Hoạ sĩ Lê Thanh Minh
Phần 2

I
Đó là câu nói vui của tiến sĩ văn học Trịnh Bá Đĩnh. Đĩnh bảo tôi:
- Này, gớm thật, Lê Thanh Minh như mụ phù thuỷ. Nó có thể biến chai lọ vỡ thành vàng...
Tôi tròn mắt kinh ngạc. Trịnh Bá Đĩnh là nhà phê bình nghiên cứu thứ thiệt, lại ăn nói nghiêm túc, chứ đâu có đùa cợt và bông lơn như mình. Đĩnh bảo:
- Ông không tin thì cứ đến nhà thằng Minh mà xem. Nó cứ ngủ suốt ngày. Lúc nào đói lại vác chai lọ vỡ hay mấy con chuồn chuồn kim đi bán. Mà bán đắt. Hàng quốc cấm cũng chẳng đắt được hơn thêm.
Đúng là Lê Thanh Minh bán chuồn chuồn kim với chai lọ vỡ thật. Nhưng đó là chuồn chuồn và chai lọ vỡ trong tranh. Anh biến chúng thành nghệ thuật. Và khi đã thành nghệ thuật thứ thiệt thì vô giá rồi, chẳng bạn vàng nào so được. Trịnh Bá Đĩnh thử làm một bài toán vui. Anh hạch toán theo kiếu một bà hàng xén nhà quê. Mới hay Minh lãi khủng khiếp: Giấy dó Minh mua một nghìn một tờ. Màu khoảng hai nghìn. Vị chi tất cả vốn Minh bỏ ra mới có ba ngàn đồng. Anh bán 300 đô, có cái đến 500 đô.
Lê Thanh Minh trợn mắt lên:
- Ơ, mấy cái lão này điên thật rồi. Tớ bán tranh, bán trí tuệ, nghệ thuật, chứ có bán màu vời giấy dó giá cao đâu mà các cậu bảo đắt?
II
Tôi biết hoạ sĩ Lê Thanh Minh từ năm 1984. Khi ấy, chúng tôi cùng về Thanh Xuân học ngoại ngữ, chuẩn bị sang Liên Xô. Minh học Trường Hội hoạ I. Xurikov. Tôi ở Học viện Văn học M. Gorki. Cách nhau vài bến tàu điện ngầm. Ngày nghỉ nào, chúng tôi cũng gặp nhau. Mấy ông bạn Nga bảo: Tụi Việt Nam rất thích tụ họp. Mà cũng lạ. Nếu chỉ có một thằng thì chúng ngủ. Hai thằng là xì xụp nấu nướng. Còn nếu ba thằng trở lên thì chúng rôm rả bàn chuyện chính trị. Chúng tôi có biết gì chuyện chính trị đâu. Chỉ thuần tuý bàn nghệ thuật thôi.
Những năm ấy, ở trong nước rất vất vả. Dân đói. Lương cán bộ chỉ đủ sống một tuần. Mọi nhà đua nhau nuôi lợn. Có gia đình trên tầng năm, cũng ngăn một nửa nhà dành cho lợn, còn gọi một cách kính cẩn là thủ trưởng lợn. Vợ chồng, con cái ốm đau chẳng sao, nhưng thủ trưởng lợn mà ốm là náo loạn cả nhà.
Lê Thanh Minh tranh thủ cưới vợ. Rồi đẻ liền hai đứa con. Anh bảo: Phải tranh thủ mà đẻ, ông ạ. Đẻ con trước, rồi đẻ tranh sau. Bởi con cần đường sữa. Đường sữa đã có Liên Xô chịu rồi. Còn tranh thì chỉ ăn tim óc mình thôi. Tim óc mình thì lúc nào cũng sẵn. Tôi chỉ sợ trẻ con suy dinh dưỡng.
