- 14 -

    
hưng không chỉ có dân tình dò la, mà ngay đến một người nắm quyền sinh quyền sát của cả một huyện trong tay cũn? đi dò la nơi này nơi khác, người này người kia. Chỉ có điều, dân tình bên dưới thì dò la, nghe ngóng thái độ bên trên, còn trên thì lại dò la những thông tin rò rỉ từ bên dưới, dẫu là sự rò rỉ ấy là vô tình, là bột phát. Mà suy cho cùng, căn nguyên của sự dò la, bưng bít đang có manh nha thành phổ biến và nạn rò rỉ thông tin, cũng là từ việc làm bột phát của chính những người chưa có hiểu biết bao nhiêu về đường hướng, nhưng lại ý thức rất rõ việc mình làm không chỉ vì vợ con, mà còn vì bao người thân yêu trong xóm, ngoài làng.
Nói thì vòng vo thế, nhưng ngắn gọn lại, đấy là tâm thái của Cải và Điền, Đĩnh, rồi Dậm, Tinh và cả ông Mải và Túc, và bao người dân làng Phương Trà, Phương Lưu, rộng ra là cả xã Tiên Trưng, cả huyện Vĩnh Tiên những ngày này. Khác chăng chí ở chỗ, trên thì nắm bắt, dò la để hiểu bản chất sự việc dưới đang ngấm ngầm làm, xem thực hư, sai đúng đến đâu; còn dưới thì ngại ngần, sờ sợ, không muốn phiền ỉuỵ đến mình. Ngay như Phượng, vợ Thuật, một nữ chủ tịch xã những năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ác liệt là thế cũng không biết sợ là gì, vậy mà hôm trước đang ngồi làm cá ngoài cầu ao, mới nghe chồng mon men nói với Cải về quản khoán ở hợp tác xã hiện nay, đã hốt hoảng cầm con dao phay chạy vào, vừa huơ vừa như gào thốc bộ lên, đến nỗi tý nữa thì đột quỵ: “Ông im đi ngay! Không nhớ cái án tày đình của chú Điền đấy ư, còn lảm nhảm quản quản khoán khoán cái gì thế!?”. Chắp nối những lần gặp gỡ, chuyện trò, từ sự xuất hiện có phần đường đột của ông Mải hôm họp thường vụ huyện uỷ sau đêm bão lốc, đến cái tin ông cụ và mấy đảng viên dưới Tiên Trung làm đơn xin ra đảng. Rồi chuyện Điền bị án kỷ luật lưu đảng giờ vẫn chưa được xoá. Đến vụ xô xát vỡ kính xe uỷ ban ở đầu làng Phương Lưu, mấy người bị bắt đưa về giam ngoài trụ sở xã bỗng nhiên được tha không lấy lời khai, không lập biên bản. Và cuộc gặp Đĩnh, phó chủ tịch phụ trách công an xã Tiên Trung lại mặc nhiên để dân mình dựng trạm gác ngay đầu làng, “bế quan toả cảng” không cho bất cứ người lạ nào vào ra. Vậy mà Đĩnh chẳng những không vòng vo giấu giếm, còn như đánh bài ngửa với bí thư huyện uỷ. Rồi cả thái độ có phần đột ngột, hay nỗi lo sợ cho sinh mạng chính trị của chính chồng mình của Phượng, khi đang làm cá ngoài cầu ao nữa… Tất cả, tất cả, những lần gặp gỡ, chuyện trò Cải mang chắp nối, sâu chuỗi lại và hình dung rõ dần cái mớ bòng bong với cả những đường ngang mối dọc của nó. Vậy mà không gỡ ra, còn cứ bọc mãi trong lớp vỏ tưởng như bền chặt, tốt tươi nhưng lại mỏng manh đến héo hắt, thì đến bao giờ mỗi kỳ giáp hạt dân mới không phải đói vàng con mắt, xã, và cả huyện nữa, mới không phải vắt chân lên cổ đi mua sắn, ngô, mì mạch về cứu đói cho dân. Trong khi ruộng đất thì phì nhiêu, dân thì cần cù và giàu truyền thống quật khởi, còn nhà nước thì không ngừng chăm lo cho dân, ngay cả những năm chống chiến tranh ác liệt là thế, vẫn đầu tư sức người sức của làm không biết bao nhiêu kênh mương, cống đập dẫn nước vào đồng, rồi giống cây, giống con, và cả phân lân, phân đạm, thuốc phòng trừ sâu đều bán như cho các hợp tác xã nông nghiệp. Nhưng nông dân thì chẳng mấy kỳ giáp hạt tháng ba ngày tám không nhao lên về lương thực. Còn nếu ở đâu đó không nhao lên về lương thực hoạ chăng được vài anh điển hình, trên rót xuống không thiếu thứ gì, kể cả phân đạm, lân, thuốc trừ sâu cho lúa và ngô xay, mì mạch cho trại lợn tập thể.
Nếu không có bác Thìn, trưởng ban tổ chức huyện uỷ, ngó vào hỏi: “Nay thứ bảy, anh có về qua nhà với chị và các cháu một hôm không?”, thì không biết Cải còn ngồi lặng đi trên chiếc ghế sa lông bên bàn nước đến bao giờ. Nghe tiếng người hỏi, Cải ngồi ngay dậy, chào:
- Bác Thìn đấy à. Bác vào uống nước. Hôm nay đã thứ bảy rồi ư. Nhanh thế!
Thìn vừa ngồi xuống ghế, hỏi ngay:
- Anh lên tỉnh, có gặp được mấy ông thường trực không?
- Ông Quang, bí thư, đi tham quan Liên Xô rồi. Còn hai ông phó ở nhà, thì ông Thạch đang đi Đà Nẵng, chỉ gặp được mỗi ông Xứng, phó bí thư thường trực tỉnh uỷ. Nhưng mới nghe tôi báo cáo câu trước câu sau, ông ấy đã chồm lên mắng té tát như cha mắng con, nghĩ vừa giận vừa bực, mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt, ừ, đúng là mắng té tát như cha mắng con, huyện anh lâu nay toàn khoán chui, anh vừa mới được điều về làm bí thư mấy tháng nay, định lấy cái sai này biện minh cho cái sai kia, đi ngược lại đường lối hợp tác hoá nông nghiệp của đảng, cũng tức là đi ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa, hả! Thôi, anh về đi, tôi không có thì giờ nghe anh nói dông dài nữa đâu. Nhớ là còn đang bàn thì thôi, trót ra nghị quyết rồi phải lập tức cho thu hôi về, huỷ đi. Chứ không, trên mà xử lý là chính anh bị kỷ luật nặng đấy. Lúc ấy đừng có trách trên này không nói trước!
Cải nói lại lời ông Xứng đến đấy bỗng đột ngột dừng. Thìn cũng biết Cải đang có nỗi bức xúc, cũng không nuốn hỏi nữa. Hai người ngồi lặng đi đến mấy giây. Mãi khi Cải cầm cái ấm, rót chén nước chè mới pha đặt trước mặt, Thìn mới cất giọng nhỏ nhẻ:
- Trên đường đi, anh có qua sở nông nghiệp tranh thủ ý kiến anh Soa không?
- Anh Soa thì tnrớc sau vẫn ủng hộ huyện, nhưng lại khuyên cứ để như lâu nay nơi này nơi kia vẫn tự phát làm. Chớ có ra nghị quyết là lôi thôi to đấy. Tôi có bảo anh Soa là thôi, anh cứ ủng hộ bọn tôi bằng cách lờ đi. Còn huyện, thế nào thì thế cũng phải ra văn bản, thì mới chính thức thành chủ trương để còn hướng dẫn thực hiện và phân công chỉ đạo cụ thể, mới có kết quả tốt được. Chứ cứ để tự phát mạnh ai nấy làm, dễ tan vỡ hợp tác xã lắm. Nhưng quan trọng là làm cho dân tin, có tin thì người ta mới vững tâm bỏ công sức vào sào ruộng nhận khoán, chứ còn nói suông, khẩu thiệt vô bằng, dân người ta không tin đâu. Mà một khi dân đã không tin, thì nghị quyết có hay đến mấy người ta cũng không nghe, không làm, và dĩ nhiên cũng không thể thành hiện thực được. Thế mới có câu “hãy xem các ông ấy làm, chứ đừng nghe các ông ấy nói”, nên anh cứ để huyện uỷ chúng tôi ra nghị quyết.
Thìn dáng chừng sốt ruột, vội hỏi:
- Anh nói thế, ông Soa có bảo sao nữa không?
- Ông ấy bảo mình lo là lo cho các cậu, mà người chịu trách nhiệm chính là cậu thôi, ơiứ còn mình thì, cậu cứ yên tâm, mình chẳng những ủng hộ cách làm của huyện, mà còn dành thời gian theo dõi quá trình triển khai của các cậu. Nhưng nhớ là phải bí mật nhá. Đừng để lộ ra. Vừa mới triển khai, kết quả chưa có, mà để lộ ra là dễ bị đập nát ngay từ trong trứng lắm đấy. Thế nên, mình thật lòng khuyên các ông dưới ấy nên tập trung chỉ đạo làm vụ đầu tiên cho có kết quả, không được tất cả, cũng được bảy tám mươi phần trăm số hợp tác xã giành vụ lúa bội thu. Vụ lúa bội thu sẽ là lời giải đáp mỹ mãn nhất cho cách khoán mới của các ông. Còn không, dẫu các ông có thuyết phục tới đâu đi chăng nữa, cũng không có sức hấp dẫn bằng thực tế trên đồng ruộng ngoài kia đâu.
- Thế là vẫn phải giấu giấu giếm giếm, chán quá! - Thìn bỗng buông tiếng thở dài, kèm một lời ngao ngán.
