Chương 3
TUỔI THƠ

SONG THÂN VÀ BÀ NGOẠI TÔI

Cha tôi ra đời năm Đinh Hợi (1887). Việt Nam hoàn toàn mất hết chủ quyền từ ba năm trước, năm kí hoà ước Patenôtre (1884) và triều đình Huế chỉ còn những vua quan bù nhìn.
 
Ông nội tôi không phải là nhà cách mạng, chỉ giữ khí tiết của một nhà nho bất hợp tác. Như tôi đã nói, cụ bỏ thi cử sau khi đậu Tú tài, cũng không muốn ra làm quan; cụ lại chán cả việc khuyến khích các con thi cử, chắc trong thâm tâm cụ nghĩ rằng dù có đỗ ông cử ông nghè thì cũng chỉ thêm cái hư danh, chẳng giúp được gì cho nước. Cụ để các con tự do lựa con đường đi, miễn là không làm gì nhục cho tổ tiên. Bác Cả tôi không muốn lập gia đình để hi sinh cho tổ quốc, cụ không cản; bác Hai tôi muốn dạy học, bác Ba tôi muốn kinh doanh về thương nghiệp, tuỳ ý.
 
Cha tôi là con út. Hồi bà nội tôi còn, chắc cụ cũng dạy vỡ lòng cho cha tôi, rồi sau cha tôi học với các anh, vì lúc đó ông nội tôi đã già. Cha tôi ham chơi mà trong nhà không ai ép học, nên sức học chưa đủ để thi hương thì đã bỏ, học chữ Quốc ngữ. So với các anh trong nhà, sức học cha tôi tầm thường nhất, nhưng so với người trong làng, trong họ, cả với họ bên vợ nữa, thì người vào hạng giỏi. Vì vậy ông nội tôi cũng không buồn. Trước khi mất, cụ cưới vợ cho cha tôi.
 
Thân mẫu tôi tên là Sâm, con dòng thứ cụ phủ Nguyễn Khắc Chước làng Hạ Đình (Hà Đông). Nghe các bác tôi kể lại thì cụ đỗ cử nhân, văn thơ hay, nét chữ tươi, có tài hoa. Mẹ tôi mồ côi cha từ nhỏ, bà ngoại tôi không ưa thói khinh bạc của một người con chồng lúc đó làm tri huyện, khảng khái dắt con về ở với em ruột, làm lược để nuôi con. Mẹ tôi tập buôn bán và khi người có chồng thì bà ngoại tôi theo con về ở với rể, tại số 4 ngõ Phất Lộc, trong mấy phòng ở bên phải và sau lưng nhà thờ. Nhà số 2 để cho các bác Cả và bác Ba tôi; sau khi bác Cả lẻn sang Trung Hoa, bác Ba lẻn vào Nam, thì nhà đó cha tôi cho thuê.
 
Cuộc đời vất vả và tận tụy của bà ngoại và mẹ tôi, tôi đã chép trong tập Cháu bà nội, tội bà ngoại (nhà xuất bản Lá Bối). Tôi chỉ trích lại dưới dây một đoạn ngắn để con cháu nhớ công của bên ngoại:
 
“Bà đã thay má tôi, nuôi nấng, săn sóc chúng tôi, lại thay cả ba tôi trong sự dạy dỗ chúng tôi nữa. Ngày nay, anh em tôi, con cháu tôi, có ai giữ được một chút cái tính khí khái của bà, không chịu lụy ai, cái đức cần cù, tiết kiệm, cố chiến đấu để vượt khỏi cảnh nghèo, cái nếp sống đạm bạc, cái tinh thần thanh khiết của nhà Nho, phần lớn là nhờ bà”.
 

°

 
Cha tôi thấp người, không gầy, không béo, nước da trắng trẻo, trán cao, chỉ có tai là xấu nhất, như cái vẩy ốc, theo sách tướng thì không thọ. Từ vẻ mặt đến cử chỉ, y phục đều nghiêm trang, nhã nhặn. Đi ra ngoài thì chiếc khăn xếp bao giờ cũng ngay ngắn, áo dài đen bằng the ở ngoài, áo dài trắng ở trong, quần là (ủi) sạch sẽ, giày Gia Định đánh bóng. Ít nói mà có lễ độ, nên được mọi người nể.
 
Mẹ tôi khác hẳn, dong dỏng cao, nước da tối, mặt lại rỗ hoa, trán thấp như bà ngoại tôi - tướng đó vất vả - nhưng tai có thùy châu, mũi cao và nụ cười tươi. Tôi giống cha ở trán, giống mẹ ở nước da, mũi, tai, nụ cười và bề cao. Mẹ tôi ăn mặc rất giản dị: quần áo, khăn đều bằng vải thâm hay nâu, đi đôi dép quai bằng da, nhiều khi đi chân không. Tính tình rất ngay thẳng, khảng khái, không chịu nhờ cậy ai, rất cần cù - quanh năm buôn bán từ tinh sương, tối mịt mới về, nhưng có tính dễ xúc động, tủi thân, mau nước mắt, đôi khi nóng nảy. Khéo cư xử với họ hàng, biết tính toán nên cũng được nhiều người nể.
 
Ở trong nhà thì có hiếu với mẹ và biết chiều chồng. Mẹ tôi chỉ lo buôn bán thôi, công việc bếp nước về phần bà ngoại tôi, công việc dạy con về phần cha tôi. Hầu hết sự chỉ tiêu trong nhà do người đảm đương cả; số tiền cho thuê nhà số 2 (năm 1925 được khoảng 5, 6 đồng một tháng[1] cha tôi giữ để tiêu riêng, làm giỗ tết, đóng thuế.
 
Nhờ vậy mà cha tôi sống khá ung dung: dạy chữ Nho và Quốc ngữ cho anh em chúng tôi và vài đứa cháu bên nhà vợ, hoặc con bạn bè; còn thì chơi hoa, lâu lâu đánh một vài ván tổ tôm, tài bàn; thỉnh thoảng đi coi hát chèo ở rạp Quảng Lạc, đi thăm bà con, bạn bè.
 
