Phần II
Chương 10

Tuyết nhìn đồng hồ, thấy đã bảy giờ, nhưng nàng không vội vàng. Tuyết bình thản nhìn vào gương soi, chải lại mớ tóc. Tuyết có hẹn gặp Công bảy giờ chiều, trước cửa rạp Eden, để hai người cùng đi xem chớp bóng. Vì từ cái buổi đánh phé ở nhà Tháp, Công cai cú Tuyết ra mặt, công nhiên theo đuổi Tuyết. Còn Tuyết thì chỉ nghĩ đến chuyện lợi dụng thế lực của Công để trả thù Kha. Trong sự hăm hở trả thù, Tuyết không ngừng, không lưỡng lự trước bất cứ phương tiện nào và nàng đặt cả một kế hoạch quyến rũ Công để biến Công làm tay sai cho mình.
Đã bảy giờ hai mươi phút mà Tuyết vẫn chưa chịu đi. Kinh nghiệm đã dạy cho Tuyết biết đối với đàn ông, càng khinh bạc, cao kỳ bao nhiêu, thì họ càng bám riết bấy nhiêu. Cho nên Tuyết muốn làm khổ Công, bắt Công phải điêu đứng chờ đợi... Nàng biết rằng dù có đến chậm một giờ đồng hồ, Công cũng không thể bỏ ra về. Mãi tới tám giờ kém mười lăm, Tuyết mới lững thững ra đi, và khi vừa nhìn thấy bóng dáng nàng từ ngoài đường bước vào “passage Eden”, bộ mặt khó đăm đăm của Công đã vụt trở nên tươi tỉnh và Công vội vã rảo bước tới đón nàng. Cũng chả buồn xin lỗi về sự đến chậm, Tuyết nở nụ cười duyên dáng nói với Công:
- Anh đến từ bao giờ?
Công bèn “kể khổ” không phải là để trách Tuyết đến chậm, mà là để Tuyết thấy cái si tình của mình:
- Anh đến sớm một giờ, Tuyết đến trễ một giờ. Cộng là hai giờ... Hai giờ chờ đợi bằng hai thế kỷ...
Nửa mỉa mai, nửa âu yếm, Tuyết trả lời:
- Thế là anh sống dài tới hai thế kỷ. Anh vì chờ em mà được sống lâu như vậy, còn oán gì em nữa!
Rồi chừng để Công khỏi nhận thấy giọng mỉa mai của mình, Tuyết vội nói dối:
- Nói thực chứ em đến chậm, em cũng sốt ruột, nhưng có hai con bạn đến chơi, chúng ám dữ quá, không có cách nào tống cổ chúng đi ngay được... Thôi anh vào lấy vé đị..
Công nhìn đồng hồ, bảo Tuyết:
- Nhỡ xuất rồi! Có nhẽ chúng tar a nhà “Givral” gần đây, uống cái gì, rồi đợi xem xuất chín giờ thì hơn, Tuyết nghĩ thế nào?
Sự thực Tuyết không muốn tới nhà hàng Givral, mà cũng không muốn đi “xi- Nê”â, vì nhà nàng Givral là nơi gặp gỡ của những kẻ ăn sài sang trọng. Tuyết rất có thể gặp Lượng, gặp Kha ở đó, mà gặp họ lúc này đối với Tuyết là một cực hình. Tuy nhiên, Tuyết đã đặt kế hoạch là sẽ chiều lòng Công, quyến rũ Công bằng đủ mọi cách, cho nên Tuyết đành tặc lưỡi trả lời Công:
- Dạ, đi đâu cũng được...
Vừa bước chân vào nhà hàng Givral, Tuyết đảo mắt nhìn khắp phòng, và không thấy ai quen, Tuyết bình tâm ngồi xuống bên một cái bàn còn trống. Nhưng Công vừa hỏi được một câu “Em dùng gì”, và Tuyết chưa kịp trả lời, thì đã nghe tiếng xì xào ở bàn trước mặt Tuyết, có ba thanh niên đang trố mắt nhìn Tuyết. Tuyết không biết ba thanh niên là ai, nhưng hình như họ biết Tuyết, và một thanh niên vừa cười, vừa nói, đủ để cả Công và Tuyết nghe thấy:
- Chà! Công chúa Bạch Tuyết thật là đẹp mê hồn. Chỉ tiếc hoàng tử hơi già...
Nghe thanh niên nói, Công lặng người, sượng sùng nhìn Tuyết, chỉ sợ Tuyết buồn, vì sự thực đối với tuổi Tuyết, thì Công quả có hơi già... Còn Tuyết thì mặt nóng bừng bừng. Từ khi bị cưỡng hiếp, mối căm hờn của Tuyết đối với đàn ông chỉ đợi bất cứ cơ hội nào là bùng nổ. Và trong lúc bất ngờ nhất, Tuyết lẳng lặng đứng dậy, đi sang bên bàn ba gã thanh niên, hất hàm hỏi thanh niên vừa thốt ra câu nói trên:
- Anh vừa nói gì, anh nhắc lại cho tôi nghe nào!
Thấy Tuyết mảnh dẻ, thanh niên nhếch mép cười sỏ lá:
- Tôi bảo “Công chúa Bạch Tuyết thật là đẹp mê hồn. Chỉ tiếc là hoàng tử hơi già”.
Thanh niên vừa nói xong, thì Tuyết đã lấy hết sức bình sinh tát tới tấp vào mặt thanh niên. Trong lúc bất ngờ, thanh niên không kịp phản ứng, chỉ biết đỡ đòn một cách rất thảm hại. Còn hai thanh niên cũng chỉ biết đứng trơ như phỗng, nhìn Tuyết tát bạn mình. Kịp đến lúc Công chạy sang, nắm lấy tay Tuyết, và chủ nhà hàng cùng các chiêu đãi viên bâu quanh lấy Tuyết, Tuyết mới chịu ngừng tay. Trước khi quay trở về bàn mình, Tuyết còn hổn hển nói:
- Nếu chúng mày còn nho nhoe, tao sẽ cho mỗi đứa một miếng “Judo”.
Sự thực Tuyết rất yếu và nàng cũng chưa hề học võ Judo. Nhưng bài học mà Tuyết nhận được của Kha đã được Tuyết ghi tâm khắc cốt và nàng áp dụng bài học đó lần đầu với bọn Công, Tháp và thấy thắng lợi. Lần này nàng lại áp dụng với ba thanh niên, nàng lại thấy thắng lợi, vì ba thanh niên nghe Tuyết nói sẽ cho mỗi người một ngón đòn Judo thì đều chột dạ. Ba chàng tuy tốt mã, nhưng nhát gan, nhất là không biết Judo là gì. Họ thường nghe kể chuyện những cô thiếu nữ mình hạc xương mai, một mình hạ năm sáu chàng thanh niên, nên đành chửi đổng mấy câu cho đỡ ngượng, rồi vội vã thối lui...
Trở lại bàn, Công nhìn Tuyết với con mắt vừa kính phục, vừa biết ơn, nói với Tuyết:
- Em cho chúng một bài học xứng đáng tuy hơi tàn bạo. Anh cũng không ngờ em lại biết cả Judo!
- Em có biết Judo gì đâu! Em “trộ” chúng đấy chứ!
Chàng trố mắt nhìn Tuyết:
- Trời! Nếu quả thực em không biết võ mà dám đánh chúng như vậy thì anh cũng chịu em...
Tuyết nhìn Công, nói như rót vào tai Công:
- Em thấy chúng dám đả động tới anh, thì em không giữ được bình tĩnh!...
Thấy Tuyết nói sở dĩ nàng hành hung người thanh niên vì hắn xúc phạm tới Công, mũi Công nở ra hỉ hả. Công đã từng hoạt động cách mạng, tranại lại trong phòng...
Chín giờ hai mươi. Một tiếng còi xe nổi lên ngoài cổng biệt thự và liền ngay sau đó là tiếng lách cách tháo xích cổng cửa ả xẩm... Tự nhiên Tuyết thấy lòng hết bồi hồi, và nàng lặng lẽ cầm khẩu súng trong tay, tiến về chỗ góc phòng bên trái, đứng lẫn bên cái dương cầm... Tuyết nghe rõ tiếng bánh xe hơi lướt trên cỏ mịn, tiếng cửa xe mở rồi đóng xập thật mạnh, tiếng Kha hách dịch hỏi ả xẩm: “ông Tháp ở trong nhà hả” và tiếng ả xẩm lễ phép trả lời: “Dạ, ông con ở trong nhà”. Sau đó, tiếng xích khóa cổng và tiếng giày Kha lạo xạo trên đá sỏi...
Tuyết đếm từng bước chân Kha tiến vào phòng khách. Đợi Kha vào tới giữa phòng khách, Tuyết mới thong thả từ chỗ núp bước ra, tay cầm khẩu súng đã lên đạn, chĩa vào mặt Kha. Tuyết nói bằng một giọng cố làm ra vẻ lịch sự, bình tĩnh, chứ không đượm chút gì là căm hờn:
- Mời ông giơ hai tay lên. Xin ông đừng chạy, đừng tiến, đừng lùi... nếu không tôi bắn liền...
Vừa thấy bóng Tuyết, Kha thoáng có vẻ mừng rỡ. Nhưng nhìn khẩu súng chĩa về mình, Kha chợt hiểu... Kha sững sờ chưa biết tính sao thì Tuyết đã lạnh lùng ra lệnh:
- Tôi đếm một, hai, ba. Đến tiếng thứ ba, ông chưa giơ tay thì tôi bắn...
Kha đành giơ tay và giọng chàng cũng hết cả hách dịch:
- Tuyết để cho tôi nói. Tôi vẫn đi tìm Tuyết để giải bày...
Tuyết ngắt lời:
- Tôi yêu cầu ông đừng kể lể... Nếu ông còn nói, tôi bắn liền... Tôi nhờ Tháp lừa ông lại đây không phải để nghe ông nói mà là để nói cho ông biết cái tội của ông và sự trừng phạt mà ông sẽ phải chịu... Kể tội ông, tôi không nhân danh những nạn nhân của ông, những người đàn bà đã tự vẫn vì ông, những thiếu phụ đã tan vỡ cuộc đời vì ông, những kẻ đã bị tù đày, thất cơ lỡ vận vì ông, tiêu tan sự nghiệp vì ông. Tôi chỉ nhân danh cá nhân tôi, đã bị Ông hãm hại và tôi cũng không nhân danh cá nhân tôi, mà chỉ nhân danh cái thai tôi mang trong bụng, do ông tạo ra.
Nghe Tuyết nói đã mang thai với mình, Kha giựt mình, choáng váng quên cả sợ:
- Trời ơi! Tuyết đã có thai sao?
Câu hỏi của Kha làm bao nhiêu uất hận mà Tuyết cố nén, nổ bùng lên:
- Câm! Nếu ông còn mở miệng, tôi sẽ bắn ông không kịp ngáp... Vâng, tôi cầm nói cho ông biết là tôi đã mang thai. Ông đã hèn hạ dùng súng uy hiếp tôi để thỏa mãn thú tính. Bây giờ thì oan oan tương báo, tôi lại mượn khẩu súng mà ông dùng uy hiếp tôi để thanh toán món nợ máu với ông. Khi ông cầm súng dọa tôi, ông cho tôi biết là nếu ông có bắn chết tôi, ông cũng không sợ bị tù tội, vì tôi mang súng tới nhà ông. Bây giờ thì tôi cũng xin nói để ông biết là sau khi gửi phát đạn này vào đầu ông, tôi cũng sẽ đường hoàng sống cuộc đời của tôi, vì lát nữa, tôi sẽ đến với Công—ông Công, cựu Bộ trưởng và là bạn của ông—Tôi sẽ hiến thân cho hắn, tôi sẽ lợi dụng hắn... Lợi dụng thế lực của hắn để hắn che chở cho tôi, bênh vực cho tôi. Tôi biết, thế là hèn, là tầm thường lắm, những cũng chưa hèn bằng cử chỉ của ông, bằng sự Ông dùng súng hãm hiếp một người đàn bà... Ở đời, chúng ta đều hèn cả, nhưng ông hèn hơn tôi, vì ông chỉ lợi dụng tôi mà không dám bắn tôi. Còn tôi, tôi hèn, nhưng hơn ông ở điểm tôi sẽ bắn thủng sọ Ông. Đáng lẽ ra, sau khi ông hãm hiếp tôi, ông nên bắn bỏ tôi đị.. Như thế đỡ đau đớn cho tôi và đỡ nguy hiểm cho ông... Nhưng ông lại hèn hạ không dám bắn tôi. Cho nên mới có giây phút hôm nay ông đứng giơ tay cho tôi bắn. Ông sửa soạn cầu Chúa tha tội cho ông đị..
Tuyết dừng lại một giây, thở hổn hển, những đường gân trên gương mặt, Tuyết nổi bật lên, trong một ý chí quyết liệt cuối cùng...
