Hồi 50
Đột Nhập Trường An

Ngẫm nghĩ hồi lâu, Đức Uy nói:
- Về chuyện này thì không thể không phòng, chúng có thể giương đông kích tây, giả tính chuyện xưng vương tại Trường An để rồi âm thầm điều động nhân mã đánh về Kinh sư...
Lăng Phong hỏi:
- Lý gia thấy chúng có thể làm như thế hay không?
Đức Uy đáp:
- Không dám đoán chắc như thế nào cả, nhưng nếu có chuẩn bị thì cũng sẽ khỏi lo hậu hoạn, đề phòng trước vẫn là hơn. Vì theo tôi biết dưới tay của Lý Tự Thành có nhiều mưu sĩ lắm, chúng ta không thể khinh thường.
Lăng Phong ngẫm nghĩ rồi nói:
- Nếu đã thế thì tại sao mình lại không thể vào thành để dọ thám cho chắc hơn?
Đức Uy gật đầu:
- Chính tôi cũng đang muốn như thế ấy.
Vừa nói là hắn vừa đứng dậy.
Lăng Phong lật đật kéo tay Đức Uy, chỉ cái gói lương khô và nói:
- Khoan, dầu gì cũng phải ăn, phải no mới có sức. Tôi biết mấy ngày nay Lý gia đói lắm, phải gắng ăn mới đủ tinh thần hành sự.
Đức Uy ngồi xuống cười gượng:
- Thật sự thì mấy ngày không ăn uống gì cả, nhưng giờ đây lòng nóng như lửa đốt, cho dầu sơn trân hải vị chắc cũng khó nuốt trôi.
Lăng Phong nói:
- Con người không phải sắt đá, dầu gì Lý gia cũng cần phải bảo trì sức khỏe vì công việc hãy còn dài...
Quả thật, một khi bụng trống rồi thì chẳng những thể lực không thể giữ được mà tinh thần cũng sẽ lụn bại theo và thể lực đều không còn phấn chấn thì mọi việc kể như đình trệ.
Đức Uy biết Lăng Phong nói phải và cũng biết mình không thể không ăn, hắn ngồi xuống tiếp lấy gói bánh khô và nói:
- Đúng rồi, Lăng huynh đệ, chúng ta chia hai.
Lăng Phong lắc đầu:
- Tôi đã có ăn rồi, Lý gia hãy ăn đi.
Đức Uy bẻ hai cái bánh trao cho Lăng Phong phân nửa nói:
- Ăn thì ăn cả, không thì nhịn cả, Lăng huynh đệ hãy ăn đi, thứ bánh khô này no dai lắm, ăn phân nửa đã là nhiều lắm rồi đó.
Lăng Phong cẩm nửa cái bánh cho vào miệng cắn một miếng rồi ngồi thẩn người một lúc khá lâu vẫn chưa nhai và đôi mắt hắn vụt đỏ hoe...
Hắn nói nghe nghẹn đặc:
- Gói lương khô này, khi tôi lìa khỏi thành trước ngày bị mất, chính Vân Phân Đường Chủ đã chuẩn bị dành sẵn cho tôi...
Đức Uy chợt nghe như mình đang cắn vào khối đá, hắn ngồi lặng một hồi rồi ngẫng mặt lên nói bằng một giọng cương nghị lạ lùng:
- Lăng huynh đệ, chúng ta phải nhớ đến người đã chết, chúng ta đừng phụ lòng Vân Phân Đường Chủ, ăn đi. Ăn rồi lo chuyện báo thù.
Lăng Phong tiếp tục ăn, hắn làm thinh và cố ăn cho hết.
Lý Đức Uy nói đúng. Phải ăn, phải uống để vận dụng sức lực và trí óc của mình, để vì người chết mà phục thù. Không phải riêng một Văn Tiêu, mà là bá tánh, không phải riêng bá tánh của Trường An, của Tây Ngũ Đỉnh mà bá tánh Trung Nguyên.
o O o Hoàng hôn đã phủ kín màu đen.
Trường An thành im lìm trong màu đen tối, thứ im lìm đầy dẫy cạm bẫy và chết chóc.
Cửa thành mở thoát, nhưng người ra vào không thấy một ai, luôn cả chó mèo cũng không thấy dạng, thật đúng với câu “binh hoang mã loạn, kê khuyển bất văn”! Đến cả chó gà cũng không còn nghe tiếng.
Cứ theo tình hình này thì tại Khai Nguyên Tử, nơi phồn thịnh nhất của Trường An chắc chắn bây giờ cũng không có người nào.
Bây giờ thì lá cờ vàng trên vọng gác cửa thành đã thấy rất rõ nét, chữ “Lý” màu đỏ ngay chính giữa lá cờ vàng.
Nhìn chăm vào hai ngọn đèn lồng ở hai bên cửa, Lăng Phong cau mặt:
- Mới hôm qua cửa thành còn đóng chặt không cho ai ra vào, thế sao hôm nay lại mở toát ra thế này?
Đức Uy mím môi:
- Hay là chúng đã biết tôi về?
Lăng Phong nhướng mắt:
- Đúng rồi, họ có người biết mặt Lý gia mà!
Đức Uy gật đầu:
- Biết, nhưng không nhiều lắm. Không biết trong bóng tối như thế nào, chớ chạm tận mặt thì chỉ có bảy tên, trong đó đã chết hết hai.
Lăng Phong chỉ vào cửa thành, vào mấy tên lính mang đao đi qua đi lại và nói với Đức Uy:
- Nếu chúng đặt một tên biết mặt Lý gia giữ cửa đó, thì chuyện mình đi vào chắc chắn sẽ có chuyện phiền phức xảy ra ngay.