Hai đứa con Minh trông cứ đều thau tháu như trứng gà, trứng vịt. Chúng nghịch như quỷ sứ. Nhưng cứ như quan niệm của Lê Thanh Minh thì trẻ con cần phát triển tự nhiên. Bố mẹ không nên can thiệp quá sâu vào đời sống cũng như tính cách của chúng. Căn phòng Minh dành cho con ngổn ngang bừa bộn như một bãi bom. Có lần, một hoạ sĩ đến chơi, nằm nghỉ trưa ngay trên sàn nhà. Thằng bé bỗng ngẩn người ngắm gương mặt xồm xoàm râu ria của ông bạn bố. Nó bảo: Mặt chú buồn cười lắm. Cứ um tùm như bụi rậm. Cháu đái nhé! Anh hoạ sĩ ngẩn người trước ý nghĩ rất đỗi lạ lùng của thằng bé. Anh tưởng nó đùa. Thế là anh cũng đùa: ừ, thì cháu đái đi! Ai dè, thằng bé vạch vòi, rót thẳng một luồng nước khai mò, nóng hổi xuống cái bụi rậm um tùm của hoạ sĩ, khiến anh chàng kêu ré lên như bị chọc tiết. Anh lăn mấy vòng, rồi chạy té ra khỏi phòng như tên bắn. Mà chạy cũng không kịp. Bởi vị khách đó đâu có chuẩn bị cho cuộc tẩu thoát này. Con hư quá! Lẽ ra thì bố đánh đòn. Nhưng con đã xin phép bác, nên bố tha. Bận sau không được như thế. - Lê Thanh Minh quát con, rồi quay lại bảo bạn: - Mà cũng tại cậu nữa. Tại sao cậu không mắng nó ngay từ đầu, lại bảo nó đái. Thôi, tắm đi bố, rồi vào ta ăn cơm.
Lê Thanh Minh làm bếp khá giỏi. Anh bảo: Tớ nấu chắc chắn ngon. Chỉ mỗi khoản sạch sẽ vệ sinh là tớ không dám bảo đảm. Rồi Minh kéo chúng tôi đi các Viện bảo tàng Mỹ thuật. Anh có thể lang thang suốt ngày ở đấy. Rồi anh khuân sách về nhà. Minh đọc nhiều, đủ các chủng loại, mà đọc kỹ như một nhà nghiên cứu. Đặc biệt là sách khoa học và nghệ thuật phương Đông. Rồi anh vẽ. Vẽ rất nhiều. Tranh chân dung. Tranh tĩnh vật. Tranh phong cảnh. Tranh trừu tượng. Bức tranh nào cũng có hồn. Nghĩa là rất sống động. Mà đủ các chủng loại, kích cỡ. Có tranh chỉ bằng bàn tay trẻ con. Có tranh hoành tráng, to hơn cả bức tường. Chủ yếu là sơn dầu. Minh vẽ hàng trăm tranh như thế. Anh đã hai lần mở triển lãm cá nhân ở Matxcơva. Phòng tranh Minh rất đông khách. Bè bạn nước ngoài rất thích tranh của anh. Minh vẽ đúng như anh quan niệm. Đối với người nghệ sĩ, khi sống thì đừng lập dị. Cứ sống như tất cả mọi người. Có thể lẫn vào cả một biển người. Nhưng khi sáng tạo nghệ thuật thì lại phải thật quái đản. Nghĩa là phải thực sự độc đáo, không lẫn với bất cứ ai cả. Chỉ có làm được thế thì mình mới có vị trí trong nghệ thuật, và người xem mới mua tranh của mình.
Buổi Lê Thanh Minh bảo vệ tác phẩm tốt nghiệp tôi có đến dự. Phải nói đó là một cuộc triển lãm nghệ thuật thú vị. Mỗi người một phong cách. Nhưng tranh Lê Thanh Minh vẫn có một vị trí riêng và nổi trội hơn cả. Bởi thế, Hội đồng Nghệ thuật đánh giá rất cao. Chủ tịch Hội đồng, giáo sư hoạ sĩ nổi tiếng Liên xô T. Salakhov cho rằng, Lê Thanh Minh rất giỏi trong bố cục và đặc biệt là việc sử dụng màu sắc. Anh là một hoạ sĩ rất độc đáo của phương Đông. Ông hy vọng Lê Thanh Minh sẽ thành hoạ sĩ lớn và anh sẽ làm rạng rỡ Trường Hội hoạ Xurikov.