Tuy có tinh thần nghệ sĩ - một chút thôi - người sống rất có ngăn nắp, điều độ, không bao giờ say rượu, không bao giờ về quá khuya, và khi mất, còn để lại cho mẹ tôi ba chục đồng bạc trắng mà người cất kĩ trong tủ không cho vợ hay. Tôi còn nhỏ tối hôm đó, chôn cất cha tôi xong rồi, trước khi về Phương Khê, bác Hai tôi gọi mẹ tôi và tôi vào phòng trong cùng, mở một cái tủ xem có giấy má gì không, và tìm được một gói bạc, đếm từng đồng rồi đưa cho mẹ tôi. Nhờ có số tiền đó mà mẹ tôi trả hết được công nợ để làm ma chay.
 
Cái vui nhất của người có lẽ là chơi hoa. Năm nào, gần Tết người cũng ham mê gọt thủy tiên và săn sóc (ngắt lá) hai gốc đào trồng trong sân nhỏ sau lưng nhà thờ. Một gốc nhỏ cao độ một thước, trồng ngay dưới mái hiên trong một cái thống, là loại đào thất thốn chỉ có hoa, không có quả, hoa kép, đỏ thắm và rất nhiều, kín cả c người đó. Thật là một phúc lớn cho chúng tôi và cả cho gia đình bên nội tôi nữa. Nếu người tái giá thì chắc anh em chúng tôi phải li tán, kẻ về Sơn Tây ở với ông bác, kẻ đi ở nhờ một bà dì, nếu không thì cũng phải sống tủi nhục với người chồng sau của mẹ; cả trong hai trường hợp đó, chúng tôi đều không học hành được gì, may lắm là biết đọc, biết viết rồi kiếm nghề để mưu sinh. Nhưng dù người không tái giá mà không có bà ngoại tôi thì chúng tôi cũng không nên người được. Công của bà rất lớn.
 
CHẾ ĐỘ ĐẠI GIA ĐÌNH
 
Nhóm Tự Lực văn đoàn trong những năm 1932-1945, xuất bản một số tiểu thuyết (Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Thoát li, Thừa tự...) để chỉ trích chế độ đại gia đình, bênh vực phụ nữ, nhất là những người làm dâu, những người vợ trẻ ở góa, đề cao hạnh phúc cá nhân, chủ trương sự thoát li gia đình. Họ có lí: chế độ gia đình có nhiều cái bất công, cổ hủ nữa, phụ nữ đáng thương; dễ tạo ra những con người ỷ lại, thiếu tinh thần phấn đấu, không hợp với một xã hội bắt đầu bước qua thời đại tư bản công nghiệp; nhưng chúng ta phải nhận rằng nó rất thích hợp với một xã hội nông nghiệp và có nhiều nét đẹp cao quí: tình gia tộc đằm thắm hơn, đoàn kết hơn, người ta tương trợ nhau hơn, biết tôn kính cha mẹ, ông bà, ít ích kỉ, có tình cảm, có tinh thần trách nhiệm; và thân phận đàn bà có khi đáng thương thật, nhưng địa vị của họ cũng được xã hội tôn trọng, những cụ nào như mẹ tôi, chịu hi sinh cho chồng con, gây được sự nghiệp cho gia đình bên chồng thì chẳng những con cháu, họ hàng, mà đến hàng xóm, xã hội cũng đều kính nể.
 
Còn chế độ tiểu gia đình ở phương Tây bây giờ thì thôi, tôi ngán quá! Chẳng phải chỉ riêng tôi, các bạn già của tôi cũng vậy, mà ngay trong số nhà văn, nhà báo Âu, Mĩ cũng ngán nữa. Cuối cuốn Tương lai ở trong tay ta (Cảo Thơm - 1962) tôi đã chép hai cảnh thương tâm do bà Pearl S. Buck kể lại: cảnh một bà già muốn được ngủ một đêm với một đứa cháu nội nhỏ mà phải xin phép con trai của mình, cha đứa nhỏ, ông con cho phép sau khi dặn kĩ: “Chỉ lần này thôi nhé!”; và cảnh một ông già khi bước chân vào một viện dưỡng lão, quay lại nhìn con trai, nghe nó dặn nhỏ: “Ba đừng nói hớ tên gia đình mình ra nhé”.
 
Người ta có thể bảo bà P.S. Buck hồi nhỏ sống ở Trung Hoa, chịu ảnh hưởng đậm của Trung Hoa, nên lạc hậu. Nhưng một kí giả Pháp trong tạp chí Lectures pour tous cũng phàn nàn rằng mỗi vụ hè ở Paris có cả ngàn gia đình dắt cha mẹ già lại gởi trong một dưỡng đường để họ được rảnh rang đi tắm biển, leo núi hoặc du lịch ngoại quốc với vợ con; rồi hết hè họ “quên” không lại đón cha mẹ về! Một vài bộ lạc bán khai ở châu Phi, khi cha mẹ già thì khiêng cha mẹ bỏ vào giữa rừng với một giỏ cơm, một bình nước; ngày nay người ta bỏ cha mẹ vào dưỡng đường, vào viện dưỡng lão, kể cũng tiến bộ lắm.
 
Còn cảnh ông bà chết mà không đi đưa ma, cảnh nàng dâu gọi bố chồng là con “khỉ đột” là chuyện thường quá rồi!
 
Già đã cô độc mà trẻ cũng cô độc. Ở Mĩ, ở Pháp - ở Paris - kinh đô ánh sáng, có những khu trẻ dưới mười tuổi, đi học thì đeo tòng teng một cái chìa khoá ở cổ, để chiều đi học về nhà, tự mở cửa lấy, rồi mở tủ lạnh, lấy bánh mì và đồ hộp ra ăn, trong khi ngó tivi, vì cha mẹ chúng tám chín giờ tối mới về. Người ta gọi chúng là “Key children” (trẻ đeo chìa khoá). Việt Nam mình chưa có tình trạng đó, nhưng tôi đã thấy nhiều gia đình cha mẹ đi làm việc cả, nhốt con từ 3 đến 6 tuổi ở trong nhà, khoá cửa lại, trưa về cho chúng ăn rồi lại đi tới chiều tối.
 
