Phần 22
Hồi 21: Ta là ai ?

A. Tóm tắt Hồi 21
- Thuyền sắp cập bến thì liền thấy Sử bà bà và A Tú từ đỉnh núi phóng xuống biển, Thạch Phá Thiên liền phóng ngay ra một tấm váng thuyền và sử dụng khinh công thượng thừa vượt đến đón bắt: chàng giữ lại A Tú, và dùng lực đẩy Sử bà bà lên thuyền cho Bạch Tự Tại.
- Vừa đến bờ, Đinh Bất Tứ và Mai Văn Hinh đi núi Hùng Nhĩ tìm con.
- Nhóm Thạch Thanh - Mẫn Nhu, Bạch Tự Tại, Sử bà bà, Bạch Vạn Kiếm, Thạch Phá Thiên và A Tú cũng đến Hùng Nhĩ tìm Mai Phương Cô để xoá nợ cũ.
- Không ngờ Mai Phương Cô là " má má " của Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) và ngôi nhà trên đỉnh Hùng Nhĩ là nhà của chàng sống từ nhỏ với chó A Hoàng.
- Một cuộc hội diện bất ngờ, sau một xung đột nhỏ bằng lời và bằng kiếm, thì Thạch Phá Thiên cầu xin Thạch Thanh - Mẫn Nhu đừng báo thù " má má ". Mẫn Nhu thông cảm với nỗi khổ thâm trầm của Mai Phương Cô, bà trở nên không thù, không hận nữa.
- Sau khi biết rõ sự tình Thạch Thanh không đến gần nàng là bởi nàng giỏi hơn chàng nhiều mặt: võ, văn và tài nấu nướng. Nàng thất vọng tự vẫn và để lộ dấu son xử nữ trên cánh tay người con gái còn nguyên: điều nầy nói lên rằng Thạch Phá Thiên không phải là con của nàng và Thạch Thanh, mà là chính bé Thạch Trung Kiên nàng đã cướp đi từ hồi một tuổi.
- Câu chuyện kết thúc đau buồn từ nhiều phía: Chàng thiếu hiệp tự mình còn mơ hồ về lai lịch của mình!
B. Ý Kiến
1. Cẩu Tạp chủng lớn lên từ núi Hùng Nhĩ, lưu lạc rời xa Hùng Nhĩ, rồi thành tựu công phu võ công thượng thừa lại trở về cảnh cũ của núi rừng Hùng Nhĩ. Đây là hình ảnh gợi lên trong người đọc giai thoại Thiền của đại thi hào Tô Đông Pha trong văn học Thiền, rằng:
" Khói tỏa Lô sơn, sóng Triết giang,
Khi chưa đến đó, những mơ màng.
Đến rồi lại thấy không gì khác
Khói tỏa Lô sơn, sóng Triết giang "
( " Lô sơn yên tỏa Triết giang triều,
Vị đáo sanh tiền hận bất tiêu.
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều " )
Đấy là ý nghĩa:
1. Khi chưa tu, thì núi là núi... ( Hùng Nhĩ )
2. Khi đang tu, núi không phải là núi... ( Hùng Nhĩ )
3. Khi tu xong, núi vẫn là núi... ( Hùng Nhĩ )
1' --> Núi Hùng Nhĩ của bé Cẩu Tạp chủng...
2'-- > Núi Hùng Nhĩ chìm vào lãng quên ( rời xa )...
3'--> Núi Hùng Nhĩ của chàng thiếu hiệp Thạch Phá Thiên (hay Thạch Trung Kiên)
đạt đạo...
2. Ta là ai?
- Mai Phương Cô tự vẫn. Vết son xử nữ trên tay nàng còn nguyên, xác định Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) không phải là con nàng và Thạch Thanh ( bởi Cẩu Tạp Chủng rất giống Thạch Thanh ).
Bất giác Thạch Phá Thiên liền miệng hỏi: Ta là ai?
- Đấy là câu hỏi rất triết và rất đạo dành cho mọi người hiện diện trên đời: để tự thức tỉnh biết rõ mình, tâm thức, tình cảm, hiểu biết đang ở đâu?
- Đấy là câu hỏi có hai tiếng rất quan trọng: Ta và Ai bao hàm sự có mặt của một ngã tướng, ngã tính.
Chính cái Ta và cái Ai là đầu mối của mọi tranh chấp, rối loạn trên chốn giang hồ mà " Hiệp Khách Hành " đã ghi lại, và ghi rất đậm nét!
