Sân võ trên sạp thuyền

Làng Cọp Râu Trắng có nhiều tay võ cha truyền con nối. Đi ra biển chạm trán với đầ sóng ngọn gió và kình ngư không thể không giỏi võ.
Hàng năm, làng cho các tay võ tỉ thí để chọn "đầu" võ. Trong các cuộc tỉ thí điều cấm đối với người thắng cuộc là không làm đối phương chết hoặc bị thương.
Người thắng cuộc phài trổ miếng hay riêng của mình. Sân đấu để chọn "đầu" võ là sạp thuyền đang trên dóng. Trong cuộc tỉ thí, các tay đấu không được làm thuyền chao, thuyền chìm. Người thắng cuộc không được ra ngoài cái sân võ tám thước vuông theo qui định. Người xem những cuộc tỉ thí được ngồi trên các mạn thuyền vây quanh sân võ.
Năm đó, chọn "đầu" nhất trong thất hùng tinh võ. Ba tay đấu được vào sân. Tay thứ nhất có thế võ roi cá đuối là thầy Ba Siêu, biệt hiệu Linh Ngư. Tay thứ hai có miếng võ phóng đầu tôm là chú Tám Trào, biệt hiệu Xảo Ngư. Tay thứ ba có đòn xỏa túi mực là bác Sáu Ngưu, biệt hiệu Thuật Ma Ngư. Cả ba thuộc hàng nhị tam trong thất hùng tinh.
Bắt đầu vào sân sau tiếng trống lệnh. Từ trong các sạp thuyền người xem tỉ thí bác Sáu Ngưu nhảy lên trước tiên. Sân võ đang bị sóng giồi lên xuống. Sáu Ngưu người như được nhuộm màu đen, hai chân to như hai cột trụ đứng tạo thế để ghìm sân võ cân bằng.
Giữa lúc Sáu Ngưu diễu võ dương oai thì bất ngờ Tám Trào từ phía hàng thuyền bên kia bay vào cuộc đấu. Cái phóng đầu tôm nhanh như cắt của Tám Trào làm đòn xỏa túi mực của Sáu Ngưu không kịp trở tay. Cái bóng đen trùi trũi với mấy ngón xoay mình loang loáng như xỏa túi mực của Sáu Ngưu không có hiệu quả.
Còn Tám Trào người tròn, da như nhuộm màu đỏ lửa, hai tay như hai chiếc càng gọng cua, đầu thắt khăn đỏ tới tấp lao vào để khóa chặt đòn xỏa túi mực của Thuật Ma Ngư. May cũng nhờ huật ma màu đen mực của Sáu Ngưu di động không hình, không dáng nên tránh được những đòn hiểm của Xảo Ngư.
Tám Trào định cúi đầu chào nhận niềm vui của người chiến thắng, bất ngờ từ trong sóng biển vọt lên, rồi liên tiếp hai chân thả dài quất đòn vun vút. Tiếng người xem reo hò vang dậy.
- Linh ngư, roi cá đuối vào cuộc rồi.
Phóng đầu tôm định trả miếng bằng năm cú đá của thế võ gia truyền "Ngũ hộ liên hoàn cước" để sau đó dùng "miếng" cuối phóng đầu tôm là thế riêng gia bảo của "tam bộ liên hoàn thủ" triệt cứng đối phương. Trước thế hiểm, xảo thuật Linh Ngư roi cá đuối nhào xuống như một vệt khói. Rồi trong nháy mắt đôi chân dài như một cặp roi lợi hại từ mạn thuyền quất lên trót trót, trót là "phóng đầu tôm" loạng choạng. Không kịp nữa rồi, đôi chân dài biến hóa mới đó như roi cá đuối phóng tới với ngón "khổng tam bộ liên hoàn cước" của thầy Ba Siêu làm Tám Trào không đứng vững được nữa.
Tiếng vỗ tay như pháp cổ mừng thế võ roi cá đuối thắng cuộc. Thầy Ba Siêu định bước tới cột buồm giữa làn sóng đang ập tới, thì từ dưới khoang thuyền một người bước lên từng bước chắc nịch. Người ấy có đôi chân đứng không giạng, cổ chân cổ tay và bụng quấn nhiều vòng dây neo.
Người xem lúc này cũng nằm rạp trên các sạp thuyền vì sóng lớn làm chao đảo để nhìn kỹ người đang đứng giữa sân võ là ai. Liệu thế võ roi cá đuối có vào cuộc nữa không, với miếng "roi" làm đôi chân đứng vững trên sóng. Và kia, thầy Ba Siêu trở ra sân, nhưng thầy đi cũng không vững nữa.
Thầy định giở ngón roi, nhưng hai chân lại không theo ý định của thầy... Bất ngờ, người có những bước đi chắc nịch phóng tới đưa tay cho thầy Ba Siêu vịn đứng dậy. Và thoắt cái, hai cánh tay như thép nhấc thầy Ba Siêu lên giữa lúc con sóng phủ qua sạp thuyền. Lại tiếng vỗ tay reo hò của người xem bốn bên vang dậy.
- Người bắt bạch tuộc đã chiến thắng.
Con sóng lùi xa thì thầy Ba Siêu cũng vừa được đặt xuống sân võ. Người bắt bạch tuộc giọng chậm rãi:
- Thưa bà con, người chiến thắng là Linh Ngư, thầy Ba Siêu...
Nói xong người bắt bạch tuộc trở vào khoang thuyền, còn lại trên sân vỏ thầy Ba Siêu nhận những vòng hoa biển của người xem từ các sạp thuyền ném qua tới tấp. Một lúc sau, thầy Ba Siêu vòng hai tay trịnh trọng:
- Thưa bà con, trong trận đấu cuối đặc biệt này, người chiến thắng là người bắt bạch tuộc chớ không phải tôi...
Năm ấy, Linh Ngư thầy Ba Siêu biệt hiệu thế võ roi cá đuối đứng vào hàng thứ nhất trong thất hùng tinh. Còn người làm nên ấn tượng đẹp đẽ trong bà con làng Cọp Râu Trắng là người bắt bạch tuộc chứ không ai khác. trong gia phả các tay võ làng Cọp Râu Trắng ghi tỏ như vậy.

