Chương 6
VỀ ĐỒNG BẰNG

Từ chiến dịch Hoàng Hoa Thám về, tôi tới gặp anh Trường Chinh. Đồng chí Tổng bí thư vẫn vui vẻ như những lần tôi từ mặt trận trở về. Ở anh, là sự kết hợp giữa tính nguyên tấc, cẩn trọng của nhà cách mạng được tôi luyện qua nhiễu năm hoạt động bí mật với tính đôn hậu, trung thực gần như bẩm sinh, là một hình ảnh không thay đổi lúc nào cũng mang lại sự ấm áp vầ tin cậy Suốt chiến dịch, báo cáo gửi về Trung ương rất đều đặn. Anh Trường Chinh đã biết rõ việc tiêu diệt sinh lực địch trong chiến dịch còn hạn chế. Anh hỏi tôi:
- Anh đã nhận được nghị quyết tháng 3 của Trung ương chưa!
- Tôi đã nhận được.
Hội nghị Trung ương họp lúc tôi đang ở mặt trận. Nghị quyết Trung ương một lần nữa lại xác định: ''cuộc đấu timh của ta là cuộc đấu tranh trường kỳ và gian khổ" và "tự lực cánh sinh là chính". Đảng ta đã nhìn thấy con đường phía trước còn nhiều chông gai.
Tôi báo cáo với đồng chí Tổng bí thư những nguyên nhân dẫn tới kết quả rất hạn chế của chiến dịch. Anh Trường Chinh nói:
- Đánh nhau thể nào cũng có trận được, trận không.
Mình khôn, nhưng phải nghĩ địch cũng khôn. Mình đã diệt 2 binh đoàn địch ở biên giới, vừa rồi suýt nữa thì diệt gọn GM3 ở Trung Du, địch đã rút kinh nghiệm nên lần này chúng không mắc lừa ta. CÓ tiếp tục "đánh điểm diệt viện" thì cũng phải biến hóa. Cần tổ chức tổng kết thật kỹ để rút ra bài học. '' Chúng tôi đã triệu tập cán bộ về trước trong khi đơn vị đang rút quân để tiến hành hội nghị tổng kết. Mời anh tới dự.
Anh Trường Chinh nói:
- Cuối tháng Ba, Bác và Trung ương đã nhận được báo cáo của anh và anh Nguyễn Chí Thanh đề nghị sau chiến dịch Hoàng Hoa Thám sẽ mở chiến dịch tại Liên khu 3, không đánh Móng Cái. Liên khu 3 báo cáo lên đã chuẩn bị cả rồi, đồng bào rất mong bộ đội về. Đánh đồng bằng khó, nhưng hiện nay ngoài trung du và đồng bằng chưa có nơi nào khác! Trung ương thấy nên mở một chiến dịch nữa trước mùa mưa. Bộ đội cần củng cố và nghỉ ngơi bao nhiêu thời gian!
- Chiến dịch vừa rồi không tiêu diệt được nhiều sinh lực địch nên cán bộ, chiến sĩ đều mong đánh tiếp. Sẽ mở chiến dịch ở Liên khu 3, nhưng cụ thể là đâu, xin báo cáo với Trung ương sau. Tôi nghĩ chỉ sau vài tuần, bộ đội có thể lên đường.
Anh Trường Chinh hẹn sẽ tới dự hội nghị tổng kết. Trở về cơ quan, thấy có đoàn cán bộ vừa ở Liên khu 3 về đang báo cáo, tôi vào nghe luôn. Ngay trong thời gian ta tiến hành chiến dịch ở Đông Bắc, Bộ Tổng tham mưu đã phái cán bộ xuống Liên khu 3 tìm hiểu tình hình.
Qua các báo cáo, tôi được biết vì phần lớn những đơn vị âu Phi bị dồn lên phía bắc đối phó với ta, nên lực lượng địch ở phía nam đồng bang Liên khu 3, hầu hết là ngụy binh. Tại đây, quân cơ động ít, thế bố trí của địch phân tán, công sự chưa được củng cố nhiều. điếu đáng lo ngại là địch đã lợi dụng một số giáo dân lập tề vũ trang ở nhiều nơi, và tổ chức một mạng lưới gián điệp khá nguy hiểm. Sau khi nắm được ý định của Trung ương, Liên khu 8 đã xúc tiến công việc chuẩn bị chiến trường. Đồng chí Văn Tiến Dũng được cử làm trưởng ban chuẩn bị.
Mạng đường sá từ Việt Bắc về Liên khu 3 vào tới Thanh Hóa đã thông suốt. VỀ lương thực, huy động được 5.000 tấn thóc, một số thực phầm. Vụ chiêm năm nay lái được mùa. Liên khu ủy đã mở lớp cán bộ phục vụ chiến dịch gồm 200 chi ủy viên và huyện ủy viên.
Theo đánh giá của các đồng chí vừa đi về thì so với các tỉnh ở Liên khu 3, Ninh Bình là nơi địch yếu hơn cả.
Tôi sang Điềm Mạc gặp Bác...Ngle tôi báo cáo tình hình xong, Bác nói đã trao đổi với đồng chí Trường Chinh. Đờ Lát bề ngoài hùng hổ, nhưng không phải là anh hăng máu vịt mà rất khôn ngoan. Cũng không nên coi thường Xalăng. Chính Xalăng đã quyết định không đưa viện lên Đông Bấc trong khi Đờ Lát còn ở Pa ri. Nhưng cũng có thể nói: cả Đờ Lát và Xalăng vẫn còn e chủ lực ta! Trước chiến dịch Biên Giới, quân địch chỉ mong tìm được chủ lực ta đánh một trận để tiêu diệt. Bây giờ chủ lực ta đi tìm nó, chọc tức nó mà nó vẫn bấm bụng ngồi yên một chỗ không dám giao chiến với ta! Không nói là nó hoàn toàn sợ ta, nhưng nó còn đang phải chuẩn bị, nó sẽ chờ lúc có lợi, tìm nơi có lợi để quyết chiến với ta.
- Thưa Bác, nhiệm vụ tiêu diệt nhiều sinh lực địch lúc này rất cần, nhưng nếu thưa tiêu diệt được nhiều địch thì cũng phải đánh để nâng đỡ phong trào chiến tranh du kích. Mỗi lần ta mở chiến dịch là đồng bào hậu địch đỡ được những trận càn và chiến tranh nhân dân rất lên. Chú nói đúng.
Bác trầm ngâm rồi nói tiếp:
- Tình hình Triều Tiên đã tốt hơn. Chí nguyện quân Trung Quốc dùng chiến thuật ''nhân hải" nên đã đẩy lùi quân Mỹ về vĩ tuyến 38. Trung Quốc có trên 400 triệu dân mới làm được như vậy. Ta phải đánh theo cách của ta. Phải hết sức tiết kiệm xương máu của chiến sĩ. Quân không cần đông. Dân ta nghèo, quân nhiều lấy gì mà nuôi! Trần Quốc Tuấn nói: "Quân quý ở tinh, không quý ở nhiều'' Bao giờ thì xây dựng xong 5 đại đoàn!
