề đóng đáy nầy. Riêng Bác Năm tôi "làm đáy" ngay trên sông Đa Phước, cách nhà tôi độ 100 thước. Vì dòng sông khá rộâng, nên còn có hai ngư phủ khác với 2 cặp sào sắp thành một hàng chiếm độ một phần ba của sông, nơi khoảng giữa sông. Thời tuổi thơ, suốt những năm tiểu học, ngoài việc câu giăng, thỉnh thoảng tôi đã theo bác tôi, lênh đênh trên ghe nhiều ngày trong trong mỗi tháng để hụ hợ (giúp chuyện lặt vặt) với bác. Lẽ dĩ nhiên Bác Năm trả công bằng cách cho một mớ cá tép đem về sau mỗi lần tôi theo phò tá. Nói là theo giúp việc, nhưng thật ra thìchơi đùa nhiều hơn là làm việc, vì lúc đó tôi còn quá nhỏ, việc làm đáy lại là một việc nặng nhọc vô cùng. Sau đó tôi lên Sàigòn học trung học (Petrus Ký). Trong ba năm đầu, cứ mỗi khi có ngày nghỉ ở trường, tôi lại về quê bên dòng Đa Phước. Tôi lại tiếp tục, một vài lần trong mỗi tháng, tùy theo "con nước" (thủy triều) phải "thức khuya dậy sớm", không phải để học bài, mà là để theo Bác Năm đi "đóng đáy". Từ Sàigòn về đến chợ Mỏ Cày phải đi xe qua không biết bao nhiêu cây cầuvà hai chuyến bắc (phà). Những cây cầu lớn gồm có cầu Bến Lức, và cầu Tân An. Xuống đến Mỹ Tho phải đi ngang qua bắc sông Mỹ Tho, và cầu Ba Lai mới tới Bến Tre. Từ Bến Tre về Mỏ Cày phải đi qua Bắc Hàm Luông, và rất nhiều cầu nhỏ. Đường dài chỉ 100 cây số mà phải mất đến 5 giờ vì hai chuyến bắc nầy. Sông Mỹ Tho, Ba Lai và Hàm Luông là ba nhánh chánh của của Tiền Giang. Khi ngày nghỉ chấm dứt, trên đường từ Mỏ Cày về Sàigòn thì cũng vượt qua bao nhiêu đó cầu và bắc, theo chiều ngược lại. Việc theo làm nghề hạ bạc bán thời gian trong dịp hè bị gián đoạn sau nămtôi được 14 tuổi. Việc đánh cá ở trên sông Đa Phước xuống dốc, Bác Năm tôi "nhổ sào" và dọn nhà qua vùng Nhơn Sơn, cách chợ Bến Tre độ 15 km. Nơi đó chỉ có giao thông với Bến Tre bằng đường thủy, nên sau nầy tôi rấtít đến. Khi từ giã cha mẹ tôi, Bác Năm trai có nói: "Càng ngày càng có nhiều người bỏ nghề hạ bạc nầy vì số cá tôm bắt được càng ngày càng ít. Chắc rồi đây tôi cũng sẽ bỏ nghề, nếu chỗ mới kiếm ăn không khá. " Nhơn cơ hội đó, Cha tôi nói: "Con có nghe Bác Năm nói không. Con phải ráng học, càng cao càng tốt, để tránh cái cảnh sống khó khăn của các bác và chú. " Dòng sông Đa Phước và người "Life Guard" không biết lội. Tất cả đều đã là một dĩ vãng xa xăm. Phần rõ nhất còn lại trong ký ức là đời sống ngây thơ, hạnh phúc của tôi lúc còn nhỏ, qua hình ảnh của người mẹ VN lúc nào cũng trông ngóng con về thăm nhà. Và hình ảnh của người vợ VN lúc nào cũng tỏ vẻ hiểu biết, chấp nhận sự hy sinh, vừa phải đi dạy học, vừa lo cho con, chấp nhận mọi sự cực khổ, mỏi mòn mong ngóng, nhưng luôn khuyến khích chồng tiếp tục con đường học vấn. Vợ thì vẫn còn chung bước trên