Nhưng người ta bắt trẻ lớp Một học thuộc lòng bài này:
 

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Bác Hồ hơn mẹ hơn cha…

 
và giảng cho chúng rằng công Bác Hồ nuôi chúng, dạy dỗ chúng… Ông Hồ Chí Minh biết việc này hẳn ông không vui?
 
Như vậy là người ta nhồi vào óc trẻ điều này: đoàn thể, đảng quan trọng hơn gia đình, để tập cho chúng sớm thoát li gia đình, và hễ cha mẹ già thì đưa vào dưỡng lão viện.
 
Người ta không hiểu rằng không thể chỉ có đoàn thể mà không có gia đình, rằng đoàn thể dù tổ chức hoàn hảo tới đâu, có những tiện nghi tối tân tới đâu cũng không thể thay thế được tình yêu của cha mẹ, ông bà. Thiếu tình yêu đó thì trẻ không sung sướng, khoẻ mạnh, thông minh được, lớn lên sẽ không giúp gì được nhiều cho đoàn thể, quốc gia. (Coi cuốn Đời mới dạy con theo lối mới của tôi -1958). Nghe nói gần đây người ta đã bỏ câu: “Bác Bác Hồ hơn mẹ hơn cha” rồi. Tiến bộ!
 
Tôi mừng rằng ở thời đại này được sinh ở phương Đông, hồi nhỏ được cha mẹ và bà ngoại săn sóc (ông nội, bà nội tôi đều mất trước khi tôi sanh), lớn lên được học đạo Khổng; biết chủ trương xã hội của Khổng là “lão giả an chi, thiếu giả hoài chi”[2] (Luận Ngữ, Công Dã Tràng). Và bây giờ còn thấy nhiều gia đình tôn trọng, săn sóc cha mẹ già, hoa quả trong vườn có thứ gì ngon nhất thì để dành cho cha mẹ, cha mẹ đi xóm mà chậm về thì đi tìm, nếu cha mẹ gặp mưa không về được thì đem áo mưa, dù đi đón; phòng của cha mẹ thì giữ cho tĩnh mịch, sạch sẽ. Tôi lại được thấy một sKhê, một ở Phất Lộc để giữ tổ nghiệp và mồ mả ông bà.
 
TÔI HỌC VỠ LÒNG
 
Tôi mồ côi cha sớm, năm đó mười tuổi ta, nhưng tuổi tây chỉ mới có tám tuổi rưỡi, vì vậy mà hồi kí về cha tôi không được nhiều.
 
Tôi thấy đức quí nhất của người là săn sóc sự học của con rất chu đáo. Chính người hồi nhỏ không ham học, mà khi có con thì lại không tiếc thì giờ, tiền bạc vào việc học của con.
 
Người dạy vỡ lòng chữ Hán cho tôi, tôi không nhớ vào hồi mấy tuổi, và cũng không nhớ được học chữ Hán trong mấy năm - tôi đoán chỉ độ một năm rưỡi thôi.[2]
 
Sau chữ Nho, người dạy cho tôi chữ Quốc ngữ và làm bốn phép toán. Tôi còn nhớ một lần tôi phải học lại bảng cửu chương cho thuộc làu rồi mới được đi coi hội. Tôi ham chơi như mọi trẻ vào tuổi đó nên nhiều lần bị đòn vì quên lời cha dặn. Về việc học, cha tôi rất nghiêm, rất dữ đòn, và bà ngoại tôi thường phải xin cho tôi. Hình như sau mỗi cơn thịnh nộ - mỗi năm chắc chỉ độ vài lần thôi - cha tôi ân hận. Trong tập Làm con nên nhớ (Lá Bối) tôi đã kể một lần cha tôi nọc tôi ra đánh dữ cũng chỉ vì tội ham chơi, quên học; nhưng tối hôm đó người dắt tôi lại đường Paul Bert[3] mua cho tôi một gói kẹo Tây rồi hai cha con quay về bờ hồ Hoàn Kiếm, ngồi nghỉ trong một chỗ ít ánh đèn, người đùa giỡn với tôi, giấu gói kẹo, bảo tôi kiếm, kiếm được mới cho ăn. Một lần khác, đêm hè, người thuê giờ một chiếc xe kéo, bảo xe chạy chậm chậm dọc đường Bờ Sông, về phía Cầu Đất để hóng gió.
 
Ngồi xe, người không nói gì cả, có vẻ trầm ngâm. Nên tôi không dám gợi chuyện. Mỗi năm ba bốn lần người dắt tôi đi xem hát chèo ở rạp Quảng Lạc. Được đi chơi với cha, tôi thích, nhưng nghe hát được một lúc, tôi buồn ngủ, nằm ngay trên ghế bên cạnh mà ngủ vì rạp rất vắng. Ngày nay thỉnh thoảng tôi cho chạy một băng nhạc Chèo cải lương của Nguyễn Đình Nghị để nghe các giọng ngâm thơ, than của đào Nhã mà nhớ lại ngày trước. Nhưng tôi phải thú thực không thích nghe hát chèo, hát tuồng và cả cải lương nữa. Tôi thích những kịch có ý nghĩa, loại này hiếm lắm. Những kịch trên tivi chỉ nghe dăm ba phút là tôi chán.
 