Đức Uy gật đầu:
- Lăng huynh đệ nhắc tôi mới nhớ, hay là chúng ta đừng vào cửa mà tìm cách khác có lẽ ổn hơn.
Lăng Phong đảo quanh đôi mắt:
- Phải rồi, Lý gia hãy theo tôi, nhảy vào đầu tường là nguy hiểm, vì bên trong chúng canh phòng cẩn mật lắm, tôi có biết một chỗ mà chúng không bao giờ chú ý.
Hắn quay mình đi ngược xuống hướng Đông.
Đi được chừng bốn năm mươi trượng, Lăng Phong dừng lại nói:
- Chỗ này!
Đức Uy theo tay hắn chỉ, nhìn xuống chân tường thấy nơi đó có một chỗ trống chừa cho nước từ trong thành thoát ra, nhưng bây giờ thì nước chảy rất ít. Người muốn vào thì phải khom mình bò mới có thể lọt được.
Chung quanh chỗ để thoát nước nhờ đất ẩm nên cỏ mọc xanh rì sầm khuất, đúng là chỗ mà không ai để ý.
Đức Uy hỏi:
- Nơi này còn có những chấn soi tìm cách trở về, thì tất cả, Đào Đường Chủ và anh em nằm trước Đô Đốc Phủ, không còn một người nào toàn vẹn thi hài...
Đức Uy nghiến răng:
- Thật là ác, thật là độc!
- Trong thành bây giờ phòng thủ khá nghiêm mật, tôi tìm hết cách vẫn không làm sao đưa được chư vị ra ngoài, đành phải trơ mắt nhìn và để y nơi đó! Đó là chuyện của ba hôm trước, còn bây giờ không biết đã ra sao.
Lý Đức Uy chắc lưỡi:
- Chỉ tại vì tôi, tại vì một con người của tôi mà hư tất cả, tại vì tôi mà Trường An bị mất, Tây Ngũ Tỉnh không còn, tại vì tôi mà sanh linh trong phân nữa giang sơn này đồ thán...
Lăng Phong lắc đầu:
- Không phải như thế và cũng đừng nên nói như thế, Lý gia, đó là số kiếp, đó là mạng vận, giữ nhà, giữ nước, không phải chuyện của một cá nhân, nếu cần quy trách nhiệm thì phải nói thẳng rằng triều đình bất lực, từ chuyện này nối tiếp chuyện kia, chớ không phải vì một vấn đề. Chúng ta cố lo phòng bọn Mãn Châu, thế mà không ngờ bọn Lý Tự Thành lại thừa cơ nổi loạn.
Lý Đức Uy chắc lưỡi:
- Xin Lăng huynh đệ cho tôi hỏi về Dương tiểu thơ và nhị vị cô nương họ Tổ, họ Trần?
Lăng Phong lắc đầu:
- Chỉ tìm thấy đủ thi hài của Đào Đường Chủ và anh em Phân Đường Trường An, ba cô nương không thấy mà cũng không nghe tin tức.
Đức Uy cau mặt:
- Ba người ấy đi đâu...
Lăng Phong lắc đầu:
- Không thể biết được, vì khi thành mất thì tôi không có mặt, nhưng Dương tiểu thơ là người cơ trí, có thể ba vị đã bình yên thoát đi sớm rồi...
Đức Uy làm thinh như chết lặng, một lúc sau hắn mới thở dài:
- Cũng mong như thế... Dương tiểu thơ là người duy nhất còn lại của một vị lão thần, Tổ Thiên Hương và Trần Ngọc Hà trung trinh lưu giữ Đô Đốc Phủ, hai người được xem là ký thác vào một tay tôi, tôi không thể bảo vệ được Đô Đốc Phủ là một tội không sao đền đáp được...
Lăng Phong nói:
- Người lành trời giúp, tôi tin rằng ba vị cô nương ấy đã bình yên thoát nạn.
Đức Uy hỏi:
- Còn đám Mãn Châu và vây cánh của hai thế lực của nhà họ Tổ, họ Nam Cung có thấy động tịnh gì không?
Lăng Phong lắc đầu:
- Lúc thành loạn, không thấy chúng lộ diện, thành bị mất trong mấy ngày nay cũng không thấy chúng động tịnh. Sự thật thì trong những ngày nay, trong thành người vắng đến mức thấy mà đau lòng, có thể nói trừ tôi vá Lý gia thì không có bóng người lai vãng.
Đức Uy cau mặt:
- Lý Tự Thành là con người ra sao, làm sao hắn có được lực lượng hùng hậu như thế ấy?
Lăng Phong đáp:
- Điều đó thì tôi đã điều tra tương đối rõ ràng, Lý Tự Thành là người ở Mễ Dương, tên chữ là Hoàng Lai, sau cải là Hồng Cơ, sau này tự xưng là Lý Tự Thành còn Hồng Cơ lấy làm hiệu. Trong cơn loạn binh Mãn Châu từ biên cương hắn theo làm đội trưởng dưới trướng của Tổng Binh Cam Châu, sau đó hắn thông đồng với Tổng Binh Vương Tu đoạt lấy Kim Huyện, lại liên kết với Cao Ngang Tường chiêu binh mã, thanh thế ngày một lớn lên, những ngày gần đây, hắn vung vàng bạc mua chuộc đám thủ hạ của Đông Chỉ Huy Sứ Thiểm Tây, bọn thuộc hạ lại tâng nịnh Đô Chỉ Huy Sứ Trần Kỳ Du, có lẻ vì Dương Đô Đốc hồi kinh làm cho Trần Kỳ Du đâm sợ nên bằng lòng liên kết để cho bọn áo vàng Lý Tự Thành được tự do đi lại trong Trường An, vì thế chỉ trong một đêm, chúng làm thế nội ứng ngoại hiệp lấy thành trong nháy mắt...
