Chuyện kể đêm giao thừa

Cuối năm Tân Sửu 1961.
Sau những ngày vất vả, vừa mới xuôi bè trên sông Mã đầy ghềnh thác, lại đã ngược sông Đà hung bạo để đi vào chốn sơn lâm kiếm sống như một người thợ rừng thực thụ, bố tôi trở về quê trước Tết Nhâm Dần 1962 ba ngày.
Trước lúc về nhà, người còn kịp rẽ vào phiên chợ Chùa cuối năm, mua mười bó lá dong xanh, ba ống giang bánh tẻ. Dĩ nhiên, bố không quên mua cho anh em tôi một gói kẹo gừng cay.
Mặc cho bố u tôi mừng mừng tủi tủi trong lúc gặp lại nhau, tôi và anh Trung chạy tót ra ngõ, ngồi tựa lưng vào cây rơm trâu tránh gíó bấc, nhai kẹo rau ráu. Rồi toe toét cười, bấm đốt ngón tay, nhẩm tính với nhau, năm nay bố gói không dưới ba chục cái bánh chưng. Vị chi là ba mươi bơ gạo nếp cái hoa vàng, sáu bơ đậu xanh, và ít nhất cũng tốn sáu cân thịt lợn. Tết to quá! Không khéo, tiền mừng tuổi cuả đám trẻ con lên tới một đồng chăng?
Hôm sau. Bố ngồi chẻ lạt. Thi thoảng, mắt người lại hướng lên mái nhà gianh. U đong đủ gạo nếp, xay đậu; rồi, cắp rá ra ngồi trên chiếc cầu ao ghép bằng bảy cây tre, vo gạo, đãi đậu.
Hai anh em tôi rủ nhau đem lá dong ra sông rửa sạch từng chiếc một. Ôm lá về nhà, hai đứa vừa lấy khăn lau cho lá khô, vừa nháy nháy mắt nhìn về phía chuồng lợn. Chú lợn ỉ u tôi cám bã mấy tháng liền nay đã tròn căng, tết này chắc chắn sẽ được hóa kiếp để được nằm giữa nếp cái hoa vàng và đậu xanh đầu vụ đây!
Tôi mơ màng, tưởng tượng ra mọi thứ đồ dâng cúng bố sẽ xếp trên ban thờ. Hai bên ban thờ, sau đôi song bình gia bảo, một cắm thanh gươm bằng gỗ, một cắm cây bút lông cách điệu quen thuộc sẽ là hai đệp bánh chưng xếp cao. Rồi thì cái thủ lợn đặt trên mâm xôi gấc đỏ xẫm. Lại nữa, bát hương chi chít những thân nhang, tàn uốn cong báo vận may, nghi ngút toả khói thiêng, thơm hương trầm rừng Mường Lát, làm mờ mờ ảo ảo cả cuốn bài vị đã bị nhuộm vàng bởi màu cuả thời gian...
Sáng ba mươi. Ngay từ lúc còn tờ mờ đất, tôi đã nghe thấy tiếng chú Thả oang oang từ ngoài ngõ, hỏi u tôi đã nấu xong nồi bảy nước sôi chưa. Tôi và anh Trung vùng khỏi chăn, co ro chạy xuống bếp, xem chú xắn quần móng heo, lội vào chuồng lợn. Chú Thả xua xua tay, miệng xuỳ xuỳ mấy tiếng. Con lợn hoảng hồn, chạy quẩn, lao về phía chú. Chỉ chờ có thế, nhanh như cắt, chú Thả nắm ngoéo lấy hai chân sau cuả con vật, hất nó nằm chỏng trơ trên ổ rạ, trói nghiến lại. Xong việc, chú cười hề hề, bảo võ đả hổ gia truyền dùng bắt lợn để mổ, hơi phí, nhưng được việc!
Bố tôi là trưởng tộc. Vì thế, bữa cúng tất niên nhà tôi làm vào buổi trưa. Mâm cúng độc một cỗ lòng. Cô, dì, chú, bác, cháu, chắt đông đủ cả, tịnh không thiếu một ai...