Cải bảo:
- Cũng đành vậy. Nhưng giấu giếm để tư túi cá nhân mới sợ, chứ giấu giếm để dân có cơm no ngày hai bữa, sản xuất phát triển, hợp tác xã được củng cố vững chắc thì giấu thế chứ giấu nữa, tôi nghĩ, chúng ta nhất định giấu được.
Thìn cầm chén nước lên định uống, nghe Cải nói vội đặt cạch xuống chiếc khay nhôm, hỏi:
- Anh có chủ quan không đấy? Chính cuộc họp thường vụ hôm trước, khi thông qua nghị quyết cho các họp tác xã giao ruộng khoán đến xã viên, trong số sáu thường vụ có mặt chí có bốn người giơ tay, còn hai không tán thành. Một trong hai người đó lại chính là anh Trường, phó bí thư kiêm chủ tịch huyện. Cái kim bọc gỉe lâu ngày cũng ra, huống hồ là nghị quyết của thường vụ mà phó bí thư kiêm chủ tịch huyện không nhất trí, thì làm sao có thể giữ kín mãi được.
Thìn dừng lời, khi nhìn thấy ngoài hành lang có bóng Thơi đang đi đến. Thơi đang đi, lại ngập ngừng như giữ kẽ, chưa muốn vào phòng bí thư khi đang có khách. Thấy thế, Thìn gọi với ra:
- Chú Thơi hả, có việc gì cứ vào đi.
Chánh văn phòng huyện uỷ như được câu nói ấy khích lệ, mạnh chân bước hẳn vào trong phòng, vừa kéo chiếc ghế đôn dựng ở mé tường ra định ngồi, thì Cải chỉ tay vào chiếc ghế sa lông đối diện, bảo:
- Thôi kéo ghế ra làm gì nữa, cứ ngồi xuống đây, người trong nhà cả.
Thơi ngồi vào chiếc ghế còn bỏ trống cạnh Thìn:
- Báo cáo anh Cải với bác Thìn, sáng nay có đồng chˆm ấy có dễ chỉ dăm ngày, Điền cùng một số chiến sĩ được phiên chế vào đơn vị mới thành lập về tăng cường cho bộ đội địa phương tỉnh. Thế nên, vừa gặp lại Điền sau hơn chục năm xa cách, ông Thàng mừng mừng, giận giận nói như trách: “Sau lần ấy mày trốn đâu mãi đến giờ, hả Điền?”, cũng là tình nghĩa với nhau lắm đấy. Điền nghe ông Thàng trách thế chỉ cười, giây lát buông một tay đang ôm vai ông Thàng ra, hỏi:
- Nhà bác có ở gần đây không?
Ông Thàng bảo:
- Nhà tao ở trên Chợ Rã, nhưng ngay đường số ba, gần Phủ Thông rẽ vào thôi.
- Nãy bác nói trên bản nhiều nhà còn sắn bán à?
- Ừ. Đi về nhà tao luôn cho biết nhà. Mấy khi mày lên tới đây.
- Khi nào bác về?
- Chờ thằng con dậy là ra xe về ngay thôi.
Điền thoáng nhìn cậu thanh niên vừa được ông Thàng lay dậy, còn đang ngồi trên giường mặc áo, mới chỉ khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, dáng người cũng đầm đậm và có nét hao hao giống Thàng. Điền nhắc lại câu hỏi ban nãy, nhưng lần này rành rẽ hơn:
- Khi nào bác với cháu về, cho chúng em theo lên trên ấy mua sắn với nhá!
Thàng vẫn ngồi trên giường, hai chân thõng xuống đất, vừa xỏ chân vào ống quần vừa bảo:
- Mày bảo mấy người kia có đi thì khẩn trương lên. Giờ bố con tao ra bến xe xếp hàng mua vé ô tô. Được là đi về ngay đấy. Xe ô tô khách lên Chợ Rã ngày chỉ có một chuyến, sáng chở khách từ Bắc Cạn đi, chiều chở khách từ Chợ Rã về. Không khẩn trương là lỡ xe, phải chờ đến mai đấy.
Nghe Thàng nói gấp gáp và nhấn đi nhấn lại từ khẩn trương, Điền càng thấy quý mến người thủ trưởng cũ, sau bao năm gặp lại, từ tính nết đến tác phong vẫn như xưa, chất phác, thật thà, nhanh nhẹn, tháo vát, thể hiện một bản chất rất đáng quý của người đã qua rèn luyện bao năm trong quân ngũ. Vừa lúc Liểu ở ngoài nhà vệ sinh vào, nghe Điền giới thiệu, đây là bác Thàng, thủ trưởng cũ của em hồi ở chiến trường, còn đây là cậu con trai bác ấy. Nhà bác Thàng ở trên Chợ Rã, lối rẽ
Phủ Thông đi vào. À, Phủ Thông biết rồi, Chợ Rã cũng đến rồi, ông Liểu tỏ ra thông thuộc đường đất đồng rừng. Nhưng Điền vẫn như không nghe thấy, thủ trưởng cũ của em có ý mời bác với chú Bính lên nhà bác ấy chơi, nhân thê’ giúp anh em mình mua sắn. Liểu vui ra mặt, bảo: “Gặp may rồi!”. Đoạn, quay lại chỗ bố con ông Thàng:
- Anh cho anh em chúng tôi theo lên trên đó mua sắn, anh nhá!
Ông Thàng bảo:
- Tôi với chú Điền trước cùng một đơn vị, xa nhau bao nhiêu năm nay mới gặp. Còn bác và cháu đây lại đi cùng chú Điền từ mãi dưới xuôi lên, cũng là vì việc dân, việc nước mới gặp gỡ, quen biết nhau. Một công đôi việc, tôi mời bác và cháu cùng chú Điền lên nhà tôi chơi, nhân thể tôi giúp anh em mua sắn, thuê xe chở về xuôi.
- Được thế thì quý hoá quá! - Ông Liểu cảm kích thốt lên.
Ông Thàng khoác chiếc túi vải chàm lên vai, nhìn ông Liểu:
- Người dân tộc không biết khách khí đâu. Thôi, ta đi nào.
Ba người dưới xuôi lên mua sắn, nhập với hai bố con ông miền ngược, thành đoàn năm người rảo chân ra bến ô tô.
Vẫn cái bến xe chiều tối qua Liểu, Điền và Bính xuống, nhưng sớm nay vắng vẻ và ít nhốn nháo hơn. Cả những cô gái đứng vật vờ chỗ ngã ba lối vào bến, như chiều tối qua cũng không có. Liểu bỗng thấy một chút vấn vướng rất vô cớ khi lướt nhìn về phía ngã ba có cây dạ hương um tùm, chỗ chiều tối qua hai cô gái đứng ãm ờ “quán cơm nhà trọ đều có Cếả”. Bến xe thị xã hẹp và xơ xài. Chỉ mỗi dẫy nhà chờ, cũng là nơi bán vé, chừng hai chục mét vuông làm bằng tre vầu, lợp giấy dầu, nằm ở một góc bến. Khi đoàn xuôi, ngược năm người vào đến nhà chờ thì ở cửa bán vé xe đi Chợ Rã đã đông người đứng xếp hàng. Thàng chen vào chỗ bán vé, rồi lại chen ra, mồ hôi nhễ nhại, bảo Điền và Liểu:
- Hai người đứng đây với thằng cháu Thàn, để tôi vào mua vé cho. Tôi có thẻ thương binh, được ưu tiên.
- Thế thì may quá! Bác giúp chúng em với. - Điền nói xong, quay lại bảo Liểu đưa tiền cho ông Thàng mua vé hộ.
Trong khi ông Thàng chen vào mua vé xe, Bính kéo Liểu ra ngoài, nói nhỏ: - Biết ông ấy là người thế nào mà chú vội đưa tiền nhờ mua vé. Nhỡ kẻ xấu nó lừa có phải vừa mất tiền, vừa mang tiếng với đảng uỷ, uỷ ban là to đầu mà dại không. Từ giờ chú phải cẩn thận, đừng nhẹ dạ cả tin nghe anh Điền quá thế, chú ạ!
Lời nhắc nhở của đứa cháu trưởng ông chủ tịch xã, làm Liểu sực nhớ những điều Thuật dặn trước lúc đi: “Phải chú ý theo dõi tay Điền từ lời ăn tiếng nói đến cử chỉ, đi đứng. Đừng để hắn lợi dụng dùng tiền công vào việc riêng. Chớ nhẹ dạ cả tin hắn mà mang vạ vào thân đấy!”. Nhưng Liểu mới nghĩ đến đấy, đã nghe tiếng thằng con ông Thàng chạy ra gọi:
- Chú với anh gì ơi, mua được vé rồi. Lên xe tìm chỗ ngồi thôi.