CÁCH DẠY TRẺ XƯA VÀ NAY
 
Đi thăm bà con bên nội bên ngoại ở phố hàng Đường, làng Thịnh Hào, hoặc thăm một vài bạn thân, cha tôi thường dắt tôi theo (em trai tôi kém tôi ba tuổi, hồi đó còn nhỏ quá), một phần để tập cho tôi có lễ phép. Mỗi lần một ông bác tôi ở Thịnh Hào, ông Hi Thanh, con cụ Đỗ Uẩn, anh ông Ba Đỗ lại chơi, cha tôi pha trà và bắt tôi đứng ở bên để “hầu trà” các cụ, nghĩa là để nghe các cụ nói chuyện với nhau. Đứng như vậy khá lâu, các cụ chẳng sai bảo mà cũng chẳng hỏi han gì cả, tôi thấy bực bội, nhưng không dám không tuân. Lớn lên tôi hiểu nhà Nho dạy trẻ như vậy là tập cho chúng cư xử với người trên, nhất là học tự chủ, rán làm những bổn phận mà mình không thích; nhưng dạy con tôi, tôi cho nó tự do hơn, không bắt nó vào khuôn phép quá khi nó dưới mười, mười hai tuổi; lớn lên vài tuổi nữa, nó đã hiểu biết rồi, tôi mới giảng cho nó rằng ở đời bất kì ai và vào tuổi nào cũng thỉnh thoảng có những việc mình không thích làm mà phải làm, và nó nghe ra, không tỏ vẻ khó chịu nữa. Mặc dầu vậy, tôi vẫn rán tránh cho nó những sự bó buộc như vậy. Tôi không biết tôi có dễ dãi quá với nó không.
 
Bị đòn dữ, nhưng tôi không oán cha, vì tôi cảm thấy người yêu tôi một cách kín đáo theo lối nhà Nho. Nhưng có một lần tôi thấy người nghiêm quá cái mức cần thiết. Hôm đó trưa mùng một Tết, cả nhà quây quần chung quanh mâm cơm. Tôi ngồi ngay ngắn, xếp bàn tròn, gắp một miếng măng khô kho thịt, vừa bỏ vào miệng nhai thì nhè ra liền vì chưa quen với mùi khó tả của nó. Cha tôi giận, tát cho tôi một cái. Tôi tiu nghỉu suốt ngày quan trọng nhất trong năm đó. Bà tôi, mẹ tôi đều làm thinh, không nói gì cả, nhưng chắc đều thương hại tôi.
 
Cha mẹ ai cũng có những lúc bất công với con - vợ chồng với nhau cũng vậy - nhưng tôi nghĩ dạy con, thà mắc lỗi về nghiêm còn hơn là mắc lỗi về khoan, như hào 3 quẻ Gia nhân trong kinh Dịch đã khuyên.
 
Và bây giờ tôi mừng rằng nhờ được cha nghiêm khắc mà tôi tự chủ, có nghị lực được một chút, không mang tiếng là kẻ thiếu giáo dục.
 
Nửa thế kỉ trước, các nhà giáo dục Âu, Mĩ đưa ra một đường lối có lẽ chịu ảnh hưởng của Léon Tolstoi: cho trẻ hoàn toàn tự do muốn làm gì thì làm, không cấm đoán, chỉ khuyên răn thôi; và ở nước mình có nhiều người cho như vậy là văn minh, tấn bộ, mạt sát thậm tệ lối dạy con của ông cha, là làm cho trẻ hoá nhút nhát, không có cá tính, không hoạt bát hoá giả dối... họ không biết rằng khi họ bắt chước phương Tây thì chính ở phương Tây người ta đã nhận thấy người ta đã lầm rồi, mà đã bắt đầu sửa lại chính sách phóng nhiệm đối với trẻ. Tôi đã xét vấn đề đó trong bài “Vấn đề đánh trẻ” in ở sau cuốn Dạy con theo lối mới (Thanh Tân - 1958), và đã dịch cuốn Ba mươi ba câu chuyện với các bà mẹ của Benjamin Spock, một tác phẩm bán rất chạy ở Âu, Mĩ, khuyên phải cương quyết với trẻ, không nên để cho chúng quá tự do. Trẻ có nhu cầu được an toàn, được cha mẹ cương quyết cho biết điều gì chúng được phép làm, điều gì không, có vậy chúng mới khỏi hoang mang, khổ sở. Mấy năm nay tôi thấy nhiều phụ huynh ở Bắc khen trẻ trong Nam ngoan, dễ thương hơn trẻ ngoài Bắc nhiều, xin các thầy giáo, cô giáo trong Nam nghiêm khắc với con họ, và nếu cần thì cứ trừng trị. Có thực là trẻ trong Nam kém hoạt bát, thiếu cá tính hơn trẻ ngoài Bắc không? Điều chắc chắn không ai chối cãi được là chúng siêng năng. Tôi nghe nói từ niên khóa 1979-1980, đường lối dạy trẻ có thay đổi: người ta đã muốn trẻ có kỉ luật hơn, nghe lời cha mẹ và thầy cô hơn.
 
BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ
 
Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi 2, 3 tuổi mà học kém tôi.
 
Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920) cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị (cours préparatoire) trường Yên Phụ. Lúc đó vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.
 
Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ - một xa xỉ phẩm thời đó - rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.
 
Ngày nay đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai trong đó tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.
 
Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người[4] định lựa cho vào một tập Văn tuyển.
 
Hôm đó cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một hai tuổi, nhà ở hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố hàng Nâu, ô Quan Chưởng gần cầu Doumer (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố hàng Đường, hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ nhờ đi bộ như vậy mỗi ngày tám cây số luôn năm sáu năm trời, nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.
 
TRƯỜNG YÊN PHỤ
 
Thời đó Hà Nội có độ mươi trường tiểu học Pháp Việt (chuyển ngữ là tiếng Pháp, tiếng Việt chỉ dạy mỗi tuần 3 giờ tập đọc, luận văn), mỗi trường trung bình mười lớp từ cours enfantin tới cours supérieur (lớp năm tới lớp nhất)[5]. Trường Yên Phụ ở xa trung tâm, không nổi tiếng bằng trường Bờ Sông, trên Quai du Commerce, không lớn bằng trường Sinh Từ hay hàng Than, nhưng tôi thích nó nhất vì nó đẹp nhất.
 
