Phần 3
Chương 29

Năm 1956, sau khi từ Liên-xô trở về Giang Thanh mắc căn bệnh u uất. Bà nghĩ rằng, bệnh ung thu cổ tử cung của bà lại tái phát, rằng bà có khối u ở gan, ở dạ dày và trong não, rằng cơ thể bà như đang bị bệnh tật tàn phá. Ngoài ra bà còn cảm thấy trong tai bà như có tiếng chuông kêu. Bà không chịu được cả ánh sáng lẫn tiếng động, gió lùa cũng khiến bà kêu ca, bà ăn không ngon, ngủ không yên. Thế là trước khi uống thuốc chữa bệnh, bà dùng thuốc ngủ, lần khác bà uống thuốc chữa bệnh trước, rồi mới dùng thuốc ngủ. Sau bà cho rằng các loại thuốc công nhau, loại thuốc bà uống sau phản ứng với loại thuốc uống trước. Bà ghiền thuốc ngủ, nghiện thuốc Tây và nghiện cả các chứng bệnh của bà. Nhưng việc điều trị bằng cách chiếu tia đã làm cho bà hoàn toàn khỏi bệnh ung thư.
Khi bà cùng sống với Mao, tôi lại phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của bà và buộc phải cẩn thận với những lời phàn nàn của bà.
Qua vài lần xét nghiệm máu sau khi bà từ Moskva trở về, tôi phát hiện ra một điều hơi khác thường trong mẫu máu của bà tôi chắc mẩm không có gì hệ trọng. Điều đó chỉ là những biểu hiện thích nghi của cơ thể sau khi được chiếu tia. Thế nhưng Giang Thanh đã phản ứng thật kỳ quặc. Tôi muốn trấn an bà bằng cách để một số bác sĩ nổi tiếng nhất ở trong nước khám bệnh cho bà. Ngay sau khi tôi lên đường đi vào thế giới công việc đầy khó khăn này thì Ban y tế trung ương, một bộ phận trực thuộc bộ y tế chuyên chăm sóc sức khỏe cho những chính trị gia cao cấp nhất, đã phái một số chuyên gia dưới sự chỉ đạo của tôi, tiến hành một cuộc khám bệnh kỹ lưỡng đối với tất cả các căn bệnh khả nghi của Giang Thanh. Công việc này kéo dài suốt hai tuần liền, vì trong thời gian đó Giang Thanh đã tỏ ra ngang ngược, thay đổi thời hạn theo ý bà, trịch thượng đối với các bác sĩ và sai khiến họ như những kẻ tôi tớ của bà. Sau khi việc chẩn đoán bệnh kết thúc, tôi đã tập họp các bác sĩ lại. Tất cả chúng tôi đều đi đến một kết luận: Giang Thanh không heef có bệnh. Bệnh ung thư của bà đã được chữa khỏi hoàn toàn, màu máu của bà gần như đã bình thường. Và thực tế là 20 năm sau, từ đầu năm 1957 đến khi bị bắt giam bà vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Chỉ có một vấn đề mà tất cả chúng tôi đều nhất trí, đó là bản tính tâm lý của bà. Tôi có thể hiểu được vấn đề này đã phát sinh như thế nào. Giang Thanh lo cho sức khỏe của bà, trong khi bà ít hiểu biết về cơ thể con người. Thêm vào đó, bà vốn đa nghi và thiếu tự chủ, bà chẳng tin một ai kể cả các bác sĩ của bà. Có tính đanh đá ích kỷ, bà xua đuổi tất cả những người mà đáng lẽ có thể là bạn của bà và người ta cũng không thể xem mối quan hệ của bà với Mao là bình thường. Cuộc sống cách biệt càng làm bà thêm sợ hãi. Chúng tôi chỉ có thể gọi căn bệnh tâm lý của bà là suy nhược thần kinh chung chung. Nhưng chúng tôi là những nhà y khoa, những chuyên gia về những trục trặc của cơ thể con người. Nên chúng tôi không thể giải quyết nói vấn