Để xoá tan các khổ đau, bất an ở đời, công việc chính của văn hoá là xóa tan ýniệm về Ta và về Ai trong tư duy của con người. Thực tại thì trôi chảy không ngừng nên không hề có mặt một " cái Ai " nào. Ý niệm về Ta, về Ai chỉ là một vọngtưởng, mà " Thái Huyền Kinh " đã làm nổ tung ở thạch thất thứ 24, khi Thạch Phá Thiên hoàn toàn nhiếp niệm thể nhập với thực tại. Vọng tưởng ấy sẽ tan biến nếu hành giả biết lắng nghe tiếng nói Duyên sinh, Vô ngã thường nói của gió, trăng, mây, nước, âm thanh, ánh sáng, và của thân tâm mỗi người. Nghe như thế là nghe bằng lỗ tai của thực tại, mà không phải bằng lỗ tai máu thịt của con người, gọi là Hùng Nhĩ mà không phải là nhục nhĩ! Biết lắng nghe như biết nghe và nhìn theo chỉ dẫn của bài kệ cuối Kinh Kim Cương:
" Hãy khởi lên cái nhìn:
Hết thảy hiện hữu bị làm ra
Là như mộng, như huyễn, như bọt nước
Như sương mai, như ánh chớp "
( " Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào ảnh,
Như lộ, diệc như điển,
Ưng tác như thị quán " )
°
TỔNG LUẬN
Nét văn hóa Phật giáo trong "Hiệp Khách Hành"
I - Khái quát
- Câu truyện là một chuỗi vận hành của nhân duyên:
Cẩu Tạp Chủng rời núi Hùng Nhĩ đi tìm mẹ - Gặp Huyền Thiết Lệnh và quái nhân Tạ Yên Khách - Gặp Đại bi lão nhân tặng pho tượng La hán là bí kíp nội công " La hán phục ma thần công " do các thần Tăng Thiếu Lâm sáng tạo - Theo Tạ Yên Khách đến sống ở Ma Thiên Lãnh, luyện nội công " La hán phục ma " - bị bắt về Trường Lạc Bang làm bang chủ. Truyện tiếp tục theo bước chân của Cẩu Tạp Chủng ghi lại các chuyện xẩy đến chung quanh chàng thiếu hiệp trên chốn giang hồ, và những diễn biến của tâm thức chàng như là hương hoa Phật giáo để lại trên một vùng văn hóa rộng: Núi Hùng Nhĩ, Ma Thiên Lãnh, Quan Đông, Lăng Tiêu, Hiệp Khách đảo. Đó là lộ trình tu tập để chuyển đổi tâm lý qua nhiều giai đoạn:
- Tu tập hạnh đức: chuyển đổi tâm lý vị kỷ thành vị tha, từ cấu uế đến thiện.
- Tu tập tâm đức: phát triển từ thiện tâm đến các tâm thiền định thuộc Sắc giới, Vô sắc giới, vượt qua các sầu, bi, khổ, ưu não.
- Tu tập tuệ đức: từ định tâm, hành thiền quán để vào Diệt thọ tưởng định phát sinh trí tuệ giải thoát thể nhập sự thật, dập tắt khổ đau.
Con đường chuyển đổi tâm lý cá nhân ấy là cơ sở để xây dựng văn hóa xã hội dưới hai hình thức:
- Hình thức tiêu cực: cá nhân sống lương thiện, không gây ra các rối ren cho tha nhân và xã hội.
- Hình thức tích cực: hành hiệp giúp đời.
II. Xây dựng Hạnh đức
Cẩu Tạp Chủng bẩm tính thuần lương, chân thật, vị tha và thông sáng, lớn lên trong môi trường văn hóa tự nhiên của núi rừng Khô Thảo Lãnh và Ma Thiên Lãnh, ở ngoài vòng tiêm nhiễm của thị phi, được mất, hơn thua, khen chê, dối gạt, hận thù, đố kỵ, ganh ghét, tâm lý phát triển theo hướng thiện lương.
Với các cá nhân khác trong xã hội, thì công phu huấn luyện phải kiểm soát, chế ngự được năm loại tâm lý vốn là tác nhân sinh ra các tâm lý bất thiện khác, là:
- Tâm lý trạo cử: tâm thiếu tập trung, không ổn định, dao động.