Chiếc xe nhỏ, bốn nhăm chỗ ngồi, nhưng nhà xe lèn dễ đến không biết bao nhiêu khách. Chỉ biết người đứng chen chúc chật như lêm, đến không còn chỗ thở. Lại còn bao nhiêu bao tải, túi xách, rọ tre, cái nào cũng căng phồng, chật cứng. Chẳng biết bên trong để những của chìm của nổi gì, nhưng cá khô thì bắt chết thể nào cũng có. Vì Liểu và Điền đều ngửi thấy mùi cá khô âm ẩm nồng nồng bốc Iẻa, nên ghé tai nhau bảo, biết thế đoàn mình cũng mang mươi cân lên có khi bán đủ tiền tàu xe ăn đường. Xe không đánh số ghế ngồi, ai nhanh chân chen lên trước được ngồi trước, ai lên sau đành ngồi sau, nhiều người thậm chí còn không tìm được chỗ ngồi, cứ đứng chông chổng giữa xe. Mỗi lần xe vào cua, vấp ổ gà, sống trâu trên đường, lại một lần rộ lên những tiếng kêu oai oái. Điền đã quen đi ô tô. Những chuyến xe chở bộ đội vào khu Bốn toàn đi đêm, rồi xe vào tuyến lửa, lên miền rừng, vượt Trường Sơn… Còn sóc bằng mấy thế này, Điền cũng không khi nào say. Nên xe vừa vượt đập tràn sông Năng qua thị xã, quay lại thấy Bính ngồi rũ bên chân ghế như người sắp lả, giữa đám người đứng lố nhố một hàng giữa xe, Điền vội đứng lên kéo tay Bính, bảo cậu ta ngồi vào chiếc ghế của mình ở phía trong, bên cửa sổ, còn mình đứng chen chân giữa đám người đứng lổn nhổn trên xe lại thấy thoáng đãng. Khi xe vừa qua lối ngã ba lên đèo Gió, Thàng ngồi hàng ghế trên quay xuống bảo Điền, sắp đến đường rẽ vào huyện Chợ Rã tôi rồi đấy. Điền đưa mắt theo tay Thàng chỉ, trước mắt vẫn là vùng rừng nham nhở, giữa một màu xanh tươi tốt thấy vàng rực màu đất núi trơ trụi, những mái nhà xám hoét im lìm bên vạt rừng cây lưa thưa. Chốc chốc lại thấy bên sườn đồi một rừng sắn với những thân cây khẳng khiu, cao lênh khênh, dễ chừng trồng đến một, hai năm chưa rỡ. sắn nhiều thế, chả trách ông Liểu đã lên một, hai lần quen thông thổ, lần này lại hiến kế đi Bắc Cạn mua sắn.
Điền đứng trên xe, nhìn cảnh vật hai bên đường xe lướt qua mà thầm suy ngẫm. Cũng là đường rừng, đường núi, nhưng con đường rừng Điền đang ngồi xe bươn tới hôm nay, thật khác xa con đường rừng núi miền tây Quảng Bình, Quảng Trị, mà anh từng ngồi xe qua năm nào. Bỗng Điền nhoài người về chỗ ghế trên ông Thàng đang ngồi, hỏi át cả tiếng xe chạy:
- Anh em bộ đội xuất ngũ ở xã bác có nhiều không?
Thàng quay lại nói to:
- Nhiều đấy. Đến mấy chục người, về đến nhà mình sẽ báo cho anh em chia nhau đi mua sắn giúp. Đồng chí cứ yên tâm.
Đúng là Điền không thể không yên tâm khi chiếc ô tô chở khách từ thị xã lên, dìmg lại ngay trước một khu như là trụ sở xã, với một dẫy nhà dài như văn phòng đảng uỷ, uỷ ban, chếch bên trái, gần chỗ xe đỗ là cửa hàng mua bán và xa một đoạn, có tấm biển gỗ trương cao trạm y tế xã Hữu Bằng. Xe vừa dừng, ông Liểu và Điền còn chần chừ có ý đợi Bính bớt say rồi mới xuống, đã thấy ông Thàng băm băm đi về phía cửa hàng mua bán xã. Không nghe rõ tiếng ông gọi, nên không biết ông nói với ai, nhưng rõ là tiếng ông đang oang oang:
- Bảo chú Tỉnh, anh Mạy và chị Sim ra ngay cửa hàng tôi nhờ một việc, khẩn trương đấy!
Lúc ba người miền xuôi xuống xe, còn đang đứng ngáo ngơ cạnh đường thì ông Thàng quay ra, nói:
- Bây giờ ba người đi với thằng con tôi về nhà trước. Tôi ở lại chờ đổng chí cửa hàng trưởng mua bán xã ra để bàn với đồng chí ấy cử người đi các nhà hỏi mua sắn cho các đồng chí. Chứ các đồng chí từ dưới xuôi lên lạ đất lạ người, biết đâu mà mua. Đồng chí Điền cứ yên tâm cùng bác Liểu và cháu Bính về nhà tôi nghỉ ngơi, cơm nước. Đồng chí Tỉnh tuy là cửa hàng trưởng, nhưng lại cùng đi bộ đội với tôi một đợt, cùng xuất ngũ về xã với tôi một ngày, nên một khi chúng tôi đã bàn thống nhất với nhau là nhất định khẩn trương làm bằng được cho các đồng chí. Quê các đồng chí đói cũng như quê chúng tôi đói, xuôi ngược chúng ta là một nhà. Các đồng chí cứ yên tâm đi với thằng con tôi về trước đi. Bàn xong công việc với anh chị em cửa hàng là tôi cũng về ngay.
Ba người theo chân thằng con Thàng về tới nhà thì trời đã ngả chiều. Nhà Thàng ở sườn đồi, ngay đầu dốc vào bản. Khu đất thổ cư không lấy gì làm rộng so với một gia đình ở miền núi, lại trông có vẻ cằn cỗi. Ngay lối ngõ vào, sau trận mưa còn trơ ra nhave;m đến ông giời mà về làng không theo thứ bậc dòng họ cũng bị các cụ chửi cho mục mả. Làm đến ông giời về làng cũng phải theo thứ bậc dòng họ, nên Cải vừa cầm cái ấm lên, định ra sân xúc bã pha ấm chè mới, nghe ông Quế hỏi câu ấy, vội quay lại, ngồi ngay xuống chiếc ghế đối diện với ông chú. Cải xác nhận: “Thật đấy, chứ không phải tin đồn đâu, chú ạ! Xã nhà mấy hôm nay cũng đang đo ruộng giao cho xã viên, hả chú?”. Vừa nghe Cải hỏi, ông Quế mặt bỗng tím tái như miếng thịt trâu thiu, nói gắt: “Anh mà cũng vào hùa với chúng nó để phá hợp tác xã, thì thật không thể hiểu nổi”. Cải sợ ông chú tức giận quá dễ phát chứng huyết áp cao, vội đứng dậy đi đến đứng sau lưng ông Quế, định nói mấy câu động viên ông yên tâm, con hơn cha nhà có phúc, lớp trẻ bây giờ có làm điều gì khác các cụ ngày xưa là cũng chỉ muốn biến những mong ước của các cụ thành hiện thực một cách tốt đẹp và mỹ mãn hơn, chứ nỡ lòng nào lại đi phá phách những cái các cụ đã dầy công xây đắp.
Nhưng Cải chưa kịp nói với ông chú điều anh vừa chợt nghĩ, thì bỗng ngoài ngõ có tiếng ào ào, người bảo không phải, đi qúa tý nữa, chứ sao nhà bí thư huyện uỷ lại bé thế này, người bảo đúng rồi, ngoài kia họ chả chỉ nhà có cái cổng hai cánh bằng tre đấy ư. Cải bước nhanh ra cửa, nhìn ngớp ra ngoài ngõ xóm. Vợ Cải đã chuẩn bị sang ăn hỏi cô em nên ăn mặc nền nã, quần vải phíp đen, áo vải phin nâu, nghe tiếng người như đang tìm vào nhà mình, vội tất tưởi ra cổng. Giây lát vợ Cải quay vào, đi sau là hai người đàn ông trông có vẻ là lạ, người đi trước tay xách chiếc cặp da màu mận chín, có hai cái khoá bạc trắng lấp loáng ở thành cặp. Vợ Cải dẫn khách vào tới sân, mời các anh vào nhà xơi nước, rồi đi thẳng vào bếp. Dáng chừng sáng nay chị nghĩ cả nhà sang bên ngoại, nên chỉ đun mỗi gáo nước đủ cho chồng pha ấm chè, nào ngờ mới sáng ra đã khách gần chưa ra khách xa đã vào. Từ ngày chồng về làm bí thư huyện, chưa có chủ nhật nào nhà đông khách như chủ nhật này. Vợ Cải dẫn khách vào tới sân thì Cải cũng nhận ra người xách chiếc cặp da màu mận chín là Chu, bác sĩ Chu, trưởng phòng y tế kiêm giám đốc bệnh viện huyện, anh em con chú con bác với Trường, chủ tịch huyện. Còn người đi sau chưa biết là ai, nhưng trông mặt thấy quen quen, hẳn cũng là cán bộ, nhân viên huyện này. Vâng, em là bác sĩ Âng, ở phòng khám đa khoa bệnh viện. Dạ, tên bố mẹ đặt cho. Nhà em ở Tiên Cự. Bí thư mới về huyện mà đã biết xã em rồi ạ.
Sau dăm ba câu thăm hỏi chuyện trò giữa chủ và khách, thỉnh thoảng có lời ông Quế xen ngang ca cẩm về nỗi khám bệnh bây giờ chán mớ đời, tớ có sổ khám và chữa bệnh ưu tiên lão thành cách mạng, nội bốn hẳn hoi, mà ai đời lên bệnh viện huyện khám chúng nó chỉ cho đúng mười viên thuốc cảm áp-spê-rin với hai chục viên bê-một thì bõ bèn gì. Bác sĩ Chu trịnh trọng đặt chiếc cặp da, từ nãy vẫn để trên ghế phía sau lưng, lên bàn, cẩn thận mở khoá, lấy ra cái cặp con bìa cát- tông bên trong đựng toàn giấy tờ, chắc là quan trọng. Vợ Cải cũng đun xong siêu nước, xách lên, nhưng không đổ ngay cạnh bàn khách đang ngồi, mà cẩn thận cầm cái phích ra ngoài hiên, rồi đổ nước từ siêu sang phích. Chị vừa đổ vừa để ý nhìn vào trong nhà, như dõi theo biến đổi trên nét mặt chồng, đang cầm tờ giấy bác sĩ Chu vừa đưa, chăm chú đọc. Không biết là giấy gì, lành hay dữ, nhưng quả là anh cầm tờ giấy đọc với sự biến đổi trên nét mặt không thể che giấu, từ bình thản sang tím tái, rồi nhợt nhạt hẳn đi. Không khí trong nhà ắng lặng. Mới sáng ra mà chim chóc ngoài vườn, mọi hôm chỉ riêng đám chim chích nhặt sâu cũng đủ ríu ran ỏm tỏi, nhưng hôm nay chim chích ngoài vườn không thấy bóng vía con nào, dù là chỉ bay liệng qua sân. Trong nhà ắng lặng đến mươi giây, mới thấy Cải ngẩng lên nhìn Chu và Ang, nói chầm chậm như người hụt hơi:
- Mời hai đồng chí uống nước đi, rồi ở chơi trưa ăn với gia đình bữa cơm.