Nhìn gương mặt Tuyết, Kha thấy cái lạnh lùng của tử thần từ hoàn thân toát ra, và không nghĩ ngợi, chàng bổ nhào về phía Tuyết cướp súng... thì ngay lúc đó, hai viên đạn chát chúa nổ liên tiếp và Kha lảo đảo ôm ngực gục xuống tấm thảm phòng khách...
Sự an bài của Định Mệnh thật ghê gớm: vì không phải Tuyết bắn trúng Kha mà chính Kha nhào ra để đón viên đạn: khi nhắm bắn Kha, tiềm thức Tuyết đã hướng dẫn khẩu súng của Tuyết, khiến Tuyết bắn trệch, cách Kha hai mươi phân.
Thực ra, trong thâm tâm, Tuyết không cố tình hạ sát Kha. Lý trí Tuyết ra lịnh cho Tuyết nhắm ngực Kha, nhưng tiềm thức của Tuyết thì lại không muốn cho Kha chết... Giá Kha cứ đứng yên chờ phát đạn đưa tới, thì chàng đã bình yên vô sư....
Nhưng vừa lúc phát đạn băng ra khỏi lòng súng thì Kha đã bổ nhào đón hai viên đạn vào ngực và vai...
Kha nhã gục xuống thảm, nhưng chàng rất tỉnh táo, một tay ôm ngực đẫm máu, một tay Kha vẫy Tuyết, nói phều phào:
- Tuyết bắn trúng tôi rồi... Tôi chết mất!
Hai phát đạn đã giải thoát tất cả bao căm hờn và lòng tự ái bị tổn thương của Tuyết, nên bắn xong, Tuyết kinh ngạc nhìn Kha, tưởng chừng đó là một người đàn bà nào, chứ không phải Tuyết bắn Khạ..
Thấy Kha vẫy, vẻ mặt nhẫn nại, chịu đựng, Tuyết vứt súng, chạy ngay tới, hỏi Kha, quên phứt mình là thủ phạm:
- Trời ơi! Ông có sao không?
Kha ra hiệu cho Tuyết đỡ mình ngồi lên ghế, chàng nói rất nhanh:
- Tôi biết tôi có lỗi với Tuyết... Tôi không oán gì Tuyết cả... Điều cần nhất là Tuyết phải khai theo lời tôi, là Tuyết tưởng súng không có đạn nên chĩa súng dọa để trêu tôi. Có như vậy, thì dù tôi có mệnh hệ nào, Tuyết cũng sẽ không bị lôi thôi...
Thái độ tha thứ đột ngột của Kha làm Tuyết sững sờ:
- Sao vậy, ông không oán tôi bắn ông sao?
Kha cầm lấy tay Tuyết, nói qua hơi thở hổn hển:
- Anh không hiểu có thoát khỏi được không?... Anh nói thực với Tuyết là ngay từ phút đầu gặp Tuyết, anh đã yêu Tuyết và cố tình chiếm đoạt Tuyết... Anh đã đi tìm Tuyết để xin Tuyết tha thứ... thì hôm nay gặp Tuyết, chưa kịp phân trần thì đã bị Tuyết bắn... Số kiếp cả... Anh có chết cũng là đáng lắm... Tuyết sửa soạn gấp đưa anh đi Bác sĩ và nhớ lời anh dặn cho khỏi bị lôi thôi... Tuyết có thai thực không em?
Những lời Kha nói như gáo nước lạnh đổ lên đầu Tuyết. Bao nhiêu căm hờn của Tuyết đề bắt nguồn ở chỗ Tuyết cho rằng Kha khinh Tuyết, coi rẻ Tuyết như một thứ đồ chơi, thế mà Tuyết không những biết tủi hổ lại còn không ngăn nổi khoái cảm khi bị Kha hiếp... Nhưng bây giờ mà Kha trong lúc bị tử thương do chính tay nàng bắn, lại thú thực là Kha yêu nàng thì căm hờn của Tuyết tiêu tan hết, Tuyết run lên vì sung sướng, vì chính Tuyết—cái khoái cảm đê mê của Tuyết khi bị Kha hiếp là một bằng chứng—vẫn ngấm ngầm “thích” nếu không phải là yêu Khạ..
Tuyết mở to đôi mắt kinh ngạc nhìn Khạ.. Mà thực thế, Kha lúc này quả là một người vừa lột xác... có lẽ vì hai phát súng sắp kết liễu cuộc đời Kha đồng thời cũng làm vỡ tung cái vỏ nhơ nhớp do xã hội phủ đắp lên người Kha để Kha trở về với những tình cảm, ý nghĩ trung hậu, tốt đẹp của con người... Tuyết cầm tay Kha, rên rỉ hỏi:
- Trời! Liệu ông có mệnh hệ nào không? Bây giờ tôi phải làm thế nào?
- Em biết lái xe?
- Biết.
- Em dìu anh ra xe, rồi đưa anh tới phòng khám bệnh bác sĩ Quyết... Khỏi phải đưa tới bệnh viện công. Chìa khóa xe trong túi áo sơ mi của anh, em lấy dùm anh...
Ngón tay Tuyết run run thò vào túi áo sơ mi của Kha trong khi Kha vừa thở mệt nhọc, vừa đắm đuối nhìn Tuyết, và trước khi Tuyết dìu Kha đứng dậy, hình như Kha sợ trong khoảng thời gian đưa Kha tới bệnh viện, Kha sẽ tắt thở mà không được trao Tuyết cái hôn cuối cùng vĩnh biệt, nên Kha nói qua hơi thở:
- Tuyết có yêu anh không?
Nước mắt Tuyết trào ra, và Tuyết nức nở ôm choàng lấy Kha, mặc cho máu dây lên áo, lên đầu, lên mặt và dưới bóng của tử thần sắp ló dạng.
Tuyết để mặc cho Kha hôn mình, hôn trong máu, nước mắt. Bàn tay đầy máu của Kha vuốt lên mái tóc Tuyết, và Kha còn đủ sức cười để âu yếm hỏi Tuyết, như cố sống lại những giây phút “ái ân” với Tuyết:
- Khi anh dùng súng chiếm đoạt thể xác Tuyết, Tuyết thấy thế nào? Có ghét anh lắm không?
Tuyết nức nở gục đầu vào ngực Kha, bên vết thường đang rỉ máu, chợt sống lại cái cảm giác đê mê cũ, và bàn tay nàng siết chặt lấy bàn tay vấy máu của Kha, trong khi Kha hổn hển nói không thành tiếng:
- Bao nhiêu tội của chúng ta đều do lòng tự ái cả... Ngay từ phút đầu tiên, gặp em, anh đã thấy phải yêu em, phải chiếm đoạt em. Lòng tự ái của anh đã bày ra tấn kịch khủng bố, đã tạo cho anh khuôn mặt giả vờ khinh bỉ em...
Kha dùng nhiều cố gắng để nói, nên thở đứt quãng và chàng siết chặt thêm bàn tay Tuyết như cô níu lấy cái sống đang rời bỏ mình:
- Máu anh chảy thêm nhiều... Em dìu anh r axe, kẻo không kịp.
Ả xẩm bỏ đi chưa về. Một mình Tuyết dìu Kha r axe, đặt Kha nằm trên nệm phía sau xe, rồi nàng nổ máy cho xe chạy. Mắt Tuyết trừng trừng, bao nhiêu nghị lực tập trung vào hai cánh tay điều khiển tay lái và cái xe vút đi nhanh, qua các đường rộn rịp, tấp nập của Đô thành.
Tuyết vừa lái xe, vừa luôn luôn quay lại hỏi Kha:
- Xe đi nhanh, có làm anh khó chịu lắm không? Anh vẫn tỉnh táo chứ?
Gương mặt Kha nhợt nhạt, nhưng Kha vẫn cố cười, trả lời Tuyết:
- Em cứ phóng tay vặn lái... Anh còn sống, chưa chết...
... tới phòng khám bệnh và dưỡng đường của Bác sĩ Quyết, vừa được đặt lên giường, Kha hỏi ngay Quyết:
- Anh là bạn của tôi. Anh biết tôi có nhiều vấn đề phải giải quyết trước khi chết! Tôi không phải là đứa sợ chết... Vậy anh cho tôi biết tôi có thể sống được hay không, và nếu chết thì đã sắp chết chưa?
Quyết nói đùa đề trấn tĩnh hai người:
- Làm gì mà vội chết thế! Chưa xem rõ vết thương thì đoán sao được! Nhưng chắc anh khó chết lắm...
Quyết đuổi Tuyết ra khỏi phòng, vạch sơ mi, khám vết thương của Kha. Khám xong, chàng thừ người ra một lúc, rồi hỏi Kha:
- Ai bắn anh?
Kha nhăn nhó:
- Tôi hỏi anh, tôi còn sống được bao lâu. Ai bắn tôi thì kệ xác tôi, can gì đến anh...
- Người đàn bà cùng đi với anh bắn anh hả?
- Không! Đó là người yêu của tôi... Sao anh không trả lời câu hỏi của tôi. Sắp chết hả?
Quyết lắc đầu:
- Tôi mới khám sơ sơ, chưa nói đích xác được... Tôi chỉ có thể quyết đoán với anh một điều là ít nhất anh cũng còn sống được hai mươi bốn tiếng đồng hồ nữa... Anh có cần cho gọi các cháu lại ngay không?
Tuy Quyết nói chưa có thể quyết đoán gì, nhưng nhìn gương mặt Quyết, Kha hiểu tới chín phần mười là mình không hy vọng sống... Chàng vội bảo Quyết:
- Anh gọi dùm Tuyết vào, tôi nhờ chút việc.
Quyết mở cửa phòng... Tuyết đang ngồi ở phòng khách, đứng bật ngay lên, nhìn Quyết, chưa dám hỏi, thì Quyết đã lên tiếng:
- Có phải cô bắn Kha không?
Tuyết không lưỡng lự:
- Da.... Nhưng liệu anh ấy có hy vọng thoát chết được không?
Quyết nhìn Tuyết chăm chú:
- Cô bắn cách xa bao nhiêu?
- Chừng hai thước!
Quyết lặng im giây lát, rồi chậm rãi bảo Tuyết:
- Mặc dầu chưa chiếu điện, tôi thấy hy vọng sống của anh Kha mong manh lắm... Tôi chưa nói tất cả sự thực cho anh biết, tôi muốn nhường công việc đó cho cô, vừa là người yêu, vừa là người... đã bắn anh...
Tay Tuyết cầm cái “tay nắm” cánh cửa ra vào, người Tuyết dựa vào tường mà Tuyết thấy toàn thân run lên, cơ hồ sắp ngã...
Tuyết loạng choạng ngồi xuống ghế, tay ôm trán, thì Quyết nói tiếp luôn:
- Anh Kha đang chờ cô ở trong phòng... Tôi mong cô sẽ mang lại sự an ủi cho anh ấy...
Nghe Quyết nóih đấu chính trị, đã từng làm Bộ trưởng, Công già dặn kinh nghiệm trường đời, nhưng lúc này, Công ngây ngô, hí hửng như một chính khách hét ra lửa, nhưng không ngại quỳ dưới chân một con bé mười sáu tuổi hoặc một con đĩ thập thành, trao cả số phận đất nước cho con bé ranh con, mặc con bé muốn làm mưa gió gì cũng mặc...
Công hí hửng tưởng Tuyết vì yêu mình, mà mạo hiểm tát thanh niên “cao bồi”. Nhưng nếu Công biết hành vi gây sự của Tuyết bắt nguồn từ cái buổi Tuyết bị cưỡng hiếp nên trả thù đời, thì Công đã hết lý do để tự hào! Thấy Công hí hửng, Tuyết cười thầm, thêm coi khinh, coi thường bọn đàn ông mù quáng.
Ngồi trong rạp, Công lại càng mù tịt hơn hữa: Hương thơm của nước hoa, của phấn, hương thơm của da thịt Tuyết, cộng với những khóe mắt, những nụ cười, những dáng điệu lơi lả, kín đáo của Tuyết, làm Công ngây ngất, tưởng chừng như trong suốt cả quãng đời tranh đấu liên miên cho lý tưởng, cho quốc gia, cho sự nghiệp bản thân v.v... chàng chưa hề được hưởng những phút giây nào say sưa như lúc này, chàng ngồi bên một cô gái cũng chẳng còn gì là ngây thơ, trong trắng, không những không rung động, không thương yêu Công mà chỉ nghĩ đến chuyện lợi dụng Công... Ảo ảnh của tình yêu! Cũng như cái phim mà hai người xem hôm đó là phim “Ảo ảnh cuộc đời”. Và khi người đàn bà trong phim, cất tiếng ca, khóc cho nhân thế, tiếng ca như xé ruột gan, thì Tuyết cảm thương cho đời mình, không giữ được xúc động, gục đầu vào vai Công để khóc, khiến Công càng thêm cái “ảo ảnh” là Tuyết yêu chàng và Công bối rối dỗ Tuyết:
- Tuyết làm sao thế? Tuyết xúc động phải không?