đường đời, cùng nhau "vui thú điền viên" trong những ngày hưu trí hiện tại. Nhưng Mẹ thì đã ra đi từ lâu. Người life guard không biết lội Nhớ lại, Mẹ đã đứng cạnh dòng sông mỗi lần tôi xuống tắm lội dưới sông cho đến khi tôi lên bờ. Mẹ tôi sợ tôi "ỷ lội giỏi" lội ra xa bờ quá có thể chết đuối. Hoặc khi tôi "mượn xuồng" chèo chơi trên sông, Mẹ cũng đứng chờ vì nếu chủ xuồng trở lại thì Mẹ xin phép chủ xuồng cho tôi và gọi tôi đem xuồng về trả lại. Nhớ lại chuyện cũ mà tôi tức cười. Mẹ tôi nào có biết lội. Vậy mà Mẹ luôn đóng vai trò "life guard" để coi chừng cho con tha hồ bơi lội trong dòng nước đôi khi chảy khá mạnh. Giờ đây nghĩ lại, nếu có chuyện gì xảy racho tôi lúc tôi ở dưới nước, Mẹ cứu tôi bằng cách nào? Thế mà lúc ấy Mẹ cũng "an lòng" đóng tròn vai trò "life guard" và con cũng "yên chí" tha hồ bơi lội hằng nhiều giờ dưới dòng sông. Anh lính Ma rốc và sông Đa Phước Trong những kỷ niệm của việc lội sông và bơi xuồng ba lá, việc vớt một anh lính Marốc tắm sông và suýt bị "ma-da" kéo, có lẽ là chuyện buồn cười nhất. Số là đồn lính của quận lỵ cách nhà cha mẹ tôi chừng năm trăm thước, trên một ngã ba sông. Trước khi línhNhật đến, thì có một sốlính Tây, hầu hết là "Tây trắng" đóng giữ. Sau khi Nhật chiếm một thời gian, thì Tây chiếm trở lại. Nhưng lần nầy có nhiềâu "Tây đen Phi châu" như người Maroc và Senegal (còn có biệt danh là "cột nhà cháy" vì nước da đen tuyền, hay "Tây gạch mặt" vì trên mặt của họ có những lằn giống như thẹo do phong tục gạch mặt làm duyên của họ). Một hôm đang bơi xuồng ba lá trên sông, nước chảy khá mạnh, tôi thấy một anh lính Maroc lội theo dòng nước. Chuyện tắm sông của toán lính đồn trú không có gì lạ,nhưng chỉ ở gần đồn của họ thôi. Còn anh Maroc nầy đã lội xa đến gần nửa cây số rồi. Anh ta lại vẫy tay có vẻ chới với. Tôi biết lội, như đã nói, và thấy anh lính không ở trong tình trạng lội bình thường, cần giúp đỡ. Vì "điếc không sợ súng", tôi còn nhỏ quá không biết sợ chìm ghe, bơi xuồng về phía anh lính. Anh ta với tay đeo vào be xuồng và luôn miệng nói "merci" (cám ơn; tôi hiểu tiếng nầy vì trong nhà có nhiều anh chị đi học và dùng rồi). Tôi ra dấu bảo anh ta leo lên xuồng. Anh ta cứ lắc đầu quầy quậy, chỉ chỏ lung tung. (May cho đời tôi là anh ta không leo lên, chớ nếu anh ta làm vậy thì chắc chắn xuồng lật rồi, vì anh ta to lớn và nặng ký lắm. ) Anh chỉ xuống nước, rồi chỉ vào bờ và xổ hàng loạt tiếng Tây. Tôi mù tịt. Đành bơi xuồng kéo anh ta vào chỗ có cây cầu ghe đậu. Trong lúc đó mẹ tôi đã "la làng" cầu cứu với hàng xóm. Thiên hạ bu lại khá đông. Người thì la rầy tôi, người thì khen tôi. Lúc ấy tôi bối rối và không hiểu vì sao lại có những lời phê phán trái ngược của người lớn. Phần anh lính, tới