- Tâm lý hôn trầm: tâm lý mệt mỏi, thụ động, lười biếng.
- Tâm lý tham dục: ham muốn hưởng thụ sắc, thanh, hương vị, và xúc.
- Tâm lý sân hận: vội vã, nóng nảy, tức bực.
- Tâm lý nghi ngờ: tánh phân vân, mê mờ, chấp ngã, tà kiến.
III. Xây dựng Tâm đức
- Thời gian Cẩu Tạp Chủng tập luyện nội công theo các huyệt đạo, kinh mạch được chỉ dẫn trên 18 tượng đất là thời gian tu tập Tâm đức. Thành tựu bước luyện công nầy là thành tựu Tâm đức phát sinh các tâm lý khinh an, hỷ, lạc; rời khỏi các tham, ưu ở đời.
Đây là công phu Thiền chỉ (Samatha) của Thiền định Phật giáo.
- Thời gian Cẩu Tạp Chủng vận khí theo các đường kinh mạch trên 18 tượng gỗ là thời gian hành thiền quán (Vipassana), hay Chỉ, Quán song hành, dẫn đến kết quả tâm thanh tịnh và thấy biết đúng theo sự thật của sự vật hiện hữu. Kim Dung gọi kết quả này là thành tựu rực rỡ " La hán phục ma thần công ".
IV. Xây dựng Tuệ đức
- Công phu nầy hiện rõ từ thời điểm Cẩu Tạp Chủng biết rõ âm mưu của Bối Hải Thạch và các Hương chủ Trường Lạc Bang mà vẫn khởi đại từ tâm chấp nhận làm bang chủ bang Trường Lạc để đi vào hiểm nguy: dự hội yến Lạp Bát.
- Công phu Chỉ - Quán song hành trên đảo Hiệp Khách: Chú tâm tỉnh giác vào các đồ hình trên vách đá của 24 thạch động cho đến thời điểm giải ngộ bài cổ thi " Hiệp Khách Hành " là công phu xây dựng Tuệ đức.
Tại động 24, Cẩu Tạp Chủng nhiếp phục hoàn toàn các cảm thọ và các niệm tưởng - Nghĩa là hoàn toàn kiểm soát, chế ngự năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành và thức - đi vào định cao nhất: Diệt Thọ Tưởng định. Trí tuệ giải thoát thấy rõ sự thật Duyên sinh, Vô ngã của con người và thế giới bừng tỏa từ định nầy.
V. Xây dựng các Tâm giải thoát
1. Tâm đại từ đại bi
- Bản tâm của Cẩu Tạp Chủng vốn đã thiểu dục vị tha. Các cảnh khổ hoạn trên giang hồ đã giúp chàng mở rộng từ tâm và bi tâm, không quản ngại gian khó, đi vào cứu giúp tha nhân như cứu Sử bà bà, A Tú, Bạch Vạn Kiếm, Đại bi lão nhân, Tứ đại bang chủ ở Quan Đông, Bạch Tự Tại, kiếm phái Tuyết Sơn, bang Trường Lạc, Thạch Trung Ngọc, và cả hai sứ giả "Thưởng thiện Phạt ác" tại Thiết Xoa Hội.
Tâm đại từ, đại bi có tác dụng mở lớn tâm thức hành giả để cảm nhận hạnh phúc thanh khiết vô bờ, vừa làm lắng dịu hận thù trong xã hội, tỏa sáng tình người, tỏa sáng nền văn hóa nhân bản.
2. Tâm không cố chấp (Không chấp thủ)
Cẩu Tạp Chủng sống hồn nhiên với thái độ tâm lý không thấy gì là ta, là của ta, dễ dàng chia xẻ với các người chung quanh mà không nệ hơn, thiệt. Chàng ngạc nhiên thấy các người khác hại nhau vì lợi lộc và quyền thế. Tâm không chấp thủ ấy là đối trọng của tâm lý vì ngã nhan nhản trên võ lâm, giang hồ.
Đây là điều đáng quan tâm của các nhà văn hóa thời đại mới.
3. Hiểu mình và hiểu thế giới
Câu hỏi mà Cẩu Tạp Chủng liên miệng hỏi " Ta là ai? " không chỉ liên hệ ý nghĩa "má má ta là ai? ", " gia gia ta là ai? ", ta là người đã lớn lên ở núi Hùng Nhĩ chăng? mà còn gợi lên ý nghĩa rằng: ta là thân thể vật lý ư? là tâm lý? sinh lý? tình cảm? tư duy - hiểu biết? hay ta làøbao gồm tất cả các thứ ấy? Có cái ta riêng lẻ để phục vụ không?