Nó nằm ở chân đê Nhị Hà, bên bờ hồ Trúc Bạch. Nó vốn là một ngôi chùa (?) của làng Yên Phụ, xây cất thêm một dãy phòng kiểu mới dùng làm lớp học.
 
Phía trước là một bức tường cổ, bằng gạch làm hàng rào. Phía trong là một khu rất rộng gồm ba cái sân ở ba mực khác nhau. Có lẽ xưa là một ngọn đồi người ta cuốc, xén, để xây cất. Từ cổng vào là khu sân giữa, thoai thoải, bên trái có một dãy lớp học từ lớp ba tới lớp nhất. Sau những lớp đó là nhà của người lao công quét trường.
 
Từ sân đó, ở bên phải có nhiều bực đưa lên sân trên cao hơn độ một thước; sân này có hai tòa chùa hay đình cổ, nóc uốn cong, cột gỗ rất lớn, tường gạch có đắp hình hai ông tướng tô màu. Hai tòa đó sửa sang lại một chút, đục thêm cửa, lắp thêm kính, dùng làm lớp năm và lớp tư. Bên hông tòa bên phải và lùi về phía sau là nhà của ông giáo lớp năm kiêm giám thị. Bên trái còn một tòa nữa, nhìn xuống sân dưới và mặt hồ. Sân dưới ở sát mí hồ, thấp hơn sân trên độ hai thước, và thấp hơn sân giữa độ một thước. Có hai thang đá đưa từ sân giữa xuống sân dưới, và một thang gạch ít bực hơn đưa từ sân giữa xuống sân dưới.
 
Vườn rất rộng, trồng sấu, me, nhất là nhãn. Có tới chục gốc nhãn già. Người ta nói ở dưới chân những gốc nhãn đó và chân các tượng ông tướng đắp trên tường, có những lỗ sâu, hang của mấy con rắn có mào.
 
Tôi thích vẻ cổ kính của trường, thích ba khu sân rộng tha hồ cho chúng tôi chạy nhảy, leo lên, leo xuống; nhưng thích nhất là hồ Trúc Bạch. Ngồi ở mí nước, chúng tôi nhìn mây nước, những thuyền đánh cá vào mùa đông, con đường Cổ Ngư ngăn hồ Trúc Bạch với hồ Tây ở bên phải, và nhà cửa trong làng Ngũ Xã (?) ở bên trái một làng đúc đồ đồng trên một cù lao ở giữa hồ Trúc Bạch.
 
Gió từ hồ hiu hiu thổi vào, sóng bập bềnh vỗ nhẹ dưới chân và cánh chim lướt qua trước mặt, trong đám mây hồng.
 
Tôi cũng thích cây gạo ở bên đường, trên đầu dốc đưa xuống trường. Gạo là một loại cây đặc biệt của đồng quê Bắc, cũng như cây sao đặc biệt của miền Nam. Không nên lầm nó với cây gạo ở miền Qui Nhơn, cùng tên mà khác loài. Nó y hệt cây gòn nhưng lớn hơn nhiều, thân có thể tới vài ôm, nhiều gai hơn gòn, cao tới hai chục thước, hoa như hoa gòn nhưng đỏ như hoa vông và lớn bằng chén ăn cơm. Khoảng đầu xuân, lá rụng hết, cành đầy nụ trông như những trái ổi đen; độ một tháng sau, hoa nở chi chít, đỏ ối cả cây, ở xa như một khối lửa lớn in lên nền trời xanh. Nhụy hoa có một thứ nhựa hơi ngọt, chim bay lại từng đàn, ríu rít trên cành. Khi có một rặng gạo bên đường thì mặt đường đỏ vì hoa rụng. Giữa mùa hè, quả gạo nứt vỏ và gặp cơn gió, bông túa ra, bay như tuyết, rất đẹp mắt.
 
Trước năm 1920, miền quê tôi, hầu hết làng nào cũng trồng một cây gạo ở vệ đê, ngay đầu dốc đưa vào xóm. Cây gạo đó đánh dấu ranh giới của làng. Phụ nữ đi chợ thường đợi nhau ở dưới gốc gạo để cùng đi; ở chợ về cũng ngồi nghỉ tại đó nói chuyện với nhau một lát. Ở gần đó thường có một cái quán hay điếm canh. Những ai li hương trở về, xa xa trông thấy gốc gạo của làng mình, lòng cũng hồi hộp như người Nam trông thấy ngọn sao ở đình làng.
 
Tôi không hiểu tại sao cây gạo có một địa vị quan trọng như vậy mà ít ai nhắc tới nó trong thơ văn. Tôi chỉ gặp nó bốn năm lần trong thơ của Cao Bá Quát và trong thơ mới thời Tiền chiến, mỗi lần chỉ trong một câu hay nửa câu.
 
Gạo trồng ở vệ đê có một điểm bất lợi là khi nó già, những rễ lớn của nó mục đi, thành hang những cho chuột hay cua, hại cho sự vững chãi của đê, cho nên nhà nước bắt đốn hết, làng quê và con đê mất đi một vẻ đẹp.
 
Cây gạo ở đầu dốc xuống trường Yên Phụ vì ở xa chân đê nên không bị đốn. Nó đánh dấu trường tôi, và hồi nhỏ chúng tôi thường kiếm cách bẻ những nụ của nó để lấy dao chạm thành đầu người, lượm những hoa rụng để đá cầu.
 
CHA TÔI MẤT
 
Tôi mới học được bốn năm tháng thì đã tới nghỉ hè. Hè năm đó cha tôi đau ruột, đại tiện ra huyết. Nhiều thầy lang trị mà không bớt. Tôi ở nhà coi chừng siêu thuốc và hầu hạ cha tôi. Bệnh trầm trọng thêm, cha tôi nằm liệt trong màn suốt một tháng. Mẹ tôi bỏ việc buôn bán, và sáng ngày 26 tháng 8 âm lịch, cha tôi tắt thở, mới 34 tuổi. Lúc đó tôi đau mắt, đương nghỉ học.
 