Tuyết cũng không hiểu mình xúc động thực hay nàng đóng kịch với Công, không biết mình cảm thương vì chuyện phim hay cho cuộc đời mình. Nhưng sự thực là nước mắt nàng chảy xuống ướt cả vai Công làm Công lại càng “mù” thêm, tin tưởng những giọt lệ của Tuyết là vì Công mà rỏ. Cho nên khi Tuyết hỏi chàng, trong cơn thổn thức “Em có mối thù ghê gớm phải trả, liệu anh có sẵn sàng giúp em không” thì Công thề thành khẩn, thiết tha hơn cả trước kia chàng thề khi nhập đảng cách mạng:
- Anh thề với em, dù bất cứ việc gì, dù khó khăn, nguy hiểm, em cần tới anh, anh cũng sẵn sàng cúc cung tận tụy vì em...
Tuyết cầm bàn tay Công, siết chặt để tỏ lòng biết ơn. Nàng thủ thỉ bên tai Công:
- Để lát nữa, khi trở về, em sẽ kể anh nghe. Mà tối nay, anh có thể vắng nhà được không?
- Được lắm chứ! Anh vắng nhà là thường... Chiều hôm nay, trước khi đi, anh đã nói ở nhà là anh đi đánh mạt chược, đến khuya hoặc sớm mai mới về...
- Nếu thế, tối nay xin mời anh đến ngủ ở nhà em,
Công mừng rơn, vội hỏi:
- Nhưng em ở đâu? Ở với ai?
Tuyết điềm nhiên:
- Em ở đường Trương Minh Giảng với ông già thân sinh ra em. Nhưng hôm nay, ông đi Hố Nai thăm người bạn, vài ngày mới về, ở nhà chỉ có một mình bà cô họ của em...
- Vậy sao em không cho anh biết nhà để anh xuống thăm em. Tội gì mà phải hẹn nhau ở xi- Nê, khiến suýt xảy ra chuyện không hay. Cũng may mà ba đứa con trai đều hèn nhát, chứ chúng ngổ ngược, đánh lại em thì thật anh mang hận...
Tuyết tình tứ nhìn Công:
- Vì anh mà em gặp chuyện không hay thì càng hay chứ sao!... Còn chỗ ở của em, anh la người duy nhất mà em tiết lộ. Bởi vì em biết...
- Em biết sao?
- Em biết là dù anh có biết rõ gia đình nhà em, anh cũng không coi thường em. Em biết là anh không giả dối, không bao giờ lừa gạt em.
Chính Tuyết đang mưu tính 'lừa gạt” Công, nhưng Tuyết khôn ngoan chặn họng Công trước, khiến Công không những không nghi ngờ gì Tuyết, mà còn phải thề sống thề chết về lòng chung thủy của mình để Tuyết khỏi nghi ngờ.
Vì vậy, sau khi tan chớp bóng, Công không những ngoan ngoãn, vui vẻ, mà còn tự cho là một vinh hạnh, vinh hạnh được đưa Tuyết về nhà, vinh hạnh được ngủ nhà Tuyết, cái nhà mà Tuyết đã mua cho cha bằng tiền của Lượng!
Căn nhà của cha Tuyết ở mãi đường Trương Minh Giảng nối dài, phải vượt qua cái “lỗ lội Vườn Xoài”, xuyên qua bao đường hẻm mới tới nơi. Công để xe ở ngoài đường, hoan hỉ đi theo Tuyết, y như cái thời niên thiếu, chàng hoạt động bí mật, lặn lội vào những ngõ hẻm để phát truyền đơn chống Đế quốc, chống bù nhìn. Trước kia chàng chạy theo cái “ảo ảnh” chính trị, thì lúc này, chàng chạy theo “ảo ảnh” tình yêu... đều là ảo anh cả! Nhưng hăm hở thì lúc nào Công vẫn hăm hở!...
Căn nhà của ông Phó tương đối không đến nỗi lụp sụp, tồi tàn. Nhà có hai gian: ở phòng ngoài, để tưởng nhớ quê hương, ông Phó đã bày biện giống hệt phòng khách nhà ông thời ông chưa di cư: cái tủ chè, bộ trường kỳ, cái sập, cái lư hương, tất cả đều có vẻ cổ kính, khiến Công nhìn ngắm gian phòng, gật gù khen:
- Anh không ngờ nhà Tuyết lại đặc biệt thế này! Thật là ấm cúng!
Tuyết cười:
- Mỗi khi trở về nhà, Tuyết cũng “xưa” như những đồ đạc trong nhà nay. Ở nhà Tuyết không có cà phê, mà chỉ có chè tàu của “ông cụ” dùng để đãi khách. Nếu anh thích thưởng thức chè tàu, thì Tuyết pha trà mời anh uống. Uống trà xong, nếu anh thích đánh cờ tướng, thì Tuyết cũng sẵn sàng tiếp anh, vì Tuyết đánh cờ cũng tạm hầu anh được vài nước... Ông già của Tuyết có bộ quân cờ đẹp lắm...
Công trố mắt nhìn Tuyết:
- Tuyết cũng biết đánh cờ tướng?
Vẫn cái cười bí mật trên môi Tuyết:
- Tại sao không? Mà chưa chắc anh đã hạ nổi Tuyết. Có nhẽ anh vẫn đinh ninh Tuyết chỉ biết khiêu vũ chứ không biết đánh cờ tướng. Sự thực, Tuyết học khiêu vũ vì mình cần sống với đời thì cũng phải “đợt sóng mới” cho khỏi bị loại ra ngoài vòng “chiến”, chứ Tuyết cũng chả ưa thích lắm! Đánh cờ vui hơn nhiều chứ!
Công nhìn Tuyết, chưa hết ngạc nhiên. Trong khung cảnh cổ kính của gian phòng, Tuyết không còn có vẻ gì ngỗ ngược của cô thiếu non người thực của chúng ta, chỉ còn lại con người “thủ đoạn” của một xã hội xây dựng trên lừa lọc, đối phó. Trường hợp cá nhân của tôi là một bằng chứng cụ thể. Cái cảnh chúng ta tìm đủ giấu kính con người thực, đào sâu chôn chặt con người thực của mình, mặc cho “thủ đọan và căm hờn” chi phối, thật là đau đớn! Tôi vì thủ đoạn mà cưỡng hiếp Tuyết, Tuyết vì thủ đoạn mà bắn tôi, để hôm nay cuộc đời tôi kết liễu bằng mấy viên đạn của Tuyết!
Kha ngừng để thở... Văn, Hải, Huyền, Tuyết vẫn im lặng, không ai cất tiếng. Một con ruồi từ đâu bay tới, đậu lên vết thương ngực Kha. Tuyết xua tay cho con ruồi bay đi, thì Kha nói tiếp:
- Tôi và anh Văn mà áp dụng thủ đoạn đã là chuyện đáng buồn, nhưng chưa thương tâm bằng những thiếu nữ mới bước vào đời như Tuyết, những thiếu niên chưa kinh nghiệm sống như Thịnh mà cũng áp dụng thủ đoạn!
Rồi Kha quay lại phía Huyền:
- Riêng đối với cô Huyền, tôi cần phải cám ơn cô nhiều, vì chính cái tát của cô đã làm tôi suy nghĩ.
Huyền vốn dễ khóc, dơm dớm nước mắt, trong khi Văn trầm ngâm nhìn Kha, lên tiếng:
- Dù anh có mệnh hệ nào chăng nữa, cái chết của anh quả không vô ích cho chúng tôi... Từ lâu, tôi vẫn nghĩ là cuộc đời dù có dơ bẩn, đầy rãy tội ác, bất công đến đâu, chúng ta cũng không có quyền căm hờn. Có nhẽ vì tôi không biết căm hờn, mà chỉ biết thương xót, thương xót cả tội ác, cả nết hư tật xấu, cho nên tôi không làm nên trò trống gì, chỉ thất bại liên miên... Còn anh, anh đã thành công, đã lập nên sự nghiệp giàu có, để lúc này anh sực tỉnh và thấy rằng tất cả chúng ta đều lầm, lầm trong lối sống cũng như trong nếp suy tưởng...
Nói đến đây, Văn chợt ngừng... vì chàng vừa nhận thấy một giọt lệ lăn trên gò má Kha. Giá lúc đó, Kha tắt thở thì thật đẹp, vì Kha chết với những tình cảm cao thượng, tha thứ trong lòng, với sự thương tiếc thực tình của những người ngồi chung quanh. Nhưng giữa lúc Tuyết gục đầu bên Kha, thì, như một hung thần, Công lừ lừ đẩy cửa bước vộ..
Số là theo lời hứa hẹn của Tuyết, Công đã thuê phòng ở nhà hàng Majestic và tin tưởng chờ đợi Tuyết tới: Chàng tưởng tượng mình sẽ quỳ bên tấm thần ngà ngọc của người đẹp, kể lể cho vơi tất cả bao thương nhớ đang rày rò chàng, chàng sẽ nhắm mắt hít ngửi cái hương thơm từ da thịt nàng toát ra để ngây ngất quên hết mọi thủ đoạn, mưu tính trong cuộc đời chính trị của chàng... Nhưng đợi từ chín giờ rưỡi đến mười giờ; rồi mười giờ mười lăm; rồi mười một giờ... vẫn không thấy bóng dáng người đẹp. Công sốt ruột, đi đi, lại lại trong phòng. Đến mười một giờ rưỡi thì Công không còn chịu đựng nổi nữa, chàng khóa cửa phòng, lên xe đi lùng Tuyết. Tới “tổ quỷ” của Tháp, Công hỏi ả xẩm, ả xẩm chỉ cho biết là có Kha đến với Tuyết; ngoài ra, ả xẩm không biết gì hơn, vì trong lúc Tuyết bắn Kha, ả xẩm đã theo lệnh Tuyết, bỏ đi chơi vắng...
Công vào trong phòng khách, thấy cái súng lục vứt trên thảm và những giọt máu trong phòng thì lòng chàng càng như lửa đốt, không hiểu Tuyết đã bắn Kha hay Kha bắn Tuyết. Công liền quay điện thoại hỏi các bệnh viện Đô thành đều không có kết quả gì. Chàng lại tìm số điện thoại các bệnh viện tư, và mãi một giờ sáng, khi chàng gọi điện thoại tới bệnh viện của Quyết, và bên kia đầu giây, chàng nghe Quyết trả lời:
“Tuyết hiện đang săn sóc người yêu ở đây” thì Công cũng không cần hỏi thêm xem tình trạng Kha ra sao, có hy vọng sống hay sắp chết, chàng đặt phịch cái ống nghe xuống bàn và hầm hầm ra đi. Trước khi rời căn phòng, thấy khẩu súng của Tuyết bỏ lại trên thảm, Công nhặt luôn, đút vào túi quần.
Thực ra, chàng không hề có ý định bắn Tuyết hay Kha, và trong thâm tâm, chàng cũng định lùng được Tuyết, tát cho Tuyết một cái cha hả cơn giận Tuyết đã cho chàng “hố” một cách nhục nhã. Còn chuyện bắn người vì hờn ghen thì, như tất cả những ông trí thức nhát gan, Công tuy yêu, tuy say mê, nhưng vẫn không có can đảm giết người.
Cho nên khi Công mò tới bệnh viện Quyết, tâm trạng Công là tâm trạng một gã si ngốc, không còn biết gì, hiểu gì, ngoài cái tên bị gái cho “hố”. Vừa nhìn thấy mặt Công, Kha nhớ ngay lời Tuyết tuyên bố trước khi bắn mình, là Tuyết sẽ đến với Công, ngủ với Công, hiến thân cho Công, để Công che chở cho, và Kha vụt trở lại với cái tâm hồn cũ của chàng với những ý nghĩ nhỏ nhen, căm hờn của con người...
Nhìn Công, gương mặt nhợt nhạt của Kha co rúm lại trong uất hận và Kha chỉ ao ước sống thêm một giờ để có thể vùng lên, trả hận, bắn nát sọ Công, rồi hai tay buông xuôi, có chết cũng hả. Còn Tuyết, khi nhìn thấy Công mở cửa phòng thì nàng mở to đôi mắt ngó Công, ruột gan đứt ra từng khúc, vì Tuyết vừa thấm thía hiểu rằng những hành vi mà Tuyết đã làm, không bao giờ chịu buông tha Tuyết, sẽ mãi mãi theo dõi Tuyết để hành hạ Tuyết, tác động vào đời sống Tuyết, cho nên, giữa phút lâm chung của Kha thì Công hiện rạ..
Nhìn Tuyết dang vuốt tóc Kha, Công đứng giữa phòng, tay chống nẹ vào sường, cười gằn:
- Đẹp thật!
