Chương 10


Chương 18

     riệu Vĩ đi thơ thẩn trước cổng chùa Linh Sơn hằng giờ rồi mà chưa dám vào. Đã nửa tháng nay, Mỹ Lan không đến nghĩa địa thăm mộ con mỗi chiều chủ nhựt. Tại sao? Nàng đau ốm? Nàng tránh mặt chàng? Hay có chuyện gì xảy ra?
Triệu Vĩ thắc mắc mãi, không sao yên lòng. Cuối cùng không chịu đựng được nữa, chàng nhứt định đến chùa Linh Sơn hỏi thăm tin tức Mỹ Lan. Nhưng khi đến trước cổng chùa rồi, chàng lại ngần ngại.
Biết Mỹ Lan có tiếp đón chăng? Triệu Vĩ rất đau khổ vì mối tình tuyệt vọng này. Chàng muốn quên lãng nhưng không tài nào bôi xóa dĩ vãng được. Đời chàng chỉ là những cơn ác mộng nối tiếp nhau mãi mãi. Định mệnh sao tàn ác đến thế? Cứ bắt buộc chàng hứng chịu hết tất cả những nỗi đau khổ ở trên đời này.
Tiếng chuông chùa ngân nga thảm vang lên trong bóng chiều sắp tắt.
Trước kia, đã một lần Triệu Vĩ đến chùa này và Mỹ Lan đã quyết liệt cự tuyệt lời van xin khẩn thiết của chàng. Nàng yêu cầu chàng trở về với mẹ già, với sự nghiệp sang giàu.
Còn lần này, liệu Triệu Vĩ có thành công trong việc chinh phục Mỹ Lan nên rũ áo nâu sòng trở về với thế gian?
Triệu Vĩ lên tiếng gọi cổng.
Một chú Sa di chạy ra mở cổng và lễ phép hỏi:
- Thưa ông, ông muốn tìm ai?
Do dự một khắc, Triệu Vĩ đáp:
- Tôi muốn tìm ni cô Diệu Linh.
Chú Sa di tò mò nhìn người khác lạ giây lâu rồi mới đáp:
- Rất tiếc ni cô Diệu Linh không còn ở đây nữa.
- Ni cô đi đâu?
Như không tin lời chú Sa di, Triệu Vĩ cười nhạt:
- Có lẽ ni cô Diệu Linh không muốn tiếp tôi.
Chú Sa di lắc đầu:
- Không đúng, tôi không dối gạt ông đâu! Ni cô Diệu Linh đã đi đến một chùa khác để tiếp tục tu hành. Ni cô tự ý xin thượng tọa sư trưởng đổi chùa.
Triệu Vĩ đã hiểu tại sao Mỹ Lan xin đổi chùa rồi. Nàng muốn tránh mặt chàng và muốn quên đi dĩ vãng.
Triệu Vĩ đứng im lặng một lúc, lòng gợn lên niềm tê tái.
Như hiểu thấu nỗi buồn của người khác lạ, chú Sa di nói tiếp:
- Tôi rất tiếc không giúp đỡ được ông.
Triệu Vĩ vụt hỏi:
- Ni cô Diệu Linh tu ở chùa nào?
Chú Sa di lắc đầu:
- Tôi cũng không biết! Chỉ có sư trưởng và ni cô Diệu Linh biết.
- Tôi có thể gặp sư trưởng Minh Đức không?
- Sư trưởng đang tụng niệm, nhưng...
Triệu Vĩ nóng nảy:
- Nhưng sao?
Chú Sa di cúi mặt và đáp nhanh:
- Sư trưởng đã căn dặn không tiếp khách. Sư trưởng còn bảo chính Diệu Linh không muốn ai tiết lộ chỗ tu hành mới của ni cô.
Với hy vọng nhỏ nhoi cuối cùng, Triệu Vũ khéo léo hỏi:
- Chú tiểu ơi, ni cô Diệu Linh tu ở chùa trong vùng này hay ở vùng khác.
Hỏi câu này, chàng hy vọng chú Sa di sẽ mắc bẫy, nhưng chú ta láu lĩnh đáp:
- Thưa ông, tôi không được rõ, vị sư trưởng cấm không cho tôi biết điều đó.
Nhưng ông chắc biết xã Thới Bình này còn vài ngôi chùa nữa, nhưng chỉ có chùa Linh Sơn là tiếp nhận nữ ni.
Biết không cạy được miệng chú tiểu, Triệu Vĩ đành cáo từ. Trước khi ra về, chàng quay nhìn ngôi chùa lần cuối cùng.
Thế là hết! Mỹ Lan đã đi rồi!
Chim trời đã vỗ cánh tung bay, biết đâu mà tìm. Từ đây trở đi, hai người mãi mãi xa nhau, họa chăng chỉ còn gặp lại nhau trong giấc mơ. Chàng muốn chụp lấy ảo ảnh, nhưng ảo ảnh cũng tan biến mất.
Mỹ Lan ra đi, mang theo tất cả hạnh phúc còn sót lại của đời chàng, Mỹ Lan lẳng lặng bỏ chùa ra đi tức là nàng đã quyết định chọn lựa con đường đi tiếp tục của đời nàng rồi. Giữa hai ngã đường: đạo và đời, nàng đã chọn lựa đạo.
Từ nay, Triệu Vĩ đã mất Mỹ Lan vĩnh viễn. Cuộc đời chàng sẽ ra sao đây? Chàng phải gượng gạo sống tiếp tục bên cạnh Ngọc Anh, người vợ mà chàng đang chán ghét? Không thể được! Chàng đã quyết định xa lìa Ngọc Anh. Sau khi được tòa cho phép ly dị, chàng sẽ bỏ quê hương, tìm một nơi khác để sinh sống hầu quên lãng mối tình đau khổ và hình ảnh một người ngàn đời không phai lạt.
- Xa lìa Thới Bình thôn là điều bất đắc dĩ của ta. Hỡi ơi! Ta làm sao quên được? Mỹ Lan ơi! Em có thấu hiểu nỗi lòng anh chăng?
Tiếng chuông chùa vẫn đổ dồn nghe buồn thê thảm.
Sông Trẹm vẫn uể oải trôi với dòng nước đỏ ngầu của rừng U Minh đổ xuống như máu của người dân Thới Bình đã đổ trong những ngày chiến tranh.

Đã xem 102361 lần.

- Có thể hàn vá lại được nhưng hơi khó, vì dù sao nó cũng còn sót lại những vết tích.
Mỹ Lan nối lời người yêu:
- Và còn một niềm đau khổ vô bờ bến nữa, anh ạ.
Triệu Vĩ định nói lãng sang vấn đề khác nhưng Mỹ Lan vẫn bàn bạc đến chuyện ái tình.
- Anh à, tương lai của chúng mình sẽ ra thế nào? Khổng hiểu sao em luôn luôn lo ngại. Chẳng phải em không tin ở lòng dạ anh, nhưng em nhận thấy khó khăn quá.