- CỐ gắng trong năm nay, vừa tổ chức vừa trang bị xong. Vũ khí một phần dựa vào bạn, một phần lấy của địch, một phần;'>
Vì đâu chủ nghĩa thực dân Pháp cực kỳ bảo thủ lại bỗng nhiên trở nên hào phóng dù chỉ là với bọn bù nhìn!
Pháp đã thấy không còn lực lượng để tiếp tục cuộc chiến.
Hiệp ước này sẽ cho phép có thêm 500.000 quân ngụy do Mỹ trang bị vũ khí và góp phần nuôi dưỡng Đây là cách duy nhất để ''đối phó với tình hình đã trở nên cực kỳ bất lợi với quân viễn chinh, cùng với sức ép ngày càng tăng trong quốc hội cũng như dư luận Pháp.
Giới cầm quyền Pháp thừa biết quyết định này sẽ mở đường cho Mỹ nắm ngụy quyền và quân đội của nó.
Không phải ngẫu nhiên Mỹ nhiều lần thức ép Pháp làm việc này. HỌ cũng biết không thể dựa vào một số tên bán nước bị đồng bào mình khinh bỉ để chống lại cả một dân tộc chiến đấu cho độc lập, tự do thực sự, đang trên đà thắng lợi. Nhưng họ không còn sự lựa chọn nào khác.
Một quyết định nữa của Chính phủ Pháp là phải thay thế ngay Cácpăngchiê đã quá mất tinh thần!
Những người đầu tiên được mời là Giăng và Kơních (Koenig) đều thoái thác. Tổng thống Vanh xăng ôriôn gợi ý chọn Đờ Lát đờ Tátxinhi. Theo ông, viên tướng 5 sao đã chỉ huy tập đoàn quân 1 tiến từ bờ biển Địa Trung Hải miền nam nước Pháp đến sông đanuýp (Danube) cuối thế chiến thứ hai, là người duy nhất có tầm cỡ đưa đội quân viễn chinh thoát khỏi hiểm họa. Nhưng không phải không có người phản bác. Thủ tướng Plêven nói: "Một nửa sĩ quan sẽ bỏ đi vì ông ta nổi tiếng nướng quân".
Cuối cùng, chính phủ đồng ý với tổng thống.
Các tướng lĩnh Pháp đã rõ những khó khăn, bế tắc trên chiến trường Đông Dương. CÓ người cho là Đờ Lát thích những công việc mà mọi người từ nan. Đờ Lát đã nhanh chóng nhận nhiệm vụ chỉ với một điều kiện: phải trao cho mình cả quyền dân sự và quân sự, ông ta không tin có thể xoay chuyển tình hình nếu còn ai đó ở trên mình.
Ngày 6 tháng 12 năm 1950, Hội đồng Bộ trưởng Pháp bổ nhiệm Đờ Lát chức Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy ở Đông Dương. Lần đầu có người đảm đương một lúc cả hai chức vụ này.
CUỐI năm 1950, tổng quân số của ta là 288.884 người. So với mùa Hè thì lực lượng ta đã tăng nhanh.
Nhưng cùng thời gian đó, lực lượng địch cũng tăng lên 239.000 người. Đây là năm duy nhất trong suốt cuộc chiến tranh, về mặt số quân, ta và địch có số lượng tương đương Trên chiến trường cả nước, lực lượng ta phân chia không đều:.
Bắc Bộ: 66%. Riêng chủ lực trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh chiếm 38%.
Trung Bộ: 19%. '' Nam Bộ: 12%.
Thượng Lào: 3%.
Chúng ta không thể phát triển lực lượng nhanh vì gặp khó khăn về trang bị, cấp dưỡng, và những vùng dân cư đông vẫn nằm dưới sự kiểm soát của địch. Nhiệm vụ giai ''đoạn mới đòi hỏi ta phải có một khối chủ lực mạnh trên miền Bắc đã trở thành chiến trường chính. Ngoài đại đoàn 308 và 304 đã được tổ chức từ trước, cuối năm 1950, ngày 25 tháng 12, Bộ quyết định thành lập đại đoàn 312. Nòng cốt của đại đoàn là trung đoàn 209 trực thuộc Bộ, cộng thêm trung đoàn 165 điều từ mặt trận Tây Bắc về, trung đoàn 141 mới thành lập với 2 tiểu đoàn 11 và 16 của 308, và 1 tiểu đoàn độc lập của Liên khu Việt Bắc.
Đầu năm 1951, ta thành lập thêm 3 đại đoàn bộ binh,. 1 đại đoàn công binh và pháo binh, thường được gọi là đại đoàn công pháo.
Đại đoàn 320 thành lập ngày 16 tháng 1 năm 1951, gồm 2 trung đoàn chủ lực của Liên khu 3 (48 và 64) và trung đoàn Tây tiến 52.
Đài đoàn 325 thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1951 trên cơ sở của 3 trung đoàn chủ lực của mặt trận Bình - Trị - Thiên.
Đại đoàn 351 (đại đoàn công pháo) thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1951, gồm trung đoàn sơn pháo 75 ly với tiểu đoàn pháo của 308, các đại đội pháo của 209 và 174 ghép lại; trung đoàn lựu pháo 105 ly (vốn là trung đoàn bộ binh 34 của Liên khu 3, chuyển binh nhung ở Trung Quốc, tới chiến dịch Điện Biên Phủ mới có mặt trong đội hình); và trung đoàn công binh 151 đã có từ trước.
Đại đoàn 316 được thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1951, với trung đoàn 174 trực thuộc Bộ làm nòng cốt, trung đoàn 98 thuộc mặt thật Đông Bắc, và trung đoàn 176 của tỉnh Lạng Sơn.
Khối chủ lực của Bộ gồm 6 đại đoàn: 304, 308, 312, 316, 320, 325 được giữ nguyên vẹn cho tới kết thúc chiến tranh chống Pháp. Đây chỉ là sự tổ chức lại những đơn vị đã có sấn với chất lượng không đồng đều. Mạnh hơn cả là đại đoàn 308 được thành lập từ trước, đánh tập trung sớm, nên cả ba trung đoàn đều đánh giỏi. 308 được kẻ địch mệnh danh là "Sư đoàn thép". Tiếp đó là đại đoàn 312, có 2 trung đoàn đánh tốt. Các đại đoàn khác có từ 1 tới 2 trung đoàn đánh tốt. Riêng đại đoàn 320 có nhiều kinh nghiệm hoạt động ở địch hậu đồng bâng.
Do chủ lực các liên khu được đôn lên thành đại đoàn nên ở liên khu chỉ còn bộ đội địa phương.
