Chương 16
Mẹ

Hơn một tháng sau, hầu như ngày nào tôi cũng bận rộn. Chuyện kinh doanh ở tiệm ngày càng tốt hơn. Tôi bắt đầu tính tới việc mở một chi nhánh ở một khu khác tại Thượng Hải. Trong thời kỳ này, tôi cũng chạy tới bệnh viện mấy lần
thường. Cuối cùng là hôn lễ sắp tới. Vì công ty vừa nhận một công trình lớn, Triết quả thực không ngơi được tay. Phần lớn chuyện chuẩn bị hôn lễ và làm việc với công ty tổ chức hôn lễ, đặt trang phục cưới và danh sách khách mời
Bố mẹ Triết cuối cùng cũng chấp nhận lời mời của chúng tôi, lần đầu tiên tới Thượng Hải, tham dự hôn lễ của chúng tôi đã định vào ngày 10 tháng 7. Tới lúc đó, cùng đến với họ còn có cả Đường Cương.
Trong hành trình từ Xuyên Tây đi tìm Triết, anh đã giúp tôi rất nhiều, và trở thành một người bạn mà mỗi lần nhớ tới, chúng tôi lại có cảm giác gắn bó thân thiết.
Mọi thứ hầu như đã chuẩn bị xong.
Ngày 8 tháng 7, tức là trước ngày cưới của tôi và Triết hai ngày, thời tiết vô cùng nóng bức, khoảng ba, bốn giờ chiều đột nhiên có một cơn mưa lớn. Tôi đang thử đồ cưới lần cuối cùng trong tiệm.
Đó là chiếc váy cưới màu trân châu nhạt hở vai, do tôi và Triết cùng trước đó không lâu. Trong gương phản chiếu hình tôi đẹp tới mức khó tin là thật, như thể cái bóng đảo ngược dưới nước. Tôi đứng đó, chỉ sợ làm vỡ bóng hình
Phần eo váy đã được sửa lại cho chặt hơn, xem ra càng hợp hơn. Tôi đi vào phòng thay đồ, cởi cái váy ra dưới sự giúp đỡ của nhân viên cửa tiệm. “Như vậy được rồi đấy”, tôi nói với cô nhân viên đứng bên cạnh. Cô ta cười, gật đầu, cất váy đi.
Tôi thay lại trang phục cũ, lúc này điện thoại trong túi xách réo vang. Tôi nhìn số, thấy là số cố định ở Thượng Hải, nhưng không quen, định không nghe máy. Nhưng có cái gì đó khiến tôi thay đổi y định, tôi lại nghe máy.
Ở đầu dây bên kia vẳng tới tiếng “hello”, đầu tôi ong ong, tiếp đó không nghe lọt vào nổi những gì bà nói. Chỉ biết một sự thật rằng: mẹ tôi đã về Thượng Hải.
Tôi không nhớ đã kết thúc cuộc trò chuyện ra sao, đã nói những gì trong điện thoại, nhưng có một điều có thể khẳng định rằng, tôi không hề nói với bà về tin tôi sắp lấy chồng. Ngay cả việc bà đề nghị gặp mặt cũng bị tôi tôi viện cớ quá bận mà từ chối.
Tôi đội mưa về nhà, vừa mở cửa, Lộ Phong Thiền đã chạy ra. Tôi vuốt ve đầu nó, rồi đi vào phòng ngủ, thay quần áo đã ướt, quyết định ngâm mình trong bồn nước nóng. Tôi nhỏ vào nước mấy giọt tinh dầu hoa hồng. Sau khi thử độ ấm của nước, tôi bước vào, nằm dài.
Lộ Phong Thiền kêu lên mấy tiếng ngoài phòng ngủ. Tôi suỵt một tiếng, nó mới yên lặng trở lại. Tôi chìm sâu vào suy nghĩ như bị thôi miên.
