Phần hai
(bút ký về một chuyến đi có thật)

Riêng về Nguyễn Huệ cũng có ý kiến cho rằng đánh ngoại xâm nhưng không mang lại hạnh phúc cho nhân dân chưa phải là anh hùng. Nguyễn Huệ chưa lên ngôi đã giết tướng, nếu làm vua lâu dài chưa chắc đã hơn gì Lê Lợi. Ơ' Quy Nhơn người ta yêu mến Nguyễn Nhạc hơn Nguyễn Huệ. Đó là một luận điểm hơi cực đoan, nhưng hãy chứng minh một cách khoa học đi và sẽ tranh luận để làm sáng tỏ chứ không phải vội quy kết là nói xấu anh hùng, hạ bệ thần tượng.
Đến Hội văn nghệ Nghĩa Bình ở Quy Nhơn, lãnh đạo hội đi vắng nên dù có nhiều cán bộ ở cơ quan cũng không ai tiếp đoàn cả dù ở Pleiku đoàn đã điện về báo trước. Đoàn đến nhà riêng tìm Thanh Thảo, nhà thơ, phó chủ tịch hội. Nghe nói Thanh Thảo là phó chủ tịch hội nhưng ít khi đến cơ quan vì đang mâu thuẫn với Thu Hoài, chủ tịch hội và nội bộ lãnh đạo hội đang rất gay cấn, chia hẳn thành hai phe xung đột nhau từ mấy năm qua và hiện nay đang ở vào giai đoạn một mất một còn. Hoạt động của hội do đó hạn chế rất nhiều. Đoàn kết là một vấn đề không đơn giản nhưng đừng vội quy là văn nghệ hay mất đoàn kết. Ơ' lãnh vực nào tình trạng này cũng có thể xảy ra nhưng có nơi người ta che giấu kỹ còn anh em văn nghệ thì cứ nói huỵch toẹt ra. Vấn đề là ở chỗ đoàn kết với ai và cần phải đấu tranh chống ai, không thể đoàn kết với kẻ xấu được.
Thanh Thảo báo tin cho một số anh em văn nghệ và anh em kéo đoàn đi uống bia mừng gặp mặt. Nhiều tin tức văn nghệ nóng hổi trong nước được trao đổi và mỗi người đều có quan điểm của mình. Hóa ra nhiều người ở mọi nơi đều quan tâm đến tình hình thời sự văn nghệ hiện nay vì đó là những vấn đề nóng bỏng liên quan đến lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.
Trong khi chờ làm việc chính thức với lãnh đạo hội bạn, đoàn tranh thủ đi thăm mộ Hàn Mặc Tử vì đã đến Quy Nhơn thì không thể không viếng Hàn Mặc Tử được. Trước đó, đọc tin trên báo thấy nói mộ Hàn Mặc Tử mới được sửa sang lại, ai cũng mừng. Vừa qua có người đã làm ầm ĩ về chuyện khôi phục, đánh giá lại Hàn Mặc Tử nhưng thực ra ở miền Nam, mấy chục năm qua Hàn Mặc Tử không hề bị hiểu lầm,"hạ giá", mà Hàn vẫn là một trong những nhà thơ được yêu mến nhất, thơ Hàn nhiều lần được tái bản, trong sổ tay người yêu thơ nào cũng có thơ Hàn. Những dòng thơ viết bằng máu, bằng hồn, bằng não của nhà thơ đau thương bạc mệnh đã làm rung chuyển mọi tâm hồn đa cảm:
Ôi điên cuồng, ôi rồ dại, rồ dại
Ta cắm thuyền chính giữa mảnh hồn ta
Không ngờ chuyến đi thăm mộ Hàn lần này đã để lại nhiều dư vị cay đắng. Cùng đi với đoàn có Trần Hinh, làm thơ, viết nhạc, phó giám đốc Sở giao thông vận tải, nguyên đại biểu quốc hội, một người có tâm hồn văn nghệ và rất phóng khoáng.
Mộ Hàn chỉ cách trung tâm thị xã khoảng bốn cây số, nằm ven bờ biển. Đầu đường lên dốc đến mộ có tấm bảng lớn ghi: Ghềnh Ráng, danh lam thắng cảnh được nhà nước xếp hạng. Nghiêm cấm chặt cây, đào đá...