Tỏ vẻ không hài lòng, Triệu Vĩ hỏi gắt:
- Em thấy chuyện gì khó khăn?
Ngập ngừng một giây, Mỹ Lan đáp:
- Thành phần giai cấp của chúng ta không đều nhau. Em sợ mẹ không bằng lòng đứng ra tán thành cuộc hôn nhân của chúng ta.
Triệu Vĩ an ủi người yêu:
- Em đừng lo ngại viễn vông, hôn nhân của chúng ta sẽ thành tựu một cách đẹp đẽ. Mẹ rất thương anh, mẹ sẵn sàng chiều theo ý muốn của anh. Giữa thời buổi này, thành phần giai cấp không còn thành vấn đề nữa. Đôi trai gái nếu thật yêu nhau là có thể kết làm chồng vợ được.
Người tay lấy nhau vì ái tình, vì hiểu biết nhau, vì đồng ý, chứ có phải lấy nhau vì địa vị đâu. Giai cấp chỉ có thể ngăn trở những đôi lứa nhút nhát, thiếu nghị lực.
Còn chúng ta đều là những kẻ có tư tưởng tiến bộ đầy đủ cương nghị và giàu lòng hy sinh. Tại sao chúng ta lại không đạp đổ bức tường giai cấp lỗi thời đó? Đã biết bao trai gái hèn nhát, thiếu can đảm sa chân vào cạm bẫy của đẳng cấp để làm hư hỏng cuộc đời mình và hại luôn đến cuộc đời kẻ khác nữa.
Cha mẹ sanh ta ra, nuôi nấng ta lớn khôn, gây dựng cho ta nên người. Cha mẹ có quyền tất cả đối với con, nhưng cha mẹ phải để cho ta tự do lựa chọn người bạn đời.
Chúng ta chọn lựa và cha mẹ hợp tác. Cha mẹ hiểu được tính tình và bản năng của con nhưng cha mẹ có bao giờ hiểu nổi tình yêu của con. Cái phương thế đặt đâu ngồi đó, hôn nhân do cha mẹ trọn quyền định đoạt ngày nay không còn cái lý do nào để tồn tại nữa.
Hôn nhân là gì? Hôn nhân chẳng phải là một tổ chức, một sự sắp đặt dưới quyền chỉ huy của một hoặc nhiều người - mà hôn nhân chỉ là một chuyện tự do, một cái nguyên cớ để cho đôi trai gái đồng tánh tình, đồng sở thích, đồng hoài bão yêu nhau tha thiết và chân thành - bắt tay nhau cùng xây hạnh phúc riêng cho đời mình và cung cấp đào tạo những mầm non cho xã hội.
Ngừng một lúc, Triệu Vĩ trầm trầm nói tiếp:
- Có những cuộc hôn nhân gò ép, gượng gạo; có những người đàn bà, chẳng bao giờ yêu chồng, có những người đàn ông chẳng hề yêu vợ, có những đứa trẻ được sanh ra chỉ do những phút hợp tác phù hợp về xác thịt một cách bất đắc dĩ của cha mẹ chúng; có những gia đình thiếu thốn tình yêu thương và lần lần đi đến mức đổ vỡ... Tất cả những chuyện đó, ai chịu trách nhiệm?
Triệu Vĩ ngồi hăng hái nói một thôi dài trông hùng hồn, như một diễn giả đang đứng trên sân khấu nghị luận về một vấn đề thiết yếu của xã hội.
Mỹ Lan ngồi nghe chăm chú như một thính giả đang mê tài hùng biện của diễn giả.
Tuy ngoài miệng Triệu Vĩ nói thế nhưng trong lòng chàng không khỏi lo ngại. Chàng dư biết hoàn cảnh gia đình chàng không bao giờ cho phép chàng cưới Mỹ Lan. Nhất là bà Triệu Phú, mẹ chàng - một người đàn bà phong kiến còn mang nặng đẳng cấp hẹp hòi.
Chính bà mới là bức tường kiên cố ngăn cản Triệu Vĩ chung sống với Mỹ Lan.
Chẳng phải riêng gì Triệu Vĩ lo ngại thôi, Mỹ Lan cũng nơm nớp lo âu. Nàng nhận thấy mình đã làm một chuyện mạo hiểm. Yêu một chàng trai học thức giỏi, địa vị cao trong xã hội, con nhà giàu sang - họa chăng Mỹ Lan đã thấy nhan nhản trước cặp mắt những đôi tình nhân dang dở vì trái ngược đẳng cấp, nhưng chẳng hiểu sao nàng cũng vẫn yêu Triệu Vĩ.
Ái tình, lạ lùng thật! Hơn nữa, Mỹ Lan đặt tất cả lòng tin ở Triệu Vĩ vì nàng thấy rõ Triệu Vĩ yêu nàng say đắm và chân thành. Nàng còn thấy ở Triệu Vĩ một thanh niên khác thường, có một tâm hồn đặc biệt. Mỹ Lan tin ở chân tình của người yêu, tin ở cái đà tiến hóa của xã hội hiện tại không cho phép người ta bo bo giữ chặt những tư tưởng đẳng cấp lầm lẫn.
Một cô gái quê như Mỹ Lan mặc dù trí óc nàng đã trưởng thành trong chiến tranh vừa qua, nhưng nàng đâu có hiểu nổi những uẩn khúc của lòng người: Những con người đã được cái xã hội phù hoa tạo nên. Dù sao Mỹ Lan cũng vẫn còn giữ được sự nhẹ dạ và dễ tin, bản tính thiên nhiên của mọi người con gái. Bộ óc giản dị của nàng đã tính toán tình yêu một cách dễ dãi.
Đôi tình nhân ngồi yên lặng bên nhau, chưa ai mở miệng nói một lời nào. Tâm tư cả hai đều lo sợ. Hai bộ óc đang suy nghĩ khác nhau.
Giây lâu, Mỹ Lan nói trước để phá tan bầu không khí im lặng khó chịu:
- Anh Triệu Vĩ ạ! Dù sao em cũng hoàn toàn tin cậy ở anh. Mối tình của chúng ta sẽ đi đến kết cuộc một cách êm đẹp. Tình yêu luôn luôn mở đầu cho tình chồng vợ. Và mục đích thiêng liêng nhứt của ái tình cũng chỉ là hôn nhân.
Triệu Vĩ gượng mỉm cười để cho Mỹ Lan khỏi nghi ngờ sự lo sợ đang ngấm ngầm xâm chiếm lòng mình. Chàng hạ thấp giọng nói một câu yếu đuối gần như mất hết can đảm và tin tưởng:
- Anh cũng tin như thế! Mỗi người đều có số mệnh riêng.