Chu nhìn Cải, dè dặt nói:
- Xin phép bí thư, em được trình bày cụ thê lịch trình thế này ạ. Bí thư vừa xem, trong giấy có ghi rõ ngày tập trung là đúng hôm nay đấy ạ. Còn lý do giấy về chậm bí thư vừa có ý trách, chúng em xin nhận, nhưng sự thực không chậm đâu ạ. Mãi chiều tối hôm qua em mới nhận được giấy này từ tay, vâng, từ tay… các anh ở trên ban bảo vệ sức khoẻ tỉnh đấy ạ. Vì bệnh viện huyện được giao nhiệm vụ như một chi nhánh của nội bốn, nên chúng em có nhiệm vụ chấp hành chỉ đạo của ban bảo vệ sức khoẻ tỉnh, chuyển giấy đến tận tay bí thư và đưa bí thư đến nơi an dưỡng của tỉnh luôn ạ. Xin bí thư tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành nhiệm vụ, đưa bí thư đến nơi an dưỡng đúng ngày giờ ghi tronaacute;c bác, các chú vào mâm đi. Có việc gì vừa uống rượu ăn cơm vừa bàn.
Thàng quay lại nhìn vợ cười:
- Bà đã làm cơm canh xong cả rồi thì anh em chúng tôi ăn uống ngay, chứ còn việc gì hơn cơm rượu lúc này nữa. Nào, mời ông Liểu, chú Điền.
Bữa cơm đầu tiên vợ chồng ông Thàng đón khách không mời mà đến, từ dưới xuôi lên, khá thịnh soạn. Một đĩa thịt gà luộc chặt to xếp đầy ú ụ. cổ cánh nấu măng tươi, múc ra đầy bát ô tô to. Lòng gan xào ngọn bí đỏ thơm ngậy mùi tỏi. Lại thêm một đĩa trứng rán thơm mùi hành phi chín tới. Một bát cá kho để ăn cơm. Cạnh mâm một lọ măng tươi thái khuôn chì ngâm muối ớt, những quả ớt ngâm trong măng chua bắt muối trông đỏ rau rảu, tưởng chỉ đặt vào miệng đã thấy cả vị cay, vị mặn, vị chua chua, ngòn ngọt rất dễ chịu. Không biết có phải từ khi rời nhà đi chưa hôm nào được ăn bữa cơm canh nóng, hay từ lúc lên ô tô ở thị xã Bắc Cạn, giờ mới được ăn bữa cơm ra bữa cơm, cả ông Liểu, Điền và Bính đều không khách khí đánh căng rốn. Cơm xong, thông cảm với khách mấy ngày đi đường xa, ông Thàng giục thằng con dọn giường phòng đầu nhà cho chú với hai anh đi nằm cho đỡ mệt.
Cũng như bao gia đình dân tộc ở miền núi, nhà ông Thàng dành hẳn nửa nhà phía ngoài làm nơi khách khứa, cơm nước. Mùa đông thì đặt bếp củi ngay gian đầu nhà, vừa cơm nước, vừa sưởi ấm. Còn mùa nóng thì đun nấu xuống gian bếp, làm chếch ra ngoài nhà trên. Nửa gian nhà phía trong được ngăn ra làm nhiều phòng ngủ của vợ chồng, con cái, và phòng dành khi có khách đến nghỉ qua đêm. Bàn thờ gia tiên cũng đặt ở gian giữa nhà như người miền xuôi, chỉ khác là được đóng hẳn vào giữa hai cây cột cái đẫy gian, to và rộng.
Ông Liểu, Điền và Bính được thằng con ông Thàng dẫn vào gian phòng đầu nhà phía tây. Phòng chỉ kê một cái giường rộng, toàn bằng những tấm gỗ ván ken nhau, trên trải chiếc chiếu cói hoa nhưng có lẽ mua đã lâu, lại ít khi có người nằm, chiếu mốc trắng màu phấn và nhiều chỗ rách nham nhở. Thế nhưng cả ba người vừa đặt mình xuống là ngáy như bễ lò rèn. Không ai biết ông chủ nhà lúc đêm làm gì. Cả bà chủ nhà nữa. Có lúc tìm bao diêm không thấy, bà còn xuống bếp thổi lửa, thắp đèn mang lên nhà cho ông. Đi lại thế mà mấy người khách vẫn không biết, thì đúng là ngủ như chết thật.
Còn ông Thàng, mấy ngày đi chơi nhà người quen dưới Chợ Chu, chờ đợi xe cộ, đi lại nhiều cũng mệt, chập tối đặt mình xuống cũng thiếp đi ngay. Nhưng trong giấc ngủ say, ông như thấy có người lay vai gọi. Tiếng gọi nghe không rõ là gọi gì, nhưng đích thị là có người gọi, lạ thế. Lúc rất gần, như lẩn quất đâu đây. Lúc lại rất xa, xa lắm. Nhưng rõ ràng có tiếng người từ một cõi nào nỉ non, thao thiết gọi. Lại gọi đúng tên ông, bằng một sự kính trọng “Anh Thàng ơi, anh Thàng!”. Nhưng khi ông mở mắt ra thì tiếng gọi lại dừng. Ông trân trân nhìn vào đêm tối. Đêm tối vẫn lặng im, với một màn đen dầy đặc. Nhưng cứ nằm xuống thì lại như người mộng du, lẩn quất bên tai tiếng người đàn ông gọi mỗi lúc một gần, một nỉ non, thao thiết, như thể không gọi thế thì người nghe không biết phải làm gì, lại có thể sẽ quên thôi. Thế là ông Thàng không còn bụng dạ nào nằm lại được nữa. Ông ngồi dậy, lấy quần dài và áo dài tay mặc vào, rồi nhẹ nhàng buông hai chân xuống đất, thọc vào đôi dép cao su đen có cả quai hậu. Khi ông đang cúi xuống kéo chiếc quai hậu cho lên gần mắt cá chân, thì bà vợ cũng ngồi dậy, hai tay vén mái tóc ra phía sau, giọng nhẹ và ấm:
- Ông sao thế? Đang ngủ lại dậy. Có khát nước để tôi đi lấy cho?
Ông Thàng bảo:
- Không, tôi không khát nước. Bà biết bao diêm lúc tối để ở chỗ nào không?
- Ông đốt đèn lấy gì à? Để tôi đi lấy diêm cho.
Bà Thàng lại chỗ ban thờ giữa nhà, chắc là tìm bao diêm, một lát lại thấy thập thõm bước về phía bếp lửa đầu nhà, vẫn còn thơm mùi than củi ủ. Bà cầm cái ống thổi phù phù vào đống than củi, làm bay lên những cái tàn đỏ lừ chờn vờn như sao sa. Khi cái thanh tre nhỏ như que đóm trong tay bà cháy bùng lên, cũng là lúc ông Thàng đi đến ngồi xà xuống bên cạnh, giọng nhỏ và trầm, như đang có điều gì xúc động lắm:
- Bà còn nhớ cái ngày tôi mới ở bộ đội về, tôi hay nói với mẹ con bà là tôi sống được mà về đến cửa đến nhà cũng là nhờ có ân nhân cứu mạng không?
- Còn nhớ. Nhưng là sao?
- Đêm nay tôi thấy anh ấy về, chẳng khác gì năm đã lâu, bà ạ!
Bà vợ vội ngẩng lên:
- Thật thế ư! Anh ấy nói với ông những gì?
- Nói những gì, tôi không sao nghe rõ. Nhưng nhất định là có nói, nói lâu, nói nhiều. Lại còn cảm ơn tôi nữa, thì không hiểu là thế nào?
Hai người cứ ngồi bên bếp lửa cháy phừng phừng, chốc chốc ngọn lửa lại như reo lên cuồn cuộn. Cái kiểu lửa cười thế này thì đúng là chỉ có báo niềm vui, mang may mắn đến nhà, chứ không thể là điềm gở. Niềm vui thì có, một lúc được đón những ba người khách phương xa đến nhà, sao lại chả vui. Nhưng may mắn thì, chẳng lẽ cái việc ông mới bàn hồi chiều với mấy người ngoài cửa hàng mua bán xã, chia nhau đi mua sắn giúp ba người dưới xuôi lên, lại thuận lợi nhanh chóng thế ư. Nhưng nếu thế, sao lại như có người lay vai gọi. Không chỉ gọi, còn nói những lời như mới xảy ra hôm qua, hôm kia đây thôi.
Nhưng cũng đã qua đi mười mấy năm rồi.