bến, anh ta đeo tay vào cầu ván, nhưng không chịu leo lên mặc dầu có nhiều người đưa tay ra giúp kéo anh ta lên. Lại một màn ngôn ngữ bất đồng. Một người chị của tôi, đã học đến lớp nhứt (tức đã đi học được sáu năm tiểu học có học "tiếng Tây" (Pháp văn) trong hai năm chót, cũng chạy ra gần cầu ván. Sau một ít phút, chị hiểu được là Anh lính nói gì. Tội nghiệp chị tôi (lúc đó độ 14 tuổi ) cứ đứng bụm miệng cười nhưng không chịu nói. Những người hàng xóm đứng chung quanh hỏi chị có hiểu nó cần gì không, chị tôi gặc đầu mà không chịu trả lời câu hỏi của những người khác. Họ hỏi nhiều lần, chị tôi mới chịu kề miệng vào tai của má tôi và thì thầm câu gì đó. Nói xong chị co giò chạy một mạch vào nhà. Mẹ tôi lập lại lời nói của chị tôi cho đám đông và cả nhóm cười rộ. Một ông hàng xóm vào nhà đem ra một "cái chăng" và đưa cho anh lính. ("Cái chăng" giống như cái sà-rông của phụ nữ Cambodia, hay Thái, tức là cái quần "không ống" của đàn ông dùng, hoặc mặc thường xuyên, hoặc chỉ dùng khi thay quần mà thôi, rất tiện lợi trên ghe, hay ở ven sông, vì các nơi đó không có "nhà tắm"hay phòng riêng để thay quần áo. ) Anh ta vận chăng dưới nước và leo lên cám ơn mọi người và đi bộ trở về đồn. Các bạn có biết chị tôi nói câu gì với mẹ tôi không? Chị ấy nói:"Anh Maroc nói là anh ta không có quần, nên không thể trèo lên được". Hôm sau, anh ta đến tìm tôi và cho tôi $50. 00. Lúc đó năm chục đồng bạc VN có giá trị rất lớn. Tôi nhớ là mỗi sáng mẹ tôi đưa cho tôi một đồng bạc để đi chợ mua thức ăn sáng. Tôi mua về mười gói xôi cho cả nhà ăn. Và với 25 xu tôi đã mua được một một tô cháo lòng, ăn tại chỗ, ở chợ quận Mỏ Cày. Cho tới giờ nầy tôi vẫn không biết là anh Maroc kia "thoát y" trước khi nhảy xuống sông tắm lội, hay vì vùng vẫy với dòng nước chảy mạnh của sông Đa Phước mà bị nước cuốn trôi quần đi. Những kỳ nghỉ hè và những dòng sông Khi phải rời con sông Đa Phước để lên Saigon học, (dưới sự giúp đỡ của Anh Chị Sáu và Anh Chị Hai tôi, cho đến khi học xong Cử Nhân) mẹ tôi đã dẫn tôi đi dọc theo bờ sông để lên bến xe, vừa đi vừa căn dặn đủ điều, nhứt là "phải biết lo học để tấm thân được nhờ về sau", và "ráng học cho anh chị con được vui lòng". Rồi mỗi độ Tết đến, hay hè sang, khi về đến đầu đường bờ sông gần nhà, tôi đã thấy Mẹ tôi đứng chờ ở đó. Câu đầu tiên mà tôi thường nghe Mẹ hỏi là "con học hành có đàng hoàng không? " Câu thứ hai là "mẹ có rang xổi một mớ tép bạc tươi cho con, và có nướng vài con tôm càng cho con nữa. " Thế nào chiều đầu tiên ở nhà, cũng có màn tắm sông. Và mẹ tôi tiếp tục đóng vai "life guard" cho đến khi tôi lên bờ. Những kỳ nghỉ hè qua thật nhanh. Mẹ lại dẫn tôi ra bến xe... Mẹ lại đón tôi ở đầu đường ven sông, suốt bảy năm