Việc trang bị vũ khí vẫn gặp nhiều khó khăn. Trung Quốc đã đưa Chí nguyện quân sang chiến đấu ở Triều Tiên. Để trang bị chơ 6 đại đoàn bộ binh, nhu cầu vũ khí của ta lên tới 1.200 tấn. Trong năm 1950, bạn chỉ giao được 20%. Nguồn vũ khí của ta lúc này một phần dựa vào bạn, nhưng phần chủ yếu vẫn là lấy của địch và do ta tự sản xuất. Trong tổng quân số viễn chinh vào cuối năm 1950 là 239.000 người, chỉ có 117.000 lính âu Phi. So với trước chiến dịch Biên Giới, quân số địch tăng lên dăm vạn, chủ yếu là quân ngụy. Tính đơn vị, địch có 118 tiểu đoàn bộ binh, la tiểu đoàn pháo binh, 3 trung đoàn thiết giáp, về không quân, địch có 143 máy bay các loại; về hải quân, địch có 263 tàu các loại, trong đó có 1 tuần dường hạm (Duguay Troin), 1 thông báo hạm hạng nặng (La Grondière), 1 thông báo hạm hạng nhẹ (La Moqueu8e).
Phân chia lực lượng địch trên các chiến trường như sau:
Bắc Bộ: 54%, với 64 tiểu đoàn. 28 tiểu đoàn làm nhiệm vụ chiếm đóng (lo tiểu đoàn âu Pb 18 tiểu đoàn ngụy).
20 tiểu đoàn cơ động chiến lược (17 tiểu đoàn âu Phi, 3 tiểu đoàn ngụy). 16 tiểu đoàn cơ động chiến thuật (14 tiểu đoàn âu Phi, 2 tiểu đoàn ngụy). Về binh chủng có: 6 tiểu đoàn pháo binh, 2 trung đoàn cơ giới, 4 tiểu đoàn công binh.
Trung Bộ: 17%, với 20 tiểu đoàn. 16 tiểu đoàn làm nhiệm vụ chiếm đóng (10 tiểu đoàn âu Phi, 6 tiểu đoàn ngụy). 4 tiểu đoàn cơ động chiến thuật đều là âu Phi. VỀ binh chủng: 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 trung đoàn cơ giới, 1 tiểu đoàn công binh.
Nam Bộ: 19%, với 23 tiểu đoàn. 21 tiểu đoàn chiếm đóng (20 tiểu đoàn âu Phi, 1 tiểu đoàn ngụy). 2 tiểu đoàn cơ động chiến lược toàn là âu Phi.
Lào: 6%, với 7 tiểu đoàn chiếm đóng toàn là người Lào.
Campuchia: 4%, với 1 tiểu đoàn âu Phi và 3 tiểu đoàn người Khơme làm nhiệm vụ chiếm đóng.
Trong năm 1950, địch tích cực phát triển quân ngụy, một phần để bù đắp số thiếu hụt trong đội quân viễn chinh, một phần để xây dựng quân ngụy theo chương trình "quân đội các quốc gia liên kết". Chúng đã tuyển mộ trên 55.000 lính ngụy, đại bộ phận (30.000) là lấy ở Nam Bộ. Quân đội ngụy lúc này đã có 30 tiểu đoàn.
Để đối phó với khối chủ lực của Bộ, địch gấp rút xây dựng 7 binh đoàn cơ động (groupement mobile, gọi tật là GM). Mỗi binh đoàn này tương đương với một trung đoàn, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 cụm pháo binh, 1 đại đội công binh. Lúc này mới có 4 - 5 binh đoàn đủ khả năng hoạt động.
Các binh đoàn cơ động đều bố trí ở bắc và đông - bắc Hà Nội: Binh đoàn cơ động số 1 ở Bảc Ninh. Binh đoàn cơ động số 2 ở Gia Lâm. Binh đoàn cơ động số 3 ở Vĩnh Yên, Việt Trì. Binh đoàn cơ động số 4 ở Hải Dương. Binh đoàn cơ động số 5 ở Bắc Giang. Binh đoàn cơ động Bắc Phi ở Phủ Lỗ. Binh đoàn cơ động số 7 ở Đông Triều.
Các tiểu đoàn dù đều đóng chung quanh Hà Nội.
Nghiên cứu cách bố trí lực lượng của địch, có thể thấy chúng đề phòng một cuộc tiến công lớn của ta về hướng trung du. Cuộc chiến ở Triều Tiên nổ ra vào cuối tháng 6 năm 1950. Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã chiếm được phần lớn Nam Triều Tiên. Mọi người đều vui mừng vì cuộc kháng chiến của Việt Nam không còn đơn độc. Riêng Bác giữ thái độ dè dặt. Bác nói với chúng tôi: "Quân đội Bác Triều Tiên vượt giới tuyến tạm thời tiến xuống phía nam, nơi có quân Mỹ đóng, chắc chắn Mỹ sẽ phản ứng, nhất là sau khi Mỹ đã bị đẩy khỏi lục địa Trung Hoa. Cuộc chiến đấu của nhân dân Triều Tiên sẽ khó khăn và lâu dài". Khi chiến dịch Biên Giới bắt đầu nổ súng thì được tin quân Mỹ đổ bộ vào Triều Tiên,'' không chỉ ở Nam Triều Tiện mà cả bên trên vĩ tuyến 38. Sau đó, quân đội Bắc Triều. Tiên buộc phải rút lui Một bộ phận quân Mỹ tiến sát sông Áp Lục. Cuối tháng. 10 năm 1950, Trung Quốc đã phải đưa quân chí nguyện sang Bắc Triều Tiên. Cuộc chiến đấu diễn ra rất quyết liệt Chiến trường Triều Tiên trở thành nơi đối đầu quân sự giữa Đông và Tây, giữa quân đội Trung Quốc, quân đội Bắc Triều Tiên, máy bay Liên Xô, với quân đội Mỹ và nhiều nước chư hầu. Những tổn thất về người của cả hai bên đều rất lớn.
Đối với Bác, độc lập và thống nhất của Việt Nam là nguyên tắc không thay đổi. Nhưng suốt quá trình mưu tìm độc lập, tự do bao giờ Người cũng tính cách giành thắng lợi với tổn thất ít nhất bằng những sách lược khôn khéo. Từ đầu năm 1950, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được tất cả các nước xã hội chủ nghĩa công nhận. Sự kiện này mở ra một triển vọng mới cho cách mạng Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng có thêm nghĩa vụ mới, và đứng trước những thử thách mới. Nước Việt Nam đã trờ thành một tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam á.