Hôm ấy cũng vào một đêm cuối tháng tối trời như đêm nay. Tham mưu trưởng tiểu đoàn Nông Văn Thàng cùng trợ lý tham mưu Phạm Khắc Bao và cậu Vang liên lạc đi thị sát một căn cứ Mỹ-nguỵ nằm trên đường đến thị xã Kon Tum. Khi vào, và già nửa quãng đường trở ra, gần như an toàn tuyệt đối. Vậy mà đùng một cái, khi ba người đang bò ra, bất ngờ nghe tiếng đạn bắn như mưa qua đầu và những quả pháo sáng đỏ rực, lửng lơ trên trời, soi rõ mọi vật trên mặt đất. Cậu liên lạc bò đi trước, đến Thàng, rồi Bao, ba người vẫn giữ cự ly. Thình lình nghe tiếng quả đạn pháo nổ bụp ngay bên cạnh, và một vật gì đổ ập lên lưng như ấn Thàng nằm sấp xuống đất. Thàng chưa kịp nhận ra cái vật đổ ập lên lưng ấy, đã nghe hực một cái, cùng tiếng kêu “Ôi, anh Thàng ơi!”, ngay trên lưng mình rồi. Một đường đạn cắt ngang người Bao, máu chảy ướt đẫm áo Thàng. Khi Thàng đặt được Bao nằm xuống một chỗ tương đối khuất tầm pháo sáng của địch, thì Bao đã bất tỉnh. Cậu liên lạc đi trước một đoạn ngắn, kịp nhận ra hai người bị nạn, liền quay lại. Từ đấy, Thàng và Vang thay nhau để Bao nằm sấp trên lưng, rồi cứ thế người cõng Bao bò lết đi, người bò sau đỡ không để Bao lăn xuống khỏi lưng người bò trước. Gần sáng thì Thàng, Vang đưa được Bao về nơi đơn vị ém quân, một vùng dân cư thưa thớt nằm khuất nẻo trong thung lũng. Trước khi khâm niệm, Thàng tự tay thay cho Bao bộ quần áo tuy không hoàn toàn mới, nhưng còn tươi màu. Khi cởi áo Bao ra, Thàng phát hiện một bên túi áo ngực trái sao lại có hai lớp. Lớp ngoài là cái túi bình thường như mọi chiếc túi áo ngực khác, nhưng phía trong túi lại được khâu táp vào một lần túi nữa, có cúc đóng mở cẩn thận. Nắn lớp túi trong thấy một vật chỉ nhỏ bằng hai đầu ngón tay, gói rất cẩn thận trong lần ni lông. Thàng cầm chiếc áo của Bao, đã bị đạn xé toạc mất một mảng ở lưng, cất đi, cùng với chiếc ba lô và một, hai bộ quần áo Bao thường thay đổi, cả cuốn sổ Bao ghi sinh hoạt, công tác ở đơn vị. Đêm hôm ấy, mãi khuya lắm, Thàng mới mang chiếc áo của Bao ra, gọi cậu Vang liên lạc dậy, rồi lấy cái vật nhỏ và nhẹ, Thàng đoán chỉ một là thư, hai là ảnh, của vợ Bao ở ngoài Bắc mới gửi vào cho chồng. Quả nhiên, điều dự đoán của anh không sai. Đấy là một tấm ảnh chụp 3x4 cm, nhưng không chỉ của riêng vợ, mà cả hai vợ chồng, chụp từ ngang ngực trở lên. Bao trong ảnh nhìn thoáng một cái nhận ra ngay, còn người đàn bà dẫu chưa gặp lần nào, nhưng cả Thàng và Vang đều nghĩ neay là vợ Bao. Hai người trong ảnh ngồi ghé đầu sát vào nhau, một tay Bao còn choàng ra sau ôm vai vợ. Cả hai đều nở nụ cười rạng rỡ và âu yếm. Xem kỹ tấm ảnh xong, Thàng cầm tấm ảnh cất kín trong số giấy tờ tuỳ thân của mình. Còn chiếc áo đưa cho cậu liên lạc mang giặt, với ý định sau khi phơi khô cũng bỏ vào ba lô tư trang của Bao, để có dịp sẽ gửi ra ngoài Bắc. Nhưng tiếc thay, giữa mùa hè nóng bỏng năm ấy, mọi việc diễn ra ngoài ý muốn con người, khi cậu liên lạc chạy đến báo tin toàn bộ tư trang của ban chỉ huy em để trong hầm đã bị bom Mỹ biến thành tro mất rồi, thì cả Thàng, Vang và hai cậu trợ lý tham mưu, tuyên huấn tiểu đoàn đứng lặng hồi lâu. Từ đấy, tấm ảnh của vợ chồng Bao, Thàng luôn giữ rịt bên người, lòng nhủ lòng dẫu Thàng này có chết, cũng không để mất ảnh vợ chồng mày, Bao ơi!
Đúng là tấm ảnh vợ chồng Bao không mất. Nhưng cũng mãi đến năm nọ, sau hôm khánh thành nhà mới, Thàng bỏ những thứ còn giữ được từ ngày ở chiến trường, giấy chứng nhận huân chương giải phóng do Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cấp, giấy chứng nhận Dũng sĩ diệt Mỹ cùng bao nhiêu huân, huy chương, bằng khen, giấy khen khác. Chọn ra từng cái một, cái nào còn mới thì treo, cái nào cũ quá thì bỏ vào ống cài lên quá giang nhà. Thình lình lại thấy tấm ảnh vợ chồng Bao gói trong lần vải ni lông để giữa cái giấy chứng nhận huân chương giải phòng của Thàng. Mấy ngày sau, có việc xuống thị xã Bắc Cạn, Thàng lấy tấm ảnh vợ chồng Bao ra đút vào ví, định bụng hễ thấy ông vẽ truyền thần, như có lần Thàng thấy ông ta ngồi gần cửa rạp chiếu bóng, thì thuê vẽ tách riêng cái hình một mình Bao. Nhưng lần này xuống lại không thấy ông vẽ truyền thần. Đang ngơ ngáo hỏi, cái nhà bác trước vẫn ngồi đây vẽ, giờ đâu rồi các bác nhỉ? Thì anh thợ cắt tóc liền chỉ sang bên kia đường, ông cần hình gì cứ sang hiệu ảnh bên ấy mà chụp một vài kiểu, sao phải vẽ cho đắt, lại xấu. Thàng giơ ngay tấm ảnh vợ chồng Bao ra, rồi không một lời giải thích, chi thật thà nói: “Tôi muốn lấy người đàn ông trong cái ảnh này ra, có chụp lại được không, hay phải vẽ?”. Quá dễ, anh thợ cắt tóc chừng kém Thàng đến cả chục tuổi, vừa huơ cái tông đơ trên đầu người choàng tấm khăn dù ngồi ghế, vừa lướt nhìn tấm ảnh trên tay Thàng, buông lời khẳng định, rồi lại huơ cái tông đơ chỉ sang bên kia đường, cười bảo: “Bác cứ sang bên ấy. Lấy người đàn ông, chứ lấy cả đàn bà họ cũng lấy cho bác được”. Thế là tấm ảnh Bao chụp chung với vợ, được tách riêng ra thành tấm ảnh chân dung một mình Bao ngồi hơi nghiêng đầu về bên trái tý ti, nhưng phóng to dễ bằng tờ giấy kẻ học sinh, nên người tinh ý vẫn nhận ra bức ảnh được tách từ một kiểu ảnh chụp chung.
Lúc đầu, Thàng cũng mới có ý định tách ảnh của bạn ra để tiện giữ gìn, bảo quản, nhưng ngay đêm đầu tiên đi thị xã về, Thàng cứ nằm trằn trọc không sao ngủ được. Có lúc thiếp đi thì lại như có người lay vai gọi dậy. Lúc dậy rồi thì lại không thấy gì nữa. Nhưng cứ nằm xuống lại nghe như có tiếng người gọi “Anh Thàng ơi, anh Thàng!”. Tiếng gọi nghe như rất gần, ngay cạnh giường, thậm chí ngay đầu giường đây thôi; nhưng lại như từ cõi xa xăm nào vọng tới, mỗi lúc như riết róng bên tai. Mấy lần như thế, Thàng không sao ngủ được, liền ngồi dậy thọc chân vào đôi dép cao su còn đủ cả quai hậu, rồi nhẹ bước đến bên bếp lửa ủ qua đêm, cầm cái ống thổi phù phù. Khi Thàng vừa thổi lớp tro ủ thì một màu đỏ rực từ thân cây củi sáng loé lên, làm ông chợt nhận ra bà vợ cũng đã dậy và đến đứng sau lưng ông tự lúc nào. “Bà dậy rồi à?”, ông cất tiếng hỏi. Bà vợ bảo: “Tôi thấy ông trằn trọc cả đêm chẳng ngủ nghê gì, tôi làm sao mà ngủ được”. Ông chồng kể lại với bà vợ giấc mơ đêm, với tiếng người gọi lúc gần lúc xa, chỉ mỗi câu: “Anh Thàng ơi, anh Thàng”. Bà vợ cả nghĩ, hay lo, liền hỏi chồng: “Thế tấm ảnh cái anh gì ở dưới xuôi cùng đơn vị với ông, mà ban chiều đi Bắc Cạn về, ông nói với tôi là chụp lại đẹp lắm ấy, đâu rồi?”. Tôi lại cuộn lại để trong rương cẩn thận cho nó mới, ông chồng thật thà nói với bà vợ. Bà Thàng ngồi xuống cạnh ông, đưa tay dúi thêm cây củi vào bếp, củi khô bắt lửa cháy phừng phừng. Nhìn ngọn lửa cháy như cười reo, bà bảo: “Sáng nay ông không đi nương nữa, ở nhà tìm xem còn cái khung kính nào thì bỏ cái hình của anh đồng ngũ với ông người dưới xuôi vào, rồi lập chỗ thờ anh ấy, ông ạ. Không anh em máu mủ ruột rà, nhưng người ta đối với mình còn hơn cả anh em ruột thịt. Ngày ông ở bộ đội về, ông đã chả nói với mẹ con tôi là ông còn sống về được đến nhà, là nhờ có ân nhân cứu mạng là gì!”. Nghe bà vợ nói, ông Thàng bất giác quay lại như muốn ôm chầm lấy vợ, có thế mà cả đêm tôi không nghĩ ra. Một lần nữa ông như thầm cảm ơn bà vợ đảm đang, hiền thục, lúc nào cũng như thấu hiểu bụng dạ chồng. Hôm sau ông nghỉ hẳn một buổi ở nhà, tháo cái giấy khen cũ ra khỏi tấm kính có khung gỗ sơn viền màu hoa đào, rồi để tấm ảnh Bao phóng to bằng tờ giấy kẻ học sinh vào đó. Nơi đặt chỗ thờ Bao ngay gần ban thờ gia tiên nhà ông, cũng một bát hương, một lọ lộc bình do chính Thàng ra ngoài cửa hàng xã mua về. Tấm ảnh lồng trong khung kính được đặt trên một miếng gỗ cho cao hẳn lên sau bát hương. Tết nhất, tuần rằm, mồng một, ban thờ có thứ gì cúng gia tiên thì trên chỗ thờ Bao cũng có thứ đó. Mỗi khi có người lạ đến nhà, nhìn ban thờ gia tiên thấy duy nhất một chỗ thờ lại có tấm ảnh phóng to, hỏi thì Thàng chỉ nói, đấy là người anh em kết nghĩa của tôi.