Sau này, nghiệm ra, tôi thấy ông thầy Nga ấy rất tinh tường. Ông đã nhìn ra cái biệt tài, cái thế mạnh của Lê Thanh Minh. Anh thực sự là một hoạ sĩ có tài. Bức tranh nào của anh cũng rất độc đáo. Độc đáo mà không xa lạ. Anh kỹ lưỡng trong từng chi tiết nhỏ. Và nói như Trịnh Bá Đĩnh, Minh toàn vẽ những thứ người ta vứt đi. Cái chai vỡ, cây thì ông làm ngon. Tôi đã tính rồi mà. Việc gì vậy?. Ông chỉ ngồi chơi thôi, chẳng phải làm gì cả. Ô hay! Hoá ra bên công an lại có một nghề rất quan trọng, là nghề... không làm gì cả? Thế thì hay quá? Hợp với sở trường của mình quá. Phải xắn tay làm ngay thôi.
Thế là chúng tôi xuống đường giúp Hữu Ước. Cái công việc quan trọng mà anh nhờ là tham gia vào Hội đồng biên tập. Tôi xếp ông vào đấy cho đẹp cỗ ông làm anh bù nhìn canh dưa. Tôi bảo lắc thì lắc, bảo gật thì gật. Thế thôi mà, chứ cái ngữ ông làm báo thế quái nào được
Hội đồng canh dưa của Hữu Ước có đến ngót một tiểu đội. Chỉ có tôi ú ớ, còn toàn là những người thông minh, những nhà văn có tên tuổi: Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Quang Thiều, Xuân Ba, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hoàng Nhuận Cầm. Thỉnh thoảng chúng tôi mới gặp nhau. Công việc cụ thể chúng tôi làm làm nâng cốc làm vài vại bia bụi, rồi cười nói hi ha. Chỉ vậy thôi? Hữu Ước dựng cờ tập hợp quân sĩ như thế đấy. Quân sĩ đều bận việc của mình cả. Khắc Trường và Quang Thiều ở báo Văn nghệ. Thu Huệ ở Đài Truyền hình, Hoàng Nhuận Cầm ở Xưởng phim, Xuân Ba ở báo Tiền Phong, tôi ở Văn nghệ quân đội. Việc cơ quan ngập đến tận mặt nên có khi phải đến mấy tuần chúng tôi mới gặp được nhau. Mà gặp nhau rồi thì cũng chẳng có việc gì ngoài mấy câu chuyện phiếm chẳng dính gì tới tờ báo của Hữu Ước. Thì đã bảo hội đồng gật lắc mà. Trụ sở toà báo là cái phòng xép chứa đồ, Hữu Ước mượn ở cơ quan thường trú báo Công an Thành phô Hồ Chí Minh. Cái phòng bé toen hoẻn chừng 5-6 mét vuông. Tôi đã có lần nói vui trên truyền hình, gọi nó là cái nhà tắm không hoàn thiện, vì còn thiếu cái vòi nước nữa thì mới ra cái nhà tắm. Hữu Ước cho kê ở đó một cái bàn, một bộ ghế xa-lông. Mấy ngày sau, anh khuân về hai cây quạt Trung Quốc MD to đùng. Xếp được chỗ cho hai cái quạt thì người phải ra khỏi phòng. Hữu Ước cho dựng ở cửa một tấm biển khá lộng lẫy: Tạp chí Văn hoá-văn nghệ công an. Tôi bảo Này, sao ông không lấy béng luôn cái tên Văn nghệ Công an cho gọn. Quân đội có Văn nghệ quân đội thì ta có Văn nghệ công an. Nhưng như thế, e khó tồn tại được, ông ạ. Người đọc, có phải ai cũng thích văn nghệ cả đâu. Người ta mua cả một tờ báo có khi chỉ vì một cái tin vắn. Chỉ có văn nghệ không, e rất khó bán?