trung học của tôi. Dòng sông Đa Phước, những con sông mà tôi vượt qua khi về nhà vào những vụ hè, khi đi trên những chuyến bắc bập bềnh hàng giờ qua sông Mỹ Tho, Hàm Luông, đều có những kỷ niệm nho nhỏ của những chuyến thăm nhà. Thêm vào, còn có những dòng sông, con rạch khác mà tôi có dịp chèo xuồng khi đi thăm bà con ở vùng quê, trong quận Mỏ Cày, hay khi có dịp qua vùng Nhơn Sơn với Cha tôi để thăm Bác Năm và những bà con khác đều cho tôi những hình ảnh sống động của dân Bến Tre và sự ích lợi của những dòng sông cho cuộc sống của dân chúng ở tỉnh nầy. Cái thơ mộng đôi khi lẫn lộn với cái cảnh sống động của những dòng sông, với những chiếc xuồng con, hay những chiếc ghe lớn với chèo tay, hay những chiếc ghe có máy chở khẩm hàng hóa xuôi ngược. Bên cạnh những dòng sông còn có cảnh trí những ngôi nhà ven sông, những bụi dừa nước (cây lá để lợp nhà ở đồng),những đám bần ởnhững mé sông phía đất bồi,những đám lục bình thanh thản trôi theo dòng nước lớn, nước ròng, không biết trôi về đâu. Tất cả đều là những hình ảnh khó phai nhòa trong tâm trí. Và vì đó mà tôi thích nhạc và thơ viết về sông. Dòng sông định mạng và lời "coi tướng" của anh sớp phơ Nghề hạ bạc và văn bằng Cao Học Sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm về Sử Địa và Đại học Văn Khoa về Nhân Chủng Học, tôi trở thành giáo chức trung học (nhiệm sở đầu tiên là trường Petrus Ký; sau đó là Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức). Vừa đi dạy học, vừa ghi tên học Cao Học Văn Khoa, học tiếp ngành Nhân Chủng Học. Sau năm đầu đọc và phúc trình về các sách Nhân Chủng được chỉ định, tôi lại nhớ đến nghề "làm đáy" và sự bỏ nghề dần dần của một số ngư phủ, tôi quyết định chuyên khảo về Nhân Chủng Kỹ Thuật Học và đề tài cho Tiểu Luận Cao Học là: Nghề Làm Đáy ởø đồng bằng Cửu Long Đồng Nai. Mục đích chánh là ghi chép lại kỹ thuật "làm đáy" trước khi nghề nầy bị mai một hay biến mất trong đời sống mới của các ngư phủ vùng đồng bằng. Thế là suốt hai năm ròng rã, một vài cuối tuần trong mỗi tháng tôi lại trở về một số địa điểmcó nhiều ngư phủ làm nghề nầy ở các sông thuộc lưu vực Tiền Giang (tỉnh Bến Tre)và ở sông Đồng Nai (thuộc quận Nhà Bè) để học hỏi thật chi tiết và có hệ thống, những gì mà hồi nhỏ tôi chỉ biết sơ sài vì không khi nào để ý đến các chi tiết. Nhưng thạât ra thời gian hai năm đó rất "dài" vì ban ngày đi dạy học, ban đêm phải tiếp tục đọc những sách đã được chỉ định, và phải ghi chép, viết lại những gì đã học được ở cuối tuần vừa qua. Người phải chịu đựng sự hy sinh nhiều nhất trong tiến trình học vấn nầy, lẽ dĩ nhiên không phải là người đi học, mà là người hôn phối của mình. Nhất là năm cuối, trước khi trình Tiểu Luận. Tiểu Luận được trình vào và