Hơi nước ấm bốc lên như nước ối trong tử cung của mẹ, bọc chặt lấy tôi. Tôi nhớ tới cuộc trò chuyện ban nãy với mẹ. Không biết việc tôi không báo với bà về tin đám cưới có phải là một quyết định đúng đắn hay không, không biết tôi có nên tha thứ cho bà không. Nếu đáp án là “tha thứ”, vậy nên gặp bà lúc nào, ở đâu?
Tôi thở dài, ấn sâu người xuống, cả người và mặt đều chìm trong nước. Buổi tối, Triết về nhà, tôi làm một bữa cơm ê hề đồ ăn. Anh hỏi hôm nay sao lại muốn vào bếp? Vì thông thường đều là anh nấu cơm hoặc kêu đồ ăn ngoài. Đa phần đều là đi ăn ở ngoài.
Tôi đáp: Vì em sắp cưới anh rồi.
Anh cười, lại gần hôn tôi, rồi nói đám cưới đúng là tốt thật, có thể biến một phụ nữ chưa từng làm cơm trở thành một đầu bếp siêu cấp.
Chúng tôi ngồi ăn dưới ánh đèn dịu, Triết không ngừng vứt mấy miếng sườn nướng cho con chó chờ bên cạnh. Tiếng gặm xương của Lộ Phong Thiền càng đặc biệt rõ trong đêm lúc chín giờ tối.
Hôm nay là ngày mùng 9 tháng 7, trước ngày cưới của tôi và Triết. Tôi đã ghi trong nhật ký như vậy.
Hôm nay ngay từ sáng sớm cho tới tận bốn, năm giờ chiều, mọi thứ đều đang được diễn ra rất thuận lợi. Bốn giờ chiều, tiệm đã nghỉ. Dì Lý và Sa đều tới nhà tôi để làm nốt những chuẩn bị cuối cùng.
Đang bận, điện thoại chợt réo vang. Từ số điện thoại, tôi đoán ắt là mẹ gọi từ khách sạn tới. Ngần ngừ vài giây, rốt cuộc tôi vẫn không nghe, mặc cho nó kêu suốt vài phút rồi yên lặng.
Dì Lý và Sa đều ngoái lại nhìn tôi, ánh mắt đầy ngờ vực nhưng cuối cùng cũng không hỏi gì. Tâm thần tôi bấn loạn, tôi đi vào phòng tắm, đóng cửa lại. Lộ Phong Thiền cào ngoài cửa. Tôi nghe thấy tiếng dì Lý nạt nó, làm nó bỏ đi. Hơn một tháng qua, ngày nào tôi cũng mang tới tiệm thời trang, dì Lý cũng cực kỳ thích nó, đã kết bạn với nó.
Tôi ngồi trên bồn cầu, lặng lẽ cắn móng tay, lòng đầy dằn vặt. Có nên gọi điện cho mẹ không nhỉ? Có nên mời mẹ đến dự đám cưới không? Có nên tha thứ cho mẹ không?
“Lẽ nào mày lại hận mẹ đến vậy? Lẽ nào một chút tình yêu, mày cũng không có?”, cuối cùng tôi hỏi chính mình như vậy.
Khi từ phòng tắm ra, tôi vẫn chưa quyết định nổi. Dì Lý hỏi thăm tôi, tôi đáp vẫn ổn. “Nhưng sắc mặt cậu không tốt đâu”, Sa vẫn kiên trì.
“Có lẽ do đang mang thai thôi”, tôi chống đối. Hai người bọn họ vì có quan hệ mật thiết với tôi nên đã biết tin này từ lâu. “Ừ nhỉ”, Sa nói giọng đầy ngạc nhiên, “Mình hiểu rồi. Cậu mắc chứng “bệnh khiếp sợ trước hôn nhân”.
“Đừng nói linh tinh được không? Lần trước cậu nói mình bị “bệnh khác biệt giữa thành thị và nông thôn”. Bây giờ lại là “bệnh khiếp sợ trước hôn nhân” gì đó. Không biết sau này cậu sẽ nói thêm gì nữa?”. Tôi nháy mắt với Sa.