Đức Uy chắc lưỡi:
- Trần Kỳ Du thật hồ đồ, nhưng không lẽ chuyện như thế hắn lại không tham khảo ý kiến Dương tiểu muội?
Lăng Phong lắc đầu:
- Chuyện cấu kết với Lý Tự Thành, cho chúng tự do đi lại trong Trường An nhất định Dương tiểu thơ không biết, vì Trần Thừa Du thừa hiểu Dương tiểu thơ nhất định không khi nào bằng lòng cho nên hắn đâu lại đem ra bàn bạc. Nhất là khi mà ngọc vàng châu báo được bọn Lý Tự Thành dâng đến tay rồi, chúng tự nhiên phải ngậm miệng làm thinh, chỉ tội một điều là những kẻ ấy mất thành rồi cũng không còn sống sót.
Đức Uy nghiến răng:
- Đúng là triều đình tin dùng bọn tham ô cho nên nước loạn...
Lăng Phong gật đầu:
- Thêm vào đó lại trùng hợp chuyện Đô Đốc đại nhân thọ nạn, Lý gia thì về trễ...
Đức Uy sực nhớ hỏi:
- Thế còn hộ vệ Lý Hoá Nghĩa? Tôi đã cho về trước phi báo...
Lăng Phong lắc đầu:
- Không thấy Lý Hoá Nghĩa, nếu có tin thì cũng chưa chắc đến nổi này.
Đức Uy thở ra:
- Như vậy Lý Hoá Nghĩa chắc chắn không thoát khỏi độc thủ của Lý Tự Thành ở dọc đường...
Lăng Phong e dè hỏi:
- Lý gia, nếu như thế thì chắc Đô Đốc đại nhân...
Đức Uy run giọng:
- Tôi không dám đoán định,nhưng nếu vạn nhất mà Đô Đốc đại nhân có mệnh hệ nào, Lý Tự Thành phải được phân thây vạn đoạn...
Lăng Phong lắc đầu:
- Hắn đâu biết tội là gì, nếu không thế thì hắn đâu tạo phản.
Đức Uy nghiến răng:
- Nhưng kẻ đáng giết trước hết là Tào Hoá Thuần. Tuy bọn Lý Tự Thành cố tìm cách che đậy, nhưng tôi biết không phải chúng giả mà là do Tào Hoá Thuần thông đồng và chúng tôi đã thấy Tào Hoá Thuần tại Đô Đốc Phủ hắn là con người thật chớ không phải người khác giả trang.
Lăng Phong nói:
- Thế nhưng từ trong Kinh lại không có tin cho biết hắn đến Trường An.
Đức Uy nói:
- Tào Hoá Thuần mới có thể lén đóng Ngọc Tỷ để mạo mật chiếu, chỉ có hắn mới làmn vì thế nên thảo dân vội tìm đến, kết quả là thảo dân đã gặp viên đầu lãnh, hỏi ra chuyện hắn cũng là bè đảng mưu việc phá hại quốc gia… Lão già áo xanh cau mặt:
- Những kẻ ấy bây giờ ở đâu?
Bạch Y Khách đáp:
- Thảo dân cũng đã giết cả rồi.
Lão già áo xanh gục gật:
- Hay, giết là phải…. Như thế túc hạ tìm được manh mối gì?
Bạch Y Khách liền nói:
- Cứ theo tên đầu đảng khai thì bản danh sách được đưa ra từ Đề Đốc phủ.
Lão già áo xanh hơi biến sắc:
Ông ta mím môi gục gật đầu:
- Đúng lắm, cái lỗi là do nơi “Hữu Quân Đô Đốc Phủ” của bản chức, những nơi nào khác không thể có được bản danh sách này… chỉ có điều từ trước đến nay bản chức đã hết sức cẩn thận… Bạch Y Khách lại đón nói:
- Thảo dân muốn nói thẳng một câu là đại nhân tuy cẩn thận, nhưng dùng người không cẩn thận.
Tên hộ vệ áo đen vùng quát lớn:
- Thật là cả gan, ngươi dám mạo phạm đến Đề Đốc đại nhân thế à?
Câu nói của hắn cùng một lượt với cánh tay vung, chưởng phong bay thẳng vào ngực người áo trắng… Bạch Y Khách lật nghiêng bàn tay, bằng một cách thật dễ dàng, hắn nắm cứng lấy cổ tay nơi mạch môn của tên hộ vệ:
- Các hạ muốn sát nhân diệt khẩu đấy à?
Tên áo đen biến sắc, nhưng liền khi đó, hắn vung tay trái còn lại tống ngay vào mặt Bạch Y Khách… Năm ngón tay siết thêm vào mạch môn của hắn, Bạch Y Khách mỉm cười:
- Mạch môn đã bị chế mà vẫn còn ngang ngạnh, khen các hạ đấy.
Tên áo đen toàn thân bủn rủn, hắn buông xuôi cánh tay… Lão già áo xanh trầm giọng:
- Túc hạ định làm gì?
Bạch Y Khách đáp:
- Bẩm đại nhân, cứ theo cung từ của tên đầu lãnh “Đông Xưởng” thì hắn đã cho người tiềm phục vào làm người thân cận của đại nhân, hắn là một tên hộ vệ… Lão già áo xanh sửng sốt, ông ta nhìn thẳng vào mặt tên hộ vệ nói:
- Triệu Anh Kiệt, ngươi… Triệu Anh Kiệt vội nói:
- Oan cho tôi lắm, đại nhân… Bạch Y Khách nắm tay áo của hắn xé toạt một đường dài, nơi cánh tay của hắn bày ra vết xâm một con rồng xanh lờn lợt….