Cái cười gằn của Công có tác dụng của một viên đạn thứ ba xuyên vào vết thương đang rỉ máu của Kha, một viên đạn ác liệt làm cho Kha đau đớn gấp bội hai viên đạn trước, vì hai viện đạn trước đã xuyên qua thể xác Kha một cách ngọt lịm; trái lại, cái cười gằn của Công làm Kha thấy đau điếng như kẻ bị tùng xẻo: Khí uất đưa lên cổ Kha, vết thương ở ngực vỡ tung và máu trào lên láng ra miệng Kha. Mắt Kha trợn trừng, tay Kha đang siết chặt bàn tay Tuyết, tự nhiên buông ra, bắt chuồn chuồn và Kha tắt thở... Thế là đáng lẽ Kha được chết siêu thoát với những tình cảm tốt đẹp, cao thượng của con người, thì một anh mê gái đã đóng vai hung thần tìm đến, khiến trong phút lâm chung, vĩnh biệt cuộc đời thối nát và đẹp đẻ, Kha đã trở lại với những căm hờn, những tự ái không đâu, ghen ghét ti tiện của kiếp sống trần gian, và gương mặt Kha, lúc chết, co rúm lại như gương mặt méo mó của những người sống, vẫn hàng ngày phải đối phó với những cái đê hèn, nhỏ mọn của đời người: lo ăn, lo mặc, lo thù ghét nhau, yêu thương nhau...
Thấy anh mình tắt thở một cách thương tâm, Hải hiểu ngay lý do khiến Kha trào máu ra chết, không kịp trối trăn, Hải thở hắt ra một hơi như Kha vừa thở hắt, tiến lên một bước, đặt bàn tay nhẹ nhàng nhưng nặng nghìn cân lên vai Công, nói nhỏ mà như thét:
- Ông ran gay!
Mắt Công đỏ ngầu: Công lúc này không còn là ông Công chính khách đầy kinh nghiệm, mà chỉ là cậu bé mê gái bị “hố”; Công gạt tay Hải, và sẵn đà, đánh xuống mặt Hải. Nhưng tay chàng chưa đánh xuống thì bị bàn tay của Hải nắm, bẻ ngoẹo về phía sau, khiến Công nhăn mặt. Tay trái Công cho vào túi quần, lấy khẩu súng lục của Tuyết ra, nhưng khẩu súng vừa móc ra khỏi túi quần, thì Hải đã tinh mắt nhìn thấy, chụp vội ngay lấy bàn tay cầm súng của Công, hướng đầu súng vào sường Công, cười gằn như cái cười gằn của Công đã làm Kha hộc máu ra chết:
- Này bắn! Này bắn!
Và không hiểu, do Công hay Hải bóp cò, hoặc do khẩu súng chán loài người nên tự động nổ chơi cho bỏ ghét, một viên đạn vọt khỏi lòng súng, xuyên qua suốt từ bên phải sang sườn bên trái của Công, kết thúc cuộc đời Công một cách chớp nhoáng, dễ dàng, và ông nguyên Bộ trưởng đã từng hét ra lửa, nhà chính khách kiêm cách mạng gia đã từng bôn ba vào sinh ra tử, lúc này đổ nhào, lăn ra chết như một con sâu, cái kiên, chết vì một người đàn bà không những không yêu chàng, chỉ hòng lợi dụng chàng, chết vì một viên đạn mập mờ, không hiểu do chính Công bắn hay Hải bắn, chết trong một trường hợp thật bần tiện, vì một lý do không thành lý dọ.. Chết không kịp ngáp, không kịp trối trăn, để lại một người vợ thật đẹp, thật yêu chồng, và một cái gia tài hàng chục triệu, kết tinh của mồ hôi nước mắt, xương máu của nhân dân! Giá Kha sống thêm được một phút nữa, thì chàng đã được chứng kiến cái chết của Công, để mà thỏa mãn nhắm mắt! Nhưng Kha đã tắt thở trước Công một nửa phút, bởi vì tất cả những sự kiện kể trên xảy ra vẻn vẹn trong một nửa phút, rồn rập, vũ bão như một cuộn phim cao bồi, khiến Tuyết, Văn, Huyền chưa kịp cảm nghĩ, để mà thương xó cái chết của Kha thì Công đã thành cái xác không hồn, nằm còng keo dưới chân mọi người...
Công nằm trên thảm, tay vẫn còn cầm khẩu súng đã đưa chàng sang thế giới bên kia. Huyền từ lúc bé đến lúc lớn lên, chưa được chứng kiến cái chết của ai, lúc này được nhìn tận mắt hai cái chết xảy ra liên tiếp trong không đầy một phút, khiến cảm quan của nàng tê dại, Huyền chưa kịp buồn, chưa kịp khóc, chưa kịp suy nghĩ để mà đau đớn, nàng chỉ biết mở đôi mắt thao láo, kinh hoàng nhìn, và mãi một phút sau, nàng mới nhận thức rõ rệt là hai người đã chết! Chết nghĩ là hết sống, hết được ăn miếng cơm đời cay đắng, hết được cãi nhau, giận hờn nhau, yêu đương nhau... Hai người nằm đó, im lìm, câm nín, không cựa quậy và Huyền nhìn hai cái xác mà vẫn không thể tưởng tượng nổi là cách đây một phút, họ vẫn còn quằn quại trong những tình cảm ghen hờn, tủi cực của con người, mà bây giờ họ nằm trơ đó, không nghĩ, không mừng, không giận, không hơn một con chó chết trên vỉa hè...
Còn Tuyết thì hầu như mất trí... Nên khi Công đổ nhào xuống thảm, Tuyết phát lên mốt tiếng cười, ngơ ngác hói:
- Chết rồi à?
Hải thở ra, nhìn thấy Công, lẩm bẩm:
- Có nhẽ chết rồi!
Tuyết ước ao gọi lên một tiếng và giá Kha và Công có thể lên tiếng trả lời nàng, thì nàng sẽ trút hết tình thương vô bờ bến của nàng cho hai người, sẽ hiến dâng cả tấm thân ngà ngọc, hôi tanh của nàng cho cả hai người hưởng lấy một phút giây khoái lạc, trước khi nhắm mắt...
Nhưng Kha và Công chết thực, chết một cách dứt khoát, hoàn toàn, chứ không nửa vời như cái sống, dù Kha và Công có muốn trì hoãn vài giây, vài phút để được hít thở vái hương thơm thối nát của Tuyết lúc này chỉ cầu mong hiến dâng, chỉ cầu mong thương xót để đền bù tất cả tội lỗi do nàng gây ra, dù haiông tỷ phú Kha và Cong có muốn đem người bằng vàng, đánh đổi lấy một phút sống thêm cũng không đổi được, và họ nằm đó, chết một cách vĩnh cửu, một cách “irrémédiable” như tất cả những cái chết trên thế gian!
Tuyết nhìn hai người, một kẻ nằm sóng sượt trên giường, một kẻ còng queo dưới sàn, và nàng hiểu là bắt đầu từ giờ phút này, hai cái chết mà nàng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra, sẽ theo dõi nàng, ám ảnh nàng như đôi mắt trợn trừng, chưa chịu nhắm, của hai gã lõi đời, nhưng dại gái nằm kiạ..
Tuyết nhìn mắt trợn trừng của hai xác chết, Tuyết đột nhiên thấy quặn đau như chưa bao giờ nàng biết đau, vì xúc cảm tột độ của nàng vừa tác động tới cái thai trong bụng, khiến Tuyết xây xẩm mặt mày, thấy vũ trụ trước mắt đảo lộn và Tuyết ôm bụng ngất đị..
Thấy Tuyết ngã bất tỉnh, Văn hiểu ngay là cả đến giọt máu kết tinh của những phút giao hoan ngoài vòng đạo lý giữa Kha và Tuyết, cũng không buồn ra chào đời và cái chết của Kha tất nhiên phải có hậu quả là cái thay bị sảy... Không kịp suy nghĩ để giữ ý tứ, Văn đứng lên, ôm xốc Tuyết lên: toàn thân Tuyết mềm nhũn, nặng trĩu trong hai cách tay Văn; và mặc dầu khung cảnh đầy chết chóc của gian phòng, Văn vẫn không ngăn cản nổi một cảm giác rùng mình khi chạm tới thân hình người đàn bà mà mình ngấm ngầm cả yêu lẫn ghét! Một ý nghĩ đột nhiên thoáng qua đầu óc Văn; giá lúc này, Văn lấy hai tay bóp cổ Tuyết, bóp cổ cho đến khi nào Tuyết nghẹt thở chết thì chắc chắn Tuyết sẽ cám ơn chàng, đã giải thoát Tuyết khỏi cảnh đọa đày của trần gian, bởi vì với hai cái xác chết của Kha và Công, trong tâm hồn, Tuyết sẽ thỏa hiệp làm sao với cuộc đời để cho lương tâm được thanh thản mà yên hưởng cái phần hạnh phúc nhỏ mọn của mình giữa trần ai bể thảm?
Giữa lúc Văn nặng nhọc bế bổng Tuyết lên, thì cửa phòng mở và nhân viên công lực áp tới, do Quyết hướng dẫn. Mãi tới ba giờ sáng, biên bản mới lập xong, hai xác chết được đưa đi khám nghiệm, Tuyết được đưa vào bệnh viện công, và bọn Văn, Hải, Huyền được đưa về Cảnh sát cuộc để thẩm vấn; và khi ngồi co ro trên cái cong xe của Cảnh sát cuộc, chạy qua những đường vắng :10px;'>
- Chiến thuật của em thật là độc đáo. Có nhẽ anh chịu thua em mất!
Tuyết vội dỗ khéo để Công đừng vội thất vọng:
- Anh mới kém em một cây mã. Đã ăn thua gì.
Công lắc đầu:
- Vẫn biết là chỉ kém một cây mã, nhưng quân của anh rời rạc quá. Em làm anh lạc hết cả đao pháp thì còn “đánh đấm” làm sao được!
Công cũng chống đỡ một cách tuyệt vọng, rồi sau khi mất luôn một pháo, một mã, chàng đành cố làm ra vẽ mã thượng chìa tay bắt tay Tuyết:
- Thôi anh đành chịu thua! Quả là em cao hơn anh một bực!
Tuyết bắt tay Công thiệt chặt, nở một nụ cười đắc thắng mà nàng cố làm ra vẻ khiêm nhường:
- Số kiếp đấy anh ạ! Số em chưa được gối đầu tay anh để nói chuyện đời...có phải không anh?
Tuyết nói vậy, nhưng chưa bao giờ nàng thấy tự bằng lòng mình vào lúc đó. Nàng không phải nhờ cậy Công, mang ơn Công mà vẫn bắt Công phải can thiệp để Văn, Thịnh... được trả tự do. Nàng lại không phải miễn cưỡng yêu Công mà vẫn làm cho Công phải say mê nàng. Nàng thấy cũng chả cần phải thổ lộ mối thù của mình cho Công biết—như hồi chiều nàng đã dự định—để nhờ Công giúp đỡ. Tuyết biết Công buồn, buồn vì thua cờ, và nhất là buồn vì không được “ôm cái hỏa diệm sơn mà ngủ” như chàng vẫn mong ước... Cho nên tuyết càng tỏ vẻ trìu mến, an ủi Công như một người chị an ủi đứa em vừa lỡ tay để bay mất quả bóng xanh, đỏ của nó. Tuyết dịu dàng nói với Công:
- Em dọn gối, mền cho anh đi ngủ nhé. Gần hai giờ sáng rồi còn gì.
Công cố gượng pha trò:
- Đêm nay chắc sẽ là đêm dài vô tận đối với anh... Thôi anh đành thức trắng đêm nay để mai đi lo cái việc mà anh đã cam kết với em. Đúng như em nói, ở đời cái gì cúng có “số” phải không em?
Ngoan ngoãn như một người vợ hiền săn sóc chồng, Tuyết lăng xăng căng mùng, lấy gối, thu xếp chỗ ngủ cho Công, và khi Công lom khom chui vào cái mùng không lấy gì làm sạch sẽ, dành riêng cho khách, Tuyết siết tay Công, nói nựng bên tai:
- Em không được gối đầu tay anh đêm nay là tại anh đấy. Đáng nhẽ em bắt đền anh... Vậy anh gắng mà ngủ cho ngon nhé!
Rồi Tuyết đi vào buồng trong. Nàng muốn cười phá lên một tiếng thật lớn để diễn tả tất cả niềm khoái trá của mình... Nàng trèo lên giường bà cô, vui vẻ nói với bà cô sắp ngủ, như ngày xưa, Tuyết rúc đầu vào nách mẹ cho khỏi sợ ma:
- Cô chìa tay cho cháu gối đầu tay! Cháu thích quá.
Bà cô của Tuyết, không hiểu sao Tuyết lại trở lại con nít đến thế, nhưng vốn chiều và sợ cháu, bà cũng chìa cánh tay cho Tuyết gối.