Bác suy nghĩ rất nhiều. Trong bản huấn thị ở hội nghị tổng kết chiến dịch Biên Giới, Người đã nhấn mạnh hai điều. Một, "trận thang này mới chỉ là một thang lợi bước đầu''. Hai, "phải tranh thủ thời gian".. Những sa sút tinh thần của đội quân viễn chinh là điều cần sớm khai thác. Chủ trương chiến lược của ta là nhanh chóng khuếch trương thắng lợi ở biên giới, liên tục tiến công tiêu diệt sinh lực địch để giữ vững quyền chủ động, giải phóng từng vùng đất đai tiến tới giải. phóng đồng bằng Bâc Bộ làm thay đổi cục diện chiến trường. Cũng trong hội nghị tại Chợ Đồn, anh Trường Chinh đã nhấc lại nhiệm vụ quân sự của Đảng năm 1950 trên chiến trường Bắc Bộ là: "I. Giải phóng biên giới, mở thông đường giao thông vận tải quốc tế. 2. Đánh dần trung du, củng cố căn cứ địa chính, chọc thủng hành lang đông táy. 3. Phát triển du kích đến cao độ sau lưng địch, phá hoại kế hoạch chiếm đóng đồng bằng Bâc Bộ của chúng".
Lúc này, ở Bác Bộ, đại bộ phận quân địch, gồm 51 tiểu đoàn, tập trung tại 15 tỉnh, thành ở đồng bằng và trung du, có diện tích 21.000 km2 và 8.000.000 dân. Ớ Tây Bắc, địch chỉ có 3 tiểu đoàn. Nếu muốn tranh thủ thời cơ khi địch đang dao dộng lại chưa kịp củng cố thế phòng ngự tại đồng bằng, ta phải mở những chiến dịch nhắm vào trung du và đồng bằng, trước hết là trung du.
Đánh trung du sẽ có điều kiện tiêu diệt những sinh lực địch quan trọng, đẩy lui địch khỏi những vùng tương đối đông dần và trù phú giáp với Việt Bắc, góp phần củng cố và mở rộng căn cứ địa. Người dân các tỉnh trung du râ/div>Liên khu 3 có 6 trung đoàn chủ lực: 34, 42, 48, 52 (vốn là trung đoàn Tây tiến), 64, 66. Lực lượng tuy đông, nhưng trang bị còn rất thiếu thốn. Bộ đội ta hoạt động theo phương thức "đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung" đánh nhỏ, đạt hiệu suất cao. Phong trào dân quân du kích tại đồng bằng rất phát triển. Đến cuối năm 1948, toàn liên khu đã xây dựng được 480 làng kháng chiến. Mỗi làng có lũy tre dày đặc bao quanh, hào giao thông, hầm hố chiến đấu, hầm cất giấu lương thực, hầm bí mật, trạm canh gác... Trong những đợt càn quét, số lấn địch đánh vào làng kháng chiến chiếm ba phần tư tổng số những cuộc tiến công. Địch dùng cả máy bay, đại bác phá hủy các công sự, rào lũy và khi lọt được vào làng nhàng thường đốt phá, bắn giết rất dã man. Ớ những làng kháng chiến như Vật Lại (Sơn Tây), Tam Hưng (Hà Đông), Nông Hóa (Hòa Bình), Liên Minh (Nam Định), nhiều làng kháng chiến dọc đường 5 thuộc các huyện Bình Giang, Thanh Hà, Kim Thành (Hải Dương), ân Thi, Khoái Châu (Hưng Yên)... từng đại đội, tiểu đoàn địch tiến công cả ngày, thậm chí hai, ba ngày liền bị tổn thất nhiều mà vẫn không lọt được vào làng. Đường số 5 nối liền Hà Nội với cảng Hải Phòng trở thành một mặt trận, thường xuyên "nổi sấm" lật đổ từng đoàn tàu, tiêu diệt nhiều xe vận tải của địch. Kết hợp với những hoạt động quân sự chống càn, đánh giao thông, tiêu diệt những đồn bốt lẻ..., các cuộc đấu tranh chống giặc bật lính cùng với công tác địch vận diễn ra trên diện rộng. Mỗi người dân trở thành một cán bộ địch vận. Nhiều binh sĩ, sĩ quan ngụy đã chống lệnh đi bắn giết nhân dân, đào ngũ tập thể, quay súng bân lại địch và làm nội ứng cho lực lượng vũ trang ta. Chỉ riêng Đông Xuân 1948-1949, ta đã đánh 14 trận nội ứng diệt 14 đồn giặc. Hơn 2.000 lính ngụy mang súng ra hàng, hoặc vứt súng trở về quê hương.
Quân địch đóng tại những thành phố, thị xã thực tế là nằm trong vòng vây của phong trào chiến tranh nhân dân rộng lớn. Các tuyến đường giao thông của địch từ Hà Nội với một số tỉnh chung quanh, đặc biệt là đường Hà Nội - Hải Phòng luôn luôn bị uy hiếp.
Cuối năm 1949, sau khi Giải phóng quân Trung Quốc tiến xuống Hoa Nam, Pháp đã có chủ trương chiếm đóng toàn thể đồng bằng Bắc Bộ ''hình thành một tuyến ngăn chặn chiến lượt trên miền Bắc, giành kho người, kho lương thực, phá cuộc chuẩn bị Tổng phản công của ta, bảo vệ con đường huyết mạch từ Hà Nội xuống cửa biển Hải Phòng, đề phòng trường hợp phải rút khỏi miền Bâe.
Từ tháng 10 năm 1949 đến tháng 5 năm 1950, địch tổ chức 6 cuộc hành binh lớn đánh chiếm 8 tỉnh vùng đồng bằng Liên khu 3. Chúng mở liên tiếp những trận càn quét bình định, càn quét tới đâu, lập ngay ngụy quân, ngụy quyền, xây dựng đồn bốt tới đấy. Đồn bốt địch ken dày các tỉnh đồng bằng, chia cắt vùng châu thổ sông Hồng thành nhiều ô nhỏ. Giặc Pháp dùng mọi thủ đoạn khủng bố, mua chuộc, khống chế đồng bào ta, làm cho dân chúng sợ không dám ủng hộ kháng chiến. Đặc biệt, chúng lợi dụng tín ngưỡng của giáo dân và sử dụng một số cha cố phản động để gây chia rẽ lương - giáo, phá khối đoàn kết dân tộc, lôi kéo những người có đạo chống phá cách mạng. Tại vùng tạm bị chiếm, nếu phát hiện nơi nào có lực lượng vũ trang ta, chúng lập tức tung quân bao vây tiến công tiêu diệt hoặc đẩy bật lực lượng ta ra khỏi địa bàn.
Tháng 3 năm 1950, Bộ Tổng tư lệnh đã có huấn lệnh về nhiệm vụ quân sự năm 1950 cho Liên khu 3" (Huấn lệnh số 62HL/A3 ngày 15 tháng 3 năm 1950) xác định đồng bằng Bắc Bộ là nơi cung cấp phần lớn nhân lực, vật lực cho kháng chiến ở Bắc Bộ, vì vậy địch sẽ mở rộng phạm vi chiếm đóng để gây cản'' trở cho chuẩn bị Tổng phản công, và dự đoán cuộc chiến đấu ở chiến trường Liên khu 3 sẽ ngày càng trở nên ác liệt hơn, bộ đội và đồng bào Liên khu 3 sẽ gặp nhiều khó khăn gay gắt.