Thấy dấu hiệu của nhân viên mật thám “Đông Xưởng”, lão già áo xanh run giọng vì giận dữ:
- Triệu Anh Kiệt, ngươi đáp ân ta đấy à?
Đưa một ngón tay điểm vào trọng huyệt của Triệu Anh Kiệt, làm cho hắn ngã xuống, Bạch Y Khách khẽ nghiêng mình:
- Nhà có gia huấn, nước có quốc pháp, tên này vốn là Hộ Vệ của đại nhân, thảo dân không dám vọng động, xin đại nhân tùy tiện.
Dứt tiếng, nghiêng mình thêm lần nữa và quay ra cửa.
Lão già áo xanh đứng phắt lên:
- Túc hạ, xin nán lại… Bạch Y Khách quay đầu:
- Đại nhân có chi dạy bảo?
Lão già áo xanh nói:
- Xin tráng sĩ cho bản chức được hầu chuyện thêm đôi chút.
Bạch Y Khách nghiêng mình:
- Không dám, đại nhân cứ dạy, thảo dân xin nghe.
Lão già áo xanh đưa tay:
- Xin mời tráng sĩ ngồi.
Bạch Y Khách nghiêng mình lần nữa thưa:
- Dám bẩm đại nhân, thảo dân vì chuyện gấp bên mình, vả lại thiết nghĩ đại nhân cũng đang bận về việc quốc gia nên không tiện ngồi lâu.
Lão già áo xanh cừơi gượng:
- Người giang hồ phải chăng không thích cùng quan nha thân cận, có phải thế chăng tráng sĩ?
Bạch Y Khách đáp:
- Thảo dân không thể phủ nhận một sự thực như thế, nhưng với đại nhân thì không giống hoàn toàn, vì đại nhân đối với bá tính xem như huynh đệ, bá tính cảm mến ân đức ngài như phụ mẫu.
Lão già áo xanh mỉm cười:
- Cám ơn tráng sĩ, bản chức muốn hỏi, tôn tính danh của tráng sĩ là gì?
Bạch Y Khách đáp:
- Không dám, thảo dân họ Lý.
Lão già áo xanh nói:
- Bản chức thật vô cùng cảm kích Lý tráng sĩ. Nếu không có Lý tráng sĩ hộ trợ, suýt chút nữa bản chức đã thành một tội nhân. Bãi quan cách chức chỉ là chuyện nhỏ, cho cùng đến phải đền tội bằng tính mạng cũng chẳng nghĩa lý chi, nhưng chuyện đối với các tướng trấn thủ biên cương, đối với trăm họ… Ông ta lắc đầu áo não:
- Những chuyện như thế thật tình bản chức cảm thấy quá to tát.
Bạch Y Khách nói:
- Kể từ đức Thánh tổ thiết lập cơ quan “Đông Xưởng” bao nhiêu năm nay triều đình trông cậy và dựa hẳn vào đó, coi như tai mắt thính nhất, đắc dụng nhất cho việc an quốc trị dân… Hắn nhìn thẳng vào mặt của lão già áo xanh và nói tiếp:
- Thành tích của “Đông Xưởng” thật không ai phủ nhận, nhưng cũng chính vì thế, triều đình lại gần như giao toàn quyền cho họ, tệ đoan từ đó phát sinh.
Lão già áo xanh gật đầu:
- Lý tráng sĩ nói đúng, chính ngay bản chức, là một Hữu Quân Đô Đốc nhưng thật sự cũng đâu được tín nhiệm bằng cơ quan “Đông Xưởng”.
Ông ta cười gượng và nói tiếp:
- Nhưng dầu sao đi nữa, chuyện dùng người bất cẩn suýt sinh đại sự, chuyện đó bản chức vẫn thấy mình có tội.
Bạch Y Khách đáp:
- Đó chẳng qua đại nhân tự nghiêm tự trách thế thôi.
Lão già áo xanh lắc đầu:
- Thôi, chuyện ấy xin gát lại. Bản chức muốn biết qua môn phái của tráng sĩ, chẳng biết có nên chăng?
Bạch Y Khách đáp:
- Thảo dân không thuộc môn phái nào cả.
Lão già áo xanh nhướng mắt:
- Lý tráng sĩ không môn phái?
Bạch Y Khách nói:
- Bẩm đại nhân, người trong giang hồ cũng không nhất thiết đều phải có môn phái.
Lão già áo xanh ngập ngừng.
- Thế thì, Lý tráng sĩ… à à, không biết nên hỏi như thế nào cho phải… không biết có nên hỏi thăm sư phụ của Lý tráng sĩ chăng?
Bạch Y Khách đáp:
- Đồ đệ luôn luôn úy kị tính danh sư phụ, xin đại nhân thứ cho.
Lão già áo xanh khoát tay:
- Không có chi, ai cũng có những điều phải giữ lại nơi lòng, nhất là những kẻ sĩ giang hồ, Lý tráng sĩ không tiện nói, bản chức cũng không dám hỏi nhiều….
Bạch Y Khách nghiêng mình:
- Đa tạ đại nhân.
Lão già áo xanh nói:
- Ngay bây giờ triều đình quả thật là đa sự, bên ngoài Mãn Châu khuấy rối, bên trong thảo khấu các xứ nổi lên, thêm vào đó lại quá tin vào cơ quan “Đông Xưởng”, trong khi nội bộ của họ chứa chấp quá nhiều phản loạn… Lý tráng sĩ mang trong mình tuyệt học võ công lại có lòng thương thiên hạ….
Bạch Y Khách chặn hỏi:
- Đại nhân muốn thảo dân vì triều đình mà ra sức?