Nàng ôm cô, ngủ một giấc ngon lành, không biết rằng Công đã loay hoay dậy đi tiểu tiện ba, bốn lần và đêm hôm đó đối với Công quả là một đêm dài vô tận...
Sáng hôm sau, khi Tuyết thức dậy, nàng đã thấy Công thong giọng ngồi uống nước trà tàu trên sập.
- Anh ngủ ngon không?
Công cười xòa:
- Cũng chả lấy gì làm ngon! Anh đợi em dậy, để rủ em đi ăn phở, rồi anh về.
Tuyết vội vàng đánh răng, rửa mặt, trang điểm qua loa rồi đi cùng Công r axe. Nàng hết sức chiều chuộng Công để Công quên cái thất bại chua cay đêm trước.
Nàng cũng không hề đả động, nhắc tới chuyện Văn, Thịnh, vì nàng biết Công sẽ thực hiện bằng được, lời cam kết “danh dự” với nàng. Ăn phở xong, Công nói với Tuyết trước khi chia tay:
- Em có thể báo tin cho bọn Văn, Hổ biết là chỉ trong một tuần lễ nữa, họ sẽ được trả tự dọ..
- Da! Cám ơn anh. Bao giờ anh lại xuống với em, để em đợi?
- Chiều mai, anh sẽ đến đón em...
Khám Chí Hòa, ngày... tháng...
Tuyết,
Những người bị giam thường có cái tâm trạng đặc biệt là đối với bản thân mình thì thản nhiên, bình thản, chỉ băn khoăn, lo buồn cho những người... Ở bên ngoài. Có nhẽ vì thế, mà sau khi nghe Tuyết kể câu chuyện không may của Tuyết, thầy thấy thương Tuyết lắm...
Để Tuyết khỏi buồn, thầy sẽ kể một câu chuyện thực của chính bản thân thầy cho Tuyết nghẹ.. Ở trong tù, người ta sợ nhất không biết dùng thời giờ làm gì cho nó trôi qua, cho nên thầy sẽ viết thật dài để Tuyết đọc cho “đã”. Và kể câu chuyện này, thầy có hai dụng ý: thứ nhất là để tự giải thoát khỏi một ám ảnh của quá khứ có nhẽ vẫn tiềm tàng chi phối cuộc đời mình, thứ hai là để Tuyết suy nghiệm ra rằng sống ở đời, chúng ta có vùng vẫy đến đâu cũng không thoát khỏi sự an bài tàn khốc của định mệnh và Tuyết đừng tự rày vò làm gì cho thêm khổ vào thân.
Những người tự kể chuyện đời mình thường vô tình hay cố ý, có khuynh hướng tự đề cao mình, gán cho mình những tình cảm, ý tưởng mà mình không có... Thầy sẽ cố gắng đẻ khỏi mắc cái tật đó. Thầy sẽ kể không thêm, không bớt, không thi vị hóa mà cũng không bi kịch hóa câu chuyện tự nó đã thê thảm rồi...
...Hồi đó—cách đây khoảng hai mươi năm—thầy đang học năm thứ ba trường Luật và đã đính hôn cùng một nữ sinh—em gái của một giáo sư, thầy dạy học cũ của thầy—nổi tiếng đẹp, thùy mị. Thầy chỉ đợi khi ra xong là cưới vợ, tiểu đăng khoa, rồi đại đăng khoa. Đối với một thanh niên của thời đại 1940, giấc mơ ái tình và sự nghiệp như thế kể đã là oai lắm!
... Một buổi chiều, thầy đang lang thang thả bộ trên con đường “Hàng Bông Thợ Nhuộm”, thì một người thầy tướng già, gầy ốm trong cái áo the thâm ngả màu sương nắng, tay cắp cuốn sách và cái ô, lẽo đẽo vừa đi theo thầy, vừa chăm chú nhìn:
- Cậu này thông minh, nhưng số vất vả lắm.
Nghe thầy tướng nói, tôi ngoảnh cổ lại, nói đùa:
- Đón mơ hồ như vậy thì đoán làm gì? Nếu thầy nêu được điểm gì thật rõ rệt về quá khứ hoặc tương lai tôi, thì tôi sẽ biếu thầy một hào—(một hào thời đó bằng một trăm đồng lúc này).
Ông thầy tướng vẫn chăm chú, vừa di, vừa nhìn tôi, trả lời:
- Cậu muốn biết về quá khứ hả? Trong gia đình cậu, có một, hai người đã mất vì một bệnh hiểm nghèo—chẳng hạn như bệnh lao—cậu có chịu lời tôi đoán không?
Tôi sững sờ nhìn lão thầy tướng vì quả thực cha tôi và anh tôi đều mất vì bệnh lao. Tôi phải cố làm vẻ không tin, nói với ông già:
Kể cũng tạm cho là đúng đi! Thế còn hiện tại và tương lai, ông thử đoán một lời nữa xem nào!
Người thầy tướng cười:
- Xem ý cậu vẫn chưa chịu tin. Vậy tôi đoán về hiện tại và tương laic ho cậu nghe nhé! Cậu hiện đang tính chuyện tiểu đăng khoa rồi sẽ đại đăng khoa. Nhưng tôi nói cậu đừng giận, sẽ chẳng có tiểu đăng khoa lẫn đại đăng khoa gì ráo! Bây giờ nói thì cậu không tin, nhưng cậu cứ nghiệm lời tôi nói xem có đúng không!
Tôi lặng người, nhìn lão thầy tướng không biết nên tin hay không nên tin. Sự thực thì tôi vẫn rắp tâm sau kỳ thi ra thì cưới vợ: tôi chỉ còn cách kỳ thi có ba tháng, mẹ tôi cũng đã đưa sính lễ tới nhà thầy dạy học tôi, thế mà lão thầy tướng lại nói dựng đứng lên là tôi sẽ không thi, và cũng không cưới vợ, thì còn trời đất nào nữa! Nhưng tôi bắt đầu thấy sợ lão thầy tướng. Không hiểu sao tôi không muốn hỏi thêm, tôi giở “ví” lấy một hào, đưa cho lão, rồi đi thẳng. Tôi là người không tin ở khoa tướng số, nhưng lời nói của lão thầy tướng, gặp bên lề đường, không khỏi làm tôi suy nghĩ, hoang mang...
Ngay chiều hôm đó, tôi về gian “gác” tôi thuê chung với một người bạn, thì một thiếu nữ vận đại tang đang đợi tôi: Thiếu nữ là cô Hoài, người đồng tỉnh với tôi. Tôi không quen thiếu nữ, và trước kia, chỉ gặp nàng một, hai lần ở nhà một người bà con, nên tôi không khỏi lấy làm lạ tại sao nàng lại tìm đến tôi, mang theo một cái va- Li thật lớn. Hỏi nàng để tang ai, thì Hoài khóc, kể cho tôi biết cha nàng mới chết được ba ngày, nàng ra mộ viếng một cha xong thì thu xếp quần áo, trốn ra Hà Nội, vì nàng không chịu nổi sự hành hạ của người dì ghẻ tàn ác.
Nàng cho tôi biết là nàng không dám đến những những người quen biết, nên nàng đành tìm đến tôi, vì nàng nghe tiếng tôi là “người có học và đứng đắn”, nàng yêu cầu tôi cho nàng ở nhờ ít bữa, đợi nàng kiếm được công ăn việc làm sẽ tìm chỗ ở khác. Tôi không ngờ nàng chính là hiện thân của Định Mệnh đến là đảo lộn cuộc đời tôi như thầy bói toấn, nên tôi vui vẻ nhận lời, mặc dầu tôi biết sự có mặt của nàng trong gian gác “popte” của chúng tôi, sẽ gây cho tôi nhiều khó khăn, ngộ nhận, vì cô nữ sinh, vợ chưa cưới của tôi, thỉnh thoảng vẫn đến thăm tôi, cùng lũ em nghịch ngợm của nàng... Nhưng làm thế nào từ chối nổi một thiếu nữ bơ vơ, mang va- Li đến tìm tôi, vì tin ở sự “có học và đứng đắn” của tôi. Tôi cũng cần nói thêm là khi tôi nhận lời để nàng ở tạm với chúng tôi, tôi không có manh tâm lợi dụng nàng. Không phải vì tôi cao thượng, quân tử... Sự thực, hồi đó tôi cũng đã lợi dụng một, hai thiếu nữ, thuộc những gia đình trưởng giả, giàu sang: những gia đình hợm tiền và những cô thiếu nữ hám danh này cũng chả yêu gì tôi, chẳng qua họ thấy tôi có mảnh bằng thì cũng định lợi dụng tôi, nên tôi cũng trả lại cho họ bằng “thứ tiền cùng loại”. Tôi lợi dụng họ mà không hối hậnvì dù họ có bị bỏ rơi, họ vẫn kiếm được những người chồng bác sĩ, luật sự.. danh giá hơn tôi. Trường hợp của Hoài thì khác hẳn: Tôi không thể táng tận lương tâm đến mực độ lợi dụng hoàn cảnh thương tâm của một thiếu nữ, tìm đến tôi vì tin ở nơi tôi...
Hơn nữa, khi nghe nàng tuyên bố vì biết tiếng tôi là “người có học và đứng đắn” thì “anh hùng tính” của tôi nổi dậy và tôi tự cho là một bổn phận phải giúp đỡ, an ủi nàng.
Thoạt đầu, tôi cũng không để ý đến sắc đẹp của Hoài vì hình ảnh người vợ chưa cưới choán hết tâm trí, khiến tôi không nhìn thấy ai, không cần phân biệt ai là xấu, là đẹp...
Nhưng hai ngày sau, người bạn cùng sống “popote” với tôi, vốn là một thi sĩ thời danh, nói với tôi:
- Anh có nhận thấy cô Hoài có đôi mắt đẹp lạ kỳ không. Tôi chắc hai nghìn năm về trước và hai nghìn năm về sau này, sẽ không thể nào tìm được đôi mắt kỳ ảo hơn! Và hình như cô ấy không phải là không có cảm tình với anh.
Nghe người bạn nói, tôi bắt đầu hơi lo ngại, và giật mình nhận thức thấy tất cả vẻ quyến rũ ghê gớm của đôi mắt nàng, cũng như của tâm hồn nàng, một tâm hồn rất nhiều đàn bà tính, đam mê, liều lĩnh, nhẹ dạ, phản trắc một cách hồn nhiên, vô tội.
Tôi vẫn hàng ngày lên nhà thầy dạy học, chỉ dẫn bài vở cho người vợ chưa cưới của tôi. Tôi vẫn tha thiết yêu nàng, nhưng tôi không khỏi so sánh với Hoài, và tuy nàng đẹp hơn Hoài—ngoại trừ đôi mắt là nàng thua Hoài—tôi vẫn thấy nàng không làm lòng tôi sôi nổi, rung động bằng khi tôi nhìn vào mắt Hoài, vì cái quyến rũ của Hoài là cái quyến rũ của tội lỗi, rùng rợn hơn sức lôi cuốn của đức hạnh.
Thế rồi việc phải đến đã đến. Một buổi sáng, tôi đang ngồi thân mật chuyện trò với nàng bên ly cá phê thì ông thầy dạy cũ, bố vợ tương lai của tôi, đột nhiên đến thăm tôi. Thấy tôi ngồi bên một thiếu nữ mặc áo cánh, thầy dạy học cũ tôi lạnh lùng rút lui và khi tôi tiễn ông ra cửa, ông nghiêm nghị nói với chúng tôi bằng tiếng Pháp:
- Tôi vẫn yêu anh như trước, nhưng thú thực là tôi thấy anh không đứng đắn. Nếu anh muốn là chồng con gái tôi, anh nên thanh toán những món vớ vẩn ấy đị.. Ngày hôm sau, tôi tới thầy dạy, để thanh minh về thái độ của tôi, thì thầy dạy tôi đi vắng, người vợ chưa cưới của tôi không chịu tiếp tôi và cho người nhà đưa cho tôi một mảnh giấy có mấy giòng chữ như sau: “Ba tôi đã nói sự thật cho tôi biết. Tôi rất tiếc không còn có thể gặp anh. Từ nay xin anh đừng đến nhà tôi nữa”.
Tôi trở về, viết cho nàng một lá thư phân trần. Rồi lá thư thứ hai, thứ ba đều không được hồi âm. Một tuần lễ sau, tôi đặt tay lên trán Hoài, vuốt làn tóc mây của Hoài, báo tin cho nàng hay, tôi đã đoạn tuyệt với người vợ chưa
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!2131_14.htm!!!cưới của tôi, thì nàng ôm lấy tôi, oà lên khóc.
    Lúc đó, tuy tôi có tiếc thương cuộc tình duyên lỡ dở của tôi với cô nữ sinh, con thầy dạy học cũ, cái tiếc thương đó cũng không át nổi niềm hạnh phúc của kẻ được yêu một cách say xưa.
