Hồi 49
Binh Dậy Lửa Trường An

Vừa ngồi lên, Đức Uy bỗng nghe xương sống mình lành lạnh, hắn ngạc nhiên, đưa tay mò ra sau, quần áo phía trước đã khô nhưng dưới lưng hãy còn âm ẩm...
Nhìn xuống giường chỗ hắn vừa ngồi dậy, nơi đó vạt giường còn ướt nhiều hơn.
Đức Uy hiểu rất nhanh.
Hắn đã được người vớt lên từ dưới nước, nhưng không được người thay y phục, vì thế, thân trước nhờ hơi ẩm trong nhà, nhờ gió nên khô, còn bên dưới thì vẫn ướt.
Hắn hiểu như thế và chính cái hiểu đó làm cho hắn giật mình.
Có thể nằm trên giường này cho đến khô quần áo, nhất định phải trải qua một ngày, vì khi hắn rơi xuống nước thì đã quá ngọ rồi, người vớt hắn lên mà không thay dùm quần áo thì trong buổi chiều đến giờ không thể khô quần áo được.
Như thế hắn đã nằm ở đây suốt một ngày nữa rồi sao.
Cây đèn trong gian nhà tranh này phải có người đốt, vậy người đốt đèn đó ở đâu?
Hắn định thần và kêu nho nhỏ:
- Có ai đây không?
Bốn phía lạnh như tờ. Hắn gọi lớn hơn:
- Có ai ở đây không?
Chỉ có tiếng của hắn dội lại.
Bốn phía vẫn im rơ.
Người đi vì bận việc, hay là vì cứu không được hắn, thấy hắn chết nên sợ bỏ đi?
Cho dầu thế nào, trong nhà không người phải là chuyện mà cây đèn được đốt lên.
Đức Uy bước xuống giường, người hắn nhẹ, đầu hắn nặng, nhưng vẫn còn đi được.
Hắn vừa xuống giường thì ngọn đèn trên bàn nhỏ lại. Càng lúc càng nhỏ lại. Có thể đã cạn dầu.
Đèn cạn dầu là tắt, khoảng thời gian chợt thấy lu và đến tắt rất nhanh.
Đức Uy chưa bước lại gần bàn thì ngọn đèn tắt ngấm. Cách tắt của ngọn đèn quả đã hết dầu, hết lần rồi tắt.
Bây giờ thì bóng tối đã bao trùm.
Gian nhà tranh tuy nhỏ, nhưng vẫn có “tiền đường“, chổ Đức Uy nằm là gian buồng nhỏ, bước ra cửa là đụng “tiền đường“, cũng có thể gọi là “khách thính“ vì gian nhà nhỏ quá và trước nữa là đụng sân.
Trời tối, trong buồng càng tối, nhưng bước qua “khách thính“ nhờ sát cửa sân nên bóng tối loãng dần và chính vì bóng tối loãng ra nên Đứa Uy mới thấy bên ngoài tương đối rõ, hắn giật mình khựng lại.
Vầng trăng đầu tháng mập mờ rọi vào cửa trước, ánh sáng ngoài sân tràn vào, hắn thấy có một người nằm dưới đất. Nằm ngay trước cửa.
Người đó là người đàn ông trạc bốn mươi, mình mặc áo vải, tay xoắn vào trong, một vết dao từ đầu vai xả xéo vào tận ngực, toàn thân người đàn ông đầy máu, máu đọng vũng dưới đất.
Đức Uy đứng lại, định thần và bước tới.
Nhờ vào ánh sáng lờ mờ của vầng trăng, Đức Uy thấy màu da của người đàn ông xạm đen, hai bàn tay kịch cợm, chứng tỏ con người lao lực phong sương, một con người mưu sống bằng tay chân, bằng sức mạnh.
Vết thương khá nặng, đó là vết của một thanh đao, từ chót và chạy xéo một đường thật ngon vào giữa ngực, chứng tỏ hung thủ cầm cây đao vừa bén vừa nặng, sức mạnh cũng không phải tầm thường.
Người chết mắt vẫn trợn trừng, cách chết hãi hùng.
Căn cứ vào vết thương, căn cứa vào xác diện người chết, Đức Uy đoán ra người chết trong trường hợp bất phòng, trong khi nhận được nguy thì không còn thời gian tránh đỡ.
Người chết đó là ai?
Phải chăng là chủ nhân căn nhà này, phải chăng là người đã cứu mạng Đức Uy?
Căn cứ cách ăn mặc, người chết tương chứng là chủ nhân căn nhà nhỏ hẹp này, mà đã là người chủ gian nhà thì chín phần mười đúng là người đã cứu mạng hắn.