Nhưng những khó khăn này chỉ có tính chất tạm thời, bộ đội và nhân dân Liên khu 3 với truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường và những tiềm năng to lớn nhất định sẽ vượt qua.
Địch chiếm đóng toàn bộ Liên khu 3 gây cho ta nhiều khó khăn mới. Hậu phương trực tiếp của chiến trường đồng bằng bị thu hẹp, chỉ còn lại vùng rừng núi Kim Bảng (Hà Nam), Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc (Hòa Bình), Gia Viễn, Nho Quan (Ninh Bình). Để chuẩn bị chuyển sang đánh lớn, 3 trung đoàn của Liên khu được tập trung để thành lập đại đoàn 320, 1 trung đoàn kết hợp với bộ đội Liên khu 4 thành lập đại đoàn 304, 1 trung đoàn khác chuyển sang xây dựng đơn vị lựu pháo 105. Bộ đội chủ lực của Liên khu thời gian này chỉ còn lại trung đoàn 42.
Tháng 9 năm 1950 phối hợp với chiến dịch Biên Giới, lực lượng vũ trang Liên khu 3 cùng với đại đoàn 304 đã mở chiến dịch Trần Hưng đạo ở Ninh Bình và vùng hậu địch, loại khỏi vòng chiến đấu gần 700 quân địch, tiêu diệt và bức rút 44 vị trí, lật đổ 3 đoàn tàu và phá hủy nhiều xe quân sự địch. Nhận thấy tinh thần sa sút của quân địch sau thất bại ở biên giới, Liên khu ủy 3 quyết định không bỏ lỡ thời cơ. Trong tháng 11 năm 1950, thực hiện chủ trương của Liên khu ủy, các tỉnh đồng bằng đều đẩy mạnh đánh du kích, xây dựng làng kháng chiến, chống địch càn quét. Bộ đội và du kích bao vây quấy rối các đồn bốt địch làm chúng mất ăn mất ngủ. Ơ một số nơi, đêm đêm du kích tổ chức hành quân với lực lượng rất đông, mang theo những khẩu pháo giả làm bằng thân cây chuối, kết hợp với việc tung tin "chủ lực Việt Minh" đã về làng. Quân địch hoảng hốt bỏ đồn rút chạy về thị trấn. Phong trào chiến tranh du kích nổi lên như sóng cồn quét đi từng mảng tổ chức ngụy quyền ở cơ sở. Quân địch phải co lại cố thủ trong đồn không dám ra ngoài.
Ngày 6 tháng 12 năm 1950, địch rút chạy khóc hết mọi khó khăn.
CHIẾN dịch Trân Hưng Đạo thường được gọi là chiến dịch Trung Du vì '' trung du được chọn là chiến trường chinh, là nơi diễn ra những hoạt động chủ yếu của chiến dịch.
Lực lượng ta ở đây có 2 đại đoàn 308, 312 (thiếu 1 trung đoàn), 3 liên đội sơn pháo 75 ly, mỗi liên đội có 4 khẩu sơn pháo, 4 tiểu đoàn bộ đội địa phương của Vĩnh Phúc (Vĩnh Yên - Phúc Yên), Bắc Ninh, Bắc Giang, và 2 '' đại đội công binh..
Lực lượng của địch ở 3 tỉnh trung du: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang có 14:806 người, bao gồm 9.326 quân âu Phi, 5.480 lính ngụy và thổ phỉ. Binh đoàn cơ động số 3 của địch trú quân ngay tại Vĩnh Yên - Việt Trì. Các binh đoàn cơ động khác đóng ở Bắc Ninh, Gia Lâm, Bắc Giang, Hải Đường, Đông Triều cóthể nhanh chóng can thiệp khi một nơi bị tiến cống. Địch tuy đông nhưng phải phân tán để làm nhiệm vụ giữ đất Đa số dân chúng trong vùng vẫn thuộc về ta.
Trong 705 ban tề địch đã lập ở 3 tỉnh chỉ có 203 ban tề phản động, còn 502 ban đều có liên hệ với kháng chiến.
Riêng tỉnh Vĩnh Phúc, được chọn làm hướng chủ yếu, là nơi địch tương đối yếu. Tại đây chúng có 4.300 người, với 2.400 âu Phi, 1.900 lính ngụy, 5 pháo 105 ly và 4 pháo 75 ly. địch đã lập 175 ban tề, nhưng chỉ có 20 ban tề phản động, 135 ban tề đã theo ta, 20 ban khác giữ thái độ lưng chừng..Có tình trạng này chính là do ta đã phát động được chiến tranh nhân dân. Trước áp lực mạnh của địch, lực lượng kháng chiến vẫn tồn tại bằng cách ẩn mình tại chỗ, khi có điều kiện lại xuất hiện phục hồi và phát triển phong trào. Mở những chiến dịch lớn thu hút lực lượng định vào mặt trận chính là cách hỗ trợ tích cực cho chiến tranh nhân dân ở hậu địch phát triển.
Hạ tuần tháng 12 năm 1950, 2 đại đoàn chủ lực của ta từ Cao Bằng, Lạng Sơn bí mật di chuyển về phía nam.
Bộ đội đã xa khu căn cứ hơn một năm. Những làng bản, phố xá trên dọc đường đối với họ xiết bao thân thuộc.
Dưới những mái nhà tranh leo lét ngọn đèn dầu kia có những người thân đang trông chờ họ. Để giữ bí mật, không một cán bộ, chiến sĩ nào ghé qua nhà. Đoàn quân xuất hiện bất thần, đi mải miết, như một cơn lốc tràn qua khu căn cứ. Sau hai tháng học tập, củng cố, được nuôi dưỡng tốt với nguồn lương thực do Trung Quốc viện trợ, các chiến sĩ ta lại tràn đầy sinh lực, phấn khởi vì chiến thắng và mặt trận đang chuyển mình về phía nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 1950, cả hai đại đoàn có mặt ở vị trí tập kết. Bộ đội đã hành quân mười bốn đêm liền từ biên giới Cao Lạng về tới trung du. Tới nơi là nổ súng đánh địch ngay để tạo thế bất ngờ.
Ta đã giữ được hoàn toàn bí mật trong chuyển quân. Nhưng kẻ địch vẫn tung ra một số hoạt động thăm dò. Từ trung tuần tháng 12 năm 195ó, Bộ Tổng tham mưu đã thông báo cho các chiến trường xa, Bộ sẽ mở chiến dịch, các khu cần có hoạt động phối hợp, không cho địch đưa quân từ Nam tăng viện ra Bấc. Sau này chúng ta mới biết, nguồn tin tình báo quan trọng nhất mà địch thu thập được, lại chính là những bức điện mật mã của ta chuyển đi các địa phương.