Mỹ Lan không giấu được vẻ ngạc nhiên, nàng hỏi nhanh:
- Anh cũng tin ở định mệnh nữa à? Người ta nói đến định mệnh là chỉ để tự an ủi một khi gặp phải những gì ngang trái, tan vỡ, bó buộc mà nó làm cho mình bất mãn. Cứ mãi tin ở định mệnh mình sẽ hèn yếu mất, anh ạ! Riêng em, em cho rằng định mệnh là do ta chứ chẳng phải do ở trời. Mỗi con người đều có thể tạo riêng cho mình một số mệnh như ý mình mong muốn, nhưng muốn đạt tới kết quả mình cần phải kiên nhẫn, có chí phấn đấu chịu đựng và nhất là lòng tự tin và can đảm. Chúng ta không nên đổ lỗi cho định mệnh một khi chúng ta thất bại một chuyện gì. Phải thế không anh?
Triệu Vĩ gặt đầu:
- Có lẽ là thế, nhưng em có bao giờ nghĩ tới những hoàn cảnh bất ngờ mà có thể làm đảo lộn tất cả?
Mỹ Lan ra dáng đăm chiêu nghĩ ngợi; đôi mắt nàng lấp lánh ánh trăng thoáng hiện một nét buồn.
Trăng đồng quê thanh bình vừa khuất sau một cụm mây trắng mờ. Cả bầu trời tối sầm lại trong khoảnh khắc.
Gió lạnh từ dưới lòng sông bốc lên từng luồng một. Không ai bảo ai, Triệu Vĩ và Mỹ Lan ngồi xích gần thêm chút nữa.
Vầng trăng vượt khỏi đám mây cô đơn và ló dạng trên nền trời xanh thẳm. Vạn vật lại sáng rực lên.
Mỹ Lan ngồi ngay ngắn lại trong khi miệng nàng nở nụ cười ngượng nghịu.
Trong đêm trăng thanh vắng, giữa cảnh đồng quê im lìm say ngủ từ xa vọng lại một giọng hò cao vút:
“Hò ơ hò... Hò ơ hơ...
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ.
Hò ơ hò... Hò ơ hơ...
Em ơi,
Mùng em có rộng cho anh ngủ nhờ một đêm?
Hò ơ hơ... ơ ơ ơ...”
Giọng hò thôn đã từ từ lan rộng trên dòng sông Trẹm đỏ ngầu đang êm đềm chảy xuôi chiều.
Triệu Vĩ và Mỹ Lan lắng nghe một giọng hò trong trẻo đáp lại:
“Hò ơ hơ... Hò ơ hơ...
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ.
Hò ơ hơ... Hò ơ hơ...
Mùng em có rộng nhưng anh ơi...
Hò ơ hơ...
... Xin anh hỏi giùm đức lang quân.
Hò ơ hơ... Anh ơi...”
Triệu Vĩ bật cười giòn:
- Vỏ quít dày có móng tay nhọn!
Có tiếng bập bập của mái chèo quậy nước, chen lẫn với tiếng cọ xào xạc của đám dừa nước mọc ven sông.
Trên mặt sông phẳng lặng, hai chiếc tam bản có mui, chiếc trước chiếc sau từ từ xuôi theo dòng nước. Bốn mái chèo nhịp nhàng lên xuống. Mũi tam bản rẽ nước phát ra tiếng rì rào đều đều.
Triệu Vĩ hỏi nhỏ người yêu:
- Những chiếc tam bản đi về đâu đấy em?
Mỹ Lan nhanh nhảu đáp:
- Đây là những chiếc tam bản thương hồ trở về miệt kinh Xã Thoàn, kinh Phó Sinh, Vĩnh Lợi...
- Sao họ không đi ban ngày?
Mỹ Lan cười đáp:
- Ban đêm đi khỏe hơn, mát mẻ và không mệt. Hơn nữa họ phải đi cho kịp con nước.
- Thế họ thức suốt đêm à?
- Điều này không chừng! Họ có thể cầm sào ngủ nếu gặp chỗ nước ngược và trời chưa sáng.
Triệu Vĩ ngây ngô hỏi tiếp:
- Họ không buồn ngủ sao em?
- Họ đã quen như thế rồi! Vả lại, con nước xuôi không cho phép họ ngủ. Nhiều khi họ cũng buồn ngủ, nhưng đã có cái lối hò tinh quái như chúng ta vừa mới nghe ban nãy. Hò đối đáp với nhau thì chẳng bao giờ ngủ được!
Triệu Vĩ dí dỏm xen vào:
- Nhứt là những kẻ hò ấy lại là thanh niên và thiếu nữ.
Mỹ Lan gật đầu:
Ngừng một lúc, Triệu Vĩ trầm trầm nói tiếp:
- Có những cuộc hôn nhân gò ép, gượng gạo; có những người đàn bà, chẳng bao giờ yêu chồng, có những người đàn ông chẳng hề yêu vợ, có những đứa trẻ được sanh ra chỉ do những phút hợp tác phù hợp về xác thịt một cách bất đắc dĩ của cha mẹ chúng; có những gia đình thiếu thốn tình yêu thương và lần lần đi đến mức đổ vỡ... Tất cả những chuyện đó, ai chịu trách nhiệm?
Triệu Vĩ ngồi hăng hái nói một thôi dài trông hùng hồn, như một diễn giả đang đứng trên sân khấu nghị luận về một vấn đề thiết yếu của xã hội.
Mỹ Lan ngồi nghe chăm chú như một thính giả đang mê tài hùng biện của diễn giả.
Tuy ngoài miệng Triệu Vĩ nói thế nhưng trong lòng chàng không khỏi lo ngại. Chàng dư biết hoàn cảnh gia đình chàng không bao giờ cho phép chàng cưới Mỹ Lan. Nhất là bà Triệu Phú, mẹ chàng - một người đàn bà phong kiến còn mang nặng đẳng cấp hẹp hòi.
Chính bà mới là bức tường kiên cố ngăn cản Triệu Vĩ chung sống với Mỹ Lan.
Chẳng phải riêng gì Triệu Vĩ lo ngại thôi, Mỹ Lan cũng nơm nớp lo âu. Nàng nhận thấy mình đã làm một chuyện mạo hiểm. Yêu một chàng trai học thức giỏi, địa vị cao trong xã hội, con nhà giàu sang - họa chăng Mỹ Lan đã thấy nhan nhản trước cặp mắt những đôi tình nhân dang dở vì trái ngược đẳng cấp, nhưng chẳng hiểu sao nàng cũng vẫn yêu Triệu Vĩ. Ái tình, lạ lùng thật! Hơn nữa, Mỹ Lan đặt tất cả lòng tin ở Triệu Vĩ vì nàng thấy rõ Triệu Vĩ yêu nàng say đắm và chân thành. Nàng còn thấy ở Triệu Vĩ một thanh niên khác thường, có một tâm hồn đặc biệt. Mỹ Lan tin ở chân tình của người yêu, tin ở cái đà tiến hóa của xã hội hiện tại không cho phép người ta bo bo giữ chặt những tư tưởng đẳng cấp lầm lẫn.