Dì Lý cười, giơ một bông hồng giả vừa làm xong cài lên tóc Sa, hỏi: “Đúng rồi, khi chúng tôi được ăn kẹo của Sa đây?”. Tôi vỗ tay cười lớn: “Đẹp lắm!”. Sa giơ hai tay tỏ ý đầu hàng.
Tôi bước tới, lấy bông hồng trên tay dì Lý. Lúc này Lộ Phong Thiền chạy tới vẫy đuôi rối rít, tôi cài một bông hồng lên đầu nó. Nó tò mò quay đầu, ra sức định cắn thử bông hoa, nhưng không với tới, thoắt một cái, nó chạy vào phòng tắm, trong đó có một tấm gương. Vừa nhìn thấy bóng mình trong gương, nó lập tức há mõm, mắt trợn lên, im bặt, như không thể tin nổi hình dạng kỳ quái của mình. Ba người phụ nữ trong phòng cười nghiêng ngả như đổ trời.
Cài hoa cho chó là chủ ý của tôi. Tay nghề làm hoa giả của dì Lý rất khéo Giờ đây, hiệu quả thực tế còn đẹp hơn điều tôi dự đoán. Trong hôn lễ ngày mai, Lộ Phong Thiền sẽ được trang điểm như vậy.
  “Cô Ngụy, cô thực lòng yêu quí chó đến vậy. Nay mai khi đứa bé ra đời, nhất định cô sẽ trở thành một người mẹ tốt”, dì Lý không khỏi khen ngợi.
“Này, Vệ, mẹ cậu có tới dự đám cưới không?”, Sa đột nhiên hỏi. Lúc này dì Lý cũng như nhớ ra điều gì: “Phải rồi, mẹ cô vẫn đang ở Austria chứ?”.
Tôi trầm ngâm hồi lâu, đáp: “Bà ấy đang ở Thượng Hải.
 Hai người họ nhìn nhau, trong phòng thoắt yên tĩnh.
Khoảng sáu, bảy giờ, Triết về nhà. Dì Lý và Sa vẫn còn ở đây. Tôi đề nghị cùng tới nhà hàng gần đây ăn tối.
Tới một nhà hàng Nhật. Giữa bữa ăn, tôi đi vào toalet. Khi trở thành một bà bầu, tỉ lệ ra vào toalet cũng tăng hơn. Sau khi trở về, tôi phát hiện thấy ba người họ đang chụm đầu bàn tán gì đó. Thấy tôi vào, họ lập tức ngừng nói.
“Chuyện gì thế?”, tôi hỏi, nhưng trong lòng đã đoán được vài phần.
Quả nhiên khi trở về nhà, Triết cẩn thận hỏi thăm về chuyện mẹ tôi.
“Bà đang ở Thượng Hải thật sao?”.
Với đề tài này, tôi vốn định kháng cự, nhưng lại không muốn giấu diếm anh điều gì, đành đáp:
“Vâng, bà đang ở Thượng Hải”.
Triết trầm ngâm rất lâu. Từ khi quen tôi ba năm về trước, anh đã biết tôi có một bà mẹ sống tận Austria xa xôi. Nhưng vì tôi không có quan hệ với mẹ, lại không bao giờ muốn nói về bà, nên dần dần anh cũng quên mất chuyện này.
Sau khi chúng tôi quyết định ngày tổ chức hôn lễ, mời bố mẹ anh tới Thượng Hải, anh cũng từng nhớ tới mẹ tôi và ám chỉ với tôi rằng liệu có nên mời bà về tham dự đám cưới. Nhưng tôi mặc kệ, giả bộ không hiểu, mọi chuyện lại dừng ở đó. Lúc nãy ở nhà hàng, dì Lý và Sa mới tiết lộ thông tin mẹ tôi đã về Thượng Hải, nên anh quyết định thử thuyết phục tôi một lần nữa mời mẹ đến dự hôn lễ.