Theo kế hoạch, chiến dịch Trần Hưng Đạo sẽ mở màn tại trung du vào đêm 26 tháng 12 năm 1950. Sáng ngày 26 tháng 12, anh Lê Trọng Tấn, đại đoàn trưởng 312, báo cáo với Bộ chỉ huy chiến dịch một cánh quân địch ước chừng một binh đoàn đang tiến về Liễn Sơn, Xuân Trạch thuộc huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, là nơi 2 trung đoàn của 312 đang tập kết. Anh Tấn đề nghị cho đơn vị nổ súng tiêu diệt lực lượng này. Đây là điều đáng mừng. Ta đang định kéo quân địch ra khỏi công sự đi vào những khu vực ta đã chuẩn bị thì chúng lại tự ý tiến sâu vào vùng tự do đang có lực lượng ta!
Tôi đồng ý ngay với đề nghị của đại đoàn, và nói với đồng chí đại đoàn trưởng: "Không bỏ lỡ cơ hội tốt này.
Coi như đơn vị các đồng chí nổ súng mở màn chiến địch. Trận đầu phải thắng thật ròn rã!".
Anh Lê Trọng Tấn chỉ huy 3 tiểu đoàn đánh vận động, tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn da đen và tiêu hao nặng 1 tiểu đoàn khác Địch hốt hoảng rút chạy bỏ lại cả ''trận địa pháo. Đại đoàn ngại lộ mục tiêu chiến dịch, không ra lệnh cho bộ đội truy kích. Không thấy ta đuổi theo, địch quay lại kéo pháo về Vĩnh Yên.
Viên quan tư tiểu đoàn trưởng bị bắt tại trận cùng với 300 quân, khai tên y là Pixea (Piscard) chỉ huy tiểu đoàn 1, trung đoàn 24 bộ binh người Xênêgan Ol24 RMTS), thuộc binh đoàn cơ động số 8 do đại tá Muyle (Muler) chỉ huy, đang tham gia vào một chiến dịch càn quét có tên là "Con dẽ giun" (Bécassine).
Đại đoàn 312, vì bận tác chiến không có điều kiện tổ chức lễ thành lập đại đoàn, sau đó đã quyết định lấy ngày chiến thắng Liễn Sơn - Xuân Trạch (ngày 27 tháng 12 năm 1950) làm ngày truyền thống của đại đoàn. Chiến thắng Liễn Sơn - Xuân Trạch tạo đà phấn khởi cho chiến dịch. Tinh thần quân địch rõ ràng là chịu ảnh hưởng những thất trận ở biên giới''..
Theo đúng kế hoạch, từ đêm ngày 26 đến đêm ngày 29 tháng 12 năm 1950, bộ đội ta đồng loạt tiến công nhiều vị trí địch ở cả Trung Du và Đông Bắc. Hướng Trung Du, các tiểu đoàn thuộc 308 tiêu diệt gọn các vị trí. Hữu Bang, Thằn Lằn, Tú Tạo, GÒ Sỏi, ấp Cà Phê, GÒ âu, và Yên Phụ. Riêng trận Chợ Thá phải dừng lại giữa chừng vì trời sáng. Trung đoàn 209 của 312 đánh Chợ Vàng hai lấn không thành công.
Hướng Đông Bắc, trung đoàn 174 tiêu diệt vị trí Binh Liêu. Địch đưa viện lên Bình Liêu, nhưng trung đoàn 98 bỏ lỡ cơ hội đánh viện. Bị uy hiếp mạnh, địch vội vã rút các vị trí Châu Sơn, Khe Mo, Phong Dụ, Hoành Mô co về cố thủ ở Tiên Yên..
Bộ đội ta lần đầu tiêu diệt hàng loạt cứ điểm địch trên địa hình trưng du, thực hiện thành công cách đánh bôn tập Các trận đánh đều được giải quyết trong một đêm, tiến hành cùng lúc ở nhiều nơi, hạn chế khả năng chi viện bằng pháo binh, can thiệp bằng máy bay và những đội quân ứng chiến, khi trời sáng, bộ đội ta đã ra khỏi tầm kiểm soát của pháo binh địch.
Ngày 30 tháng 12 năm 1950, Bộ chỉ huy chiến dịch cho kết thúc đợt 1. Chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra cho đợt này, loại khỏi vòng chiến đấu 1.200 quân địch, trong đó có 2/3 là âu Phi.
Qua khai thác tù binh, ta biết địch đã phần nào phán đoán đúng hướng tiến công. Chúng dự kiến: hướng thứ nhất của ta sẽ tiến công từ Việt Trì tới Vĩnh Yên, nếu thắng sẽ tiến về Sơn Tây và Hà Nội. Hướng thứ hai sẽ đánh vào Bắc Ninh, Bắc Giang, rồi đánh thang về Hải Dương cắt đứt đường số 5. Đồng thời địch cũng đề phòng hướng Hải Ninh. Tuy nhiên, khi cuộc tiến công nổ ra, chúng vẫn lúng túng trong cách đối phó. Tinh thần của địch khá sút kém. Tại Xuân Trạch, khi bị bao vây, từng trung đội địch ra hàng. Ờ các vị trí địch chống cự yếu ớt, thường rút vào hầm cố thủ chờ quân ứng cứu. Ơ Bình Liêu, quân viện lên thấy đồn đã bị tiêu diệt lập tức rút lui Ngoài tiến bộ trong đánh tiêu diệt cứ điểm, công tác hậu cần chiến dịch cũng có bước phát triển. Ta đã đưa những kho gạo nhỏ vào sát mặt trận khoảng 6 kilômét, bảo đảm tiếp lương nhanh chóng cho bộ đội khi tác chiến.
Bộ đội có lương khô mang theo. Các đại đội được cấp phiếu ''Vận động chiến" có thể lấy lương thực, thực phẩm ngay tại chỗ, ở các xã vùng tạm bị chiếm trên địa bàn chiến dịch. Mỗi trung đoàn đều được phối thuộc từ 250 đến 300 dân công làm nhiệm vụ tải thương. Để tập trung lực lượng phục vụ chiến dịch, các trường trung cấp, sơ cấp quân y tạm thời,nghỉ học; 10 bác sĩ, 91 y sĩ, dược sĩ, 264 y tá cứu thương lên đường ra tiền tuyến. Các ban quân y trạm sơ cứu, đội phẫu thuật của đơn vị đều được bổ sung thêm thuốc men, dụng cụ.
SỐ thương vong trong đợt 1 của ta bằng hai phần ba của địch: 218 người hi sinh, 630 người bị thương.
NGÀY 17 tháng 12 năm 1950, Đờ Lát cùng Lơtuốcnô (Letourneau), bộ trưởng Bộ Quốc gia liên kết, đi máy bay riêng tới Sài Gòn.