Một cô gái quê như Mỹ Lan mặc dù trí óc nàng đã trưởng thành trong chiến tranh vừa qua, nhưng nàng đâu có hiểu nổi những uẩn khúc của lòng người: Những con người đã được cái xã hội phù hoa tạo nên. Dù sao Mỹ Lan cũng vẫn còn giữ được sự nhẹ dạ và dễ tin, bản tính thiên nhiên của mọi người con gái. Bộ óc giản dị của nàng đã tính toán tình yêu một cách dễ dãi.
Đôi tình nhân ngồi yên lặng bên nhau, chưa ai mở miệng nói một lời nào. Tâm tư cả hai đều lo sợ. Hai bộ óc đang suy nghĩ khác nhau.
Giây lâu, Mỹ Lan nói trước để phá tan bầu không khí im lặng khó chịu:
- Anh Triệu Vĩ ạ! Dù sao em cũng hoàn toàn tin cậy ở anh. Mối tình của chúng ta sẽ đi đến kết cuộc một cách êm đẹp. Tình yêu luôn luôn mở đầu cho tình chồng vợ. Và mục đích thiêng liêng nhứt của ái tình cũng chỉ là hôn nhân.
Triệu Vĩ gượng mỉm cười để cho Mỹ Lan khỏi nghi ngờ sự lo sợ đang ngấm ngầm xâm chiếm lòng mình. Chàng hạ thấp giọng nói một câu yếu đuối gần như mất hết can đảm và tin tưởng:
- Anh cũng tin như thế! Mỗi người đều có số mệnh riêng.
Mỹ Lan không giấu được vẻ ngạc nhiên, nàng hỏi nhanh:
- Anh cũng tin ở định mệnh nữa à? Người ta nói đến định mệnh là chỉ để tự an ủi một khi gặp phải những gì ngang trái, tan vỡ, bó buộc mà nó làm cho mình bất mãn. Cứ mãi tin ở định mệnh mình sẽ hèn yếu mất, anh ạ! Riêng em, em cho rằng định mệnh là do ta chứ chẳng phải do ở trời. Mỗi con người đều có thể tạo riêng cho mình một số mệnh như ý mình mong muốn, nhưng muốn đạt tới kết quả mình cần phải kiên nhẫn, có chí phấn đấu chịu đựng và nhất là lòng tự tin và can đảm. Chúng ta không nên đổ lỗi cho định mệnh một khi chúng ta thất bại một chuyện gì. Phải thế không anh?
Triệu Vĩ gặt đầu:
- Có lẽ là thế, nhưng em có bao giờ nghĩ tới những hoàn cảnh bất ngờ mà có thể làm đảo lộn tất cả?
Mỹ Lan ra dáng đăm chiêu nghĩ ngợi; đôi mắt nàng lấp lánh ánh trăng thoáng hiện một nét buồn.
Trăng đồng quê thanh bình vừa khuất sau một cụm mây trắng mờ. Cả bầu trời tối sầm lại trong khoảnh khắc.
Gió lạnh từ dưới lòng sông bốc lên từng luồng một. Không ai bảo ai, Triệu Vĩ và Mỹ Lan ngồi xích gần thêm chút nữa.
Vầng trăng vượt khỏi đám mây cô đơn và ló dạng trên nền trời xanh thẳm. Vạn vật lại sáng rực lên.
Mỹ Lan ngồi ngay ngắn lại trong khi miệng nàng nở nụ cười ngượng nghịu.
Trong đêm trăng thanh vắng, giữa cảnh đồng quê im lìm say ngủ từ xa vọng lại một giọng hò cao vút:
“Hò ơ hò... Hò ơ hơ...
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ.
Hò ơ hò... Hò ơ hơ...
Em ơi,
Mùng em có rộng cho anh ngủ nhờ một đêm?
Hò ơ hơ... ơ ơ ơ...”
Giọng hò thôn đã từ từ lan rộng trên dòng sông Trẹm đỏ ngầu đang êm đềm chảy xuôi chiều.
Triệu Vĩ và Mỹ Lan lắng nghe một giọng hò trong trẻo đáp lại:
“Hò ơ hơ... Hò ơ hơ...
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ.
Hò ơ hơ... Hò ơ hơ...
Mùng em có rộng nhưng anh ơi...
Hò ơ hơ...
... Xin anh hỏi giùm đức lang quân.
Hò ơ hơ... Anh ơi...”
Triệu Vĩ bật cười giòn:
- Vỏ quít dày có móng tay nhọn!
Có tiếng bập bập của mái chèo quậy nước, chen lẫn với tiếng cọ xào xạc của đám dừa nước mọc ven sông.
Trên mặt sông phẳng lặng, hai chiếc tam bản có mui, chiếc trước chiếc sau từ từ xuôi theo dòng nước. Bốn mái chèo nhịp nhàng lên xuống. Mũi tam bản rẽ nước phát ra tiếng rì rào đều đều.
Triệu Vĩ hỏi nhỏ người yêu:
- Những chiếc tam bản đi về đâu đấy em?
Mỹ Lan nhanh nhảu đáp:
- Đây là những chiếc tam bản thương hồ trở về miệt kinh Xã Thoàn, kinh Phó Sinh, Vĩnh Lợi...
- Sao họ không đi ban ngày?
Mỹ Lan cười đáp:
- Ban đêm đi khỏe hơn, mát mẻ và không mệt. Hơn nữa họ phải đi cho kịp con nước.
- Thế họ thức suốt đêm à?
- Điều này không chừng! Họ có thể cầm sào ngủ nếu gặp chỗ nước ngược và trời chưa sáng.
Triệu Vĩ ngây ngô hỏi tiếp:
- Họ không buồn ngủ sao em?
- Họ đã quen như thế rồi! Vả lại, con nước xuôi không cho phép họ ngủ. Nhiều khi họ cũng buồn ngủ, nhưng đã có cái lối hò tinh quái như chúng ta vừa mới nghe ban nãy. Hò đối đáp với nhau thì chẳng bao giờ ngủ được!
Triệu Vĩ dí dỏm xen vào:
- Nhứt là những kẻ hò ấy lại là thanh niên và thiếu nữ.
Mỹ Lan gật đầu:
- Phải! Anh ranh mãnh lắm. Đi thuyền trên sông ban đêm thích lắm anh ạ! Vào những đêm trăng cảnh vật đẹp và mơ mộng không bút mực nào tả xiết. Tất cả những cái đẹp và nên thơ của thiên nhiên đều dồn cả vào những đêm trăng của dòng quê. Đi thuyền trên sông giữa một đêm trăng chẳng ai chun vào trong mui ngủ nổi.