“Không có mẹ, hơn mười năm qua, em vẫn sống tốt đó thôi?”, giọng tôi lạnh lùng, “Vì thế đám cưới ngày mai cũng vậy, không cần tới mẹ”. Vừa nhắc tới chuyện cũ hơn mười năm trước, nhớ tới bà đã từng vứt lại đứa con gái mười bảy tuổi, chỉ để sang Austria lấy một ông già máu lạnh, lòng tôi lại bị bóng tối phủ lên. Cho tới tận ngày nay, tôi vẫn không tài nào lý giải nổi tại sao lúc đó bà lại làm vậy. Một người mẹ lẽ nào nhẫn tâm bỏ con gái mình? Và giờ đây, bà phải ly hôn, đó thực sự là một câu chuyện ngu ngốc.
“Hơn mười năm qua, có thực là em không hề để tâm tới mẹ không?”, Triết buông một câu rồi thở dài, đi vào phòng làm việc.
Tôi đi tới chiếc cửa sổ bằng kính dài xuống tận nền trong phòng khách, ngắm nhìn đường phố và những kiến trúc rực ánh đèn. Dưới vẻ bề ngoài phồn hoa của thành phố, lúc này phút này ắt có bao nhiêu chuyện vui buồn, tan hợp đang diễn ra đây? Và mẹ tôi hiện đang ở một góc nào đó của thành phố to lớn này. Bà vui hay buồn, sống hay chết, đều khó thể hiện trong biển người mười bảy triệu dân của thành phố này. Nhưng điều đó có thấm tháp gì, nhưng nó có một mối quan hệ không tài nào gỡ ra nổi với một số người. Và tôi là một trong số đó, cũng phải là người quan trọng nhất. Vì tử cung của mẹ đã nuôi dưỡng tôi.
Tôi cũng hiểu có một từ gọi là “tha thứ”. Mỗi ngày qua, tôi đều nỗ lực nhìn về phía trước, nhìn về phía có ánh sáng và hi vọng. Nhưng những chuyện này nói thì dễ, làm thì khó. Trái tim và cái đầu của con người có lúc không thể thống nhất. Có chuyện nghĩ kĩ trong đầu nhưng trong lòng chưa thông, vì trái tim còn quá tình cảm. Hơn mười năm qua, những gì liên quan với mẹ vẫn chưa thể thuyết phục được phần tình cảm nhất trong tim tôi, cũng chưa thể thuyết phục tôi chỉ sau một đêm có thể tha thứ cho bà và mời bà đến dự lễ cưới của tôi.
Triết đi tới, ôm tôi vào lòng, âu yếm vuốt ve mái tóc tôi, hồi lâu mới cất tiếng:
“Vệ, anh tin rằng em sẽ có một quyết định gì đó, và anh cũng tin rằng em hiểu làm thế nào để đối diện với phần sâu thẳm nhất trong lòng”.
Đêm đó, tôi trở người suốt, không tài nào ngủ được. Quay đầu nhìn Triết đang ngủ say bên cạnh, tôi khẽ trườn ra khỏi giường, vào phòng tắm đóng chặt cửa. Lộ Phong Thiền đột nhiên lách vào không một tiếng động. “Chà”, tôi ngồi xuống vuốt ve nó. Trực giác của tôi mách bảo bố đã về.
“Bố”, tôi gọi.
“Ngụy”, bố biết tâm sự của con”, bố dịu dàng nói. Tôi ngồi co chân trên nắp bồn cầu, hai tay bưng mặt, thoắt một cái như biến thành một đứa trẻ đau khổ hơn hai mươi năm trước.
“Nhưng con thực sự không thể tha thứ cho mẹ”, tôi nói nhỏ.
“Bố hiểu”, bố tôi vẫn nói bằng giọng ôn hòa, “Nhưng con sẽ làm được”.
“Như thế nào?”
“Hãy để sự tha thứ đi vào trái tim con”, bố nhấn mạnh, “Còn nhớ câu bố đã nói ngay từ lúc đầu trên chuyến hành trình con đi Xuyên Tây không? Bố đã từng nói con sẽ gặp dược bốn chân ýcuộc đời trên chuyến đi. Cuối cùng, trên hai người mà con không ngờ, con sẽ học được chân ýthứ năm. Cũng chính là chân ýkhó nhất đối với con: “Tha thứ”. Mẹ con chính là một trong hai người đó”.
