NHìN LạI CUộC CHIếN TRANH
Phần 1
HỏI Và TRả LờI VớI CáC CựU CHiếN BINH VIệT NAM, HOA Kỳ, úC, PHáP...

Cách đánh của tên lửa ra sao?
Mắc Na-ma-ra, nguyên bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ trong thời kì chiến tranh Việt nam, tác giả của "hàng rào điện tử Mắc Na-ma-ra" nổi tiếng.
Có thể nói tỉ lệ máy bay Mỹ bị tên lửa ở miền Bắc hạ là cao nhất, chừng 60%. Đó là tên lửa SAM-2 và nhất là SAM-3 do Liên xô chế tạo. Chúng tôi đã sơn phủ màu xanh và nâu loang lổ trên màu bạc vốn có để ngụy trang. Tên lửa thường được đặt trong ụ công sự, bố trí trên trận địa theo hình tam giác, cách nhau hai, ba kilômét, mỗi trận địa có một xe chỉ huy nối liền với ra-đa. Cái khó nhất của đơn vị tên lửa là máy bay Mỹ thả rất nhiều bó kim loại trải dài và rộng trên trời, làm thành những mục tiêu giả lấp lánh trên màn ra-đa. Rất khó phân biệt chấm nào là của máy bay, chấm nào là của các giải nhiễu. Các chiến sĩ ra-đa, đặc biệt là chiến sĩ tìm mục tiêu trên màn huỳnh quang phải rất nhạy cảm, tích lũy kinh nghiệm lâu ngày, tinh nhạy để "tóm" được mục tiêu thật giữa những chấm hỗn loạn ấy. Họ luyện tập rất kỳ công đôi mắt phân biệt thật-giả mà mắt thường khó làm được. Lại phải hiểu quy luật của đường bay của đối phương, đội hình bay của những F-105, F-4, B-52... độ giãn cách, tốc độ... để sớm nhận ra và bám chặt mục tiêu. Cũng phải hiểu đường bay của máy bay Mỹ là thường phóng đến các điểm chuẩn để đi vào hoặc đi ra vùng châu thổ sông Hồng, vào cửa ngõ thủ đô Hà Nội, chẳng hạn như bay đến điểm chuẩn là đỉnh núi Tam đảo, Ba Vì, hoặc ngã ba sông Lô và sông Thao, cửa sông Hồng... theo lời khai của phi công Mỹ bị bắt. Các chiến sĩ ra-đa trẻ quen nhận ra mục tiêu, có nhiều kinh nghiệm là rất hiếm, rất quý, được coi là "mì chính" của đơn vị, được cho ăn gan lợn, dầu cá (để làm cho mắt tinh), được uống hạt "khải tử" (thuốc Bắc) cũng để sáng mắt.
Khi mục tiêu đã nhận ra rồi thì thời cơ bấm nút phóng tên lửa là quan trọng nhất. Thường hai tên lửa được phóng liên tiếp, nối đuôi nhau bay về hướng mục tiêu. Góc độ tiếp cận máy bay hẹp thì tên lửa sẽ lao theo luồng nhiệt của máy bay phun ra phía sau để tới gần mục tiêu và nổ.
Tên lửa cũng tác chiến theo cách đánh "du kích", tránh trận địa cố định, luôn di động, kết hợp tên lửa thật và trận địa tên lửa giả, tên lửa nghi binh, mang tên lửa đi phục kích, đón lõng máy bay Mỹ ở nơi nào đó theo phán đoán của chỉ huy.
Ông còn nhớ vụ Mỹ định giải thoát tù binh Mỹ ở Sơn Tây như thế nào không?
Tôi nhớ vụ đó xảy ra vào quãng tháng 11 năm 1972. Lúc bấy giờ có một trại giam phi công Mỹ ở miền Bắc đặt tại Sơn Tây. Để thu thập tài liệu cho cuốn sách đang viết là cuốn "Người hùng Mỹ chóng mặt", tôi đã phỏng vấn gần hai trăm tù binh Mỹ, hầu hết là những phi công lái máy bay.