“Hai ngày sau đưa cha tôi tới huyệt rồi, trở về nhà lúc năm giờ chiều. Trời gần cuối thu, u ám, lá bàng bay lả tả dưới gió lạnh. Tôi buồn và lo, nghĩ bụng: “Mới hai tháng trước cậu còn mạnh, và mới tuần trước ông lang còn bảo bệnh sẽ hết, mà bây giờ... mình đã hóa ra con côi. Nếu chẳng may mẹ lại đau nữa thì bốn anh em mình… “Lần đó là lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy thấm thía sự bất an toàn của kiếp người. Tôi chỉ lo thầm như vậy thôi, không dám thố lộ với ai”.
 
Ngày nay nhớ lại, tôi cho rằng cha tôi hoặc vì biết số mình hoặc vì linh cảm rằng khó thoát được năm đó, nên rán vận động xin cho tôi vô học trường Yên Phụ ở giữa niên khóa, khác hẳn với lệ thường, để có nhắm mắt thì người được yên bụng.
 
BỐN ANH EM TÔI
 
Cha tôi mất đi, để cho mẹ tôi bốn đứa chúng tôi. Tôi là trưởng, 10 tuổi ta, em trai tôi là Hữu Hùng 7 tuổi, rồi tới hai em gái: Oanh 5 tuổi, và Mùi 2 tuổi, mới được 8, 9 tháng.
 
Khi lớn lên tôi nghe trong nhà kể lại: trước ngày sinh ra tôi, cha tôi nằm mộng thấy một ông già tóc bạc phơ, chống gậy cầm một trái lê đưa cho cha tôi bảo giữ lấy, vì vậy mà đặt tên cho tôi là Hiến Lê: dâng trái lê; và trước người sinh em trai, cha tôi nằm mộng thấy vào sở thú cõng con gấu về, vì vậy mà đặt tên là Hữu Hùng: có con gấu.
 
Tôi không tin mộng mị, suốt đời cũng chỉ nằm mộng vài ba lần thời nhỏ và thời trẻ, mà đều là những mộng vô nghĩa như tìm thấy một đống bi (hồi tôi ham chơi bi) hoặc gặp một người bạn. Có thể rằng đêm nào tôi cũng mộng nhiều lần như mọi người - các nhà sinh lí học nói vậy - nhưng khi tỉnh dậy, không nhớ gì cả, nên tưởng rằng mình không nằm mộng bao giờ.
 
Em tôi không có vẻ gì hùng dũng như con gấu cả, có lẽ mộng thấy gấu chỉ có nghĩa là sinh con trai. Còn mộng được ông lão tặng trái lê thì có thể giảng rằng tôi sẽ hiền lương (lê là một loại trái thơm, ngọt mà lành) và thọ như ông lão. Tôi không tin hai mộng đó, chép lại đây để con cháu hiểu ý nghĩa tên của tôi và em tôi thôi.
 
Nhưng có điều dưới đây thì tôi nghiệm thấy đúng.
 
Khi tôi mới sinh, nhỏ bé, yếu đuối và đen, coi xấu xí. Cha tôi chắc thất vọng, thấy không hợp với mộng; bác Ba tôi lúc đó chưa vô Nam, lấy số tử vi cho tôi, bảo cha tôi: “Số thằng này dễ nuôi, sau sẽ phú quí, chú thím không muốn nuôi thì cho tôi”.
 
Sau một người khác coi số cho cả bốn anh em tôi, bảo: Số tôi tốt nhất, số em trai tôi non; còn hai em gái tôi thì một người (Oanh) đượchuỵ Ký phố hàng Giấy một “manh” giấy (main de paper) tức một xấp 25 tờ hạng tốt, dày, trắng mịn, một cái bìa, một cây viết chì mềm Gilbert và một cây thước kẻ thật thẳng.
 
Thời đó chưa có những tập vở 48 hay 100 trang, chúng tôi phải mua giấy đóng vở lấy. Giấy khổ lớn, gấp thành 21 x 31 phân, lại chưa kẻ hàng, chúng tôi phải kẻ lấy, vì vậy cần có bút chì và thước tốt.
 
Một sáng mùa đông - chắc là đầu tháng mười vì trời chưa rét lắm - tôi dậy từ lúc từ còn tối trời, đốt đèn dầu ôn lại bài học, ăn một chén cơm rang rồi sắp tập vở mới vào cặp để tới trường. Từ hôm đó tôi giữ gìn tập vở sạch hơn, học bài kĩ hơn; cuối niên tôi vượt lên hạng nhất hay hạng nhì. Chỉ có ba chữ của thầy mà thay đổi được đời học sinh của tôi, điều đó, thầy tôi có ngờ được không? Còn trong gia đình thì không ai biết cả vì tôi không hề nói với ai. Lên lớp nhất (cours Supérieur), khi học câu đầu bài Rentreé des classes của Anatole France: “Je vais vous dire ce que me rappellent tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers dîners à la lampe et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent…[5] thì hình ảnh bữa điểm tâm dưới ánh đèn của tôi năm đó lại hiện lên.
 
Tôi nhớ hoài công của thầy tôi. Trên 30 năm sau, hồi tôi ở đường Huỳnh Tịnh Của, tự xuất bản sách của tôi, một hôm một độc giả lại thăm. Thấy ông ta là người Bắc di cư năm 1954, sau hiệp định Genève mà lại họ Hà, tôi hỏi ngay: “Ông có cùng họ với cụ Hà Ngọc Chử[6], khoảng 1920 dạy ở trường Yên Phụ, Hà Nội và quê ở Hà Giang không?”. Ông ta đáp không. Tôi lại hỏi có nghe nói về cụ ấy không? - cũng không nữa. Tôi hơi buồn. Hồi đó nếu được tin thầy, thì thế nào tôi cũng tìm thăm hoặc viết thư ôn lại chuyện cũ với thầy.
 