được chấm đậu vào mùa hè 1968, trước Hội Đồng Giám Khảo, do Khoa Trưởng Nguyễn Khắc Hoạch chủ tọa, và Giáo Sư Nghiêm Thẩm là Giáo Sư Bảo Trợ. (GS Thẩm nghe nói đã từ trần từ vài chục năm nay. Giáo Sư Hoạch hiện đã trên 80 tuổi, là cựu Viện Trưởng Viện Việt Học, một cơ quan Văn Hóa bất vụ lợi, ở Orange County. Ông vừa từ trần vào cuối năm 2003). "Nghề hạ bạc" đã đem đến cho tôi văn bằng Cao Học Văn Khoa. Dòng sông định mạng Thi xong Cao Học, tôi tiếp tục cuộc sống trong ngành huấn luyện giáo chức trung học (nhân viên giảng huấn, Đại Học Sư Phạm Saigon (65-72); và giáo chức tiểu học (Hiệu Trưởng trường Sư Phạm Saigon từ 1/69). Đến tháng giêng 1972 tôi được học bổng và tới Los Angeles để học chương trình tiến sĩ giáo dục. "Nhà tôi" lại gánh phần hy sinh, ở lại VN nuôi con cho tôi tiếp tục con đường học vấn. Lại ba năm dài đằng đẵng trôi qua. Học xong, vừa trở về nước chỉ được vài tháng lại cuốn gói ra đi vào tháng tư, 1975. Trở lại HK, (đây là lần thứ tư từ VN đến HK) tôi kiếm được việc trong ngành "Bảo vệ An Sinh Trẻ Con" (Child Welfare/Child Protective Services), một ngành tuy khác biệt, nhưng có liên hệ đến giáo dục. Cũng như các nghề nghiệp khác, làm việc trong ngành nầy đôi khi rất cực trí, và phải lo âu đôi chút khi gặp một số vấn đề khó quyết định, nhưng không có gì sóng gió cả. May mắn tìm được nghề vừa ý và vừa sức. Tôi thăng tiến trong ngành nầy, và sống trong ngành nầy cho đến khi về hưu. Cuộc sống nghề nghiệp của tôi ở cả hai nước VN và HK đều là cuộc sống công chức, bình lặng, đơn sơ không có gì đáng để viết "hồi ký. "Tôi thuật sơ ra đây để nói đến một việc lạ lùng của dòng sông định mạng (hay ân sủng đã được an bài) và một câu nói "coi tướng" mà tôi gọi đùa là "lời đoán mò nhưng đúng". Số là lúc vừa lên Saigon để vào năm đầu trung học, tôi có ghé nhà thăm một người bà con xa. Cùng đi với tôi còn có người anh kế của tôi. Vừa bước vào cửa nhà đó, Bà Thiếm tôi đã la ngay: "Hai đứa bây đi ở đợ mà không lo làm việc nhà, cứ đi chơi hoài". Nói xong, bà nháy mắt ra tín hiệu với chúng tôi. Chúng tôi nào có hiểu gì và nào dám có phản ứng gì. Kế đó bà kêu anh sớp phơ (tài xế) của bà đến và bảo anh ta coi tướng cho hai đứa tôi. Anh là một người Việt gốc Cam Bốt, không biết viết, hay đọc tiếng Việt, có vẻ rất hiền từ. Anh ta đứng cách chúng tôi độ 3 thước, ngó ngay mặt anh tôi và có vẻ trầm ngâm. Một vài phút trôi qua, anh từ từ nói: "Thằng lớn học hành gặp nhiều khó khăn, học đi học lại, nhưng học xa, và khó xin đi nước khác lắm; nhưng nếu có đi thì đi luôn không về. " Rồi anh ta nhìn qua phía tôi cũng trầm ngâm một lúc và nói:" Thằng nhỏ nầy sẽ học nhiều lắm như thằng kia, và sẽ được đi nước khác nhiều lần. Học hành suông sẻ, làm ăn