Anh cứ tưởng tượng đến những khu rừng đầy mịt những xóm nhà tranh lô nhô, những hàng dừa nằm dọc theo hai bên sông. Những khung cảnh đẹp mà các họa sĩ đã tưởng tượng vẽ vào tranh, anh được nhìn thấy tận mắt và em tin chắc suốt đời anh sẽ chẳng bao giờ quên những đêm trăng như thế. Đi thuyền trên sông ban đêm có cái thú vị hiếm có là được nghe những câu hò mộc mạc nhưng duyên dáng và đầy ý nghĩa. Có nhiều những cuộc tình duyên, những đôi vợ chồng thành tựu nhờ những câu hò trên sông. Gặp gỡ rồi yêu nhau trong khung cảnh thơ mộng như thế, cũng đẹp đẽ đấy anh nhỉ!
Triệu Vĩ bẹo má người yêu:
- Vâng, đẹp lắm vì còn đẹp hơn tình yêu quê mùa. Yêu đương giữa đồng quê, mối tình đó cũng chịu ảnh hưởng cái giản dị và chân thật. Còn ở thành thị, người tay yêu kiểu cách và giả dối lắm.
Mỹ Lan ngây thơ nói:
- Họ quan niệm tình yêu như thế có lẽ tại tâm hồn họ bị ánh sáng đô thành và những cái hào nhoáng của vật chất chi phối!
- Em nói đúng. Họ là những con thiêu thân đâm đầu chạy theo ánh sáng phù hoa và lấy những thú vui tạm bợ làm căn bản cho cuộc đời. Họ chỉ lo cho riêng họ, họ quên rằng họ cũng có bổn phận đối với xã hội và đồng loại. Con người nếu ham vui nhiều quá, mơ ước nhiều quá sẽ sa ngã rất dễ dàng. Ở thôn quê con người ít hư hỏng hơn ở thành thị.
Triệu Vĩ nhìn hút theo bóng thuyền xa tít và nói lảng sang chuyện khác:
- Đi thuyền ban đêm mà không gặp bạn đồng hành hẳn buồn lắm!
Mỹ Lan gật đầu:
- Không còn gì buồn tẻ nhạt hơn đi một mình trên sông rộng. Gặp trường hợp này người chèo thuyền chóng buồn ngủ. Nhưng cũng may, cảnh này ít xảy ra vì đường nước đi từ sông Ông Đốc bước qua sông Trẹm là con đường buôn bán tiện lợi nhứt. Ghe thương hồ dập dìu qua lại ban ngày lẫn ban đêm. Trong thời kỳ chiến tranh, miền này bị phi cơ địch oanh tạc nhiều nhứt. Tuy thế, thiên hạ vẫn hoạt động rộn rịp bình thường.
Khi máy bay đến, người trên bờ chun xuống hầm núp, còn ghe xuồng thì chui vào những đám dừa nước dày mịt để tránh làn đạn. Sau hồi bắn phá vô dụng, máy bay địch đi mất, ghe cộ lại tới lui nhộn nhịp, chợ búa lại nhóm họp đông đảo như chẳng có chuyện gì xảy ra. Riết rồi dân chúng quen thuộc với những cuộc oanh tạc, họ lấy đó làm một trò vui tiêu khiển. Nhưng có nhiều nơi bị phá quấy gắt quá, người ta phải nhóm chợ về đêm, như ở kinh Phó Sinh thuộc quận Hồng Vân chẳng hạn.
Triệu Vĩ thở dài:
- Chiến tranh làm cho dân chúng khổ sở, làng mạc điêu tàn, mùa màng hư hại. Qua mấy năm khói lửa, người dân Việt từ thành thị chí thôn quê đã hứng chịu biết bao nhiêu tai họa. May mắn thay, ngày nay non nước đã thanh bình, người dân Việt yên vui, đồng quê bắt đầu sống lại.
Mỹ Lan liến thoắng:
- Nhờ chiến tranh chấm dứt nên giờ đây chúng ta mới được ngồi bên nhau để ngắm ánh trăng vàng, phải thế không anh?
Triệu Vĩ đặt tay lên vai người yêu:
- Chúng ta có duyên hội ngộ, em ạ! Định mệnh đã sắp đặt trước em là vợ anh và nơi chúng ta gặp gỡ là Thới Bình thôn.
Mỹ Lan chặn ngang:
- Anh lại nói đến định mệnh nữa rồi! Em chẳng bao giờ tin ở định mệnh. Chúng ta yêu nhau chỉ vì tâm tánh và hoài bão của chúng ta giống nhau. Em chẳng muốn có định mệnh dính líu vào tình yêu của đôi ta. Nếu anh còn nhắc tới định mệnh lần nữa, em sẽ giận anh!
Thấy người yêu phụng phịu, Triệu Vĩ xuýt xoa xin lỗi:
- Anh xin lỗi em vậy! Nhờ chiến tranh chấm dứt nên anh mới được gặp em và nhất là anh được dịp tìm hiểu tâm hồn của các anh em nông dân tiến bộ.
Triệu Vĩ và Mỹ Lan cùng ngước mặt nhìn trăng. Họ mơ màng xây dựng tương lai.
Đêm đã hơi khuya. Con trăng mười sáu đã vượt gần đến lưng chừng trời. Gió lạnh thổi bốc lên từng hồi một. Mặt sông Trẹm xao xuyến không ngừng. Vầng trăng in đấy nước luôn luôn rung động. Những lá dừa nước cọ nhau buông tiếng rên siết não nùng. Thỉnh thoảng một con vạc ăn đêm bay ngang lưng trời với giọng kêu xé lòng.
Triệu Vĩ xem đồng hồ tay và bảo với Mỹ Lan:
- Gần nửa đêm rồi, em ạ! Tiếng chày giã gạo trong xóm đã dứt từ lâu. Chúng ta về thôi, kẻo cảm sương khuya thì khổ!
Chàng dìu Mỹ Lan đứng dậy.
Một tràng tiếng chó sủa oang oang ở gần đất vang lên xé rách màn đêm yên lặng.
Mỹ Lan mỉm cười, nói:
- Con Tô Tô nhắc cho chúng ta biết đêm đã khuya rồi!
Nàng vừa dứt lời, một con chó săn cao lớn từ trong một bụi rậm nhảy xổ ra. Con vật khôn ngoan vẫy đuôi lia lịa và gậm nhẹ lấy vạt áo bà ba đen của nữ chủ nhân.
Mỹ Lan vỗ nhẹ lên đầu con chó trung thành:
- Tô Tô, coi chừng rách áo chị đấy?
Triệu Vĩ khôi hài:
- Con Tô Tô là nhân viên hộ vệ của em đấy à?
Mỹ Lan chưa kịp đáp thì Triệu Vĩ nói luôn:
- Anh chàng nào muốn giở thói dê với cô chủ thì phải biết... ngán con chó này lắm!