Truyện Huyền Thoại Biển Lời vào truyện Đã xem 99007 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Múa Bá Trạo

--!!tach_noi_dung!!--
Từ khi có làng Cọp Râu Trắng đã có múa bá trạo. Cứ vào lập thu trước khi ra biển, các tay nơi thả rập ràng mái chèo như múa. Những đời sau này, vào dịp lễ Xuân Thu nhị kỳ từ trò bơi rập ràng ra biển biến thành điệu múa bá trạo của làng.
Đầu riên, một già làng giỏi nghề bơi, đứng ra chọn mười tay chèo giỏi. Một già làng giỏi bắt lái chọn một người cầm lái. Ông Tổ vã mắt thuyền chọn mười hai người cầm đèn tượng trưng hai mắt thuyền. Già làng nghề xâm hình cọp trên cánh tay chọn hai người làm đầu hổ. Đủ điệu rồi nhưng chưa ai dám nghĩ ra hình dáng điệu múa bá trạoc của làng.
Thời ấy, sau cái ngày thuyền mười hai tay chèo ra đảo cú mèo biển đón bà Roong về. Vào một đêm già làng giỏi nghề bơi nằm chiêm bao thấy chiếc thuền bị gió thổi bay lên ngọn dương liễu. Quả nhiên, sau một ngày bão từ biển vào. Các ghe thuyền đều kéo lên bãi. Giữa bão người ta nghe tiếng ồ ồ trên cao giống tiếng nước réo. Vừa dứt bão thì có người báo thuyền mười hai tay chèo đi đón bà Roong về đã nằm trên ngọn cây cao tít trước sân đình làng. Đứng dưới nhìn thấy rõ dáng hình chiếc thuyền thật hùng vĩ và đẹp mắt như gợi dáng thể cho điệu múa bá trạo.
Người được chọn cho múa bá trạo phải là người giỏi bơi, giỏi lặn, giỏi đâm tôm hùm, giỏi bắt bạch tuộc... Từ khi bắt đầu tập múa đến lúc hoàn thành cũng là lúc chiếc thuyền trên ngọn cây dương chim về làm tổ, hoa nở bốn mùa, đêm mặt trời để nắng đỏ như rạng đông. Đêm tổ chức lễ múa bá trạo bỗng nhiên trên cao gió thổi ồ ồ. lát sau, có người báo thuyền mười hai tay chèo đã xuống nằm giữa sân đình.
Những đời sau này người múa bá trạo phải giỏi võ, có tinh thần cao thượng. Nhiều "Tổ", nhiều "Tài" có thế võ gà mang hiệu Nguyễn Lữ, dài hơi lặn biệt hiệu Yết Kiêu, giỏi bẻ lái mang hiệu Nguyễn Huệ... Những người nổi danh vũ dũng như Lâm Sung, Sáu Quan Vân Trường, Chín Triệu Tử Long đều có trong đội hình múa bá trạo.
Những năm đầu kháng chiến, đội du kích làng Cọp Râu Trắng hầu hết là những "bá trạo viên". Năm 1950, trận càn lớn của giặc Pháp từ biển vào nửa đêm bắt được một số anh em du kích. Trước khi rút đi, bọn giặc thấy trên cánh tay ngườu nào có xăm hình đầu cọp đều trói tro lên ngọn cây cốc. Đền giờ giặc hành hình cũng là lúc từ trên ngọn cây cốc các "Tài", các "Tổ" nói vọng xuống:
- Bà con ơi, Lữ tôi, Huệ tôi, Yết Kiêu tôi, Vân Trường tôi không đầu hàng giặc, không phản lại làng Cọp Râu Trắng, chết để giữ tiến thơm cho làng...
Cả Cây cốc rung lên như bảo thổi. Bà con bị giặc bắt đứng xung quanh cây cốc cất tiếng kêu đau đớn:
- Tư Lữ ơi, Năm Yếu Kiêu ơi, Ba Huệ ơi, Tư Vân Trường ơi, thôi hãy yên lòng nhắm mắt. Bà con làng Cọp Râu Trắng đời đời biết ơn anh em...
Một các "Tài" các "Tổ" được bà con chôn cất theo hình con thuyền của điệu múa bá trạo trong nghĩa trang làng Cọp Râu Trắng.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Minhdi
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--