Nhưng sáng ấy, cả ba người khách dưới xuôi từ giừơng ngủ đi ra, thì không biết do thần linh sai khiến hay giác quan thứ sáu mách bảo, ông Thàng gọi giật cả ba người lại chỗ ban thờ đang nghi ngút khói hương và lờ mờ ngọn đèn dầu nhỏ như hạt đỗ, chỉ vào bức ảnh người đàn ông vận áo sơ mi trắng, khẩn khoản hỏi:
- Ba người có biết người trong ảnh kia quê ở đâu không?
Điền nhanh nhẹn kiễng cao chân nhìn lên ban thờ, ngọn đèn quá nhỏ không thấy rõ khuôn mặt người trong ảnh. Anh xin phép ông Thàng cho lấy khung ảnh xuống, mang ra ngoài cửa nhìn cho rõ. Ông Thàng bắc cái ghế con đứng lên, đưa tay cởi dây buộc ở chỗ cái khuy trên khung ảnh, tháo xuống, đưa cho Điền. Ba người đàn ông miền xuôi và một người đàn ông miền ngược cùng chụm đầu nh&, vai khoác cái túi đeo kiểu ba lô bộ đội lững thững đi ra xe.
Sau Cải mấy bước là hai vị bác sĩ Chu và Ang đi sóng đôi nhau, nhưng lại giữ khoảng cách vừa đủ để nếu Cải có phép tàng hình cũng không thoát được.
Người đi sau cùng là vợ Cải. Nha bước tập tững như người thọt chân, mắt không nhìn đường mà cứ như dán vào tấm lưng cánh phản của chồng, mới tối qua xong, chị vừa nhận ra anh lo nghĩ việc gì lớn lao, hệ trọng lắm, nên chỉ hơn tháng không về mà người trông đã gầy phơi ra từng chiếc xương sườn. Cũng mới tối qua xong, ngay cái lúc niềm khát khao dâng hiến ở Nha đang bùng lên hừng hực, tưởng chỉ tích tắc thôi là sự hưng phấn và niềm đam mê ở người đàn bà đang độ hồi xuân được đền đáp. Vậy mà, vậy mà đúng cái lúc ngọn lửa tình bùng lên hừng hực trong người Nha, thì cũng đồng thời Nha nhận ra cái của quý của chồng mà từ nãy đến giờ vợ đã chắc mẩm là của mình bỗng nhão ra, mềm đi, ỉu xìu xìu trong tay chị. Khi Nha hiểu ra nỗi lo sợ đến làm anh rụt cả vòi lại, chỉ vì một nghị quyết do anh vừa ký có thể bị thu hồi, đồng nghĩa với việc anh bị kỷ luật nặng, thì Nha bỗng thấy niềm khao khát đam mê của mình thật bé nhỏ, tầm thường, nếu đem so với những gì chồng đang đeo đuổi. Chỉ có điều, Nha cũng thấy phân vân là sao cái giấy mời đi an dưỡng mà cũng ngày giờ nghiêm ngặt quá thể, đến nỗi chỉ lùi lại một đêm sáng mai đi, thậm chí một buổi trưa nay thôi, để anh ấy sang bên ngoại ăn hỏi cô em vợ xong là chiều đi ngay, cũng không được. Nha càng nghĩ, càng thấy phân vân, càng phân vân lại càng khó hiểu, càng khó hiểu lại càng thấy buồn. Đi tiễn chồng mấy bước ra xe mà Nha thấy bã cả nguời, như phải đi bộ hàng mấy chục cây số. Khi chồng lên xe đi rồi, Nha quay về tưởng chừng như không thể đi được nữa. Tới đầu ngõ vào cổng nhà mình, chị phải ngồi xuống nghỉ chân. Khi ngồi xuống nghỉ chân, Nha bất chợt nhìn thấy con bói cá đậu từ chỗ nào đó trên cây sung đầu ao chúi đầu đâm vụt xuống nước, mổ trúng con cá mại cờ cắp lượn nửa vòng mặt ao, rồi vụt bay đi mất.
Trong khi đó, chiếc ô tô có biểu tượng chữ thập đỏ của bệnh viện huyện chở Cải đi an dưỡng ngoài Đổ Sơn, có hai vị bác sĩ Chu và Ang, biết gọi họ là gì nhỉ, áp giải, dẫn đường, hay đi cùng, đều chưa chính xác, thôi tuỳ người đọc đáng kính, muốn phong cho hai vị bác sĩ kia mỹ từ nào là tuỳ. Chỉ biết, khi xe chạy qua ngã ba huyện lỵ, Cải vẫn quen tác phong thân mật, suồng sã với lái xe cơ quan, quay sang bảo lái xe tạt vào huyện uỷ hay uỷ ban cho mình nói với bác Thìn hay anh Trường mấy việc của tuần tới đã nhá. Nhưng Chu gạt đi, ông Thìn chủ nhật nào chẳng về nhà, còn anh Trường tối hôm qua… Suýt nữa thì Chu nói, anh Trường tối hôm qua giao nhiệm vụ cho em hôm nay phải đón bằng được anh ra Đồ Sơn xong, bảo sáng nay lên tỉnh có việc gì gấp ấy mà. Nhưng Chu kịp nói chữa, chiều tối qua đánh bóng bàn xong, thấy anh ấy bảo sáng nay ra thành phố có việc gì ấy. Nghe Chu nói thế, cậu lái xe không cần nửa lời hỏi Cải, bởi anh dẫu sao cũng chỉ là người đi nhờ xe, chứ không phải chủ xe, chủ xe là bác sĩ Chu cơ. Nghe Chu nói, cậu lái xe cứ thế vút xe thẳng lên phía quốc lộ mười. Lúc gần tới cầu Ghẽ, Cải quay lại phía sau nói với Chu, lần này không nói với lái xe, vì cũng biết thân biết phận kẻ đi nhờ, có nói lái xe chắc gì để tai. Cải quay lại phía sau nói với Chu, gần tới cầu dừng xe cho mình vào qua nhà cậu Thơi tý nhá. Nhà Thơi ở ngay mé đường, dừng xe, ới nửa câu trong nhà đã nghe thấy. Lái xe cũng biết nhà Thơi, nên có ý lưỡng lự chờ trưởng phòng Chu bảo dừng là dìmg. Nhưng Chu lại không bảo gì lái xe, mà nói với lên ghế trên chỗ Cải ngồi, giọng có phần mềm và rõ hơn ban nãy, anh Thơi sáng nay cũng đi với anh Trường, thấy bảo đi thăm cụ nào trên tỉnh, anh ạ. Sau tiếng ạ của Chu là sự ắng lặng đến buồn tẻ trên xe. Sao lại có sự trùng hợp ngẫu nhiên đến thế nhỉ? Hai người Cải cần gặp trước lúc đi an dưỡng một tháng trời, lại đều là hai người sáng nay cùng đi thăm cụ nào trên tỉnh với nhau. Mà cụ nào nhí? Trong số thường vụ tỉnh uỷ anh em bên dưới hay gọi bằng cụ chỉ có ông Quang, bí thư, ông Xúng, phó bí thư thường trực, một người bảy mốt, một người sáu chín; còn ông Tháo, tiếng là cũng ngấp nghé bảy mươi ngang tuổi ông Xứng, nhưng chỉ là uỷ viên thường vụ phụ trách tuyên huấn, nên cũng ít được vị nể. Vậy là ai, ai yếu đau mà cả phó bí thư kiêm chủ tịch huyện cùng chánh văn phòng huyện uỷ đi thăm? Ông Quang chắc là không phải, vì còn ở Liên Xô chưa về. Chỉ còn ông Xứng. Ông Xứng mới sáng qua Cải lên báo cáo về khoán quản còn bị ông đe, nếu không thu hồi nghị quyết về ngay là kỷ luật cậu nặng đấy! Chẳng lẽ đã ốm ngay lập tức được, ừ, biết đâu đấy, cái tuổi ngấp nghến bảy mươi cũng không thể nói mạnh. Hơn nữa, cụ này lại ham hố đủ thứ, quyền lực, của cải, con cái. Nghe nói riêng con cái cụ có thể được xếp vào tốp dẫn đầu tỉnh, gái trai, lớn bé tất cả đâu những chín đứa. Ngay cả cái khoản kia cụ cũng chẳng kém ai, dẫu đã ngấp nghến bảy mươi nhưng vẫn còn máu lắm. Dạo Cải còn ở ban kinh tế tính, thỉnh thoảng sang văn phòng xin gặp phó bí thư trực, mấy đứa con gái cứ đun đẩy nhau, không đứa nào chịu lên hỏi xem cụ có tiếp khách được không. Hỏi mãi, chúng mới bảo, anh nam giới lên thì dễ, chứ chúng em là nữ lên gặp ngại lắm, chào bằng bác, nói năng cũng thưa bác, vậy mà cụ không nghe, cứ bắt các em chào anh bằng anh cho thâm mật, bác bác, ông ông nghe phong kiến bỏ mẹ, thì anh bảo, đến bố chúng em cũng chả dám gọi cụ bằng anh. Nghe tức cười đến chết mà không lỡ cười, vì cũng còn giữ thể diện cho cụ trước đám nhân viên kia nữa. Nhưng dẫu tuổi già lúc khoẻ lúc yếu là lẽ thường, cụ Xứng mới ốm thật đi chăng nữa, thì sao Trường không bảo chánh, phó văn phòng bên uỷ ban đi cho tiện, lại kéo chánh văn phòng huyện uỷ đi. Lại thêm một việc Cải không thể hiểu thực hư ra sao, cũng như mới ban nãy ở nhà, khi ngồi xem cái giấy mời đi an dưỡng, mà da mặt Cải cứ dần tím tái, đến không còn tin ở mắt mình khi đọc những dòng ghi trên tờ giấy in sẵn, viết tay, có con dấu và chữ ký của trưởng ban bảo vệ sức khoẻ tỉnh. Nhưng ý thức của một đảng viên, một cán bộ lãnh đạo, dù là cấp huyện, như thầm khuyên Cải cứ nghiêm chỉnh chấp hành rồi đâu có đó, ở hiền thì lại eặp lành, cớ sao phải lo.