Người cứu mạng chưa kịp nghe kẻ được cứu nói tiếng tạ Ơn thì đã chết rồi. Lý Đức Uy bỗng nghe lòng mình chua xót.
Bằng vào dáng sắc, bằng vào cách ăn mặc đó, người chết đúng là một bá tánh thiện lương, hàng ngày sống vào sự lao lực của mình không tranh phân thiên hạ, thế nhưng vẫn chết một cách thê thảm, y như người trong giang hồ đã kết thù gây oán!
Không, người ấy chết vì đã cứu Lý Đức Uy.
Nhưng tại sao mình không chết?
Lý Đức Uy chỉ thắc mắc thoáng qua thôi, chính ra hắn đã chết rồi, hắn chỉ là một cái thây ma thì còn ai dư công đâu đểø cho thêm một đao cho mất thì giờ.
Thế nhưng hắn lại không chết, sức hắn, công lực của hắn không thể chết vào một tai nạn tầm thường như thế.
Đức Uy bước tới ngồi cạnh thây người đàn ông, da ông ta đã xám, máu đã đen và đông cứng.
Bằng vào sự lão luyện giang hồ, Đức Uy biết ngay lão này chết ít nhất cũng phải quá một ngày rồi.
Đúng, Đức Uy bị rơi xuống nước vào xế chiều, bây giờ là tối, hắn đã phải ở đây một đêm một ngày và cho tới đêm nay.
Như vậy có thể người này chết từ tối hôm qua.
Đúng rồi, bây giờ mới tối, ngọn đèn lại cạn dầu, nhất định ngọn đèn đã được đốt lên từ tối hôm qua.
Và như vậy, cái chòi tranh này ở trái ngõ đường, đã suốt một ngày rồi không có khách đi qua.
Đức Uy phải tự biết về công lực, về thời gian học võ của mình, nhưng đến bây giờ hắn mới chứng minh:
sức nổ phá núi không làm hắn chết, bị đuối dưới sông không làm hắn chết.
Nhưng giá như con người "sát nhân" này cẩn thận, cho hắn một đao trong lúc hắn hôn mê, có phải thật là oan uổng không?
Lý Đức Uy nhìn ngược về phía xa xa, hắn nhận ra nơi quen thuộc:
Bến Phong Lăng.
Như vậy tiếng nước chảy mà hắn nghe khi nãy không phải do dòng thác trong núi mà là tiếng nước sông Hoàng Hà.
Như vậy thì vị ân nhân này đã vớt hắn lên từ con sông Hoàng Hà tại Đồng Quan.
Tính ra từ khi rời Trường An đến bây giờ là đã quá ba ngày.
Lý Hoá Nghĩa đã về đến báo tin chưa?
Bọn Lý Tự Thành đã có thừa cơ công chiếm Trường An?
Đám Đào Đường Chủ và anh em Phân Đường Trường An và Dương Mẫn Tuệ, Tổ Thiên Hương có vì nóng lòng mà liều chết đi tới vùng núi mà hắn lâm nạn hay không?
Bao nhiêu nỗi lo dồn dập làm cho sức mạnh của Đức Uy trở về thật lẹ, hắn không nghe mệt mỏi, ê ẩm gì nữa cả, hắn đã có thể phi thân...
o O o Sau khi mai táng vị ân nhân ngay trước sân nhà của ông ta, Đức Uy đi nhanh về hướng bến đò.
Đồng Quan bây giờ thật là yên tịnh, cũng có thể còn cách thành hơi xa, vả lại giờ này thì trên đường làm gì có người đi?
Nhưng khi gần đến cửa thành, một việc đã làm cho Đức Uy khựng lại.
Tập tục của Đồng Quan, mà cũng là nghiêm luật của thành này, cứ đỏ đèn là các cửa thành đều đóng kín, mãi đến gà gáy mới mở ra, nhưng bây giờ, bây giờ mới tối chưa bao lâu, bây giờ có lẽ khoảng chừng canh một, thế mà cửa thành mở hoát.
Quả là một biến cố cực kỳ quan trọng.
Nhà không đóng cửa, có thể có nhiều lý do, nếu có thể để cửa suốt đêm cũng không phải là điều quan trọng, có thể nhà đó có cái đám ma, đám cưới, nhưng cửa thành thì quả là điều to tát.
Mang theo cả một tâm tình nóng như lửa đốt, Lý Đức Uy lao mình một mạch là tới cửa thành.
Tuy vẫn còn có ánh lửa, ánh đèn, nhưng khác hơn cửa thành, dân chúng nhà nhà đều đóng cửa.
Thành thì mở hoát, mà nhà thì cửa đóng im lìm, đúng là chuyện bất thường.