Lão già áo xanh gật đầu:
- Vâng, nếu Lý tráng sĩ bằng lòng làm việc tại Đô Đốc Phủ, bằng vào tuyệt học ấy, bản chức tin rằng không quá ba năm… Bạch Y Khách mỉm cười:
- Đại nhân, trong vòng ba năm ấy, biến sự thay đổi biết bao, quân cơ trọng đại không nên sơ suất… Lão già áo xanh chớp mắt:
- Lý tráng sĩ muốn nói… Bạch Y Khách lắc đầu:
- Thảo dân không dám nghĩ đến hoạn đồ.
Lão già áo xanh cau mặt:
- Lý tráng sĩ… Bạch Y Khách ngắt lời:
- Đại nhân, muốn báo đáp quốc gia, không phải không là quan là không làm được, vả lại, thống lãnh ba quân xông sát giữa sa trường không giống chuyện giết chóc trong chốn giang hồ, nó đòi hỏi phải có tài thao lượt, thảo dân vốn là kẻ thô lậu giang hồ… Lão già áo xanh nói:
- Giang hồ không phải hiếm kẻ tài ba.
Bạch Y Khách lắc đầu:
- Thảo dân không dám nhận lấy hai chữ tài ba mà đại nhân vừa nói, nhưng thảo dân vẫn có thể lãnh trọng nhiệm.
Lão già áo xanh hỏi:
- Chẳng hay Lý tráng sĩ muốn nói đến trọng nhiệm nào?
Bạch Y Khách đáp:
- Đại nhân nên biết rằng hiện tại trong thành Trường An này tiềm phục không biết bao nhiêu nguy hiểm, anh hùng, thảo khấu giang hồ tụ tập rất đông.
Lão già áo xanh cau mặt:
- Chuyện đó thật tình bản chức không hay biết, chắc Lý tráng sĩ muốn nói… Bạch Y Khách nói nhanh:
- Gian tế Mãn Châu đã đột nhập Trường An thành, họ đã cùng với nhà phú hộ họ Tổ thông đồng, dòng họ Hải Hoàng tại Cúc Hoa Đào Liêu Đông cũng đang manh tâm mật kết với Mãn Châu, ngoài ra bọn gian tế Mãn Châu còn vãi tiền ra mua chuộc giang hồ hảo hán lợi dụng để gây thế lực để thâm nhập các cơ quan, âm mưu nội công ngoại kích. Đại nhân thọ nhiệm kinh lược năm tỉnh, thống suất binh nhung, không thể không tìm xét chuyện đó.
Lão già áo xanh biến sắc:
- Lại có chuyện đó sao? Lý tráng sĩ nghe ai nói thế?
Bạch Y Khách đáp:
- Chính mắt của thảo dân nhìn thấy chứ không phải chỉ nghe.
Lão già áo xanh chím miệng thở ra:
- Tại làm sao bản chức không hề hay biết một chuyện nào… Bạch Y Khách nói:
- Họ hành động vô cùng lợi hại, không khi nào họ phô trương nhanh thế, họ chỉ cho từng toàn nhỏ xâm nhập bí mật, chẳng những đại nhân mà cho đến các quan đầu tỉnh cũng khó lòng biết được, họ không biết được thì đại nhân làm sao có được bản cáo chính xác.
Lão già áo xanh lắc đầu:
- Thật quả là lợi hại… Bạch Y Khách nói:
- Nếu các tỉnh miền tây nam này lọt cả vào tay bọn gian tế Mãn Châu, cộng với lực lượng quân sự đang uy hiếp miền bắc của họ, thì e giang sơn này… Lão già áo xanh rung đông:
- Được rồi, bản chức sẽ chỉ thị cho các nơi tăng phòng và tập nã.
Bạch Y Khách lắc đầu:
- Tăng phòng thì được, nhưng tập nã thì không nên, đại nhân nên biết, họ phái tới đây toàn là những tay kiệt liệt giang hồ, không phải thảo dân xem nhẹ quan quân, nhưng đối với số đó, quan quân không thể nào khống chế được.
Lão già áo xanh cau mày:
- Cứ như Lý tráng sĩ thì ta phải làm sao?
Bạch Y Khách đáp:
- Đại nhân cứ chỉ thị cho các tỉnh tăng phòng, nếu khi họ phát hiện được những ai có hành động thông đồng với giặc thì trọn quyền bắt giết. Ngoài ra, còn lại những công chuyện khác, thảo dân xin gánh lấy.
Lão già áo xanh gặn lại:
- Một mình Lý tráng sĩ gánh lấy?
Bạch Y Kháchk nói:
- Đó là trọng trách mà thảo dân vừa nói với đại nhân.
Lão già áo xanh trầm ngâm:
- Thế thì… cũng được, Lý tráng sĩ đã không muốn dính liếu vào việc quan quân, mà bằng lòng tại giang hồ vì quốc gia ra sức thì cũng là chuyện tốt. Nếu khi cần, Lý tráng sĩ có thể thông báo cho bản chức, bất cứ chuyện thi, bản chức cũng sẽ cố sức làm thoa? mãn, hoặc giả, bản chức có thể chỉ thị cho các nơi về Lý tráng sĩ… Bạch Y Khách khoát tay nói:
- Không nên, nếu đại nhân cho họ biết về thảo dân thì công việc của thảo dân sẽ không còn hiệu quả.
Lão già áo xanh gật đầu:
- Lý tráng sĩ nói đúng.
Bạch Y Khách vòng tay:
- Cũng đã mất nhiều thì giờ, thảo dân còn quá nhiều công việc phải làm, xin phép đại nhân cho thảo dân được cáo từ.
Nói xong, hắn quay mình ra cửa.