Mọi người rất lấy làm lạ! Bởi thấy bố tôi, sau khi lầm rầm cầu khấn những lời thành kính trước bàn thờ tiên tổ, bỗng đưa tay cởi tất cả các cúc aó, phanh ra bộ ngực còn đỏ hỏn những vết sâu và sắc như bị dao chém! Kinh hoàng hơn, ai nấy đều lắc đầu, không hiểu vì sao bố tôi lại dám tự tay treo một bức tranh hổ lên bức tường phía tây nhà, xéo với bàn thờ tổ? Song, vốn biết tính bố làm việc gì cũng tính toán trước đến nát cả óc, ắt không thể làm điều gì thất lễ, mọi người quay sang hỏi nhỏ chú Thả. Năm rồi, chú theo bố tôi lên rừng, đi bè có dễ tới mấy đợt; chú có thể ít nhiều hiểu được điều uẩn khúc bố tôi muốn nói trước tổ tiên chăng? Nghe mọi người hỏi, chú Thả nhìn nhanh về phía bố tôi, khẽ lắc đầu, không dám ho he một tiếng nhỏ...
Buổi tối. Cũng như những đêm trừ tịch thiêng liêng trước đó, trong lúc cả nhà quây quần bên nồi bánh chưng nghi ngút khói xanh, anh em tôi lại chăm chú chờ nghe một câu chuyện vốn đã thuộc nằm lòng mà bố tôi thường kể bằng một giọng xúc động lạ thường. Chuyện "Thần làng mùa lũ"! Chuyện người trong những tháng năm trời làm lũ lụt, bụng thì đói, nhưng lòng thành trước trời đất, tổ tiên thì rộng lớn vô cùng!
Chờ cho than đã đượm, nồi bánh chưng bắt đầu lục ục, reo lên những tiếng trầm đục, bố tôi bảo:
- Bố tin là chuyện những năm trước, các con hẳn chưa quên, không phải nhắc lại nữa! Riêng năm nay, bố muốn kể cho các con nghe một câu chuyện mới. Chuyện bố gặp hổ...
- Bố bị hổ vồ phải không? Anh Trung tôi không nén được tò mò, hỏi.
- Không phải! - Bố tôi cười- Thực ra thì bố đã cứu được ba mẹ con hổ!
- Thật vậy ư bố? Tôi hỏi.
Bố tôi lại cười, nửa kín nửa hở:
- Nhưng chính cha cuả hai con hổ con kia cũng đã trả ơn bố! Lạ không?
Cậy bé nhất nhà, tôi làm nũng, sà vào lòng bố, luồn tay qua áo, mân mê những vết sẹo nhẵn thín hằn sâu trên ngực người.
Chất thêm củi vào bếp, bố tôi bắt đầu kể.
"Một câu chuyện khó tin!", tôi đã nghĩ như vậy khi bố bảo mèo, báo, hổ vốn là anh em ruột trong một nhà. Ban đầu, chúng là bạn tốt, sống thân thiện với người. Đi săn về, chúng thường chia thịt các con mồi kiếm được cho người dùng làm thức ăn. Mèo là em út nhưng tinh ranh, suốt ngày nằm cạnh bếp chờ hai anh. Hắn ít vận động nên thân thể cứ teo dần. Chỉ có tính nịnh người thì ngày càng lớn. Chính cụ tằng tổ một trăm lẻ tám đời nhà tôi, vì tin lời mèo bé mà lần lượt đuổi hai con mèo lớn vào rừng. Trở về rừng xanh, sống cuộc đời cuả kẻ tự do đích thực, hai con mèo kia đã trở thành hổ và báo, chúa tể chốn sơn lâm. Tuy nhiên, chúng không quên nổi những gì đã học được ở con người. Vì vậy, vợ chồng hổ báo cũng biết yêu thương nhau thắm thiết; hổ báo con cũng được sống trong sự chở che, nuôi dạy chu đáo, tận tình cuả cha mẹ chúng...Có lẽ vì thế chăng mà cả nhà tôi đã thoát chết?
Bố tôi kể, năm Ca!!!4037_18.htm!!! Đã xem 63153 lần.


Bài thơ một chữ