Cải không lo. Không hề mảy may gợn mối lo. Lo thì anh đã chả ung dung ra xe, tự tay mở cánh cửa xe phía trên, leo lên ngồi vào chiếc ghế vẫn dành cho thủ trưởng mỗi khi đi công tác. Cái quy định ấy không thấy ghi trong văn bản nào, nhưng mặc nhiên ở cơ quan, đơn vị nào cũng thế, chiếc ghế phía trước, bên cạnh người lái, là ghế dành cho thủ trưởng, hoặc người có quyền hành nhất trên xe. Một quy định bất thành văn, nhưng lại có hiệu lực còn bằng mấy nghị định, sắc lệnh của chính phủ. Cậu lái xe bệnh viện nhìn thấy Cải đưa tay cầm núm đấm cửa xe, định bảo, anh lại ghế sau, nhưng lại thấy bác sĩ Chu, thủ trưởng trực tiếp của anh ta, đang mở cửa xe sau leo lên, thì thầm hiểu, chính cái ông đi nhờ xe đây mới là người có quyền sinh quyền sát hàng nghìn cán bộ, nhân viên huyện này, và dĩ nhiên không loại trừ mình. Vậy là anh lái xe lặng lẽ nhấn ga. Chiếc xe bấm còi, nháy đèn xanh đỏ inh ỏi, làm mọi người đi đường, dù là xuôi hay ngược chiều xe chạy, đều dạt cả ra hai bên. Xe hồng thập tự, có đèn xanh đỏ hẳn hoi mà không dạt cả ra hai bên thì hoạ có là người điên. Chiếc xe đưa Cải đi an dưỡng tiêu chuẩn nội bốn, có giấy mời của ban bảo vệ sức khoẻ tỉnh hẳn hoi, mà chẳng khác nào xe chở bệnh nhân cấp cứu, cũng có thầy thuốc, những hai bác sĩ chứ không phải y tá, y sĩ gì đâu, áp tải trên xe đưa đến tận nơi, còn hơn cả bệnh nhân ưu tiên đặc biệt. Hay Cải cũng là bệnh nhân ưu tiên đặc biệt, cấp cứu chữa chạy kịp thời một căn bệnh đặc biệt.
Chưa biết thế nào, phải chờ vào an dưỡng Đồ Sơn mới biết.
Nhưng giờ xe còn đi trên đường. Đèn xe nhấp nháy. Còi xe gắt gỏng. Người đi đường chỉ nghe tiếng còi, thấy tín hiệu đèn cấp cứu cũng không ai bảo ai, lặng lẽ nhường đường cho xe cấp cứu vượt qua, như một động thái nho nhỏ giúp cứu người bị nạn. Mà cứu người bị nạn thì không ai nề hà, không ai đắn đo. Vậy là chiếc xe có biểu tượng chữ thập đỏ cứ thế lao đi trên con đường nhựa, dẫu không lấy gì làm tốt, cũng không phải là quá xấu.
Đồng tháng sáu nắng như đổ lửa, dẫu lúc này mới vào khoảng chín, mười giờ sáng. Nắng như đổ lửa, nhưng đồng vẫn lố nhố từng đám người cày, cuốc, đắp bờ, tát nước, bằng gầu giai, gầu sòng. Những ruộng mạ lên xanh đầy như mâm sôi. Cứ nhìn màu mạ cũng thấy báo hiệu một vụ lúa tốt tươi, chẳng thế người xưa bảo “có tốt mạ, mới tốt lúa”. Mạ vụ này nhiều nơi không “đồng khởi” ra mộng một ngày như mọi năm, vì ruộng giao đến từng hộ rồi, cấy lúa gì có năng suất, cấy vào bao giờ thì chắc ăn, nông dân người ta thuộc vanh vách cả. Có điều, lâu nay hợp tác xã đẩy xã viên vào con đường thụ động, tước đi của họ cái quyền được định đoạt cách thức canh tác trên mảnh đất cha ông để lại, nên họ cứ trông chờ, ỷ lại vào tập thể, chứ cứ để họ tự làm, tự lo xem, chỉ một vài vụ là đất đai trở lại màu mỡ, ruộng đồng lại tốt tươi ngay. Bởi suy cho cùng, với người nông dân không sức hấp dẫn nào bằng đất đai, không tự do nào bằng tự do vùng vẫy trên sào ruộng do mình làm chủ, không quyền lợi nào bằng quyền lợi có đất đai cày cấy, gieo trồng, mang lại kết quả bằng chính hạt thóc, củ khoai do mình đổ mồ hôi, nước mắt mà có.
Chiếc xe của bệnh viện huyện chở Cải đi an dưỡng rời quốc lộ mười, rẽ xuống Ninh Hải, xuôi đường mười bốn ra Đồ Sơn. Xe chạy khá êm. Cải có cảm giác chiếc xe chỉ hơi lắc lư như đưa võng, làm những ý nghĩ của anh chẳng những không bị đứt quãng, mà còn mỗi lúc một dầy thêồng một chắc không phải, còn mười tư, rằm có khi cũng chưa đến. Bính nhớ hôm cùng ông Liểu, anh Điền lên đường đi mua sắn là mồng bốn tháng tư âm lịch. Đi về vừa đúng chín ngày, tức hôm nay mới ngày mười ba. Vậy có việc gì mẹ lại đốt hương trên bàn thờ bố thế kia. Chắc đêm mẹ lại nằm mơ thấy bố về, dặn dò, nhắc nhở điều gì chăng. Mẹ đến là hay nằm mơ. Cả những khi mùa màng cấy hái bận tối mắt, vẫn có đêm nằm mơ. Sáng vừa trên giường lăn xuống đất, đã đến bàn thờ châm đèn, đốt hương thơm khắp nhà. Hẳn đêm rồi mẹ lại mơ. Không hiểu trong mơ mẹ có biết mình gặp được người chôn cất bố ở chiến trường, lại giữ được tấm ảnh của bố mẹ bao nhiêu năm không nhỉ. Cũng không hiểu bố có về mách mẹ, con trai đang cầm tấm ảnh của tôi với bà chụp chung, cái lần tôi về nghỉ mấy ngày để vào chiến trường miền Nam. Bính treo cái túi xách lên đầu cột buồng, vẩn vơ nghĩ. Nhưng bỗng giật thột, khi nghe tiếng bà mẹ như vừa nói vừa khóc, lật bật ngoài sân vào:
- Bính về rồi hả con. Ôi chao, linh thiêng quá! Nãy mẹ vừa đốt hương khấn xin bố phù hộ cho con về nhanh đi. Vì mẹ lo em Lâm nhà chú Lận đi, chỉ còn vắng mỗi con không có nhà, thì giờ con lại kịp về để mai đưa em ra đồng.
Bính sững sờ quay nhìn mẹ, hỏi:
- Em Lâm làm sao mà đi nhanh thế, hả mẹ?
- Em nó bị tai nạn sập hành lang, cái nhà học hai tầng mới xây ấy. Đưa đi bệnh viện nhưng bị vỡ sọ não, mất sáng nay rồi. Con thay quần áo, lấy cái quần nâu áo nâu mà mặc, rồi ra ngay ngoài ấy cho chú Thuật với chú Lận khỏi mong. Cả vợ chồng cô Ngấn, chú Trường cũng đang ở ngoài ấy.
Thế là Bính vội vàng thay quần áo, tất tả ra ngoài nhà ông chú ruột. Không chỉ với người xấu số ngắn đời là con chú con bác với Bính, còn vì lời thúc giục của bà mẹ, dẫu là chị dâu cả trong nhà thì vẫn cứ là sợ các ông chú, bà cô một phép, khi bảo Bính, con ra ngay ngoài ấy cho chú Thuật với chú Lận khỏi mong. Cả vợ chồng cô Ngấn, chú Trường cũng đang ở ngoài ấy. Thì Bính không thể không tất tưởi ra ngay nhà ông chú ruột ở rìa làng, chỗ có cái bến một thời tấp nập trên bến dưới thuyền, mới được ông chủ nhiệm hợp tác xã Phạm Khắc Lận khoanh lấn, lập thành vùng ao vườn nuôi cá, trổng cây, vừa đẹp lại vừa sinh lợi dễ đến như vườn cây, ao cá Bác Hồ cũng ít nơi bằng.
