Còn phải là những cao thủ nữa

Đó là một lớp bất trị với bốn chục học trò như bầy quỷ con có vũ trang, đứng đầu là tên Gơ-vec-rê-xki "khét tiếng". Giáo viên chủ nhiệm trước bất lực đã phải xin chuyển sang lớp khác. Bây giờ đến lượt tôi. Ông hiệu trưởng dẫn tôi đến trước cửa lớp để mặc mình tôi bước vào. Bốn chục cặp mắt trẻ con nhìn tôi không chớp. Tôi thì nhìn bọn chúng bằng cặp mắt của người dạy... sư tử. Tôi nhận ra ngay thủ lĩnh Gơ-véc-rê-xki, loắt choắt, đầu cạo trọc lóc, hổng hai chiếc răng cửa. Nó gườm gườm nhìn tôi, trong tay cầm một quả cam to tướng. Nó ném quả cam về phía tôi. Tôi né tránh được. Tức tối nó chĩa súng cao su đạn giấy định bắn vào tôi. Như theo lệnh, 39 trò khác cùng chĩa súng đồng loạt. Đúng lúc đó có con nhặng xanh bay vo ve qua cửa sổ vào lớp. Tôi nói ngay:
- Gơ-véc-rê-xki, em có thể bắn hạ được con nhặng bẩn thỉu này không?
Nó đáp:
- Dễ ợt!
Nó bắn. Không ngờ bị trượt. Cả bọn lần lượt bắn theo. Cũng đều trượt nốt. Giờ của tôi đã đến. Tôi ra lệnh cho Gơ-véc-rê-xki đưa súng và đạn giấy. Tôi biết số phận sư phạm của tôi lúc này phụ thuộc vào tài thiện xạ của mình. Tôi nhắm bắn. Con nhặng xanh rơi xuống. Tôi ra lệnh:
- Ngoài súng cao su của Gơ-véc-rê-xki đã có trong tay tôi, các em khác phải nộp ngay súng của mình...
Ba mươi chín em còn lại lẳng lặng ngoan ngoãn làm theo.
- Thôi bây giờ chúng ta vào học...
Tôi nói tiếp. Lập tức ngay sau đó tiếng mở sách soàn soạt vang lên.
Truyện trên có nhan đề là "Bốn chục con quỷ và một con nhặng xanh" của Gio-van-ni-môxca (ý) do Khánh Minh dịch. Đó là chuyện bên Tây. Còn đây là bên Ta. Chuyện nhà giáo ưu tú Đỗ Hữu Tài, hiện nay là Phó giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Đồng Nai, lúc còn là hiệu trưởng trường PTTH Ngô Quyền đã ra tay dẹp bọn côn đồ thường lấy sân trường làm nơi "tỉ thí", lấy thầy trò làm chỗ để chúng giải toả sự ngứa ngáy tay chân, được in trong cuốn May quá, lòng tốt vẫn còn đây của nhà văn Nguyễn Vũ Tiềm...: "Lần này vừa tới cửa lớp, gặp một thầy giáo cầm sổ điểm bước ra, K. (tên côn đồ) xuất chiêu liền mấy chưởng. Hắn quay ra, nhưng không qua mặt được hiệu trưởng Đỗ Hữu Tài. Chỉ ba bước, anh nhảy tới tóm gáy tên K.; dí đầu nó vào tường, bắt phải xin lỗi các thầy giáo... Mọi người lo cho anh... Thằng K. bỗng quay ngoắt người dùng thế võ hiểm phóng mũi giày vào cái bụng hơi nặng nề của Đỗ Hữu Tài. Anh nghiêng người né được, rồi thuận tay bốc cẳng và K. đã phải ngã ạch dưới chân anh... Các tay "anh chị" du đãng từ đó không dám vào trường quậy phá nữa".
Thế mới biết muốn dạy tốt, người giáo viên đối với học sinh không chỉ là bậc thầy về kiến thức, đạo đức... mà có những lúc còn phải là cao thủ... ở những lĩnh vực khác. Nghề thầy giáo khó lắm thay.

Truyện Cài hoa vào quá khứ Giới thiệu một nét đẹp trong sự nghiệp "Trồng người". ... Những truyện ngắn liên hoàn Hát quốc ca Cái chết của con đà điểu Một kỷ niệm để đời Lỗ thủng trên áo thầy Trống suy tưởng Viết văn bằng phương pháp địa lý Lại nói về cái bìa vở Tên... cúng cơm Vợ tôi nói đúng Con số 6 viết ngược Rắn là loài bò "L" và "N" Từ một đoạn ống rạ Trách ai Xin được mũ ni che tai Sợi lông chân con ruồi Chồng là do mình tạo nên Lời phê Lời chào cao hơn... tiếng còi! Thế mà cũng lên mặt báo Tiếng đế... Có thể không diễn biến xấu như thế Nước mắt của nó đấy Văn... thị trường, các em đừng chấp Mùa hè trong mùa... Hạ Nếu không có lá thư của tòa soạn Nếu không, để đâu cho hết học... "giả" Vì sao trống trường không đánh được Sao tôi nỡ làm thế "Học hè" Em chưa từng viết những chữ nào như thế !!!360_72.htm!!! Đã xem 681488 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Vì sao Cu Tý "tè" ra lớp

--!!tach_noi_dung!!--
Trong một truyện ngắn đăng trên báo Giáo Dục và Thời Đại viết về trẻ lớp 1 có một chi tiết thú vị. Để các cháu đỡ "bậy" ra lớp, ra quần, cô giáo phụ trách đã phải quy định là cháu nào "đại tiểu tiện" thì cứ việc tự do ra khỏi lớp, không cần phải xin phép gì cả. Tức là để tránh những thủ tục phiền hà làm cho trẻ sợ sệt, ngại ngần. Vậy mà cu Tí vẫn cứ tè bậy như thường. Thì ra cu cậu không hiểu nghĩa chữ "đại tiểu tiện" là gì.
Đọc chi tiết này, lại nhớ đến mẩu chuyện vui. Có một vị trưởng giả, không muốn dùng ngôn ngữ thường ngày mà ông cho là dung tục quê mùa, nên đã bắt người hầu phòng phải nói và nghe theo "ngôn ngữ" do chính ông cải biên, sáng tạo ra. Ví dụ: ngọn lửa thì gọi là Con gà trống có mào đỏ. Ông ta là ngài của tất cả các ngài; nước là cái ao trong xanh; cái rèm là áng mây mềm mại trước đầu ngọn gió... Thế là, bữa nọ, khi ông ta đang ngủ say thì bị người hầu phòng gõ cửa dồn dập. Anh ta vừa nghĩ vừa ấp úng nói: "Thưa ngài của... tất cả... các ngài... con gà trống... có... mào đỏ... đã... thè cái lưỡi thần kỳ liếm vào áng mây mềm mại trước đầu ngọn gió... Thưa ngài của tất cả các ngài... Con đã lấy cái ao trong xanh... nhưng...".
Khi anh hầu phòng nói hết câu và vị trưởng giả kia nghe thủng được câu chuyện thì ôi thôi, căn nhà của ông ta đã bị thiêu sạch sành sanh rồi.
Hai câu chuyện, hai đối tượng, hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều cùng chung là nạn nhân của những ngôn ngữ không phải là của mình...
Bài học này đâu phải chỉ dành cho cô giáo lớp 1 và vị trưởng giả xa lạ kia!
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: www.binhthuan.gov.vn
Được bạn: Thái Nhi đưa lên
vào ngày: 22 tháng 11 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--