Cuộc xử kiện giữa các loài chim

Công được loài chim cử làm vua. Công bèn cử Sáo làm Lý trưởng, Chèo Bẻo làm Hương kiểm, Chao Chao làm lính canh. Ngoài ra, dể đâu vào dấy, vua Công bằng ban pháp lệnh: Mỗi loài chim chỉ được dùng một thứ quả, thứ hạt hay loại sâu bọ nhất định làm thức ăn. Các loài chim đều theo, duy có Diều Hâu không nghe vì tính ăn thịt đã quen. Cậy mình khỏe, nhanh nhẹn, dữ tợn, Diều Hâu cứ bắt các loài chim non, chim yếu sức hơn mình về ăn thịt.
Bấy giờ là mùa hoa nở, lá xanh, vợ chồng chim cu đẻ được hai trứng, ấp nở hai con. Rình lúc hai vợ chồng chim Cu đi tìm mồi, Diều Hâu bắt chim Cu non ăn thịt. Chim Cu quay về nhìn thấy Diều Hâu lúc nó vừa ăn xong hai chú chim non, máu còn dính ở mỏ, ở vuốt. Vợ chồng chim Cu hỏi:
- Diều Hâu, anh đã ăn thịt con tôi?
- Mày biết đi tìm hạt cỏ, thì tao cũng biết đi tìm thịt non chứ! - Diều Hâu ngông nghênh đáp.
Vợ chồng chim Cu biết mình yếu sức, không làm gì được bèn tìm đến chim Sáo lý trưởng để kiện.
Chim Sáo sai Chèo Bẻo gọi Diều Hâu đến để hỏi tội:
- Diều Hâu! Có phải anh ăn thịt con của vợ chồng chim Cu không? Anh dám phạm luật của nhà vua?
- Không ăn thì làm sao ta sống được.
Diều Hâu trịch thượng trả lời. Nó còn xòe lông, đập cánh, quắc mắt ra oai. Sáo sợ, biết Diều Hâu sai nhưng phải xử hòa:
- Chim Cu kiện là phải vì mất con, thương con. Nhưng Diều Hâu cũng phải vì không ăn được cái này thì phải ăn cái khác mà sống chứ.
Bị Lý trưởng Sáo xử trái, vợ chồng Cu tìm đến vua Công kêu oan. Hương kiểm Chèo Bẻo thấy Lý trưởng xử bậy cũng bay lên vua Công làm chứng hộ cho vợ chồng chim Cu. Nghe lời tâu bày của vợ chồng chim Cu, vua Công sai Chèo Bẻo và Chao Chao đi tìm bắt thủ phạm. Diều Hâu sợ chui vào bóng cây trốn nhưng cuối cùng cũng bị bắt giải đến vua Công. Vua Công cho gọi Sáo đến hầu, Sáo vẫn nói như trước. Thấy vậy Chèo Bẻo liền mắng Lý Sáo:
- Làm Lý trưởng mà ngu! Chuyện trái vậy sao xử hòa.
Diều Hâu ranh ma, thấy Chèo Bẻo chức phận nhỏ mà dám mắng Lý Sáo có chức phận lớn hơn nên nó liền nói xen vào:
- Quan chức cai trị mà còn lộn xộn như vậy thì đòi tôi đến làm gì? Hương kiểm mắng được Lý trưởng thì Lý trưởng mắng được Vua. Vua mà vậy thì tôi không sợ...
Vua Công thấy Diều Hâu hùng hổ cũng sợ. Nếu xử đúng thì sợ lụy đến thân nên vua Công dịu giọng:
- Việc đâu còn đó. Hãy nghe ta nói: Vợ chồng chim Cu kiện là phải. Lý trưởng xử vậy cũng đúng, mà tội Diều Hâu cũng... chẳng lớn lao gì. Không ăn ai mà sống được...
Chèo Bẻo thấy từ quan tới vua đều bậy cả, tức tối hỏi vua Công:
- Nếu bây giờ Diều Hâu ăn thịt con Vua, con Lý trưởng để sống thì Vua và Lý trưởng có bảo tội Diều Hâu chẳng lớn hay không?
Vua Công và Lý trưởng Sáo cứng họng, nhưng thấy Diều Hâu đứng bên cạnh mài mỏ, mài vuốt nên vua Công lại nhũn nhặn hơn:
- Mỗi loài đều được chia một thứ... để ăn, nhưng Diều Hâu không ăn được sâu, được quả thì bảo nó ăn thứ gì bây giờ?
Chèo bẻo lại hỏi:
- Diều Hâu chuyên ăn thịt các loài, sao nhà vua không giết nó chết để các loài chim khác được sống yân lành?
Vua, Lý trưởng đuối lý, đứng yên như trời trồng, còn Diều Hâu thì làm dữ. Nó dựa vào sự yếu đuối của vua để bắt nạt Chèo Bẻo:
- Mày là Hương kiểm mà dám cãi lại Vua, tội mày đáng chết!
Chèo Bẻo tức Vua, Lý trưởng đều hèn mà để kẻ ác ngày càng càn rỡ nên hô lớn:
- Vua ngu hèn, Lý trưởng cũng ngu hèn... còn Diều Hâu thì hung ác. Tao mổ đui mắt hết chúng mày...
Chèo Bẻo vừa mắng, vừa dắt cả đàn xông vào. Vua Công bị tụt da đầu, Lý trưởng Sáo bị rách ngực, chỉ có Diều Hâu tránh được. Cả bọn hoảng hốt bỏ chạy.
Từ đó trở đi, đầu con Công bị trọc và lúc nào nhớ chuyện cũ thì ngẩng đầu lên trời kêu: “Xấu hổ! xấu hổ!”. Sáo phải vá ngực bằng một lớp lông trắng và không quên trận đòn đau nên lúc nào cũng kêu: “Đau tao! Đau tao!”. Còn chim Chèo Bẻo vì lẽ phải mà làm, nên dù bé nhưng đến ngày nay còn dược mọi loài chim kính nể.
Lời bàn:
Muốn thực thi được pháp luật phải có sức mạnh nội tại của chính người thi hành. Nếu kẻ yếu mà nắm pháp luật thì pháp luật sẽ giống bình hoa trang trí trong phòng khách, có cũng được, không có cũng chả sao, và rồi đến lúc nào đó bình hoa sẽ khô héo. Nắm pháp luật mà thế và lực đều yếu thì chỉ có thể xử được hạng dân đen, thấp cổ bé miệng, chứ không thể đụng đến bọn diều hâu được.
Cuộc xử kiện giữa các loài chim là câu chuyện chứa đựng nhiều ý nghĩa cao thâm, có thể làm bài học cho công việc xây dựng và thực thi pháp luật hôm nay.