Tôi không đáp. Chuyến đi khó quên đó cứ quay đi quay lại nhanh chóng trong đầu tôi như một bộ phim quay chậm. “Thế bố có tha thứ cho mẹ không?”.
“Mẹ không cần bố tha thứ”, bố nói nhanh, “Vì mẹ chưa từng nợ bố điều gì”.
Câu trả lời của ông khiến tôi rất kinh ngạc, nhưng suy nghĩ kĩ, có lẽ lời của bố cũng đúng. Năm mười sáu tuổi, bố tôi bất ngờ qua đời, năm mười bảy tuổi, mẹ tôi lấy chồng tha phương. Khi chồng còn sống, mẹ là luôn làm tròn trách nhiệm của một người vợ, cùng chồng dạy dỗ con cái, duy trì gia đình có nền nếp trước sau. Xét về lý, quả thực bà không hề có chỗ nào có lỗi với bố tôi.
Dường như bố đọc thấu tâm tư của tôi. Nắm đúng thời khắc tôi có phần dao động, bố nói: “Bây giờ con đi ngủ đi, bố sẽ gửi cho con một giấc mơ”.
Thấy tôi có vẻ không hiểu, bố bổ sung:
 “Bố bảo đảm trong mười phút, con sẽ ngủ ngay, và sẽ thấy một giấc mơ. Trong đó sẽ tái hiện cảnh liên quan tới mẹ con. Giấc mơ có dùng một số thủ pháp tượng trưng, không phải mọi chi tiết đều giống hệt như thật. Nhưng con có thể dễ dàng đoán ra được câu chuyện này sẽ mách bảo con điều gì. Nó có thể thuyết phục được phần tình cảm nhất trong trái tim con. Và sáng mai con sẽ biết cần phải làm như thế nào”.
Tôi bán tín bán nghi, nhưng nhanh chóng tạm biệt bố và Lộ Phong Thiền, lên giường đi ngủ. Quả nhiên, đầu vừa chạm vào gối, tôi đã thấy cơn buồn ngủ rũ rượi bò lên mi mắt. Khắp người tôi như có thứ gì đó vừa nặng lại vừa nhẹ đè xuống, dần dần chìm xuống đáy đại dương ngủ say.
Tôi mơ.
 Giấc mơ không dài nhưng rõ ràng và mãnh liệt. Tôi thấy tóc tai mẹ tôi rối bời, quần áo xộc xệch, đi đi lại lại trong một căn phòng bày trí sang trọng nhưng đóng kín. Trong phòng chỉ có một cửa sổ. Qua lớp rèm cửa sổ dày và nặng, bên ngoài trời đang đổ tuyết rất lớn. Mẹ tôi đang tự lẩm bẩm điều gì, tôi không nghe rõ. Bà nói tiếng Đức, vì thế tôi đoán câu chuyện hẳn xảy ra ở Austria. Trên giá sách chạy dọc một bức tường chất đầy sách. Có lẽ đây là phòng đọc trong nhà chồng mẹ tôi.
Rồi bỗng nhiên, mẹ tôi rút ra một đoạn lụa trắng. Bà ngước nhìn trần nhà, như thể tìm kiếm chỗ nào có thể treo được. Rồi bà đẩy chiếc ghế cao tới, đứng lên trên, móc một đầu lên đó. Đoạn lụa rủ xuống, được bà nhanh chóng tóm lấy, thắt thành một chiếc thòng lọng. Rồi bà kiễng chân lên, đưa đầu mình vào đó.
Mơ tới đó, tôi đã hoảng hốt. Nhưng trong mơ, tôi không thể kêu, cũng không thể chạy tới, không thể làm bất cứ điều gì để giúp bà. Tôi chỉ có thể đứng trong góc, tiếp tục đóng nhân vật nhìn trộm. Mặt tôi ướt đầm, ắt hẳn tôi đã khóc.