Lão già áo xanh đứng lên:
- Bản chức xin tiễn hành… Ông chỉ nói được mấy tiếng thì bóng dáng người áo trắng đã không còn thấy nữa.
Lão già áo xanh khựng lại ngẩn ngơ… oOo “Khai Nguyên Tự” là một nơi rất náo nhiệt, cũng là một thứ “chợ đêm” của Trường An.
Ban ngày vốn đã là nơi nhiệt náo mà khi lên đèn thì lại càng tưng bừng hơn nữa.
Khai Nguyên Tự tại Trường An cũng giống như Tướng Quốc Tự tại Khai Phong phủ, cũng như Thiên Tử miếu tại Nam kinh, cũng như Thiên Kiều ở Bắc kinh… đó là nơi mà giới giang hồ thường gọi là “ngọa hổ tàng long”, nó là nơi tập hợp phồn thịnh nhất mà cũng là ô tạp nhất.
Trước cửa Khai Nguyên Tự, từng dãy từng dãy những hàng thức ăn bày bán dài cả một khoảng đường.
Nơi đây không có thức ăn nào thiếu mặt.
Từ những món ăn bình thường cho đến những thức ăn dành cho dân sang cả, không thiếu một thứ nào.
Trong một gian hàng bán thức ăn, có một gã thiếu niên da mặt đen sạm đang ngồi uống rượu một mình.
Chợt có ngừơi vỗ vai hắn và nhỏ tiếng:
- Tiểu Lý, có người kiếm anh kìa.
Hắn ngẩng mặt lên, hắn đúng là “Khoái thủ” Tiểu Lý, gã thanh niên đã mang viên ngọc “Mãn Châu” đến tiệm cầm đồ.
Hắn ngẩng lên nhìn ngừơi vỗ vai hắn, người đó hơi thấp, mập mạp, bằng vào dáng cách, ai cũng biết hắn là kẻ buôn bán ở nơi đây.
“Khoái thủ” Tiểu Lý cười:
- A… anh mập, ngồi... ngồi làm vài chén đi.
Hắn kéo tay gã mập, dáng cách và giọng nói của hắn xem chừng thân thiết lắm.
Gã mập không ngồi, gã nói:
- Bữa khác đi, bữa nay không rãnh. Tiểu Lý, có người hỏi thăm anh.
Tiểu Lý nhướng mắt:
- Kiếm tôi à? Chứ không phải anh kiếm tôi sao?
Gã Mập lắc đầu:
- Không, người đó là Quản Gia Kim Phủ.
Hắn đưa tay chỉ chỉ phía ngoài.
Tiểu Lý nhìn ra thấy một gã trung niên đại hán, người đó ăn vận khá sang.
Tiểu Lý lớn tiếng:
- À, Quản Gia Kim Phủ đấy à? Xin mời.
Hắn không đứng lên, hắn nói chuyện như nói với người…bạn nhỏ.
Người trung niên đại hán bước vào, gã mập chào rồi rút lui luôn.
Tiểu Lý chỉ chỉ chiếc ghế:
- Ngồi.
Người trung niên giọng hơi cao ngạo:
- Ngươi là “Khoái thủ” Tiểu Lý?
Tiểu Lý gật đầu:
- Đúng, tôi đây, sao?
Người trung niên lạnh lùng:
- Không có sao, ta chỉ sợ kiếm lầm.
Tiểu Lý nói:
- Lầm sao được, trước Khai Nguyên Tự này chỉ một mình tôi là “Khoái thủ” Tiểu Lý thôi mà.
Người trung niên đại hán nói:
- Như thế là tốt, gia chủ ta bảo nói với ngươi biết, thứ mà ngươi đòi hỏi đã có đủ số rồi, ngươi muốn đưa đến đâu?
Tiểu Lý cười:
- Tôi xin hỏi trước câu này, anh ở Kim Phủ làm nhiệm vụ gì thế?
Người trung niên đại hán gặn lại:
- Ngươi hỏi để làm gì?
Tiểu Lý nói:
- Đừng giận chứ, tôi hỏi như thế đâu có gì quá đáng? Cần xem lời lẽ bảo đảm không?
Người trung niên đại hán gầm mặt:
- Chủ gia ta đã sai ta đến đây thì lời nói phải có bảo đảm chứ.
Tiểu Lý nghiêm mặt:
- Làm sao tôi biết anh là người của Kim Phủ.
Người trung niên nói:
- Vậy ngươi có thể cùng ta đến Kim Phủ.
Tiểu Lý lắc đầu:
- Tôi không rảnh, tôi là một tiểu quỉ thì làm sao dám vào miếu lớn.
Người trung niên cừơi nhạt:
- Ngươi đừng giở giọng với ta, ta đã thông báo như thế rồi, muốn tin hay không thì tùy ở ngươi.
Tiểu Lý nhướng mắt:
- Nổi nóng rồi à? Nhớ rằng không phải muốn nóng là nóng nghe, chuyện thiệt hại không phải nơi tôi đâu nhé.
Người trung niên giạn xanh mặt:
- Ta là người dưới, người làm mướn cho thiên hạ… Người anh em đừng làm khó dễ chi cả.
Bây giờ hắn mới gượng cười, có lẽ hắn thấy không thể làm mặt cao được nữa.
Tiểu Lý gật gật đầu:
- Nói thế thì còn nghe được được, vậy anh về bẩm lại chủ nhân anh, tối nay hãy vận tải “thứ ấy” đến triền phía bắc Lư Sơn là “tiền trao cháo múc”.
Người trung niên đại hán đi rồi. Tiểu Lý làm thêm mấy chén nữa rồi cũng đứng lên… oOo Đêm tối trầm trầm, bốn phía không một tiếng người.