Mỹ Lan thẹn thùa nguýt tình nhân:
- Anh nhiều chuyện gớm! Không khéo Tô Tô tấn công anh bây giờ!
Triệu Vĩ sờ nhẹ lên đầu con chó và vênh mặt:
- Tô Tô quen hơi của anh rồi, nó chẳng bao giờ cắn bậy!
Đôi tình nhân chậm chạp lần theo con đường mòn trở về nhà. Họ mải mê trò chuyện. Họ đinh ninh câu chuyện tình thầm kín của họ chẳng ai trông thấy...
Họ có ngờ đâu tự nãy giờ gã quản gia Năm Hương đang đứng núp sau một bụi dứa um tùm theo dõi từng cử chỉ của họ với đôi mắt vừa căm giận vừa hả hê. Năm Hương căm giận vì Triệu Vĩ phỗng tay trên miếng mồi ngon của gã. Năm Hương đã yêu thầm Mỹ Lan từ lâu rồi nhưng chưa gặp dịp thuận tiện để tỏ nỗi lòng. Cặp mắt háo sắc của gã cũng tinh lắm. Trong đám con gái quê trong vùng, gã chỉ có chấm một mình Mỹ Lan. Triệu Vĩ đến sau nhưng thành công trước, ai lại chẳng căm hận. Năm Hương hả hê vì đã gặp dịp để trả thù Triệu Vĩ. Gã chẳng lạ gì tính ý của bà Triệu Phú. Và gã nhứt quyết phá vỡ mối tình đang đằm thắm giữa Triệu Vĩ và Mỹ Lan.
Trong phút chốc bộ óc gian xảo của Năm Hương đã sắp đặt xong một cái bẫy tinh vi. Gã ăn không được phá cho hôi. Sự nghi ngờ của gã đã thành hình. Triệu Vĩ yêu Mỹ Lan.
Đợi cho hai người đi một đỗi cách khá xa, Năm Hương nhanh nhẹn băng mình vào con đường tắt chạy thẳng về nhà trước Triệu Vĩ.
Năm Hương rón rén bước đến trước cửa phòng riêng của bà Triệu Phú. Trong phòng còn ánh đèn sáng trưng chứng to bà Triệu Phú chưa ngủ. Năm Hương nhìn suốt qua lỗ khóa, bà Triệu Phú đang nằm trên giường xem sách.
Ngập ngừng một lát, Năm Hương bạo dạn gõ nhẹ lên mặt cửa. Có tiếng bà Triệu Phú hỏi vọng ra:
- Ai đấy? Làm gì gõ cửa vào giờ này?
Năm Hương nhanh miệng đáp:
- Bẩm bà, Năm Hương đây ạ!
Có tiếng dép kéo, lệt bệt, rồi tiếng ổ khóa kêu lách tách. Cửa mở. Bà Triệu Phú ngạc nhiên nhìn Năm Hương:
- Chú Năm: Có chuyện gì quan trọng mà đến tìm tôi vào giờ này.
Năm Hương cúi đầu lễ phép:
- Thưa bà, bà tha cho cái tội đến làm phiền bà giữa đêm khuya vắng. Nhưng tôi vừa thấy một chuyện vô cùng quan trọng mà tôi có bổn phận bẩm cho bà hay.
Một vẻ lo sợ thoáng hiện trên vầng tráng nhăn nheo, bà Triệu Phú gỡ kính trắng cầm tay và bảo tên quản gia tin cậy:
- Chú vào trong nói chuyện tiện hơn!
Năm Hương cẩn thận theo gót bà chủ tiến vào phòng.
Thấy Năm Hương đứng xớ rớ, bà Triệu Phú trỏ một chiếc ghế.
- Chú tự tiện ngồi xuống ghế.
Đợi cho Năm Hương ngồi yên chỗ, bà Triệu Phú kéo ghế ngồi đối diện với gã và lo ngại hỏi:
- Chuyện gì đấy? Có lẽ là quan hệ lắm?
Năm Hương xoa lia lịa hai bàn tay vào nhau và chậm rãi nói:
- Bẩm bà, đây là một câu chuyện rất có hại đến danh dự của gia đình bà. Tôi thiết nghĩ bà cần phải can thiệp tức khắc, nếu trễ thì nguy hiểm lắm.
Bà Triệu Phú nóng nảy:
- Chuyện gì chú cứ nói ngay xem sao?
Năm Hương gãi tai, nói tiếp:
- Hẳn bà biết cô bé Mỹ Lan?
Bà Triệu Phú lắc đầu:
- Mỹ Lan nào? Tôi chẳng biết tên đứa con gái nào ở trong làng này hết.
Năm Hương đáp không nhìn ngay mặt bà chủ:
- Cô Mỹ Lan, cô gái út của ông Năm gác gian xưởng dệt!
Sực nhớ ra, bà Triệu Phú gật gù:
- Con bé xinh xinh, nho nhỏ người ấy phải không? Hình như con bé hiền lành và dễ thương lắm?
Năm Hương cao giọng:
- Dạ phải, chính cô ấy gây ra câu chuyện tày trời hôm nay.
Gã quản gia độc hiểm nói một hơi:
- Ban nãy, tôi ra bờ sông hóng mát, tình cờ tôi gặp cậu Hai ngồi nói chuyện với cô Mỹ Lan dưới gốc cây còng lâu đời.
Bà Triệu Phú giật mình đánh thót, hỏi nhanh:
- Ngồi nói chuyện là thế nào?
Năm Hương khoái thầm trong dạ. Gã nói rõ ràng:
- Suốt tháng nay tôi để ý thấy cậu Hai và cô Mỹ Lan thường có những cử chỉ thân mật nhưng tôi chẳng bao giờ dám nghi ngờ rằng... hai người lại có thể yêu nhau được.
Bà Triệu Phú ngắt ngang:
- Triệu Vĩ và Mỹ Lan yêu nhau. Chú nói thật chứ?!
Năm Hương đáp với giọng cương quyết:
- Tôi đâu khi nào dám dối gạt bà? Chính tôi nhìn thấy tận mắt hai người ngồi kề vai nói chuyện tâm tình. Vì một chuyện quan hệ như thế nên tôi mới dám đến làm rộn bà giữa đêm khuya vắng. Tôi băng đường tắt về nhà trước. Hiện thời có lẽ cậu Hai đang đưa cô Mỹ Lan về nhà cô ta.
Bà Triệu Phú ra dáng đăm chiêu nghĩ ngợi. Vầng trán của bà nhăn nhiều thêm. Bà chống tay nơi cằm chưa nói gì.
Năm Hương thấy rõ mình đã thành công bước đầu. Gã đánh thêm một đòn:
- Bẩm bà, tình thế gấp rút lắm rồi. Nếu chúng ta chẳng hành động nhanh chóng, lỡ có chuyện gì xảy ra...