Năm sau lên lớp 3 tôi vẫn vào hạng giỏi trong lớp. Những môn Sử, Địa, Thường thức (Leçons de choses)[7] dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Mỗi bài dài độ 7, 8 hàng. Nhà trường không bắt học sinh mua sách. Thầy giáo chép bài lên bảng đen để học sinh nhìn mà chép vào vở. Tôi và một anh bạn lớn hơn tôi đến 4-5 tuổi - thời đó học sinh đều khai rút tuổi - ngồi sát nhau, vừa chép bài vừa nhẩm từng câu, khi hết bài, đọc lại trọn bài 1, 2 lần, như vậy là thuộc. Giờ ra chơi chúng tôi trả bài với nhau ở dưới gốc nhãn. Vì vậy mà về nhà còn dư thì giờ nhiều lắm; không có ai dạy thêm, cũng không có sách để đọc, hình để coi như trẻ ngày nay.
 
Đã sẵn đà rồi, mấy năm sau tôi học dễ dàng. Chỉ có niên khóa lớp nhì năm thứ nhất (Moyen première année), tôi gặp một thầy bất công, giả dối, tôi không ưa, suốt đời tôi ghét nhất bọn giả dối và bọn bán nước, lại thêm mùa đông bị bệnh sưng đầu gối và mắt cá chân, đau nhức vô cùng, phát sốt lên mê man cả tuần lễ, phải nằm liệt giường, uống thuốc Bắc và thuốc Nam gần một tháng mới hết, phải bỏ mất mấy kì thi hằng tuần; nên số điểm của tôi kém, cuối năm tôi phải “đúp”, mặc dầu tôi còn sức lên lớp hơn nhiều bạn khác. Thời đó Pháp muốn hạn chế sự học của mình, không cho cuối hè được thi lại những môn thiếu điểm. Trong năm đó tôi đã đọc loại sách Livres roses của Pháp, muốn tra những chữ khó, tôi đã nhịn ăn sáng 6 tháng để mua cuốn tự điển Larousse élémentaire illustré. Ngày nay học sinh ở cấp 3 vẫn không có tự điển Việt ngữ để tra.
 
Hai năm cuối cùng bậc tiểu học Pháp Việt: Lớp nhì năm thứ nhì (Moyen deuxième année) và lớp nhất (Supérieur) tôi đều nhất lớp. Lớp nhất tôi chơi thân với hai anh Vũ Đình Hoè và Lê Huy Vân: ba chúng tôi đều vào hạng nhỏ tuổi nhất mà học khá nhất. Hai anh Hoè và Vân sau đều học cử nhân Luật, viết báo Thanh Nghị (anh Hoè làm chủ bút), hiện nay đều còn sống ở Hà Nội, thỉnh thoảng cũng viết báo Dân Chủ (Hoè) và Tổ Quốc (Văn). Không ngờ ba anh em tôi đều thành nhà văn, nhà báo cả.
 
LÃNH PHẦN THƯỞNG Ở NHÀ HÁT TÂY, GẦN BẾN THẢO TÂN
 
Thời đó, những học trò được giải thưởng nhất (Prix d’Exellence)[8] ở lớp nhất của các trường tiểu học Hà Nội thì được lại nhà hát Tây lãnh thưởng, còn những trò khác lãnh tại trường mình. Đi học chúng tôi toàn đi chân không; riêng tôi có năm bận một chiếc áo dài vải đen vá một miếng hình chữ L trước ngực, bị Hòe và Vân chế là mang tên trước ngực. Nhưng vào rạp hát lớn lãnh thưởng mà đi chân đất hoặc đi guốc thì không được; tôi thưa như vậy với mẹ tôi và người mua cho tôi một đôi giày cũ của một người thợ sửa giày nào đó ở gần chợ. Đã không quen đi giày mà giày lại lớn, xỏ chân vào bước được hai bước thì nó đã văng ra đằng trước; vì vậy hôm đi lãnh thưởng, tôi xách giày mà đi đất, tới gần nhà hát Tây, xuống bãi cỏ ở chân bờ đê sông Nhị rửa chân[9], xỏ vào giày rồi rón rén từng bước đi lại nhà hát cách bờ sông độ trăm thước. Ngồi trong rạp thấy chung quanh toàn những học sinh lớn nhỏ, nam nữ sang trọng, tôi lo ngại đi không khéo để giày văng ra thì ê quá.
 
Lượt về tôi cũng rón rén từng bước vì một tay ôm chồng sách lớn, một tay xách giày thì kì quá. Lần đó là lần đầu tiên tôi thấy bực mình vì sự bó buộc của cách ăn mặc. Sau tôi còn bị một lần nữa: ngày cưới vợ, tôi phải bận bộ smoking với chemise à plastron chỉ để chụp một tấm hình, dự một bữa tiệc rồi bỏ, thật uổng tiền! Tôi quí bà Marie Curie ngày cưới chỉ may mỗi một chiếc áo vừa để làm lễ ở giáo đường vừa để đi dậy học được. Suốt đời tôi chỉ thích bận bộ bà ba, ra ngoài thì khoác thêm chiếc áo dài, xỏ đôi dép, không mất một phút. Bận đồ Tây phải cài khuy manchette, thắt cà vạt, cột giày, tôi cho là mất thì giờ quá. Về y phục, tôi giản dị như mẹ tôi, khác hẳn cha tôi và vợ con tôi.
 
Tối hôm đó, nhìn chồng sách thưởng của tôi, mẹ tôi rất vui và chắc hãnh diện ít nhiều, nhưng người không bao giờ khoe sự học của tôi với ai cả.
 
HỌC GIỎI MÀ THI RỚT - HỌC TƯ
 
Có những sự rủi kì cục mà lại ảnh hưởng tốt tới đời mình, khiến chúng ta không thể không tin rằng có số phận, một sự an bài nào đó.
 