Anh cháu vừa nhô vào tới đầu ngõ thì không biết có linh tính, hay cặp mắt tinh tường đến mức nào mà ông chú Thuật đã nhìn thấy. Ông chú vội tập tững ra tận ngõ, cười không ra cười, mếu không ra mếu, giọng đều đều hỏi anh cháu trưởng:
- Về rồi hả cháu. Tinh hình thế nào?
Bính không dừng lại, vẫn chân lững thững đi, miệng thủng thẳng nói:
- Tốt chú ạ.
- Thế sắn để ở đâu?
- Để cả ngoài cửa hàng mua bán rồi.
- Được mấy tấn? Có đầy xe ô tô không? Tao lo nhất là đằng nào cũng mất tiền thuê một chuyến ô tô, nhưng mấy người đi chưa mua được đầy xe đã nóng về, thế là lãng phí cả tiền thuê xe, lại mất cả công đi về.
Bính không hiểu sao lần này lại không ngoan ngoãn, chỉ biết nghe chứ không biết cãi, lại nhìn ông chú ruột túc trí đa mưu, nói mà như cãi:
- Chú cứ làm như chỉ có mình chú là biết tính toán, còn bác Liểu, anh Điền, và cả cháu nữa, chỉ là một lũ đen đầu thôi chắc. Không những chở đầy xe, mà tổng số sắn xã viên đăng ký mua có bốn tấn bốn trăm bảy mươi ba ki lô gam, nhưng bác Liểu và anh Điền đã cho xếp lên xe kém mấy chục cân đầy năm tấn, bảo đề phòng về tới nhà cân có khi còn hao hụt. Với lại chỗ sắn thừa ra ấy, bà con người ta thêm cho, chứ có lấy tiền đâu, không mang về cũng tiếc.
Trong lúc thằng cháu nói, ông chú cứ vừa đi vừa nghe, chứ không nói lại câu nào. Ngay cả khi nghe thằng cháu nói có ý sẵng, chỉ có mình chú là biết tính toán, ông chú cũng không nghĩ là thằng này dở chứng, bỗng dưng sinh hư, cãi lại cả chú. Là vì trong lòng Thuật đang ngổn ngang trăm mối tơ vò, cái đầu còn thiếu nước điên lên nữa thôi đây. Chứ lại không. Vừa đẩy được Điền làm trưởng đoàn đi miền ngược mua sắn, cũng là bất đắc dĩ lắm đấy, chứ thực, cả xã có hơn trăm hộ đăng ký mua chưa đến bốn tấn rưỡi sắn, thì đáng gì lắm đâu. Nhưng không đi không được, vì huyện đã chỉ đạo các xã vùng bão lốc tràn qua phải tổ chức đi mua sắn, xã nào không mua, để xảy ra đói kém, dân đứt bữa là chủ tịch uỷ ban, chủ nhiệm hợp tác phải chịu kỷ luật. Vừa đẩy được Điền cùng ông Liêu đi, lại cho thằng cháu đi theo giám sát, tưởng ở nhà hai anh em Thuật động thổ xây dựng sinh phần gia tộc thông dòng bén giọt, ít ra là xong phần cơ bản vượt thổ, làm tường bao xung quanh. Vậy mà đùng một cái, chẳng khác gậy ông đập lưng ông, hành lang trường học sập vào ngày nào không sập, lại đúng ngày anh em ông trưởng tộc Phạm Khắc khởỉ công xây dựng sinh phần, gây tai nạn chết người, lại chết đứa nào không chết, chết ngay thằng cháu đích tôn. Vậy thử hỏi Thuật còn đầu óc đâu để ý đến câu nói sẩng của thằng cháu trưởng, vừa chân ướt chân ráo đi miền ngược về. Nên Thuật chỉ vừa đi vừa nghe, chứ không nói lại câu nào. Đến khi Bính quay lại bảo, cháu xin phép chú vào thắp cho em nén hương, thì ông chú mới như chợt nhớ, vội níu tay hỏi:
- Thế có ai ở ngoài ấy trông sắn không?
- Có anh Điền ạ. - Bính nói theo bản năng.
- Không được! Cả xe sắn hàng đống tiền, sao lại phó thác vào một tay ấy.
Nhưng Bính như không nghe thấy, cứ lẳng lặng bước vào trong nhà. Bính lặng lẽ đến trước linh cữu đặt thi hài đứa em con ông chú ruột xấu số ngắn đời, cầm ba nén nhang châm vào cây nến, rồi cung kính cắm vào bát hương. Vì người chết năm nay mới mười ba tuổi, vẫn còn là trẻ con, chưa thành người lớn, lại là con thứ ba trong gia đình có tới năm người con, nên theo tập tục, thi hài thằng bé chỉ quàn trong nhà qua đêm cho người thân thích hương hoa, hôm sau đưa ra đồng mai táng, chứ không kèn trống phúng viếng ầm ĩ, cờ phướn đưa rước linh đình như mỗi khi có đám ma ông già bà cả. Nên tiếng nhà có đám hiếu, xóm láng cũng ít ầm ộ, nhà cửa cũng ít ồn ào tấp nập. Chỉ có ngoài cửa trải một dãy ba bốn chiếc chiếu cho các ông, các bà quanh xóm và người thân thích trong làng, ngoài xã đến chia buồn ngồi xơi miếng trầu, chén nước. Còn trong nhà, bên cạnh quan tài người xấu số, trải mấy cái chiếu cho cô dì, chú bác, anh chị, các em thay nhau ngồi túc trực. Cả nhà đám có lẽ mỗi chỗ ấy là ồn ào, người khóc to thành tiếng thống thiết, ới em ơi là em ơi, sao cái số em lại ngắn chẳng tày gang đến thế này, hử em! Người chỉ khóc hực hực không thành tiếng, nhưng nghe lâu lại rõ ra từng câu, hỡi giời cao đất giày có thấu cho chăng, nếu họ không làm ăn tắc trách, xây cho vững, dựng cho bền, thì sao lại có thể sập được hành lang, để đến nỗi thằng bé ngoan ngoãn, học hành giỏi giang là thế, mà bỗng chốc lìa đời, hu hu hu… Giữa tiếng sụt sùi, than khóc ấy, Bính cầm ba nén nhang cung kính cắm vào bát hương mà tay cứ run lên bần bật, mắt cay xè, hàm răng trên cắn vào môi dưới đến bật máu, để nén tiếng khóc chảy ngược vào trong. Nỗi đau sót, tủi hận vì thế lại càng được nén chặt, càng dầy thêm lên. Khi Bính thắp hương cho em xong, quay ra, vẫn thấy ông chú ruột đứng ngoài cửa, chỗ ban nãy, như có ý chờ. Thấy cháu ra, ông Thuật cầm tay kéo xuống dưới sân, hỏi:
- Lúc nãy cháu bảo có mỗi tay Điền trông sắn ở ngoài cửa hàng thôi hử?
Bính lơ đãng đáp:
- Vâng.
Ông Thuật kêu to:
- Không được! Không thể phó thác cho một tay Điền như thế được, sắn đã chở về đến xã rồi mà còn mất mát, hao hụt thì ai chịu trách nhiệm với huyện. Sao mà cháu với ông Liểu lại dễ tin người đến thế! Trước khi đi chú dặn cháu thế nào, cháu quên rồi hay sao, hả hả!?
Nhưng không hiểu sao lần này anh cháu trưởng thay đổi tâm tính nhanh thế, dám cãi lại ngay cả ông chú ruột, mà bấy lâu Bính gần như tin yêu tuyệt đối, phục tùng tuyệt đối:
- Chú chỉ lo trách nhiệm với huyện, chứ lo gì mất mát, hư hao mấy cân sắn của dân!
- Mày… mày…!
Ông chú tức giận dí ngón tay trỏ bên phải vào trán thằng cháu, nhưng rồi không biết có phải vì ngại mắng cháu trưởng ở chỗ đông, hay vì một câu nhịn là chín câu lành, ông đột nhiên dừng. Thì lại nghe anh cháu trưởng bảo:
- Mọi điều chú dặn cháu không quên, nhưng những gì cháu vỡ lẽ ra, cháu thức tỉnh lại trong chuyến đi này, thì cháu xin phép được nói thật là chính cháu, và có khi cả chú nữa, cũng không bao giờ lại có thể tưởng tượng ra được như thế đâu.
Đúng là ông Thuật cũng không bao giờ lại có thể tưởng tượng ra được như thế, và ngay lúc này cũng không sao tưởng tượng ra đứa cháu trưởng nói gì, nên ngớ ra mươi giây, rồi xuống giọng:
- Có chuyện gì hệ trọng, hả cháu?
- Hệ trọng thì chắc là không. Nhưng may mắn thì đúng là may mắn đến với nhà mình, trong việc chú cử cháu đi mua sắn với anh Điền và ông Liểu thật rồi!
Nghe cháu nói, ông chú trưởng gia tộc Phạm Khắc làng Phương Trì vội ôm lấy hai vai cháu, lắc lắc:
- Mày nói đi, tao đang nẫu hết cả ruột gan đây! Có may mắn thật không? May mắn về c&aacut
  • - 6 -
  • - 8 -
  • - 9 -
  • - 10 -
  • - 11 -
  • - 12 -
  • - 13 -
  • - 14 -
  • - 15 -
  • - Kết -
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---