    Nhưng chúng tôi bắt đầu yêu nhau thì phong ba bão táp kéo tới ầm ầm. Mẹ tôi được thầy dạy học tôi báo tin cho biết, vội từ nhà quê, ra Hà nội, nổi cơn lôi đình, bắt tôi phải lìa nàng tức khắc, nếu không mẹ tôi không gửi tiền cho tôi ăn học nữa!
    Bị gia đình cắt đứt “tiếp tế”, tôi xài cả tiền lệ phí thi luật học để nuôi Hoài. Do đó, kỳ hạn nộp lệ phí thi đã hết, mà tôi vẫn chưa xoay ra tiền, khiến tôi đành bỏ không thi. Thế là lời tiên tri của ông thầy tướng bắt đầu thực hiện: “chẳng có đại đăng khoa và tiểu đăng khoa gì ráo”!
    Nhưng câu chuyện đến đây chỉ mới bắt đầu, bắt đầu bước sang giai đoạn thương tâm.
    Không sống ở Hà Nội, chúng tôi mang nhauđi Hải Phòng. Tôi cần nói thêm là Hoài vẫn có một bà mẹ đẻ, bà này vì không chịu nổi sự lăng loàn, tàn bạo của người vợ bé, nên bà đã bỏ đi ba năm, sống lay lout một thân một mình ở một ngôi chùa gần Hải Phòng. Vì quá đau khổ, bà đã trở nên ngơ ngẩn, không biết cách mưu sinh nào khác, ngoài cách nương nhờ cửa Phật, sống ở đó gần như gia nhân. Về Hải Phòng, tôi thuê một gian gác nhỏ và bảo Hoài đón mẹ về ở cùng.
    Trước khi rời Hà Nội, tôi tìm người thầy tướng gặp trên đường “Hàng Bông Thợ Nhuộm” và hỏi ông ta xem cuộc tình duyên của tôi với Hoài liệu có vững bền không, thì người thầy tướng lắc đầu, trả lời:
    - Cuộc tình duyên của cậu sẽ chấm dứt một cách kỳ lạ lắm!
    - Kỳ lạ là thế nào?
    - Kỳ lạ nghĩa là rất oái oăm! Nhưng thiên cơ bất khả lậu. Rồi cậu sẽ nghiệm dần dần.
    Lời nói của người thầy tướng không ngớt ám ảnh tôi. Hơn nữa, chính chúng tôi hình như cũng linh cảm thấy cuộc tình duyên của mình không thể nào không tan vỡ. Cho nên chúng tôi yêu nhau một cách chua xót, não nùng. Nhưng có một điểm tôi cần nêu rõ là trong suốt thời gian chung sống với Hoài, tuy chúng tôi yêu nhau, sống bên cạnh nhau, nhưng chúng tôi vẫn chưa phải là “vợ chồng” trên phương diện xác thịt. Điều nà nghe thật vô lý: một đôi trai gái yêu nhau, sống quấn quit bên nhau, mà lại không có sự chung sống về xác thịt thì chỉ có thể họ là thần thánh, siêu nhân, hoặc họ bất lực về sinh lý!
    Nhưng sự thật là thế. Bởi vì chúng tôi đã bàn tính, giao hẹn với nhau kỹ càng. Chúng tôi nhận định hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất là chúng tôi sẽ được chính thức lấy nhau và nếu chúng tôi chính thức lấy nhau thì chúng tôi tự hứa sẽ để dành cái giây phút ái ân, hạnh phúc vợ chồng tới ngày long trọng đó. Chúng tôi không muốn “yêu” nhau một cách luộm thuộm theo kiểu “tiền dâm hậu thú” để sau này, khi chúng tôi chính thức lấy nhau, đêm tân hôn, động phòng hoa chúc sẽ chỉ là một sự mỉa mai. Trường hợp thứ hai là trường hợp chúng tôi buộc phải xa nhau, và trong trường hợp này, tôi lại càng không có lý do gì để xâm phạm tiết trinh của Hoài. Nếu vạn nhất tôi phải xa lìa Hoài, thì ít nhất tôi cũng có niềm an ủi, kiêu hãnh là tôi không lợi dụng nàng, vân tôn trọng nàng, lương tâm tôi sẽ thanh thản, không cắn rứt tôi. Thực ra, chúng tôi cũng đã phấn đấu rất nhiều để chống lại những sự mềm yếu của lòng mình, hoặc những giây phút thôi thúc bởi lòng thèm khát yêu đương. Nhưng cũng may là bà mẹ Hoài luôn luôn ở bên cạnh Hoài!
    Chúng tôi sống lẩn lút, điêu linh trong tình yêu, nước mắt và thiếu thốn: được hai tháng thì mẹ tôi tìm đến “tổ uyên ương” của chúng tôi. Nhìn gương mặt đau khổ của mẹ tôi, chúng tôi hiểu chỉ còn cách vĩnh biệt nhau. Hoài bàn với tôi là Hoài sẽ thu xếp đi thật xa, vào miền Trung hay miền Nam, vì nếu còn luẩn quẩn đất Bắc, chẳng chóng thì chầy, Hoài sẽ trở về với tôi, và chúng tôi sẽ không đủ can đảm dứt tình nếu còn ở gần nhau. Tôi nhận thấy lời Hoài không phải là vô lý. Giữa lúc đó, tôi nhận được một cái thư của một người quen, làm tham tá ở một tỉnh miền Nam.
    Người thanh niên này trước kia đã “du học” ở Hà Nội nên vẫn nhớ Hà Nội, nhất là những thiếu nữ e lệ, vừa táo bạo, vừa sắc sảo, vừa nhu mì của đất “nghìn năm văn vật”; nên ở đoạn cuối thư, người đó nửa đùa nửa thực hỏi tôi có người em gái họ nào thì giới thiệu cho anh ta làm quen, và anh ta không ao ước gì hơn được làm em rể tôi v.v... Tôi đưa thư cho Hoài đọc, và nói đùa:
    - Hay là em lấy anh chàng này.
    Đọc hết cái thư, Hoài có vẻ suy nghĩ, đăm chiêu.
    Nàng hỏi tôi về mặt mũi, tính tình, gia đình người thanh niên, rồi bảo tôi:
    - Anh trả lời ông ta đi. Thôi em lấy người này!
    Tôi phì cười:
    - Hắn viết chơi trong thư như vậy. Đã chắc gì hắn thành thực muốn lập gia đình và chắc gì hắn bằng lòng lấy em!
    Hoài quả quyết:
    - Em tin là nếu em bằng lòng thì thế nào hắn cũng bằng lòng. Anh cứ trả lời và gửi kèm theo một cái hình của em cho hắn coi. Em cần phải đoạn tuyết với anh để anh đỡ khổ, và muốn đoạn tuyết anh, chỉ còn cách lầy người này... Em cần đi xa thì mới quên anh được...
    Hoài vốn là người đàn bà sôi nổi, liều lĩnh, nhẹ dạ, nghĩ điều gì thì làm ngay, chẳng khác chuyện nàng xách va- Li tìm đến nhà tôi, giữa hôm “tam nhật” của cha nàng. Hoài luôn luôn thúc giục tôi trả lời ông tham tá, khiến tôi nghĩ tới lời ông thầy tướng đã tiên tri về cuộc tình duyên của tôi, tôi tặc lưỡi lấy giấy viết thư cho Thao—tên thanh niên. Cuối thư tôi viết: “Nếu anh định lập gia đình và muốn lấy vợ Bắc như anh viết, tôi có đứa em họ mà tôi gửi kèm ảnh theo đây cho anh coi và nếu anh muốn, tôi sẽ giới thiệu để anh làm quen với nó”.
    Trong một lúc “bốc đồng” và chán chường, tôi đã làm theo lời Hoài, tôi không dè cái thư đó là khởi điểm của bao nhiêu bão táp, tan vỡ và đau khổ trong cuộc đời của ba người.
    Cái thư gửi đi chưa được một tuần lễ, tôi đã nhận thư thứ hai của Thao, trong đó Thao hoan hỉ xin phép tôi được trao đổi thư từ tới với Hoài, bức thư có kèm theo một cái thư riêng gửi cho Hoài. Hoài đọc thư, cười tủm tỉm, và không cần hỏi ý kiến tôi, nàng viết thư trả lời Thao, rồi đưa cho tôi coi. Hoài là đứa sôi nổi, bất cứ làm công việc gì—dù là giả dối—cũng đặt trọn vẹn cả tâm hồn mình vào, nên giòng thư nàng viết cho Thao có đủ cái quyến rũ củ amột cô gái dậy thì vừa e lệ, vừa thiết tha, vì Hoài làm cái công việc lường gạt tình cảm đó một cách hồn nhiên, một cách hết lòng hết dạ, lòng không băn khoăn và lương tâm không cắn rout gì ráo. Riêng tôi, thì cái cảnh nàng hí hoáy viết thư cho Thao làm cho tôi cực tủi, nhưng không hiểu sao, có nhẽ vì bị ám ảnh bởi lời ông thầy tướng, có nhẽ vì tôi đã quá mệt mỏi, nên tôi chỉ phản đối nàng lấy lệ, và tôi buông xuôi hai tay, mặc nàng muốn viết gì thì viết. Thế rồi, ngày nào Hoài cũng nhận được một cái thư, và ngày nào cũng trả lời. Đến cái thư thứ mười thì Thao đã gửi nàng những cái hôn nồng nàn” và giọng thư của Hoài cũng không kém âu yếm. Và tiếp theo cái thư thứ mười là một bức điện tín báo tin Thao đã xin được phép nghĩ một tuần lễ và trong hai ngày nữa, Thao sẽ có mặt ở Hải Phòng.
    Nhận được điện tín, tôi lặng người, chợt tỉnh và thấy cầm chắm dứt ngay cái trò nửa đùa nửa thật rất nguy hiểm này! Tôi bàn với Hoài phải kịp đánh điện tín cho Thao để Thao đừng ra. Nhưng hồi đó, chúng tôi ở trong hoàn cảnh hết sức túng thiếu, có ngày không có cả gạo nấu cơm và khi tôi thuyết phục được Hoài đi đánh điện tín thì rờ đến túi, chúng tôi không có một cắc nhỏ. Hoài phải mất cả buổi chiều mới xoay được mấy hào và khi có tiến, nàng lại thấy hàng bún ốc, nàng vừa thích ăn quà vặt, lại vừa đói, nên dềnh dàng mua bún óc ăn, đến lúc ra Bưu Điện thì đã hết giờ, nàng không đủ tiền đánh điện tín theo giá gấp đôi, đành trở về. Sáng hôm sau, lúc nàng đánh điện tín thì Thao đã nghiễm nhiên ngồi trên chuyến xe lửa tốc hành, lòng hân hoan chờ đón cái giây phút thần tiên được nhìn thấy bằng xương và thịt người mình hằng ao ước!
    Nếu Hoài không dềnh dàng ăn bún ốc để đến nỗi lỡ giờ đánh điện tín, thì chắc chắn Thao không ra Bắc. Nhưng có nhẽ Định Mệnh dun dủi nàng ăn bún ốc để Thao không nhận được điện tín. Cho nên khi Hoài và tôi đứng ở ga Hải Phòng đón Thao từ chuyến tàu Hà Nội—Hải Phòng bước xuống, tôi đã mang trong lòng cái tâm trạng chiến bại của kẻ bó tay chờ sự an bài của số kiếp.
    Vừa gặp Hoài, Thao đã bị ngay tiếng sét của ái tình làm choáng váng, Hoài và Thao đưa nhau đi ra phố, đi xi- Nê, quấn quýt bên nhau như đôi nhân tình từ kiếp trước, và có lúc tôi đã buồn bã, ghen tuông tự hỏi: “không hiểu Hoài đóng kịch khéo hay là nàng yêu Thao thực”!