Truyện Lãng mạn pháp luật
  • Đã xem 232089 lần. --!!tach_noi_dung!!--


    Giải quyết công bằng

    --!!tach_noi_dung!!--
    Trên đường tới tỉnh lỵ, có hai người nông dân ngồi nghỉ bên vệ đường và giở đồ ăn lót dạ. Một người có năm cái bảnh bao, còn người kia có ba cái. Họ vừa mới ngồi xuống thì nhìn thấy một khách bộ hành đi về phía họ.
    - Chào hai bác! Chúc hai bác đạt dược mọi sự tốt lành trên lộ trình bình yên.
    - Cảm ơn ông bạn với những lời chúc mừng quí báu! Mời ông bạn nghỉ chân và cùng ăn lót dạ với chúng tôi, - hai nông dân đáp lễ và mời người khách.
    Khách không hề từ chối, vui vẻ dừng chân, ngồi xuống cạnh họ và ăn bánh.
    Khi ba người đã ăn hết cả tám cái bánh, khách đứng dậy cám ơn và móc túi lấy 8 đồng bạc trả tiền bánh rồi đi ngược chiều với hai người nông dân.
    Hai người nông dân mang tiền ra chia và cãi nhau ầm ĩ. Anh chàng có 5 chiếc bánh định lấy 5 đồng, mỗi đồng một chiếc bánh.
    - Không được! -Anh bạn kia nói. - Chúng ta phải chia đôi số tiền ấy.
    - Sao lại chia đôi? Tớ có 5 chiếc, mà đằng ấy chỉ có 3 thôi.
    - Mặc kệ. Hắn đã ăn bánh của cả hai đứa, vì vậy phải chia đôi.
    Hai người cãi nhau hồi lâu, không ai chịu ai cả. Cuối cùng họ dắt nhau đến nhờ quan phân xử.
    Quan lắng nghe hai người trình bày. Ngài ngẫm nghĩ một lát, rồi bảo anh chàng có ba chiếc bánh.
    - Anh được ba đồng thế là may lắm rồi cớ sao không lấy?
    - Bẩm quan, ba đồng ít quá. Tôi đòi một nửa là đúng lý, vì anh kia ăn bánh của hai chúng tôi kia mà.- Người nông dân nọ trả lời.
    - Nếu chia đúng thì anh chỉ được một đồng thôi, - quan án nói.- Còn bảy đồng là của người có năm chiếc bánh.
    - Sao lại như thế được? Ba đồng với tôi hãy còn ít, giờ quan định chỉ cho tôi một đồng thôi ư? Thật không công bằng chút nào.
    - Để yên ta nói cho mà nghe, - quan nói. - Các anh có ba người mà ăn 8 cái bánh, nếu cắt mỗi cái bánh ra làm ba miếng đều nhau thì các anh ăn cả thảy là 24 miếng. Như vậy, mỗi người trong bọn anh ăn hết 8 miếng. Anh có ba cái bánh tức là anh có 9 miếng, anh ăn hết 8 miếng, còn một miếng thì dể cho khách. Anh kia có 5 chiếc bánh, tức là 15 miếng. Anh ta cũng ăn 8 miếng, còn bảy miếng thì để phần khách. Người khách cũng ăn tám miếng, một miếng của anh và bảy miếng của bạn anh. Như vậy, anh cho người khách một miếng thì được trả một đồng, còn anh bạn anh cho khách bảy miếng thì dược trả bảy đồng. Thế là công bằng lắm rồi, còn kêu ca gì nữa! 
    --!!tach_noi_dung!!--


    Được bạn: Thái Nhi đưa lên
    vào ngày: 23 tháng 11 năm 2004

    --!!tach_noi_dung!!--
    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--