suông sẻ, nhưng cái việc làm của thằng nhỏ sẽ không có tiền bằng thằng lớn, nó cũng đi luôn không về khi đi với thằng lớn. " Bà Thiếm tôi hỏi làm sao anh ấy biết. Anh ta trả lời là "thấy sao nói vậy chớ không biết tại sao. " Anh ta còn nói nhiều chuyện khác, nhưng không trực tiếp đến chúng tôi. Giờ đây về hưu, ngồi viết chuyện xa xưa để giải trí, và nhớ lại "lời đoán mò" ấy mà tự thắc mắc vì không có câu trả lời. Tại sao anh sớp phơ đó đoán đúng hoàn cảnh cuộc đời anh tôi, và tôi từ hơn 50 năm về trước? Làm sao anh ta đã nhìn và thấy được dòng sông định mạng của chúng tôi? Hay đó là một sự trùng hợp thuộc loại không giải thích được? Tôi không hề tin việc tướng số; ngoài việc "bị" hay "được" coi tướng bất đắc dĩ đó, suốt đời tôi, cho đến giờ phút nầy, tôi chưa hề đi coi bói, hay coi tướng một lần nào khác nữa. Kể từ ngày trở lại Hoa Kỳ năm 1975, dòng sông và nghề hạ bạc trở nên xa xôi lần lần trong tâm trí. Quyển Tiểu Luận, với nhiều hình ảnh liên quan đến nghề hạ bạc, giờ đây còn ở thư viện Đại học Văn Khoa Sàigòn hay không, tôi thật không biết. Phụ bản thì lúc rời nước vào tháng tư, năm 1975, không phải là một cần thiết nên tôi không mang theo, và giờ đây cũng không biết nó thất lạc nơi nào. Chỉ biết thầm cảm ơn mọi người liên hệ đến đời tôi, đã nuôi nấng tôi, khuyến khích tôi,chịu cực khổ vì tôi, giúp đỡ tôi,khuyên nhủ tôi, và đã cho gia đình tôi có những kỷ niệm êm đẹp và một cuộc sống yên vui. Chỉ thầm cảm ơn Thượng đế đã cho gia đình tôi ân sủng an bình trong mấy thập niên qua. Những câu hát ru con và nghề hạ bạc Trong lúc đi học hỏi và nghiên cứu về nghề hạ bạc, tôi thường nghe các bà ngư phủ ru con ngũ bằng những câu hát, hò quen thuộc mà tôi đã nghe từ lúc còn nhỏ. Một số các câu nầy là những câu rất phổ quát ở mọi nơi. Một số khác, chỉ nghe ở vùng đồng bằng Cửu Long Đồng Nai, không biết có phổ quát ở các nơi khác không. Những câu hát nầy gồm trong nhiều đề tài khác nhau như:Công ơn cha mẹ; sự tỏ tình giữa trai gái hay vợ chồng; câu hát về ăn uống hay những câu có tính cách vui đùa; và sau hết là câu hát liên quan đến sông nước, núi non, chim cá. Tôi ghi nhận lại nơi đây như một chút kỷ niệm của quê cha đất tổ.
Câu hát về công ơn cha mẹ Đói lòng ăn đọt chà là Để cơm nuôi mẹ kẻo già mỏn hơi. Công cha nặng lắm cha ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ già. Mẹ già đầu bạc tuổi cao Làm con báo đáp biết sao cho vừa. Câu hát tỏ tình thương giữa nam nữ Thấy anh hay chữ, xin hỏi thử đôi lời, Hồi tạo thiên lập địa, Ông Trời do ai sanh? Em hỏi chi câu hỏi bất bình Hồi tạo thiên lập địa hai đứa mình có đâu? Lên cầu than thở cùng cầu Cầu bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu. Cây da trước miểu, ai biểu cây