    Ba ngày sau, Thao từ biệt chúng tôi trở về Nam, say mê, si ngốc như một chàng trai mười tám mặc dầu Thao là một gã nổi tiếng phong tình. Một tuần lễ chưa trôi qua, tôi đã nhận được thư của Thao báo tin cho tôi biết anh được cha mẹ đồng ý cho lấy Hoài làm vợ và sang tháng tới, toàn thể gia đình anh cùng bạn bè, cô bác, sẽ ra Bắc làm lễ hỏi và cưới Hoài cùng một lúc. Anh nói rõ là gia đình anh thuộc “danh gia vọng tộc” nên hôn lễ sẽ cử hành theo cổ tục tại nhà thờ họ của gia đình Hoài. Cuối thư, anh lại tiết lộ cho tôi biết là, để dễ bề thuyết phục cha mẹ anh chấp nhận cho anh lấy Hoài, anh đã phải nói dối cha mẹ anh rằng Hoài là em ruột của tôi, vì cha mẹ anh biết tôi, nếu Hoài là em ruột tôi, thì cha mẹ anh không phản đối. Trời! Tôi đã nói dối Thao rằng Hoài là em họ tôi, bây giờ Thao lại căn dặn tôi phải nói dối thêm một lần nữa và bắt tôi phải nhận người yêu của tôi làm... em ruột! Tôi đưa thư cho Hoài coi. Riêng tôi, tôi cảm thấy tiêu tan hết mọi nghị lực và mình chỉ còn biết nhắm mắt buông trôi. Tôi vấn kế một người bạn thân, anh Hiệp, vốn một người tháo vát, tận tâm và rất thực tế. Nghe tôi kể, người bạn giật mình. Cuội cùng, anh bảo tôi là dù sao cũng không thể lùi được nữa và cần phải bố trí chu đáo để công việc khỏi đến phút cuối cùng vỡ lở. Việc đầu tiên của chúng tôi là tìm đến ông bác ruột của Hoài, người trưởng “họ” cầm chìa khóa nhà từ đường của “họ” để thu xếp việc cử hành hôn lễ tại từ đường. Vừa thấy mặt tôi, ông bác của Hoài đinh ninh là tôi đến để xin phép chính thức lấy Hoài, nên ông tiếp đón niềm nở, nhưng sau khi nghe chúng tôi trình bày mọi uẩn khúc thì ông nổi dỏa, chửi bới om sòm. Hiệp phải rất kiên nhẫn và tôi hết sức thành khẩn mới thuyết phục nổi ông và cuối cùng thấy tôi dơm dớm nước mắt, ông cũng mủi lòng khóc, nói với tôi:
    - Câu chuyêän của cậu thật vô lý, ngược đời. Cậu là người yêu của cháu tôi mà lại đòi đóng vai anh ruột để chủ hôn thì còn trời đất nào nữa! Nhưng lòng cậu thành và cậu chỉ vì cháu tôi mà phải khổ sở, chả nhẽ tôi lại câu nệ mà phá hoại cuộc đời cậu và cuộc đời cháu tôi!
    Thế là tạm giải quyết một khó khăn. Khó khăn thứ hai là vấn đề tiền. Tôi bèn trở về quê, trình bày tất cả sự thực với mẹ tôi, mẹ tôi thấy “tống khứ” được nàng đi và thấy gương mặt tôi hốc hác thì cũng thương tôi, bèn đào nền nhà, lấy cái hũ giấu tiền của bà, cho tôi năm trăm tiền bạc trắng hoa sòe. Tôi dùng số tiền đó may áo nhung cho Hoài, sắm kiềng vàng cho nàng, còn lại bao nhiêu, tôi đưa nàng làm vốn riêng về nhà chồng.
    Còn ba ngày nữa, tới ngày cưới, tôi vì lo nghĩ nhiều, chạy ngược chạy xuôi, nên bắt đầu nhuốm bệnh, sốt... Thấy tôi bị cảm, Hoài khóc dòng, nói với tôi là nếu tôi mắc bệnh thì họ nhà trai đến, nàng sẽ khước từ để họ trở về, vì nàng không thể bỏ tôi đau ốm mà đi về nhà chồng được. Nghe nàng nói, tôi sợ toát mồ hôi và đột nhiên khỏi bệnh vì tôi biết bản tính nàng cũng có thể liều lĩnh bảo họ nhà trai trở về... không có cô dâu như thường. Tôi phải van lạy nàng, là nếu nàng thương tôi thì nàng phải ngoan ngoãn nghe lời tôi!
    Thế rồi họ nhà trai từ chuyến tàu tốc hành đổ xuống ga Hà Nội. Nhìn họ, tôi nhận thức tất cả sự nguy hiểm của tình thế và tội ác tày trời mà sự nhẹ dạ của Hoài và tôi đã gây nên, vì những người cổ kính, đạo mạo đó không phải là những người biết đùa.
    Nhưng mọi việc đã trôi chảy nhờ sự khéo léo và tài tháo vát, che đậy của Hiệp. Phút đau khổ và thê thảm nhất đời tôi là lúc tôi quỳ trước bàn thờ nhà Hoài, để khấn vái, trước khi hai vợ chồng Hoài và Thao làm lễ... Một phần vì bệnh mới khỏi, một phần vì xúc động, tôi quỳ trước bàn thờ nhà Hoài, chung quanh có đông đủ hai họ nhà trai, nhà gái, mà lòng xót xa, mênh mông, không biết mình khấn cái gì, khấn cho số kiếp trớ trêu, cho cuộc đời đổ vỡ, hay cầu van cho tội lỗi của chúng tôi được tha thứ. Nhưng Hiệp tinh ý, biết rằng nếu tôi ngã gục trước bàn thờ, thì Hoài sẽ không e dè gì, òa lên khóc mà ôm lấy tôi, nên anh đã lanh lẹ đỡ tôi dậy và tuyên bố là tôi mới khỏi bệnh, không nên để tôi phải quỳ lâu trước bàn thờ...
    Sau buổi lễ, hai họ đưa nhau về Hà Nội, để hôm sau, đáp chuyến xe lửa tốc hành đưa cô dâu về với chú rể. Ở Hà Nội, hai họ nhà trai và nhà gái đều thuê khách sạn, ở riêng hai nơi. Tôi vừa tới khách sạn thì lên cơn sốt kịch liệt, khiến Hoài cuống cuồng, khóc sướt mướt, bảo tôi rằng, nàng không đủ can đảm bỏ tôi trong lúc tôi đau, và nàng nhất định ở lại, rồi công việc có vỡ lở thì nàng cũng chẳng cần... Nghe nàng nói, tôi rên rỉ bảo nàng là tôi sở dĩ đau ốm cũng là vì quá lo nghĩ; nếu nàng lại nhẹ dạ, làm cho công việc đổ bể thì cả nàng và tôi sẽ phải ngồi... tù ráo, vì Thao là người khôn ngoan, sắc mắc, chứ không phải người hiền... Tôi dọa nàng như vậy, tưởng nàng sẽ sợ hãi mà đừng “bốc đồng” nữa. Ai ngờ, nghe tôi dọa Thao “sắc mắc”. Hoài đâm sợ và nàng tiết lộ cho tôi biết một bí mật khác: nàng thú thực với tôi rằng, trước khi gặp và yêu tôi, nàng đã bị một gã thanh niên khác lừa dối, phá mất trinh tiết... Như vậy nàng rất sợ khi về với Thao, tất nhiên Thao là người “sắc mắc” sẽ biết sự thực là nàng không còn trinh tiết nữa. Thao sẽ không tha thứ cho nàng về tội đó, sẽ tống khứ nàng về... Điều Hoài tiết lộ quả là một cái tin sét “ đánh”! Trời! Thì ra dòng dã bao nhiêu tháng, tôi đã gìn vàng giữ ngọc cho nàng, tôi đã gắng dẹp tắc bao nhiêu thèm khát, thôi thúc của lòng ham muốn xác thịt, tưởng sẽ được hưởng chút an ủi và tự kiêu là khi chúng tôi vĩnh biệt, nàng về nhà chồng vẫn còn giữ nguyên vẹn trinh tiết của mình, thì bây giờ nàng báo tin cho tôi hay tiết trinh của nàng đã mất! Tôi thấy đau khổ mênh mang. Lạ nhất là nghe nàng kể lể, tôi không thấy oán giận, khinh ghét gì nàng. Tôi hỏi nàng tại sao không thú thực cho tôi biết trước kia, để khỏi phải bố trí, bày đặt công việc đi lừa người khác, gây bao nhiêu tai hại cho tất cả mọi người, vì đối với tôi, một người đàn bà còn tiết trinh hay đã mất tiết trinh không thành vấn đề, tôi chỉ cần người đàn bà yêu tôi. Nghe tôi nói, nàng lại càng khóc dữ dội, nói rằng nàng đã rắp tâm nhiều lần thú thực với tôi, nhưng thấy tôi yêu nàng, nàng không nỡ nói thực, vì sợ tôi khinh nàng, ghét bỏ nàng... Thì ra chỉ vì chúng tôi quá yêu nhau mà nàng không muốn nói sự thực cho tôi hiểu, nàng muốn tạo cho tôi ảo tưởng vĩnh viễn là nàng còn trong trắng, ngây thơ!
    Chúng tôi ôm nhau khóc ròng, quyết định sẽ gặp Thao để nói cho Thao biết sự thực, vì tôi biết nếu Hoài không còn nguyên vẹn trinh tiết thì Thao sẽ không bao giờ tha thứ cho nàng. Chỉ có tôi là có thể tha thứ cho nàng. Chúng tôi đem ý định bàn với Hiệp, thì Hiệp cương quyết phản đối, kêu chúng tôi điên cuồng. Hiệp đưa ra những lý lẽ rất vững để kết luận rằng đã đến bước này, thì không thể nào lùi được nữa. Hiệp nói với tôi:
    - Anh không nhớ lời thầy tướng tiên đoán về cuộc tình duyên này hay sao? Anh không nên cưỡng lại số mệnh! Vì có cưỡng cũng không được. Hơn nữa, nếu công việc lỡ dở thì không những tai tiếng cho hai họ, mà họ nhà trai còn có thể kiện chúng ta, đòi bồi thường là đàng khác. Không kể mẹ anh ở nhà sẽ đau khổ đến bực nào vì thấy anh và Hoài vẫn không đoạn tuyệt nhau...
    Rồi Hiệp nói với Hoài, cốt để an ủi nàng:
    - Cô đừng sợ, đừng hốt hoảng. Một người con gái thời nay có thể không yêu ai, không trao đổi xác thịt với ai mà vẫn mất tiết trinh; và người chồng không thể biết đích xác được vợ mình còn trinh hay mất đâu mà sợ.
    Nghe Hiệp nói, Hoài vốn nhẹ dạ, vội hỏi: “Thực không anh?” Còn tôi vẫn hoang mang chưa quyết định ra sao thì Hiệp đã khôn ngoan, lấy bốn viên thuốc ngủ, hòa nước cho tôi uống, nói dối là thuốc giả cảm, khiến tôi ngủ say liên tiếp trong mười hai tiếng đồng hồ. Trong khi đó, Hiệp tìm đủ cách thuyết phục Hoài. Và chiều hôm sau, khi chuyến tàu tốc hành Hà Nội—Sàigòn rít lên một hồi còi dài trước khi đưa vợ chồng Thao vào Nam, tôi vẫn nằm trên giường của khách sạn, óc trống rỗng và lòng hoang vắng...
    Một tuần lễ sau, những người đi phù dâu trở về, tôi hỏi dò thì mọi việc hình như đều tốt đẹp, không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Tôi mừng thầm tưởng thế là mồ yên mã đẹp cho cuộc tình duyên đau khổ của mình. Một tháng sau, tôi cũng vâng lời mẹ tôi, lập gia đình. Vợ tôi dĩ nhiên không phải cô nữ sinh, con gái thầy dạy học tôi, vì cô này, để trả thù tôi, đã đính hôn với một bác sĩ có địa vị và nhiều tiền hơn tôi. Tôi gửi giấy báo hỉ cho vợ chồng Thao để gián tiếp tỏ cho Hoài hiểu, thể là dứt khoát, mỗi người đi một con đường, đừng ai quấy rầyai nữa.
    Nhưng Hoài có một tâm trạng rất ngược đời. Nàng cho tôi lấy vợ tức là phản bội nàng, vì trước kia, trong một lúc chán chường, tôi đã có lần nói với nàng, nếu nàng đi lấy chồng tôi sẽ sống độc thân suốt đời, không dính dáng tới đàn bà nữa. Lấy cớ là đi dự lễ cưới, Hoài xin phép chồng ra Bắc.
    Thao không xin được phép nghĩ, để vợ đi một mình. Ngày nhị hỉ của vợ chồng tôi, Hoài lùng bắt gặp vợ chồng tôi tại Hàng Buồm, và nàng níu xe chúng tôi lại, khóc bù lu bù loa, kể cho vợ tôi biết là tôi phụ tình nàng, vì đã hứa với nàng là không lấy vợ, mà bây giờ lại lấy vợ! Vợ tôi là người đàn bà rất hay ghen, nhưng khi lấy tôi, vợ tôi mới có mười lăm tuổi, chưa hiểu và chưa biết cách ghen thế nào, và thấy Hoài ghen ngược như vậy, vợ tôi cũng hoảng, tưởng mình đuối lý, nên vợ tôi phải vỗ về, an ủi nàng.
    Kết quả buổi gặp gỡ hôm đó là vợ tôi về nhà thăm mẹ đẻ, kể tự sự cho bà mẹ vợ, bà cô vợ tôi nghe, và được mọi người trong gia đình nhà vợ huấn luyện cho cách đánh ghen, cách “giữ” chồng v.v... Vợ tôi bèn áp dụng bài học đánh ghen đầu tiên bằng cách uống một liều thuốc ngủ tự vẫn để khủng bố tôi, vì vợ tôi vẫn nghi là tôi lén lút gặp Hoài.