đề tâm lý của Giang Thanh. Chúng tôi đã soạn một báo cáo rồi gửi cho cả Mao lẫn Giang Thanh. Chúng tôi đã trình bày rằng chúng tôi đã xem xét toàn bộ tình trạng sức khỏe của nữ đồng chí Giang Thanh, rằng việc điều trị bằng cách chiếu tia đã thành công và đồng chí Giang Thanh đã hồi phục. Chúng tôi khuyên bà nên tăng thêm lượng vitamin để nâng cao tính đề kháng cho cho cơ thể và khuyến khích bà hãy tham gia các hoạt động văn hóa văn chương và thể thao.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khuyên bà phải quan hệ xã hội nhiều hơn nữa và lao động cho khuây khỏa. Lời khuyên sau cùng hoàn toàn là một sự nhã nhặn, vì Giang Thanh chẳng có gì để mà làm. Đó cũng là một nguyên nhân gây nên căn bệnh tâm lý của bà. Giang Thanhh bác bỏ bàn báo cáo và văn khẳng định là bà dang mắc bệnh nặng. Theo bà các bác sĩ hoặc là những kẻ ngu dốt, hoặc là những tên lừa đảo. Bà ra lệnh cho chúng tôi phải viết lại bản báo cáo. Chúng tôi lại họp lần nữa, tuy nhiên lần này không phải để bàn về sức khỏe của bà. Chúng tôi phải viết một bán báo cáo mà một mặt nó có thể cho Giang Thanh biết được những nhận định của chúng tôi, mặt khác bà có thể chấp nhận được nó. Cuối cùng, chúng tôi quyết định một phương án điều trị dần từng bước căn bệnh suy nhược thần kinh của bà một cách thoải mái. Những triệu chứng khiến bà khó chịu là kết quả của việc gia tăng một cách tự nhiên căn bệnh suy nhược thần kinh. Nhưng Giang Thanh cũng chẳng thích gì bản báo cáo này. Bà yêu cầu: Các đồng chí có thể đảm bảo trong tương lại tôi cũng không mắc bệnh chứ. Thật phi lý, vì tất nhiên chẳng ai dám bảo đảm với bà điều đó. Bà còn cho báo cáo này quá trừu tượng. Chúng tôi phải lập tức biến những đề nghị bà tham gia các hoạt động văn chương và thể thao thành một thời gian biểu hàng tuần với những thời hạn quy định.
Chúng tôi khuyên bà đi xem phim, đi nghe nhạc, trau dồi nghệ thuật nhiếp ảnh của bà và tham gia các buổi khiêu vũ, hòa nhạc. Bà cũng nên tập Thái Cực quyền, một môn võ cổ truyền. Thái cực quyền đòi hỏi sự tập trung cao trong việc chế ngự hơi ởn và cử động. Chúng tôi nghĩ môn thể thao này sẽ giúp Giang Thanh trầm tĩnh hơn. Mao có vẻ hoài nghi, nhưng ông cũng đồng ý nên để bà thử xem sao. Ban y tế đã tìm được một sư phụ là ông Cố, người được ban thể thao Thượng Hải giới thiệu. Ông bắt đầu bằng những buổi luyện tập hàng ngày các kỹ thuật cơ bản. Mao và vợ đến nghỉ vài tuần tại một nhà nghỉ ở ngoại ô phía tây thành phố Bắc Kinh. Khu nhà này dành cho các các bộ cao cấp của đảng, được gọi là Lục tân lầu. ở đó tôi cũng giúp Cố trong các buổi tập hàng ngày. Giang Thanh đã thực sự tỏ ra cố gắng học Thái cực quyền nhưng bà một một học trò tồi. Cố là một người rất thận trọng và dè đặt. Tuy nhiên, ông coi trọng môn võ của ông, nên cả vợ của Chủ tịch. Ông cũng đề nghị phải tuân thủ nghiêm ngặt. Giang Thanh tỏ ra tức giận mỗi khi bị ông sửa tư thế hoặc cách thở. Tôi đã phải khuyên can ông đừng có thá!!!368_31.htm!!! Đã xem 959669 lần.