Đúng vào thời khắc giấc mộng sắp kết thúc, như thể cảnh đặc tả trong phim, tôi nhìn thấy nét biểu hiện rất kỳ lạ trên gương mặt xinh đẹp nhưng trắng bệch của mẹ tôi. Mắt bà đẫm lệ, nhưng gương mặt lại nở nụ cười, như thể không chút sợ hãi trước cái chết, thậm chí còn vui mừng, như thể cái chết là một sự giải thoát to lớn. Nhưng trong ánh mắt bà vẫn đầy cảm giác lưu luyến và nhung nhớ.
Tôi đột nhiên chú y tới trên tấm lụa trắng có thêu mấy dòng chữ bằng tơ đỏ. Tim tôi thoắt đập mạch, một cảm giác nóng rực từ gót chân ùa lên. Trên mấy dòng chữ đó chính là tên tôi: “Vệ”.
Đúng lúc gương mặt mẹ đang dần mờ đi trước mắt tôi, tôi bật khóc, khóc dữ dội, như một đứa trẻ, bất chấp tất cả, mãi tới khi Triết lay mạnh làm tôi tỉnh lại.
Tôi lơ mơ mở mắt, nước mắt không ngừng tuôn ròng ròng. Cổ họng tôi vẫn phát ra những tiếng nức nở không ngừng. Triết ôm chặt lấy tôi, vỗ lên vai tôi khẽ khàng như dỗ một đứa trẻ không được giúp đỡ, không ngừng động viên: “Qua rồi, qua rồi… Mọi thứ đã qua rồi”.
Tôi dần tỉnh lại, mất rất lâu sau mới ngưng được tiếng nghẹn ngào, dần bình tĩnh lại.
Tôi biết đó chính là giấc mơ mà bố đã nói muốn gửi cho tôi. Đúng như ông nói, giấc mơ có liên quan tới mẹ tôi đã trực tiếp làm rung động tới phần nhạy cảm nhất trong thẳm sâu trái tim tôi. Tôi đã hoàn toàn hiểu rõ y mà giấc mơ muốn gửi gắm cho tôi: cuộc sống của mẹ tôi bên Austria không hề hạnh phúc, giống như lời bố tôi đã từng tiết lộ trong chuyến đi của tôi tới Xuyên Tây. Chỉ duy nhất có điều tôi không ngờ rằng bà đã từng có y định tự tử. Có lẽ chưa thành công vì trong lòng bà vẫn không nỡ rời bỏ tôi. Bà vẫn luôn nhớ tới tôi dù xa cách nghìn trùng.
Sau khi tốt nghiệp đại học, có thể độc lập được về kinh tế, tức là tám năm về trước, tôi đã đoạn tuyệt quan hệ với bà. Không còn chút tăm tích về đứa con gái duy nhất.
Suốt tám năm ròng, hai mẹ con tôi sống trong vùng băng giá tới vô hạn. Và một người sống tha phương, không họ hàng, bạn bè thân thích, lại không biết nói tiếng Đức như bà, nhất định sống rất khó khăn, rõ ràng tinh thần bị tổn thương dữ dội. Nếu tôi ở trường hợp bà, chắc chắn cũng có ý định tử sát. Cuối cùng quan hệ giữa bà với đức ông chồng lạnh nhạt dần là điều có thể tưởng tượng được, cho tới cuộc ly hôn ngày nay.
Lại nghĩ về tôi bên này. Tuy mấy năm trước kia, tôi hầu như có đủ mọi thứ mà tất cả phụ nữ đều mong ước: tình yêu, tiền bạc, nhà cửa, xe hơi, quần áo đẹp chật cứng tủ không còn chỗ để, cả đứa con trong bụng tôi hôm nay và đám cưới sắp tới… Đúng thế, tất cả tôi đều có đủ, nhưng lẽ nào mẹ tôi lại không phải là một vết thương trong đáy lòng tôi từ bấy lâu nay?
Chiếc đồng hồ điện tử bên giường đã hiển thị con số nhấp nhánh trong ánh đêm âm u. Đã gần một giờ sáng, tôi mở mắt nằm trên giường, lòng đã quyết sẵn một điều.