Đến đây Năm Hương ngừng ngang. Bà Triệu Phú thở phào và nói:
- Thật tôi không ngờ thằng Triệu Vĩ lại tệ đến thế! Bộ hết người yêu rồi sao mà phải yêu con nhỏ nhà quê đó. Tôi đang định nói con gái lớn của bác sĩ Thạch ở chợ Bạc Liêu cho nó, thì bây giờ nó lại làm bậy bạ. Tôi đồng ý với chú tình thế gấp rút và quan trọng. Nếu để cho tình của chúng nó ăn sâu vô thì khó gỡ lắm.
Bà lo ngại hỏi ý kiến tên quản gia:
- Tôi phải làm sao bây giờ! Chú nghĩ mưu kế giùm tôi xem!
Năm Hương giả vờ khó khăn từ khước:
- Tôi cũng rối trí lắm! Cậu Hai còn trẻ người non dạ, yêu chẳng suy nghĩ chín chắn. Thật hại hết sức!
Bà Triệu Phú vuốt nhẹ mái tóc bạc và càu nhàu:
- Thằng Triệu Vĩ làm khổ tôi đủ điều. Phải dè tôi không cho nó xuống đây.
Đã đến dịp thọc gậy bánh xe của Triệu Vĩ đang lăn. Năm Hương vụt “à” lên một tiếng rõ to.
Bà Triệu Phú hân hoan hỏi gấp:
- Chú tìm được phương kế rồi?
Năm Hương nghiêm giọng nói:
- Thưa bà, tôi đã nghĩ nát óc. Bây giờ chúng ta chỉ còn một kế duy nhất là làm chia rẽ họ. Xa cách nhau họ sẽ quên dễ dàng.
Bà Triệu Phú mừng như bắt được vàng.
- Phải đấy, tôi cũng nghĩ như chú?
Nhưng bà bỗng sa sầm nét mặt:
- Tôi quên mất điều khó khăn này. Thằng Triệu Vĩ nhà tôi rất cứng đầu. Tôi biết trước nó không chịu nghe lời khuyên răn của tôi. Giữa lúc mối tình của chúng đang khắn khít, dễ gì cho chúng ta nhúng tay vào?
Đôi mắt quỷ quyệt của Năm Hương long lên sáng rực. Gã bảo thầm trong bụng:
“Triệu Vĩ ơi, mầy sẽ biết tay tao. Mối nhục nhã của tao chắc chắn sẽ rửa được. Tao sẽ cho mầy đau khổ vì mất tình yêu. Tao sẽ cướp đoạt con Mỹ Lan dễ như trở bàn tay. Thằng Năm Hương này chẳng bao giờ chịu thua một đứa trẻ ranh như mầy”.
Đợi cho bà Triệu Phú hỏi thêm một lần nữa, Năm Hương mới cao giọng nói:
- Chúng ta không nên ra mặt chia rẽ họ, vì làm thế chúng ta sẽ thất bại. Theo thiển kiến của tôi, bà phải bình tĩnh và làm như chẳng hay biết gì về câu chuyện tình thầm lén của họ. Tôi biết chắc cậu Hai chưa dám đem vấn đề đó ra bàn bạc với bà sớm. Ván bài mà chúng ta đã đem ra đánh hiện thời nó như thế này.
Năm Hương nghiêng đầu bảo nhỏ vào tai bà Triệu Phú một hồi lâu. Làm bà tươi ngay nét mặt:
- Thật là diệu kế!... Chú luôn luôn là một kẻ đắc dụng. Tôi chấp thuận mưu cơ của chú. Tôi sẽ hành động giống như lời chú vừa nói. Và tôi không quên cảm ơn chú. Tôi sẽ tặng thưởng chú xứng đáng.
Được bà Triệu Phú khen, Năm Hương sướng phồng mũi, gã lập tức giở tài nịnh bợ:
- Tôi mang ơn rất nặng của ông bà. Thuở còn sanh tiền, ông nhà cứu vớt tôi ra khỏi ngặt nghèo... Ngày nay bà đối đãi với tôi như người thân thuộc. Chẳng biết đến đời nào tôi mới đền đáp được cái ơn sâu rộng của ông bà. Tôi nguyện đem hết sức lực ra phò tá bà cho đến ngày cùng.
Bà Triệu Phú cảm động:
- Chú là một người trung thành và mẫn cán. Nếu không có chú, tôi sẽ chẳng làm nên được việc gì. Sự nghiệp của tôi được to lớn như hôm nay là cũng nhờ ở chú phần nào.
Sợ Triệu Vĩ về đến nhà bắt gặp nghi ngờ, Năm Hương vội vàng đứng dậy kiếu từ chủ:
- Bà cho phép tôi về...
Bà Triệu Phú đưa Năm Hương ra ngưỡng cửa phòng:
- Chúc chú ngủ ngon giấc! Có chuyện gì lạ chú nhớ vào cho tôi hay liền để chúng ta tìm cách đối phó.
Năm Hương dạ luôn mồm. Trước khi đi gã không quên căn dặn phòng ngừa:
- Bà đừng cho cậu Hai biết gì đến chuyện này nhé!
Bà Triệu Phú gật đầu:
- Chú cứ yên tâm!
Đợi cho khuất bóng Năm Hương, bà Triệu Phú mới chậm chạp quay gót trở vào phòng. Bà thả tới thả lui trong phòng, trí óc lo nghĩ miên man.
Đối với một góa phụ như bà Triệu Phú, câu chuyện mà Năm Hương vừa cho bà biết là một chuyện vô cùng hệ trọng. Nó dính líu mật thiết đến danh dự của gia đình bà và tương lai của con bà. Đã trải qua thời kỳ xuân sắc đầy yêu đương và mộng thắm, bà Triệu Phú dư rõ cái bồng bột và tha thiết của tuổi trẻ. Bà lẩm bẩm:
- Hừ! Lửa tình! Lửa tình làm cho thanh niên nam nữ mù quáng! Nhưng ta không ngờ con trai của ta lại là một trong những kẻ mù quáng, điên rồ đó.
Bà Triệu Phú đời nào bằng lòng cho con trai thân yêu của bà kết hôn với một đứa gái quê nghèo hèn và kém học thức như Mỹ Lan.
Quả là một tiếng sét đánh ngang tai! Bà không ngờ, phải bà không bao giờ dám ngờ như thế. Con trai của bà đi yêu một con nhỏ nhà quê của cái vùng U Minh muỗi nhiều và nước độc. Bà muốn điên đầu và khó hiểu. Tuổi trẻ ngày nay dị kỳ quá! Ái tình không bắt buộc điều kiện ư? Hai người chênh lệch một trời một vực cũng có thể yêu nhau được à?
Bà Triệu Phú bực mình càu nhàu:
- Ở vào cái thời đại mới mẻ này, cho đến ái tình cũng quái gỡ nốt!