Đấy là các câu hỏi đeo đẳng mãi với con người cho đến thời điểm chứng nhập chân lý.
Kim Dung đã nhẹ nhàng hình dung ra câu trả lời là toàn bộ quá trình phát triển tâm lý của Cẩu Tạp Chủng, giữa khi các hàng cao thủ thì vướng vào tranh cãi chỉ một cái ta vật lý của chàng. Tác giả đã cho thấy sự sống không phải là các câu hỏi và trả lời về cái ta; mà là thực tại của mối tương quan nhân duyên không cùng tận đang giàn trải chung quanh ta. Chỉ có một sự thật rõ ràng nhất mà con người phải thường xuyên đối mặt là giải quyết các phiền não, khổ đau, và khát vọng hạnh phúc không khi nào vơi.
Theo giáo lý nhà Phật, con người hiện tượng là tập hợp không cách ly của năm nhóm:
- Thân thể vật lý, hay sắc uẩn (gồm cả thế giới vật lý);
- Các cảm thọ khổ, lạc, không khổ không lạc, hay thọ uẩn;
- Các tưởng về sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, hay tưởng uẩn;
- Các tư duy, tư niệm về sắc, thinh, hương, vị xúc, và pháp, hay hành uẩn;
- Các thấy biết, nhận thức đến từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, hay thức uẩn.
Cái gọi là Ta do năm nhóm trên tập hợp thành rõ ràng là liên hệ chặt chẽ với tha!!!4495_22.htm!!! Đã xem 123426 lần.

Đánh máy : Ct.ly
Nguồn: Ct.ly
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 15 tháng 12 năm 2004

- Hai sứ giả hẹn gặp Thạch Phá Thiên ở đất liền để tiếp tục con đường hành hiệp.
B. Ý Kiến
24 động đá ở Hiệp Khách đảo và Phật học
1. Thạch Phá Thiên ở động thứ nhất và thứ hai cho đến động 23:
- Trước khi đến các thạch động, Thạch Phá Thiên vốn đã thành tựu " La hán phục ma thần công " do tự huấn luyện thiền chỉ và thiền quán. Ở cấp độ thành tựu nầy, chàng thiếu hiệp đã gột sạch các tâm lý cấu uế, bất thiện.
- Thạch Phá Thiên có tâm lý vô dục, không vướng mắc vào tư biện, chữ nghĩa nên dễ đắc các định.
- Công phu chỉ nhìn các đồ hình là một hình thức thiền quán (Vipassana) của Phật giáo.
- Nhìn và nội khí tự vận hành qua các huyệt đạo cho đến khi tất cả các huyệt đạo trong nội thể đều thông suốt, tâm hoàn toàn xả, khinh an thì sự vật tự phô bày thực tướng duyên sinh của nó như chàng đã ngộ từ động thứ hai.
Cứ thế, lập đi lập lại nhiều lần cho đến động thứ 24 thì định lực sung mãn và cái tuệ thấy rõ sự thật duyên sinh sung mãn sẽ cắt đứt tất cả tâm lý ngăn che tâm thức để thể nhập chân lý (thực tướng). Đây là thành tựu sau rốt gọi là phá giải được bí kíp " Thái Huyền Kinh ".
2. Ý nghĩa của 9x9=81 nét bút xuôi, ngược trên đồ hình
Theo Phật học, cảnh giới chúng sinh có chín cảnh trước khi vào cảnh giới Phật ( giác ngộ thật pháp ); mỗi cảnh giới, mỗi chúng sinh có đủ 9 cảnh giới tâm; 9 cảnh giới chúng sinh sẽ có 9x9=81 cảnh giới tâm sai biệt mà hành giả cần chứng nghiệm.
3. Ý nghĩa 24 thạch động
- Qua mỗi thạch động thì công phu thiền quán của hành giả, và cả định lực, sẽ mạnh hơn, phát triển cao hơn. 24 thạch động là tượng trưng cho tâm thiền định của hành giả qua 24 cảnh giới tâm của cõi trời Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới; trước khi giác ngộ sự thật. Đó là:
- Cõi trời Dục giới có 6: Tứ Thiên vương, Tam thập tam, Dạ ma, Đâu suất đà, Hoá lạc, Tha hoá tự tại.