Tất cả dân chúng thành Đồng Quan rút cả trong nhà.
Mỗi nhà, cửa đóng kín và cài then cẩn thận.
Tại làm sao? Tại làm sao lại có chuyện dị kỳ như thế?
Trong óc Lý Đức Uy xoáy vần câu hỏi, nhưng làm sao có được sự giải đáp, nếu không có kẻ trả lời.
Thình lình tia mắt Đức Uy dán đứng vào một chổ.
Ngay một ngã ba, gần ngoài đầu đường có một bóng đen đen.
Bằng tia mắt giang hồ, Đức Uy nhận ra ngay đó là một lão già tóc bạc phơ phơ, dáng sắc thật tiều tuỵ đang ngồi bó gối bên đường.
Oâng ta khoảng ngoài sáu mươi, cách ăn mặc không tệ lắm, nhưng bây giờ thì từ đâu đến chân bụi cát đã phủ đầy, ông ta đang ngồi dáng như ngủ gật.
Một lão già ăn mặc tử tế như thế, tại sao lại có vẻ phong trần, tại sao không về nhà mà ngồi ngủ gật ngoài đường như người hành khất?
Bằng vào cách ăn vận đó, không những lão già này không đến đỗi không nhà, mà lão phải còn có nhà thật khang trang, dáng lão là hạng phú ông chớ không phải là dân ngủ đường ngủ sá.
Lý Đức Uy đằng hắng và lên tiếng:
- Lão trượng.
Lão già giật mình ngước mặt lên mở mắt, đôi mắt thất thần, đôi mắt kinh hoàng mỏi mệt.
Dáng cách của lão thật là kỳ cục, trông nét mặt lão hình như giá mà chân tường có lổ chui vào là lão cũng sẽ chui vào ngay.
Lý Đức Uy dịu giọng:
- Lão trượng đừng sợ, tôi chỉ là kẻ qua đường.
Lão già nhìn vào mặt Lý Đức Uy, đôi mắt của lão chuyển sang vẻ ngạc nhiên, lão ấp úng:
- Tôi... tôi chạy nạn.
Đức Uy cau mặt:
- Lão trượng từ đâu tới?
Lão già đáp:
- Trường An.
Như tiếng sét đánh bưng tai, Lý Đức Uy hỏi lại:
- Lão trượng, Trường An đã... làm sao?
Lão già bây giờ đã hơi vững lại, lão nói:
- Trường An đã khởi binh đao, nghe nói là người của Sấm Vương tràn đến, Chết nhiều lắm, nhà tôi mười mấy người chạy thoát chỉ một mình tôi, đã hai ba ngày trời không ăn không uống...
Lão vùng ôm mặt khóc rống, nhưng giọng khóc của lão bây giờ cũng không còn đủ hơi, thứ khóc tức tưởi đứt quảng nghe càng đứt ruột.
Lý Đức Uy toàn thân lạnh toát, hắn run giọng hỏi:
- Lão trượng, còn... binh của triều đình?
Cũng may hai lần thọ nạn, thắt lưng của Đức Uy vẫn còn nguyên trong người, hắn móc ra một đính bạc ném nhẹ xuống chân lão già và tung mình ra cửa ải...
Lão già sửng sốt nhìn theo, cho đến khi lão giật mình phát hiện Đức Uy nhắm về hướng Trường An, lão mới vụt kêu lên:
- Không được... tráng sĩ... Trường An không đến được...
Nhưng bây giờ thì Đức Uy còn tâm tình đâu nữa để mà nghe thấy...
Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn biết rằng Trường An binh lửa đã dấy lên, quân của "Sấm Vương" Lý Tự Thành đã tràn vào tàn sát bá tánh, binh triều đã đại bại... Và Trường An mà mất năm tỉnh miền Tây, phân nửa giang sơn sẽ không còn.
Bây giờ thì cái gì hắn cũng đã rõ rồi, bây giờ thì chuyện của thành Đồng Quan bỏ trống, bá tánh đóng kín cửa rút ở trong nhà...
Tất cả đều vì Trường An đã mất.
Hắn không còn màng gì nữa cả, hắn phải có mặt tại Trường An.
Hy vọng mà nghĩa phụ hắn đã ký thác trong tay hắn bây giờ coi như mất hết!
Lão già đã kêu khan giọng, nhưng hắn không còn nghe nữa.
Lão già lại co mình run rẩy vào chân tường, lão đưa bàn tay lật bật ra cầm lấy nén bạc miệng l!!!1733_51.htm!!! Đã xem 560105 lần.


Hồi 51
Sơn Tây Ngộ Cố Nhân