Bà Triệu Phú thấy rõ bà có bổn phận ngăn ngừa tất cả mọi chuyện có hại cho tương lai của con trai bà. Bà phải tìm một người vợ xứng đáng cho Triệu Vĩ - đứa con độc nhứt của bà. Bà thấy bổn phận của một người mẹ to tát quá, tận tuỵ cho con từ thuở lọt lòng cho đến khi nó khôn lớn. Phải chi chồng bà còn sống, bà để cho ông ta trọn quyền định đoạt giải quyết câu chuyện rắc rối này.
Uể oải ngả lưng xuống giường nệm, bà Triệu Phú lắc đầu chán nản.
Có tiếng gót giầy bước nhè nhẹ trên cầu thang. Bà Triệu Phú với tay tắt đèn và nói buông thõng:
- Thằng quỷ sống giờ này mới mò về!...

*

Triệu Vĩ nhẹ đẩy cửa bước vào căn phòng của mẹ.
Bà Triệu Phú ngước mắt âu yếm nhìn con trai:
- Mỗi buổi sáng con đều đi dạo ngoài đồng?
Vừa kéo ghế ngồi, Triệu Vĩ vừa đáp:
- Dạ con đã quen thói mất rồi! Sáng sớm đi dạo ngoài đồng trống, khỏe khoắn lắm, mẹ ạ! Không khí của đồng quê trong sạch và dễ thở. Con về đây chưa được bao lâu mà đã lên vài cân. Con người ở đây ít bệnh hoạn cũng phải. Ở thành thị hít bụi mãi, chán quá!
Bà Triệu Phú nhìn gương mặt hồng hào của con trai và nghiêm giọng nói:
- Nhưng con sắp xa đồng ruộng rồi!
Triệu Vĩ giật mình. Chàng hấp tấp hỏi:
- Con xa đồng ruộng?
Bà Triệu Phú mỉm cười kín đáo:
- Phải, xa đồng ruộng, con ngạc nhiên lắm sao?
Triệu Vĩ ngượng nghịu cúi mặt lảng tránh đôi mắt tò mò của mẹ. Bà Triệu Phú đắc ý bảo thầm:
- Nó sợ phải xa con bé, yêu ghê gớm lắm rồi!
Giây lâu Triệu Vĩ ngước mặt bảo mẹ:
- Con về đây nghỉ chưa được bao lâu. Hơn nữa con đâu có chuyện gì dính líu với thành thị nữa? Con thích sống yên ổn ở đây, cạnh rừng U Minh và dòng sông Trẹm.
Biết con trai nói tránh mấy chữ “ở cạnh Mỹ Lan”, bà Triệu Phú ôn tồn:
- Mẹ bảo con ở thành thị luôn đâu!
Chẳng để cho con hỏi lôi thôi, bà Triệu Phú nói luôn:
- Hiện thời xưởng dệt và máy xay gạo của chúng ta thiếu nhiều vật liệu cần thiết. Mẹ muốn nhờ con lên Sài Gòn mua sắm những món đồ và luôn tiện con tìm vài thương gia, kỹ nghệ gia quen biết với cha con hồi đó để bàn bạc vấn đề khuếch trương công việc làm ăn, con nghĩ thế nào?
Triệu Vĩ lộ vẻ không được vui, chàng ngập ngừng:
- Con phải ở Sài Gòn bao lâu?
Bà Triệu Phú giả vờ lẩm nhẩm tính toán một hồi và đáp:
- Nhiều lắm chừng một tháng!
Triệu Vĩ buột miệng:
- Một tháng?...
Bà Triệu Phú cười:
- Một tháng mà lâu lắc gì! Nếu công chuyện rồi sớm thì con về sớm.
Triệu Vĩ cắn môi nghĩ ngợi:
- Một tháng trời phải xa lìa Mỹ Lan! Đối với ta một tháng tức là mười năm. Một tháng dài, biết bao nhiêu là thương nhớ.
Chàng liên tưởng luôn đến gương mặt âu sầu của người yêu khi xa cách chàng. Thật là một chuyện tai hại bất ngờ? Mối tình giữa nàng và chàng đang nồng thắm thì đột nhiên lại đứt đoạn, mặc dù đứt đoạn không lâu nhưng cũng đủ làm nát lòng người.
Thấy con trai nghĩ ngợi hồi lâu chưa nói, bà Triệu Phú nhắc khéo:
- Con nghĩ thế nào, con bằng lòng giúp đỡ mẹ chớ? Ngoài con ra chẳng có ai lãnh công việc này được!
Vốn là một người con chí hiếu. Triệu Vĩ không thể từ chối một việc nhỏ của mẹ giao phó, buộc lòng chàng phải nhận lời:
- Chừng nào con khởi hành thưa mẹ!
Được Triệu Vĩ nhận lời, bà Triệu Phú không khỏi mừng thầm. Bà hoan hỉ:
- Sáng mai!
Một lần nữa Triệu Vĩ giật mình:
- Sáng mai? Làm gì sớm thế, hở mẹ?
Bà Triệu Phú cao giọng:
- Công việc rất cần kịp, không thể trì hoãn được. Sáng mai con ra Cà Mau rồi đáp xe lên Bạc Liêu. Con nghĩ tạm tại Châu Thành Bạc Liêu một đêm. Sáng hôm sau, con lên Sóc Trăng để chờ phi cơ đi luôn Sài Gòn. Con chỉ cần mang theo một va-li nhỏ hành lý thôi.
Ngừng một giây, bà nói tiếp:
- Công việc làm đầu tiên của con ở Sài Gòn là mua những vật liệu máy móc và tìm cách gởi về đây cho mẹ. Sau hết con phải tiếp xúc với những người quen thuộc; một lát chiều mẹ sẽ con biết tên họ và địa chỉ của họ. Mẹ sẽ gởi thơ và đánh điện tín lên cho con luôn. Còn con có chuyện gì là phải đánh điện tín về cho mẹ hay liền.
Bà Triệu Phú đẩy ghế đứng phắt dậy. Nhận thấy gương mặt của con trai không được vui, bà cũng thấy đau lòng, nhưng bà không còn cách nào làm hơn nữa được.
Triệu Vĩ uể oải đứng dậy. Bà Triệu Phú âu yếm đặt tay lên vai con trai:
- Thôi con hãy về phòng thu xếp hành trang để sáng sớm mai lên đường! Lát chiều trở vào cho mẹ dặn chút việc.
Triệu Vĩ buồn bã gật đầu, không nói lời nào.
Đứng nhìn theo khuất bóng con trai, bà Triệu Phú thở dài:
- Ta cầu trời phật phù hộ cho lòng nó chóng quên một mối tình tan vỡ! Âm mưu của ta cũng tàn ác lắm nhưng ta phải nghĩ đến danh dự của nhà ta trước hết và tương lai của con trai ta! Một ngày kia, con trai ta sẽ hiểu nỗi lòng của mẹ nó!
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: casau
Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 15 tháng 5 năm 2014

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--