Con đường lổn nhổn đá sỏi, nước xói thành hào sâu ngay giữa đường, có một chiếc tải và mấy công nhân đang lấy đất bên lề đường, cạnh đó hai người đang san lấp đá mặt bằng, có vẻ như để làm nền dựng quán.
Trên đầu dốc là một cổng lớn có bảng đề"Doanh trại quân đội nhân dân", tấm bảng méo mó, gẫy gập nhiều khúc. Anh em đi vào bằng cách lách mình qua một cánh cổng lớn khép hờ làm bằng khung sắt và lưới B40. Bên trong, mấy căn nhà làm bằng tôn Mỹ, cả vách lẫn mái, có rào lưới sắt chống B40 và kẽm gai, cao chớn chở.
Qua cổng mới đi mấy bước, một sĩ quan mang quân hàm đại úy đi ra xua tay không cho vào, yêu cầu đi đường vòng phía ngoài vì đây là khu vực cấm. Trần Hinh nói từ trước vẫn đi lối này và có ông cụ ở Hà Nội mới vào muốn đi thăm mộ Hàn Mặc Tử nhưng viên sĩ quan vẫn kiên quyết từ chối. Vì bị xua đuổi rất gắt nên anh em không ai muốn nói gi thêm và đành ra cổng đi vòng ngõ khác. Ngõ mới này là một đường dốc gập ghềnh, hai bên rào kẽm gai công-xéc-ti-na của Mỹ ba bốn lớp dầy đặc. Bảo Cự nói đùa:"Ai muốn đến với nhà thơ chân chính phải đi qua con đường sạn đạo". Thế nhưng đi đến nửa dốc thì đường tắc, kẽm gai vây hãm tất cả. Thấy có một chỗ kẽm gai thưa anh em đang bàn đạp rào sang nhưng một ông già, đang đứng cuốc cỏ lúa bên kia rào lên tiếng ngăn cản. Trần Hinh nói: "Có ông cụ bạn của Hàn Mặc Tử ở xa vào thăm mộ". Ông già trả lời ngay: "Mộ bạn chứ mộ cha cũng phải đi đường kia, đạp hư lúa ai chịu? "
Anh em ai cũng điếng người không sao đối đáp được. Mặc dù mộ Hàn chỉ cách đó vài chục mét nhưng không cách nào vào được, anh em đã phải trở xuống và quyết định bằng mọi cách phải đi vào bằng cổng doanh trại vì nhà nước đã có bảng đề đây là danh lam thắng cảnh được xếp hạng. Bùi Minh Quốc rất tức giận, lấy thẻ nhà báo ra đi tìm chỉ huy đơn vị. Người chỉ huy lại chính là viên sĩ quan đã ngăn cản không cho đoàn đi lúc đầu. Sau này kể lại, Bùi Minh Quốc nói rằng đã tự giới thiệu mình là nhà thơ, giới thiệu anh em trong đoàn, nói về Hàn Mặc Tử nhưng thuyết phục mãi viên sĩ quan vẫn khăng khăng không nghe bảo vì lý do bảo vệ an ninh doanh trại. Quốc nói nếu vì lý do an ninh thì có thể cử chiến sĩ cùng đi để bảo vệ. Cuối cùng viên sĩ quan đồng ý cho một chiến sĩ dẫn đi nhưng phải đi vòng đường dưới. Trong khi Quốc vào làm việc thì anh em trong đoàn đã đi đến mộ Hàn, chỉ cách đó 20 mét và không có một chướng ngại nào cả. Chiến sĩ dẫn Quốc đi tắt cũng theo lối chúng tôi vừa đi vì anh biết đường dưới đã bị rào không đi được.
Chúng tôi đã đến với mộ Hàn như thế. Việc này xảy ra lúc 9 giờ ngày 17-11-1988.
Mộ Hàn Mặc Tử chưa hề được sửa sang như tin báo đăng. Tượng mẹ Maria đứng giơ hai tay trên !!!363_2.htm!!! Đã xem 12887 lần.