Một bóng trắng xẹt ngang, xẹt thẳng vào một toà trang viên.
Tiếp liền theo, có tiếng:
- Giang hồ Bạch Y Khách đã đến đây.
Aùnh sáng bật lên, mấy mươi ngọn đèn rực lên một lúc.
Người áo trắng bị lộ rõ dưới những ngọn đèn, dưới nách hắn có kẹp một người, một gã da trắng như bông sữa, một gã công tử “bột”.
Bạch Y Khách mỉm cười:
- Phựt đèn thình lình làm hết hồn thế? Giá như bây giờ mà bốn bên loạn tiễn thì tại hạ chắc biến thành con nhím… La Thành!
Có tiếng người tiếp theo:
- À… thì ra Bạch lão đệ, vậy mà ta cứ tưởng ai… Bạch Y Khách nói:
- Xin lỗi, ta đến sớm hai ngày, Sứ giả đâu?
Lão trán sói Sứ giả “Cúc Hoa Đào” bước lại đứng sát bên lão già áo trắng và hỏi tiếp:
- Các hạ bn vật hào tướng của Lý Tự Thành.
Hắn, Lý Hữu, tay phải cầm một thanh đao, cũng như những thanh đao khác, nhưng sống đao rất dày, lưỡi đao rất mỏng, ánh thép choáng lên màu xanh biếc, chấp chóa hoa mắt.
Lưỡi đao chúi động xuống nền gạch, chân hắn bước lên, từng bước, chắc nịch, ánh mắt hắn như muốn xoi thấu Lý Đức Uy:
- Ngươi muốn kiếm ta?
Đức Uy trầm giọng:
- Ngươi là Lý Hữu?
Đối phương gật đầu, giọng hắn thật rổn rảng:
- Sấm vương giá tiền, đại tướng quân Lý Hữu là ta, ngươi kiếm ta có chuyện gì?
Cho tay vào lưng, chìa “Ngân Bài Lịnh” đến trước mặt, Đức Uy hất hàm hỏi:
- Ngươi nhận ra vật này không?
Lý Hữu chớp mắt:
- A... truyền nhân của “Ngân Bài Lịnh” là người đã phá nát cơ mưu của Mãn Châu và hai nhà họ Tổ và Nam Cung Nguyệt, khá lắm, mạng ngươi kể như thế là quả còn dài.
Câu nói sau cùng, chứng tỏ hắn rất biết chuyện Lý Đức Uy ngộ nạn.
Đức Uy thu “Ngân Bài Lịnh” và hỏi ngay:
- Dương Đô Đốc ở đâu?
Lý Hữu rùn vai:
- Ngươi hỏi cái lão già ngu muội đó à? Hừ tiền bạc vàng ngọc, chức tước gì cũng không chịu, lão đã làm cho ta nổi nóng chém đầu rồi.
Lý Đức Uy nghiến răng:
- Ngươi bảo ngươi đã giết Dương Đô Đốc?
Lý Hữu ưỡn ngực:
- Đúng là ta giết! Ta giết nhiều nữa chớ đâu phải riêng một Dương Tông Luân.
Đức Uy trầm giọng:
- Ngươi có biết sát hại lương đống của triều đình trong khi ngoại xâm Mãn Châu đang tràn lan lấn biên cương là tội như thế nào không?
Lý Hữu cười lớn:
- Luôn cả triều đại nhà Minh kia ta còn tiêu diệt thì sá gì những tên tướng ấy chớ?
Đức Uy cố gằn từng tiếng:
- Kể về lớn thì Dương Đô Đốc là cột trụ triều đình, luận về nhỏ thì người là đầu não phân nửa giang sơn Tây Ngũ Tỉnh, tại sao ngươi lại...
Giọng cười của Lý Hữu càng bật lớn hơn thêm nữa:
- Đối với triều Minh, Dương Tông Luân quả thật là một cây trụ đá chống trời, đúng là kẻ mà vạn dân nương cậy, cũng đáng gọi là một tên quan tốt, thế nhưng đối với bọn ta, lão lại là trở ngại lớn lao, bọn ta không giết lão thì giết ai chớ?
Đức Uy lại cố dằn:
- Sát nhân phóng hỏa, di hại dân lành, quốc phá dân vong, những kẻ làm ra chuyện này trong khi không màng giặc ngoại xâm đang tiến sang biên giới, tội của các ngươi ấy chết cũng còn thừa...
Thanh Ngư Trường kiếm phóng ra, ánh sáng lóe lên chóa mắt.
Hai tên thuộc hạ áo vàng thét rập lên và vung đao tràn ra chận lại.
Đang cơn vừa đau đớn vừa căm hờn, thanh Ngư Trường kiếm trên tay của Đức Uy gia tăng sức mạnh hơn bao giờ hết, chỉ một cái vung lên, hai tên áo vàng biến thành bốn khúc văng tuốt ra ngoài xa.
Hắn vẫn không ngừng, cả người lẩn kiếm lao thẳng vào Lý Hữu.
Viên kiện tướng của Lý Tự Thành biến sắc, hắn rống lên một tiếng vung thanh đại đao, hơi gió cuốn vù vù...
Đao nặng cộng thêm sức mạnh, đà đao bay tới nặng đến ngàn cân.
Không dại gì đối kháng với một con người như thế, Đức Uy tràn ngang sang bên phải và ngay khi ấy, hai tên thuộc hạ áo vàng thình lình nhào tới, cả hai thanh kiếm của chúng cũng phóng thẳng một lượt vào lưng của Đức Uy!
Như có thêm một con mắt phía sau lưng, đang đà tràn sang bên phải, Đức Uy vụt phóng vút lên trên và sà xuống phía sau.