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

Truyện Bác Sĩ riêng của Mao ---~~~cungtacgia~~~--- !!!368_32.htm!!! là từ các tài liệu mật mà ông, các bạn ông và những thư ký chính trị cấp dưới ở khắp nơi ở Trung quốc có được. Ông biết hết các công xã nhân dân mới. Tuy nhiên ông vẫn tỏ ra nghi ngờ.
Điền lấy thí dụ, năm 1956, nông dân đã kêu ca là việc quá vội vã trong việc triển khai hoạt động của các hợp tác xã cấp cao. Việc quản lý các hợp tác xã ở các cơ quan cấp thấp vẫn chưa được bố trí, thì người ta đã nâng cấp các hợp tác xã. Bây giờ chúng ta lại tìm cách áp dụng một cơ cấu tổ chức cao hơn nữa là công xã nhân dân. Theo ý ông, người ta chưa biết công xã nhân dán sẽ có hiệu quả kinh tế hay không, những những người lãnh đạo đảng ở các tỉnh vẫn lợi dụng công xã để lấy lòng Chủ tịch. Do Mao kích động trong cuộc họp ở Thành Đô và ở Nam Ninh, các vị lãnh đạo các tỉnh cố tỏ ra họ triệt để thực hiện nghị quyết. Họ nghĩ ra đủ mọi mánh khóe để thu hút được sự chú ý từ Bắc Kinh và họ phát động một chiến dịch ganh đua cuồng dại nhằm đạt tỉ lệ tăng trưởng sản xuất cao nhất. Ai cũng muốn mình dẫn đầu. Điền Gia Anh khuyên tôi hãy trực tiếp theo dõi việc này.
Sau bữa ăn trưa, tôi gói ghém đồ đạc chuẩn bị cho chuyến công du ngày mai. Sau đó rồi chợp mắt một chút. Nhưng tôi đã thức giấc từ lúc ba giờ sáng cho đến giờ. 19 giờ, anh vệ sĩ Tiểu Lý của Mao đánh thức tôi dậy. Chủ tịch muốn gặp tôi. Cả Diệp Tử Long cũng như Giang Thanh đều đã nói chuyện với Mao. Mao nói. Tôi đã quyết định đích thân đi thị sát tình hình. Vài ngày nữa chúng ta sẽ khởi hành. Tôi muốn đi thăm rất nhiêu nơi. Đồng chí hãy chuẩn bị và đưa theo một nữ trợ lý, nếu đồng chí cần người giúp đỡ. Theo lời Mao, Hoàng Thụ Trạch không đi. Thay vào đó, Mao cần một nữ y tá. Ông vẫn thường dùng nhân sâm do tôi kê đơn để ông khỏi bị liệt dương. Nhân sâm được các y tá sắc theo phương pháp cổ truyền, tức là nấu với nước thành một loại thuốc uống. Tôi đề nghị đưa theo Ngô Từ Tuấn, người đã từng cùng đi với chúng tôi sang Moskva.
Mao nhắc tôi, chuyến đi này phải được giữ tuyệt đối bí mật. Nhiệm vụ của tôi không phải chỉ là bác sĩ riêng cho ông. Mà ông còn cho rằng: Đối với những nhân viên y tế, không nên chỉ trói buộc họ trong việc chữa bệnh. ông không muốn tôi sống cách biệt với xã hội bên ngoài, nhất là khi trong xã hội đang có một biến cố quan trọng như thế. Phải tìm hiểu xem biến cố này sẽ làm con người thay đổi như thế nào. Chúng tôi sẽ xem xét mỗi công xã nhân dân có những đặc điểm mang tính nguyên tắc xã hội chủ nghĩa như thế nào. Hai ngày sau, chúng tôi rời Bắc Đới Hà với con tàu sang trọng dành riêng cho Mao. Phần vì thách thức Khơ-rút-sốp, phần do ngẫu hứng bởi tác dụng của tân được, nhưng cũng do cả bàn tính hiếu kỳ bẩm sinh của Mao, nên chuyến thanh tra kỳ thú mà Mao thực hiện đã bắt đầu như vậy
Con tàu của chúng tôi xuôi về phía Nam Cuộc thăm dò xã hội này từ đầu đã được hiểu như vậy thật đặc biệt. Thế là chiến dịch đại nhảy vọt đã bắt đầu.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--