- Cõi trời sắc giới có 14:
Sơ thiền có 3: Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm.
Nhị thiền có 3: Thiện Quang, Vô lượng Quang, Quang Âm.
Tam thiền có 3: Thiện Tịnh, Vô lượng Tịnh, Biến Tịnh.
Tứ thiền có 5: Quảng Quả, Vô Tưởng, Vô Phiền, Vô Nhiệt và Thiện Hiện.
- Cõi trời vô sắc giới có 4:
Khôngvô biên.
Thức vô biên.
Vô Sở Hữu.
Phi tưởng phi phi tưởng.
4. Hai vị đảo chúa Long, Mộc đã đến thạch động 24 đối mặt với một bản văn tự "Hiệp Khách Hành " tại đây hai vị rơi vào hai vướng mắc:
- Nghĩ là mình có thành tựu công phu qua 23 thạch động, đang kẹt vào tri kiến, và đang chờ đợi một tri kiến giải mã bí pháp. Đây gọi là chấp thủ tri kiến, theo Phật học.
- Hai vị đang mãi miết an trú vào cảm thọ lạc của thiền định nên đang bị vướng mắc vào Thọ uẩn, chưa có thể thắng vượt được Thọ và Tưởng nên không thể vào được đại định cao nhất gọi là Cữu định ( Diệt thọ tưởng định ) để giáp mặt với chân lý, giải thoát.
5. Hai vị đảo chúa khi biết Thạch Phá Thiên không biết chữ nghĩa, cả hai liền bừng tỉnh, sụp lạy Thạch Phá Thiên, chàng kiếm hiệp lạy đáp lễ. Tâm thức cả ba vị bấy giờ đang reo vui như đang vang vọng đoạn kinh cuối của bài Bát Nhã Tâm Kinh:
" Qua rồi, qua rồi, hoàn toàn đã qua rồi,
Tất cả hoàn toàn đã qua rồi. Ôi giải thoát! "
( Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế,
Bồ đề tát bà ha )
Đó là thời điểm sinh tử, khổ đau sụp đổ như là hình ảnh 24 động đá bị chấn động vỡ và sắp sụp đổ!
6. Bản văn "Hiệp Khách Hành"
- Theo giáo lý nhà Phật, thế giới chân thật là thế giới vô ngã ở ngoài mọi ngã tính cố định. Do ở ngoài các ngã tính cố định, nên ở ngoài thế giới ý nghĩa của khái niệm, của lý luận, huyền đàm.
Kinh Kim Cương dạy:
Đoạn 17 c: Này Tu-Bồ-Đề, Như Lai đồng nghĩa với như tính ( suchness )
Đoạn 17 d: "... Vì pháp mà Như Lai chứng đắc và tuyên thuyết thì không phải thật, không phải hư. Cho nên Như Lai dạy tất cả pháp đều là pháp đặc biệt và riêng của Như Lai "
Như thế, dưới cái nhìn không chấp thủ ngã tướng, thì các pháp đều xuất hiện như thực, là thực tại như thực.
Đoạn 26 b: ( Bản dịch của Edward Conze )
" Nên thấy chư Phật ở các pháp,
Nên thấy sự chỉ giáo của chư Phật ở pháp thân,
Nhưng thực tính của các pháp không thể nhận thức,
Và không ai có thể nhận thức thực tính như một đối tượng "
Bài cổ thi của Lý Thái Bạch, " Hiệp Khách Hành ", là bài thơ thế tục, nếu được nhìn với cái nhìn ngã tính, ngã tướng ( nhìn với văn tự và ý nghĩa ): nó là như thực, nếu được nhìn với cái nhìn không chấp thủ như cái nhìn thuần khiết của Thạch Phá Thiên. Bấy giờ, với chàng thiếu hiệp, " Hiệp Khách Hành " qủa thật là " Thái Huyền Kinh ", tương tự các dòng Kinh Kim Cương đã nói rằng:

" Nếu thấy ta qua sắc tướng
Cầu Ta qua âm thanh,
Thì người ấy làm sai
Sẽ trọn không thấy Ta
"
( " Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Chung bất kiến Như Lai " )
 
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy : Ct.ly
Nguồn: Ct.ly
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 15 tháng 12 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--