Vừa tránh xong cú đánh lén là Đức Uy đã hạ xuống sau lưng hai gã áo vàng, hai tiếng “hự, hự” lại rập lên, hai thân hình gập về phía trước, hai đường xương xống của hai gã áo vàng bị đứt tiện ngang lưng quần, cả hai chỉ dính mảng da trước bụng. Ruột gan trào ngược ra phía sau lưng.
Chỉ trong nháy mắt, bốn tên thuộc hạ thân tín của Lý Hữu đã ngã xuống và đều bị tiện ngang khoảng lưng quần, thanh Ngư Trường kiếm chém sắt như chém bùn, cộng thêm sức mạnh của Đức Uy làm cho những tên khác dang ra ngoài thủ thế chớ không dám liều vô nữa.
Tròng mắt của Lý Hữu trợn muốn lọt ra ngoài, hắn gầm lên như một con sư tử, vung thanh đao nặng phạt ngang.
Bây giờ thì Đức Uy không tránh nữa, hắn im mình đứng, ghim thẳng mũi kiếm vào giữa thanh đao.
Tiếng thép khua lên, nhiều tia lửa choáng lên, thanh Ngư Trường kiếm của Lý Đức Uy vẫn nguyên vẹn nhưng thanh đao của Lý Hữu đã bị bạt ngang.
Là một kiện tướng của Lý Tự Thành, Lý Hữu quả hơn người ngồi trên lưng ngựa với thanh đại đao của hắn quả thật trăm người khó địch, nhưng khi đứng dưới đất giao thủ theo lối cao thủ giang hồ thì hắn có mạnh những vẫn cứ bị lâm vào thế hạ phong.
Thanh đại đao bị mũi kiếm điểm trúng giạt ra, tiền điện của Lý Hữu bị bỏ ngỏ, Đức Uy nhanh như chớp hất ngược thanh kiếm trở lên.
Một vật đen dài dài bay theo đà kiếm, cánh tay phải của Lý Hữu bị tiện ngang tới nách.
Cả thanh đao và cánh tay văng lên và rơi xuống, một dòng máu xối ra. Lý Hữu tay trái bụm lấy vết thương té ngồi xuống đất.
Lý Đức Uy bước lên một bước, mũi kiếm sát yết hầu của hắn và gằn giọng:
- Di thể của Dương Đô Đốc nơi nào?
Quả xứng là một viên hổ tướng, da mặt của Lý Hữu đã tái, mồ hôi trên trán hắn đổ xuống như từng hột đậu rơi, thế nhưng hắn vẫn cắn răng không nói một lời, không rên một tiếng.
Lăng Phong từ bên ngoài vút vào nói với Lý Đức Uy:
- Lý gia, không có.
Đức Uy trầm giọng:
- Không cần, ta buộc hắn phải khai.
Mũicronym>
  • Hồi 66
  • Hồi 67
  • Hồi 68
  • Hồi 69
  • Hồi 70
  • Hồi 71
  • Hồi 72
  • Hồi 73
  • Hồi 74
  • Hồi 75
  • Hồi 76
  • Hồi 77
  • Hồi 78
  • Hồi 79
  • Hồi 80
  • Hồi 81
  • Hồi 82
  • Hồi 83
  • Hồi 84
  • Hồi 85
  • Hồi 86
  • Hồi 87
  • Hồi 88
  • Hồi 89
  • Hồi 2
  • Hồi 3
  • Hồi 4
  • Hồi 5
  • Hồi 6
  • Hồi 7
  • Hồi 8
  • Hồi 9
  • Hồi 10
  • Hồi 11
  • Hồi 12
  • Hồi 13
  • Hồi 14
  • Hồi 15
  • Hồi 16
  • Hồi 17
  • Hồi 18
  • Hồi 19
  • Hồi 20
  • Hồi 21
  • Hồi 22
  • Hồi 23
  • Hồi 24
  • Hồi 25
  • Hồi 26
  • ời kỳ dị">
  • Hồi 15
  • Hồi 16
  • Hồi 17
  • Hồi 18
  • Hồi 19
  • Hồi 20
  • Hồi 21
  • Hồi 22
  • Hồi 23
  • Hồi 24
  • Hồi 25
  • Hồi 26
  • Hồi 27
  • Hồi 28
  • Hồi 29
  • Hồi 30
  • Hồi 31
  • Hồi 32
  • Hồi 33
  • Hồi 34
  • Hồi 35
  • Hồi 36
  • Hồi 37
  • Hồi 38
  • Hồi 39
  • Hồi 52
  • Hồi 53
  • Hồi 54
  • Hồi 55
  • Hồi 56
  • Hồi 57
  • Hồi 58
  • Hồi 59
  • Hồi 60
  • Hồi 61
  • Hồi 62
  • Hồi 63
  • Hồi 64
  • Hồi 65
  • Hồi 66
  • Hồi 67
  • Hồi 68
  • Hồi 69
  • Hồi 70
  • Hồi 71
  • Hồi 72
  • Hồi 73
  • Hồi 74
  • Hồi 75
  • Hồi 76
  • Hồi 65
  • Hồi 66
  • Hồi 67
  • Hồi 68
  • Hồi 69
  • Hồi 70
  • Hồi 71
  • Hồi 72
  • Hồi 73
  • Hồi 74
  • Hồi 75
  • Hồi 76
  • Hồi 77
  • Hồi 78
  • Hồi 79
  • Hồi 80
  • Hồi 81
  • Hồi 82
  • Hồi 83
  • Hồi 84
  • Hồi 85
  • Hồi 86
  • Hồi 87
  • Hồi 88
  • Hồi 89
  • Hồi 90
  • Hồi 91
  • Hồi 92
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---