Đờ Lát đã khẳng định uy quyền của mình ngay từ giây phút đầu tiên. ông ta xuất hiện một mình ở khung cừa máy bay với bộ lễ phục màu trâng nổi bật. Dừng lại giây lát tay chống can, đưa mắt nhìn đám đông, rồi. ông ta mới chậm rãi bước xuống cầu thang. ĐỜ Lát không giấu giếm thái độ lạnh nhạt và coi thường hai người tiền nhiệm về dân sự và quân sự ra đón mình. ông ta tuyên bố cách chức tại chỗ viên tư lệnh địa phương đã tổ chức một cuộc duyệt binh thảm hại.
Ngay ngày hôm sau, 18 tháng 12, tại Bộ tổng tham mưa, Đờ Lát quyết định trả về Pháp hầu hết những người đang điều hành các bộ phận, và thay thế bằng bộ sậu do mình đem theo: Xalăng (Sa lan), vì quen biết Đông Dương, được chỉ định làm Phó tổng chỉ huy; các đại tá An la (Allard), Bôphrơ (Beaufre), Cônhi rcogny), Graxiơ (Gracieux) đều là những sĩ quan đã phục vụ tại tập đoàn quân 1 dưới quyền của Đờ Lát.
Viên tướng năm sao rất nhiều tự tin, đã 62 tuổi, không có ý định chôn vùi sự nghiệp của mình trên chiến trường xa xôi tại một thuộc địa củ của Pháp. Đờ Lát biết nhà cầm quyền Pháp muốn trao chức vu này cho mình từ trước khi có lời đề nghị chính thức. ông ta đã cân nhắc mọi khó khăn. Và óng ta cho rằng mình hoàn toàn có khả năng khôi phục lại tình thế, thậm chí giành chiến thắng bằng việc giữ chắc đồng bằng Bắc Bộ, và xây dựng một đội quân bản xứ thật mạnh với sự giúp đỡ của Mỹ. ông ta sẽ làm được một việc mà tất cả các giới chính trị, quân sự ở nước Pháp đều coi là bế tắc, góp thêm vào thành tích binh nghiệp của mình lúc cuối đời. Cũng trong ngày, Đờ Lát được tin những binh lính ở Đình Lập, vị trí cuối cùng còn lại trên đường số 4 nối liền Lạng Sơn với Tiên Yên, đã tự động bỏ đồn rút chạy trước sức ép của đối phương.
Ngay hôm sau, ngày 19 tháng 12, Đờ Lát bay ra Hà Nội. Đúng ngày này bốn năm trước, Vanluy đã làm nổ ra trận đánh trên toàn chiến trường Đông Dương. Dưới bầu trời ảm đạm một buổi chiều đông mưa phùn, tám tiểu đoàn quân viễn chinh trong những bộ trang phục cũ kỹ tổ chức một cuộc diễu binh ỉu xìu đón chào tân tổng chỉ huy. Đờ Lát rời lễ đài tiến lại gần binh linh, chăm chú ngắm nhìn họ với cặp mắt thông cảm. Chờ cuộc diễu binh kết thúc, Đờ Lát triệu tập các sĩ quan tới gặp mình. ông ta nói với họ bằng một luận điệu hoàn toàn mới: "Cuộc chiến của chúng ta không vụ lọi, chính là vì toàn bộ nền văn minh mà chúng ta chiến đấu bảo vệ Bắc Kỳ. Chúng ta không chiến đấu để thống trị, mà cho sự nghiệp giải phóng. Chưa bao giờ chiến tranh lại cao quý như vậy. Tôi mang tới cho các bạn chiến tranh cùng với sự cao thượng của nó... Tôi đoan chắc với các vị, quân sự cũng như dân sự, từ nay các vị sẽ được chỉ huy". Ngày tiếp theo, Đờ Lát xuống Hải Phòng. ông ta lặp lại cách làm ở Hà Nội: Đờ Lát cảnh cáo không thương tiếc những sĩ quan thất trận ở biên giới. Kiểu cách riêng của Đờ Lát đã tác động đáng kể đến tinh thần sa sút của quân viễn chinh.
Ngày 27 tháng 12, bộ trưởng Lơtuốcnô chuyển giao cho Đờ Lát một văn thư 23 trang trình bày những chính sách chủ yếu của Pháp ở Đông Dương và thu tóm tư tưởng của chính phủ nhằm định hướng hành động cho Đờ Lát. "Toàn bộ hành động của ngài phải dựa trên nguyên tắc: làm cho nền độc lập của các quốc gia liên kết có hiệu lực chừng nào hay chừng ấy, không coi nhẹ bất cứ điều gì coDiệm trở thành trưng tâm của lực lượng công giáo phản động ở Liên khu 3, nơi có 500 nhà thờ rà 80 vạn giáo dân.
Địch ỷ vào vùng này có cơ sở giáo dân, nên lực lượng của chúng ở đây so với toàn khu là nơi yếu hơn cả. Quân chiếm đóng ở Hà Nam Ninh có 4 tiểu đoàn và 27 đại đội, hầu hết đều là ngụy binh tuyển mộ trong giáo dân. 1 tiểu đoàn bộ binh thuộc trung đoàn 6 bộ binh thuộc địa (6è RIC) đóng ở Nam Định làm nhiệm vụ cơ động tại địa phương. Tại Khu Nam Đồng Bằng, địch đóng hơn 100 vị trí, trên 20 vị trí từ đại đội trở lên, riêng tại Ninh Bình có 50 vị trí, trong đó có 9 vị trí từ đại đội trở lên.
Bác căn đặn bộ đội: "Tiêu diệt địch nhưng nhất thiết phải lấy được lòng dân. Muốn thế, các chú phải đánh thảng, giữ kỷ luật cho nghiêm và tôn trọng dân, yêu mến dân... Đánh thắng, giành lấy thắng lợi quân sự tức là đặt cơ sở cho thắng lợi chính trị".
Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 đại đoàn: 308, 304, 312, 5 đại đội pháo binh, một số đơn vị công binh, 4 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh và dân quân du kích. Đại đoàn 304 vừa được trang bị lại bằng vũ khí của bạn.
Vũ khí của đại đoàn hầu hết là chiến lợi phẩm thu của địch, được bổ sung cho đại đoàn 320 là đơn vị thường xuyên hoạt động ở hậu địch. Về mức tiêu diệt địch, Bộ Tổng tham mưu đề nghị một con số khiêm tốn: 3 tiểu đoàn, vì sấp tới mùa mưa, thời gian chiến dịch không thể kéo dài.
Cuối tháng Tư, chúng tôi lên đường đi chiến dịch. Cuộc hành quân từ Quảng Nạp, Thái Nguyên về Liên khu 3 tương đối xa. Cán bộ từ cấp cục trở lên được dùng xe đạp Đầu tháng Năm, tới Nho Quan, Ninh Bình. Các anh Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Hoàng Sâm trong Đảng ủy Liên khu 3 đón ở Xích Thổ. Kể từ ngày toàn quốc kháng chiến, đây là chiến dịch lớn đầu tiên của Bộ mở ở đồng bằng. Chúng tôi gặp nhau tay bật mặt mừng, rồi cùng về sở chỉ huy chiến dịch tạm thời đặt ở vùng Châu Sơn.