Học nhất lớp mà thi tuyển vô trường Bưởi, hồi đó còn gọi là Collège du Protectorat (trường Bảo hộ) tôi rớt, còn Hoè và Văn đều đậu. Rớt về môn ám tả Pháp, môn này không đủ điểm thì bị loại ngay, không chấm các môn sau, dù bài làm có hay tới mấy cũng vô ích. Cho nên rớt chánh tả, chúng tôi gọi là “bay kinh nghĩa”. (Thi Hương thời xưa, bài đầu tiên là bài kinh nghĩa, không đủ điểm thì không được vào kì nhì, rớt luôn).
 
Tôi ngồi gần cuối phòng mà giám khảo hôm đó là một nữ giáo sư Pháp, già, quạu quọ, đọc rất khó nghe. Đầu bài chính tả là Notre chat Casimir. Bài đó tôi bị nhiều lỗi quá. Tiếc nhất là một tháng trước, khi học tư trường Trí Đức, trường đã đọc bài đó cho học sinh viết, nhưng đêm đó mưa, tôi nghỉ học; nếu đi học thì nhất định khi thi tôi không mắc một lỗi nào và đã đỗ trên hạng trung bình, vì những bài khác tôi làm khá hết. Chương IX tôi sẽ giảng vì sự rủi lần đó mà sau tôi mới vô trường Công chánh rồi làm việc ở Nam, điều này quyết định cả đời tôi.
 
Buồn cho mẹ tôi lắm, nhưng người không hề nói gì cả, mà tôi có tính thất bại thì chịu chứ không viện lẽ này lẽ khác để biện bạch dù là những lẽ rất chính đáng, rất đúng. Về điểm đó tôi lầm lì, có người cho tôi là tự cao.
 
Một người bà con ở phố hàng Đường (tức bên mẹ tôi) vợ một ông ấm, khuyên mẹ tôi cho tôi phá ngang, nghĩa là thôi học, kiếm một việc gì đó mà làm. Bà ta còn hợm hỉnh bảo với nhiều người “con cái nhà tôi không học như con cái các người”, ý muốn nói học để thành ông cử, ra làm quan huyện kia, chứ không làm thầy kí, thầy thông. Mẹ tôi nghe chỉ làm thinh và cứ cho tôi tiếp tục học, mỗi tháng bỏ ra hai ba đồng, trả học phí trường tư.
 
Sau khi học thử hai trường, tôi trở lại trường Trí Đức, chuyên luyện Pháp văn và Toán, mỗi tối hai giờ. Trong năm này tôi đọc được một số tiểu thuyết Pháp, loại “Meilleurs livres” rẻ tiền của nhà Hachette, mỗi tập khổ 11 x 17 phân, 90 trang, bán hai xu[10]. Tôi say mê đọc Les Misérables của Victor Hugo mà lúc đó Nguyễn Văn Vĩnh mới dịch ra tiếng Việt, rồi Les travailleurs de la mer, Notre Dame de Paris cũng của Hugo. Tôi nhận thấy Hugo hay dùng antithèse (như phép đối ngẫu của mình), mạnh mà kêu, và tôi hơi lây bút pháp đó.
 
Ở trường Trí Đức, tôi xuất sắc cả về hai môn Pháp văn và Toán. Ông hiệu trưởng mến tôi, giao một công việc sổ sách cho tôi làm trong ngày chủ nhật, và số tiền ông cho tôi để mua sách, tôi đem về đưa hết cho bà ngoại tôi (tôi đã chép việc đó trong Cháu bà nội tội bà ngoại).
 
Năm sau (1927), tôi thi lại và trường Bưởi, đậu thứ 12 trên 160 học sinh trúng tuyển (thí sinh là 650). Em trai tôi đương học trường Yên Phụ. Lúc này mẹ tôi yên tâm rồi. Người phải tiêu pha nhiều cho chúng tôi (vì không ai chỉ bảo cho chúng tôi để xin học bổng) mà học phí của tôi là 3 đồng mỗi tháng, nhưng việc buôn bán của người hồi này cũng khá. Cảnh gia đình tôi, nhờ người lại vượng lên.

[1] Bến đó cũng tựa như cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn, nhưng nhỏ hơn nhiều.
[2] Cả câu Khổng tử nói với Tử Lộ: “Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi”, nghĩa là:  “(Ta mong muốn) các người già được an vui, các bạn bè tin lẫn nhau, các trẻ em được săn sóc vỗ về”. (Theo Nguyễn Hiến Lê, Khổng tử, Nxb Văn hóa, 1991, trang 100). (Goldfish).
[3] Ngày 18-2-1979. (Goldfish).
[4] Có tự điển dịch là chủ nghĩa chiết trung, tôi nghĩ có thể dịch là Trạch thiện chủ nghĩa, thì đúng hơn. Trạch thiện, chữ trong Luận ngữ (Thuật nhi 21) có nghĩa là lựa cái hay mà theo.
[5] Tôi xin kể bạn nghe, hàng năm tôi bâng khuâng nhớ những gì khi mà trời thu mây vần, bữa ăn chiều đã bắt đầu phải thắp đèn, và lá đã ngã vàng trên các cành run rảy.
[6] Tên người thầy này, trong sách có chỗ in là “Chữ”, có ch NGHIỆP-">
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • PHẦN II - Chương X
  • Chương XI
  • Chương XII
  • Chương XIII
  • Chương XIV
  • Chương XV
  • PHẦN III - Chương XVI
  • Chương XVII
  • Chương XVIII
  • Chương XIX
  • PHẦN IV - Chương XX
  • Chương XXI, XXII
  • Chương XXIII - XXIV
  • PHẦN V - Chương XXV
  • Chương XXVII
  • Chương XXVIII
  • Chương XXIX
  • PHẦN VI - Chương XXX
  • Chương XXXI
  • Chương XXXII
  • Chương XXXIII
  • Phụ lục
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---