da tàn Bao nhiêu lá rụng thương nàng bấy nhiêu. Thò tay mà ngắt ngọn ngò Thương em đứt ruột, giả đò không thương. Công anh đốn trúc dựng nêu Cha mẹ em không gả, anh kêu tới trời. Chim Quyên xuống suối tha mồi Thấy anh lao khổ đứng ngồi không yên. Thương em mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Thương em anh trèo lên ngọn ớt Ới gảy, anh rớt xống ngọn hành Hành đâm anh lủng ruột, Sao em đành làm ngơ. Đèn nào cao cho bằng đèn sở thượng, Nghĩa nào trượng cho bằng nghĩa phu thê Anh có đi đâu lạc Sở qua Tề, Đôi ba năm cũng nhớ trở về với em. Câu hát nói về ăn uống hoặc đùa vui Trên trời có lắm ông sao Ông to, ông bé ông nào đẹp hơn. Ban ngày ông trốn sạch trơn Ban đêm ông lại chập chờn trên cao. Hiu hiu gió thổi đầu non Mấy chàng nhậu rượu là con Ngọc Hoàng Ngọc Hoàng ngồi tựa ngai vàng Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi Tưởng rằng con uống con chơi Ai ngờ con uống con rơi xuống sình. Ngó lên chót vót cây xoài Thấy ba ông địa đánh bài cách tê. Ngó lên chót vót cây bần Thấy ba ông địa ở trần nấu cơm Ông táo lấy chén đơm cơm Ông địa lo giỡn nồi cơm khê rồi. Em tôi buồn ngủ buồn nghê Thèm ăn cơm nếp cháo kê thịt gà Em tôi buồn ngủ la đà Thèm ăn cơm nếp thịt gà cháo kê. Câu hát hò về sông nước, núi non, chim cá Mây bay khắp bốn phương trời Hỏi mây có biết chỗ nơi mây dừng? Nước trôi trôi mãi không ngừng Mây bay chầm chậm lưng chừng đầu non. Ba phen quạ nói với diều Ngã ba Bến Rớ có nhiều cá tôm. (Chim) bìm bịp kêu nước lớn anh ơi Buôn bán lỗ lời? Chèo chống mõi mê. Dò sông dò biển khó dò Nào ai lấy thước mà đo lòng người. Sông sâu còn bắt nhịp cầu Sông dài, biết tỏ lòng sầu cùng ai? Chèo ghe đi bán cá vồ Nước chảy ồ ồ chẳng thấy người mua Chèo ghe xuống biển bắt cua Bắt cua cua lội, bắt rùa rùa bơi. Sông dài biển rộng trời cao Công ơn cha mẹ ngày nào trả xong.Tài liệu tham khảo: 1. Đào Duy Anh (1957). Hán Việt Từ Điển. Trường Thi xb., Saigon, VN. 2. Huỳnh Minh (1970). Định Tường Xưa và Nay. Đại Nam xb, Glendale, California 3. Lê Vănn Đức & Lê Ngọc Trụ (1970). Việt Nam Tự Điển. Khai Trí xb., Saigon, VN 4. Nguyễn Hoài Thương (1993). Thơ Tình Chọn Lọc. Khai Trí xb., Westminster, CA. 5. O’ Neill, T. (1993). "The Mekong, A haunted river’s eason of peace" TheNational Geographic Society. Washington D. C. 6. Phạm Duy(? )Giọt Lệ cho Tình Ta. Bốn Phương xb., Glendale CA. ? ? Những Ca Khúc Một Thời Vang Bóng. Bốn Phương xb, Glen. CA. 8. ? ? (1996). Dân Ca va Quê Hương. Xuân Thảo xb.,Westminster, CA. 9. Đặc san Lại Giang 1993. Fountaine Valley, California. 10. Đặc San Tiền Giang, 1996-2000. California. 11. Đặc San Kỷ Niệm Khóa 2 Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức "30 Năm Tìm Về", 1972-2002, Úc Châu.