    Sự thực thì Hoài tìm cách gặp tôi, nhưng tôi cố tránh. Không gặp tôi, Hoài khóc song húp cả mắt, rồi trở về Nam, và Thao bắt đầu thay đổi thái độ đối vớ Hoài. Bởi vì, Hoài và tôi nhẹ dạ, nông nổi bao nhiêu, thì Thao kín đáo, thâm trầm bấy nhiêu. Ngay tối tân hôn, Thao đã hiểu vợ mình không còn nguyên vẹn trinh tiết nữa, và người đầu tiên Thao nghĩ là tôi.
    Thao để ý tìm hiểu, dò xét và khi Hoài xin phép ra Bắc dự đám cưới tôi, Thao tuy nghi ngờ, nhưng vẫn cho phép vợ đi, và gương mặt đau khổ của Hoài khi trở về, không lừa dối được Thao nữa. Nhưng Thao vốn sợ tai tiếng nên Thao im lìm, chịu đựng, không nói ra. Thao viết thư mời tôi vào thăm vợ chồng y và giọng thơ của Thao vẫn than mật, khiến chính tôi cũng không nghi ngờ gì...
    Đồng thời, tôi cũng nhận được thư của Hoài, nàng cho tôi biết là nàng đã có thai, nhưng nàng rất khổ sở vì Thao đâm chơi bời, cờ bạc, trai gái và Thao bị bệnh “tình” rồi mang bệnh về đổ cả cho vợ. Có một điềm khiến tôi yên tâm là theo lời Hoài thì Thao không nghi ngờ gì tôi cả.
    Hoài có biết đâu Thao là người đàn ông thâm trầm, Thao tuy nghi ngờ nhưng chưa đủ bằng cớ cụ thể thì vẫn im lìm chờ đợi, bố trí cơ hội để bắt quả tang gian phu, dâm phu....
    Hai năm qua, Thao và Hoài đã có một đứa con trai. Tôi có chút việc phải vào Sàigòn gần một tháng. Tôi biết nếu tôi tới Sàigòn mà không tạt qua thăm vợ chồng Thao thì thật là vô lý và càng khiến cho Thao thêm nghi ngờ. Ngoài ra, tôi nghĩ rằng quá khứ chắc đã chết trong lòng Hoài rồi, vì Hoài đã có con với Thao và nếu tới gặp Hoài thì cũng không có gì là nguy hiểm.
    Vào Sàigòn, tôi thuê khách sạn ở, và ngày hôm sau, tôi tìm đến nhà Thao...
    Thao niềm nở, lịch sự, không có vẻ gì nghi ngờ. Còn Hoài thì chỉ mới hai năm qua mà đã sồ sề, đã già và mệt mỏi, ngoại trừ đô mắt vẫn đẹp, tuy buồn và sâu thẳm hơn.
    Thao trách tôi tại sao vào Sàigòn mà lại không ở nhà anh, và khẩn khoản bảo tôi phải dọn tới ở cùng vợ chồng Thao cho vui.
    Tôi phải tìm đủ mọi cách để khước từ. Nhưng có nhẽ Thao nghi ngờ sẵn, nên tưởng rằng tôi ở khách sạn là để hẹn hò với Hoài dễ dàng... Và quả nhiên, chiều hôm sau, Hoài một mình đến thăm tôi tại khách sạn. Thấy Hoài không đi cùng chồng, tôi giật mình khuyên Hoài trở về ngay, nhưng Hoài không nghe.
    Sự thực thì Hoài tìm đến tôi không có mục đích gì ám muội, mà chỉ là để có dịp than thở với tôi về những nỗi khổ cực của mình trong hai năm qua, bị chồng tuy không chính thức ruồng bỏ, nhưng rẻ rúng, nhục nhã hơn kẻ bị chồng ruồng bỏ. Nghe Hoài kể lể nỗi thảm, tình thương, lòng tôi cũng tan nát, nhưng tôi vẫn làm vẻ điềm tĩnh, nói với Hoài:
    - Cô nên về ngay đi. Chúng ta đã gây nhiều tội ác, Nếu chúng ta có phải đau khổ thì vẫn có người đau khổ hơn chúng ta, đau khổ do chúng gây nên: người đó là Thao. Chúng ta chỉ đau khổ vì nhớ thương nhau, chứ cái đau khổ của Thao vì lòng tự ái bị thương tổn, vì bị lừa gạt, cái đau khổ ấy mới đối với ghê gớm đối với một người đàn ông. Tôi không nói tới bổn phận, vì bổn phận đối với tôi là một danh từ mơ hồ, nhưng chúng ta không có quyền gây đau khổ cho người khác...
    Tôi cố làm ra vẻ nghiêm nghị, nói những lời quyết liệt, nhưng thực tình lòng tôi lúc đó có nhẽ còn tơi bời hơn cả Hoài. Thấy thái độ đạo đức không biết là giả hay thực của tôi, Hoài khóc bỏ ra về... Nàng ra tới đường thì bao nhiêu thương nhớ tích lũy trong tâm khảm toi, trào dâng lên, khiến trong một phút điên cuồng, tôi tưởng mình sẽ chạy đuổi theo Hoài, gọn nàng trở lại, ôm nàng trong lòng mà khóc... Thật hú vía! Vì hôm đó Thao đã bố trí, chỉ đợi chúng tôi ngã vào lòng nhau là, nhân viên công lực ập tới bắt “gian phu dâm phụ”. Không bắt được quả tang, nhưng thấy rõ là chúng tôi yêu nhau, Thao bèn mời tôi tối hôm sau đến ăn cơm ở nhà anh.
    Tôi tới dự bữa cơm với vợ chồng Hoài, lòng không vương mắc một mặc cảm tội lỗi nào. Trái lại, tôi còn có cái tự hào của một nhà đạo đức chính cống! Thao uống thật nhiều rượu, dềnh dàng kéo dài bữa ăn tới mười giờ mới chấm dứt. Tôi sửa soạn định ra về thì Thao lạnh lùng bảo tôi ở lại, vì có nhiều điều cần nói với tôi. Nhìn gương mặt Thao, tôi hiểu ngay. Nhưng tôi không còn biết ngạc nhiên trước bất cứ chuyện gì xảy ra, nên tôi kiên nhẫn và thản nhiên chờ đợi, lòng không buồn, không sợ và chỉ có chịu đựng. Vào khoảng mười hai giờ đêm, hàng xóm láng giềng đều ngủ hết, Thao khóa trái cửa lại, để tôi ngồi ở nhà ngoài, vào phòng trong, bắt đầu tra khảo vợ. Trước khi tra khảo vợ, Thao nói cho vợ biết là chàng không muốn cho hàng xóm biết, vậy nếu chàng có đánh đập thì ráng mà chịu, đừng kêu ca làm gì, vì kêu ca thì nàng là người đầu tiên mang nhục và xấu hổ.
    Rồi Thao hỏi Hoài đã yêu ai, đã mất trinh với ai. Hoài hiểu có nói dối cũng bằng thừa, nên nàng trả lời không úp mở là đã yêu tôi và mất trinh với người khác và trong suốt thời gian chúng tôi sống gần nhau, Hoài và tôi không hề có sự chung đụng về xác thịt. Hoài nói tất cả sự thực, không che nay, giấu giếm gì, nhưng Thao cười gằn thật dữ dội, không chịu tin và bắt đầu đánh đập Hoài.
    Thao tát, đá, rồi lấy một thanh củi lớn đánh vun vút lên đầu, lên cổ, lên lưng nàng. Tôi ngồi ở ngoài, quằn quại đau đớn hơn Hoài vì mỗi lần Thao vun vút đánh xuống, thì tám hồn tôi, thể xác tôi đón nhận tất cả những ngọn đòn thù phũ phàng, hung hăng của Thao. Sauk hi đã đánh đập Hoài gục bên giường, Thao quay ra nhà ngoài, tát tôi một tát, rồi khinh bỉ nói:
    - Còn thằng khốn nạn này nữa! Thôi mời mi ra khỏi nhà này cho khỏi bẩn mắt.
    Tôi nhận cái tát của Thao, không có phản ứng gì, có nhẽ tôi hèn nhát, sợ Thao giết chết, có nhẽ vì tôi thấy mình có tội đối với Thao hoặc có nhẽ vì tôi thấy tôi không có tội gì, vì tôi chưa hề bao giờ lợi dụng Hoài, chưa ngủ với Hoài, chỉ mưu hạnh phúc cho Hoài và bao nỗi đau khổ của Thao là do Định Mệnh tạo ra, chứ không phải tôi mang tới cho Thao...
    Tuyết ơi! Từ đầu bức thư đến giờ, thầy đã cố quên cái “vị trí” thầy dạy học của mình, để có đủ can đảm kể tất cả, cả những điều xấu xa, nhục nhã như cái tát thầy nhận được, để giữ lời hứa là không tự đề cao mình, không thi vị hóa câu chuyện. Thầy muốn tạm ngừng câu chuyện ở cái đoạn tát tai ngày để gửi Tuyết một vài cảm nghĩ. Bởi vì cái tát tai này đã in hằn trong tâm hồn thầy.
    Sau cái tát tai đó, thầy vẫn không hiểu mình là hạng người gì: xấu hay tốt, đáng ghê tởm hay đáng thương; có tội hay không có tội: cao thượng, tử tế hay giảo quyệt, đê hèn. Có lúc thầy tự cho mình là cao thượng vì đã không lợi dụng Hoài, không ngủ với Hoài, và luôn luôn lo cho hạnh phúc của Hoài. Có lúc thầy ghê tởm cả bản thân mình, và thấy mình lừa lọc, đê hèn, xấu xa, nhơ nhuốc...
    Thực ra, Tuyết cũng như thầy, cũng như Marilyn Monroe trong cuộc đời nàng, chúng ta đều là những kẻ không thích nghi được với hoàn cảnh, với xã hội, với cuộc đời.
    ... Và từ buổi đón nhận cái tát tai đó, thầy tìm ra một chủ thuyết: chủ thuyết của lòng thương xót. Ở đời chỉ có hai hạng người: hạng đáng thương và hạng không đáng thương. Hạng đáng thương có tất cả các quyền, cả quyền ăn trộm, ăn cướp, lường gạt và... làm cách mạng. Kể ra với cái chủ thuyết phiêu lưu, chủ quan này, người ta sẽ đi đến bước tự diệt hoặc vào nhà tù như thầy đang ở tù hiện nay, nhưng biết làm thế nào, hở Tuyết!
    Có nhẽ vì cái chủ thuyết đó mà thầy luôn luôn cảm thấy mình gần gũi, cảm thông với những người đáng thương, những kẻ chiến bại hơn là những kẽ vênh váo, phè phỡn, đắc thắng trên trường đời. Nếu ý nghĩa sự sống không phải là “chiến thắng trong thất bại” như lời Hemingquay thì ít nhất những kẻ thất bại cũng có cái chất nhân bản, cái chất “người” khiến ta đau xót. Cũng như câu chuyện mà thầy kể với Tuyết, dĩ nhiên là kết thúc bằng cái chết của Hoài sau nhiều năm lay lout, tủi nhục. Người đàn bà nhẹ dạ và nông nổi như Hoài mà còn không chịu đựng được những rằn vặt của cuộc sống thì đời người cũng chua chát biết bao! Và mỗi lần hồi tưởng lại cuộc tình duyện của thầy và Hoài, thầy không khỏi nghĩ đến câu nói của Bernard Shaqu: “Il y a deax tradegies dans la vie: la première c'est de n'avoir pas ce que son Coeur desire; la seconde est de l'obtenier (Có hai thảm kịch trong đời sống: thảm kịch thứ nhất là không đạt được điều mà lòng mình ao ước; thảm kịch thứ hai là đạt được điều ao ước của lòng mình). Thật thế! Đối với thầy, thảm kịch là ở chỗ không lấy được Hoài, nhưng nếu có lấy Hoài thì thảm kịch vẫn nguyên vẹn và biết đâu chẳng đau đớn hơn!
    Bởi vì, thảm kịch không phải ở chỗ lấy được hay không lấy được người yêu, thảm kịch chính là ở chỗ mình đã vướng mắc tình lụy. Yêu đương tự nó đã là một thảm kịch và muốn tránh được thảm kịch thì chỉ có cách đừng yêu, diệt dục như Thích Ca Mâu Ni đã dạy...
    Thầy không phải là người tin ở Định Mệnh, luôn luôn thầy phấn đấu, phấn đấu để cưỡng lại sự an bài của Định Mệnh. Nhưng trong những phút tin tưởng nhất, thầy vẫn không sao không nghĩ tới tô bún ốc, đã đưa Hoài tới cái chết lần mòn và những giây phút đó, thầy lại muốn “tung hê” tất cả mọi chương trình, dự định cho “rồi”...
    Thầy,
    VĂN

    Truyện SỐNG ---~~~cungtacgia~~~---

    2 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: Vecon
    Nguồn: vietlove
    Được bạn: mọt sách đưa lên
    vào ngày: 7 tháng 2 năm 2004

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
    Truyện Cùng Tác Giả SỐNG Yêu