Trước đó hai tháng, vào tháng 9.1972, tôi lên trại giam ở Sơn Tây và đã ở trại đó hai ngày. Trong trại có khoảng hơn sáu chục phi công Mỹ và tôi còn nhớ có hai người da màu, trong đó còn có một người Mỹ gốc Nhật Bản. Trận giải cứu tù binh Mỹ không thành, khi trong ba máy bay trực thăng của toán giải cứu đổ bộ xuống, có một chiếc hạ xuống sân trại giam bị vướng vào một cây bàng, nên không cất cánh lên được, đành phải bỏ lại. Ngày hôm sau tôi đã lên trại, tận mắt chứng kiến nơi bị biệt kích Mỹ tập kích. Lý do thất bại của phía Mỹ rất đơn giản là số tù binh ở trại đã được chuyển đi trước đó hơn hai tuần. Sự di chuyển này hoàn toàn nằm trong kế hoạch đã định sẵn, không phải do ý định giải cứu của Mỹ bị lộ. Qua tìm hiểu từ các tài liệu của Mỹ, tôi được biết tình báo trên mặt đất của họ rất yếu. Phía Mỹ chỉ dựa vào ảnh chụp được qua máy bay do thám của họ để phân tích, phán đoán ở vùng đó có một trại giam và có người Mỹ ở đó và họ đã quyết định giải cứu. Kế hoạch giải cứu được tổ chức, chuẩn bị rất công phu. Họ đắp sa bàn qua bản đồ khu vực Sơn Tây có trại giam, lập mô hình giống hệt với thực địa, nơi đổ quân giải cứu, gồm có lô cốt, nhà cửa, trại giam. Các đơn vị biệt kích của Mỹ đã được huấn luyện đặc biệt trên một hòn đảo bí mật. Vào lúc nửa đêm, máy bay lên thẳng của Mỹ chở quân biệt kích đi giải cứu xuất phát từ Thái Lan và bay khá cao rồi hạ xuống khu vực đổ bộ. Toán giải cứu hoạt động trong khu vực trại giam khoảng 40 phút. Do không có tình báo mặt đất nắm sát tình hình, nên trong thời gian chuẩn bị tập kích số tù binh đã được chuyển đi mà phía Mỹ vẫn không hay biết. Cuộc giải cứu không thành công, phải bỏ lại một máy bay lên thẳng và bắt mang theo ba, bốn bộ đội địa phương để khai thác tài liệu.
Qua sự kiện nói trên, chứng tỏ người Mỹ không tổ chức được mạng lưới tình báo mặt đất có hiệu quả trong thời kì chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc, để cung cấp những tin tức xác thực, giúp cho những hành động quân sự của Mỹ đạt kết quả như họ mong muốn. Kế hoạch tổ chức tập kích giải cứu tù binh Mỹ ở Sơn Tây là một bài học thấm thía đối với Mỹ.
Cuộc chiến của Mỹ ớ Việt nam là bật khả thắng (unwinnable). Một số người nhận định như thế. Ngay cả ông Mắc Na-ma-ra[6] và học giả Sten-/ây Kanốp cũng vậy. Còn ông?
Có điểm tôi đồng ý và cũng có điểm tôi không đồng ý!
Cuộc chiến tranh ở Việt nam đối với Mỹ không thể giành được chiến thắng, vì trước hết là về mặt chính trị. Chính quyền ở miền Nam do Pháp dựng lên trong một cuộc chiến tranh chiếm lại thuộc địa: nhân dân cả hai miền Bắc và Nam lúc đầu đều tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bảo Đại rồi Ngô Đình Diệm đều là vua, quan thời thuộc địa. Mỹ đã thế chân Pháp sau khi nhận gánh phần chính chi phí của cuộc chiến tranh của Pháp. Do đó chính quyền Ngô Đình Diệm rất khó có danh nghĩa "yêu nước", "cách mạng, "d
  • Phụ lục 2: (Do bạn đọc bổ xung)
  • Phụ lục 3 Do bạn đọc bổ xung
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!369_11.htm!!!!!!369_2.htm!!! Đã xem 109279 lần.


    Nguồn: Mõ hà nội
    Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
    vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

    Truyện Mây mù thế kỷ ---~~~cungtacgia~~~---
    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Mõ hà nội
    Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
    vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--