Nhưng rồi, tạp chí cũng đâu có bán ngay được dù nó không chỉ có văn nghệ. Hữu Ước tung hết ra sạp báo, rồi đến đêm, anh lại bí mật thuê người ra mua hết lại, để các ông bà bán báo tưởng báo bán chạy, còn có nhuệ khí mà bán tiếp nữa chứ. Sự thực, tờ tạp chí ấy vẫn đắp chiếu hàng đống. Rồi đại hội Hội Nhà văn khai mạc. Người ta thấy Hữu Ước xuất hiện với một rổ báo chí như một chàng sinh viên đi tiếp thị. Gặp nhà văn nào, anh cũng cười rất tươi rồi dúi cho một tờ. Trong số đầu tiên này, có cái chân dung văn học tôi viết về Lê Lựu. Nhiều nhà văn tỏ vẻ ngờ vực, không khéo mấy thằng cha quê Hải Hưng này quảng cáo cho Lê Lựu, để Lê Lựu nhảy vào Ban chấp hành. Không đâu - Lê Lựu phân bua rối rít. - Báo ế đấy. Chúng nó vác tôi đi bán thì là cái chắc rồi!'
Người đọc chưa kịp nhận mặt Văn hoá -Văn nghệ công an thì đứa con của nó, tờ báo An ninh thế giới ra đời. Lần này, chẳng cần quảng cáo, người ta nhao nhao tìm đọc. Tờ báo đã lên đến bốn năm chục vạn bản, một con số kỷ lục mà những người làm báo quái kiệt nhất cũng chẳng dám mơ tưởng. Rồi tổ chức những cuộc thi văn chương, cứu trợ những người nghèo, mở những trại viết để có những tác phẩm hay về người chiến sĩ công an. Rồi tậu trụ sở mới rất khang trang, rộng rãi và sang trọng ở 100 phố Yết Kiêu. Bấy giờ Hữu Ước đã có một đội quân nhà nghề gọn mà tinh nhuệ. Cũng như Hữu Ước họ có thể vừa tự lái xe, vừa viết bài, biên tập, vừa làm cả những việc tạp dịch. ấy là Nguyễn Như Phong, một cây bút phóng sự nhạy bén, văn viết cứ như chơi, mà lại hấp dẫn. Nguyễn Như Phong có khả năng bắt vít người đọc vào các bài viết của mình, đặc biệt là những bài viết đề cập đến những vụ án nổi tiếng, thu hút sự chú ý của dư luận cả nước. Bên cạnh cây bút chủ lực Nguyễn Như Phong là Phan Quế, Đặng Vương Hưng, Đặng Vương Hạnh, rồi nhà thơ Trương Nam Hương, toàn những tay thiên lôi, tầm sét cả. Vậy mà trông bên ngoài, họ cứ nhàn tản cứ đủng đỉnh như không. Tôi hỏi: Thế nào, vẫn gật lắc đều cả đấy chứ?.Gật lắc gì? Chúng tôi làm mửa mật ra đấy, bố ạ. Có hôm, 12 giờ đêm mới lọ mọ về nhà, vợ lại tưởng chui vào xó xỉnh nào, bèn bí mật kiểm tra xem có mùi lạ không thì thấy sặc sụa toàn mùi xăng ô-tô. ở tờ báo này bây giờ, có lẽ chỉ Hữu Ước là người nhàn tản. Trông lão lúc nào cũng phởn phơ như chủ tiệm Karaoke. Phởn phơ gì. Chính lão mới là người vất vả nhất. Lão làm tất mọi việc, tổ chức từng số báo. Lão chỉ buông tay ra là báo sụt xuống hàng vạn số. ở đây, chúng tôi tất bật lắm, chứ có mấy ai được đú đởn như ông. Nói rồi, Như Phong đóng sập cửa xe, phóng đi như ma đuổi. Người ngoài trông anh, chắc tưởng ông xế tắc-xi tư đang vào giờ tranh khách. Nhưng tôi thì biết chắc lại có một vụ án nào đó cần bài phóng sự của anh. Làm báo mà cứ như săn bắt cướp. Hãi thật.

--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ Hà Nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Chân Dung và đối thoại Đảo Chìm Lão Chộp Người thường gặp