Tình hình địch có thay đổi. Một bộ phận binh đoàn cơ động số 4 vừa được điều về Phủ Lý. Đảng ủy quyết định chọn hướng chính của chiến dịch là thị xã Ninh Bình, tỉnh ly của Ninh Bình. Lần đầu bộ đội ta tiến công vào một thị xã ở-đồng bằng Bắc Bộ sẽ tạo nên một tiếng vang lớn.
Chúng tôi nhận thấy cuộc tiến công nổ ra bất thần chắc chắn sẽ giành thắng lợi ngay từ đầu, nhưng tình hình địch sẽ biến chuyển mau lẹ, toàn khu vực lại là vùng đồng chiêm ngập nước, rất nhiều sông ngòi và có nhiều đường giao thông, thuận tiện cho việc di chuyển trên bộ cũng như trên sông của địch dưới sự yểm trợ của máy bay, đại bác, nhưng lại gây nhiều khó khăn cho ta.
Đảng ủy đề ra nguyên tắc chỉ đạo tác chiến: "đánh ăn chắc, chắc thắng mới đánh, dù đánh lớn đánh nhỏ đều phải đánh với điều kiện nắm chắc phần thắng lợi". Rút kinh nghiệm đánh viện trên đường Đa Phúc - Vĩnh Yên, Đảng ủy nhắc các đơn vị nếu viện binh địch xuất hiện trong điều kiện có lợi cho ta thì vận động tiêu diệt địch.
Trước mắt "tranh thủ tiêu diệt nhiều vị trí địch cùng một lúc Nếu có điều kiện thì tiêu diệt viện".
Ngày 22 tháng 5 năm 191, Bộ chỉ huy chiến dịch trao nhiệm vụ cho các đơn vị: Đại đoàn 308 và đại đoàn 304 tiêu diệt một số vị trí ở thị xã Ninh Bình và vùng chung quanh Ninh Bình, Phát Diệm. Đại đoàn 320 hoạt động ở Hà Nam. Tôi nhấn mạnh chỉ thị của Trung ương đối với chiến dịch: Tuyệt đối không được chủ quan khinh địch. Phải tranh thủ nhân dân, chú trọng vận động ngụy binh, vận động đồng bào công giáo, thi hành chính sách của Đảng trong các vùng có thể giải phóng. Với chiến dịch này, thảng lợi chinh trị cũng quan trọng như thắng lợi quân sự Trước khi chiến dịch mở màn, đại đoàn 304 và đại đoàn 320 đã có mặt ở ngay khu vực chiến dịch. Để tạo cho quân địch một sự bất ngờ, đại đoàn 308 được lệnh hành quân từ chiến trường Đông Bắc tới thẳng vị trí tập kết, chuẩn bị sẵn sàng khi tới nơi là có thể nổ súng ngay. 308 phải vượt một chặng đường dài trên 400 kilômét từ vùng địch hậu Đông Bâc qua các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nam, vượt qua ba con sông lớn: sông Lô, sông Thao, sông Đà. Một lần nữa, nhiều chiến sĩ lặng lẽ đi qua nhà, có lúc ngay trước mắt những người thân. Cuộc hành quân thâu đêm dưới những trận mưa đầu mùa. Khi trời sáng muôn vàn dấu chân đã biến đi trên con đường đầy bùn nhão.
Hạ tuần tháng Năm, nhân dân các thị trấn Đầm Đa, Chi Nê, Xích Thổ bỗng thấy xuất hiện một đoàn quân dài vô tận với đầy đủ súng ống, pháo nặng đi rất nhanh trên con đường từ Đầm Đa, xuyên về bến Đế, Trường Yên. Bộ đội đi mải miết dường như không kịp để mật tới những dãy hàng quán nhỏ đèn sáng trưng hai bên đường và đồng bào ùa ra hân hoan thì thào với nhau:
- Quân chủ lực Việt Bắc đã về!
Trời sáng, ác chiến sĩ 308 bắt đầu nhìn thấy những xóm làng nổi lên giữa làn nước bạc mênh mông, những cánh đồng chiêm lúa nhín rộ, những rặng núi đá nhấp nhô che kín cả chân trời. HỌ biết mình đã tới đích đúng thời gian..
Rất lâu rồi họ mới được thưởng thức hương thơm của gạo mới, bát canh cua đồng, quả cà ghém, ấm nước chè xanh của vùng quê đồng bằng. Nhìn những chiếc bảnh dày đã se mặt, những cây luồng xếp đống trong làng, những chiếc đò giấu dưới lùm cây ven sông:.., họ biết đồng bào Ninh Bình đã chuẩn bị cho ngày này từ lâu.
Bộ đội chỉ có một ngày chuẩn bị cho trận đánh. Chiều ngày 27 tháng 5 năm 1951, có lệnh xuất quân.
Khu vực giấu quân nằm trong thung lũng Hoa Lư, nơi một ngàn năm trước cậu bé Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu dùng cờ lau tập trận để rồi trở thành hoàng đế của nước Đại Cồ Việt, lúc này chỉ là những cánh đồng chiêm ngập nước. Từ ven những hốc đả dưới chân Mã Yên Sơn, các chiến sĩ với súng đạn, thang ván, bộc phá rùng rùng ùa ra. Nhân dân phố Trường Yên đứng chật hai bên đường đưa tiễn bộ đội. Hàng trăm chiếc đò nhỏ đã chờ bộ đội ở ven sông. Một khẩu hiệu được tự động dựng lên: "Hoan nghênh bộ đội về đánh Ninh Bình". Chỉ riêng kẻ địch lúc này vẫn chưa hề biết gì''.
Một cán bộ quân báo tỉnh Ninh Bình hớt hải tới tìm ban chỉ huy trung đoàn 102 báo tin:
- Ớ thị xã có một thay đổi. Ngoài số quân địch đóng trên núi Non Nước, ngày hôm nay vừa có thêm 1 đại đội biệt kích toàn lính Pháp tới thị xã, hiện chúng đang đóng quân trong nhà thờ Đại Phong!
Trái với thái độ lo lắng của anh, trung đoàn trưởng Vũ Yên mỉm cười nói:
- Tốt thôi! Và anh gọi tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 79 tới trao nhiệm vụ tiêu diệt đại đội này.
Đêm ngày 28 tháng 5, tiểu đoàn 79 được quân báo của tỉnh dẫn đường, tới nhà thờ Đại Phong ở thị xã Ninh Bình. Đại đội commăngđô Phrăngxoa (Francois) hành quân qua đây, tin là thị xã vẫn yên bình như mọi khi, đã chọn nhà thờ làm nơi nghỉ qua đêm. Trước sự xuất hiện bất thần của bộ đội ta, những tên lính thủy quân lục chiến trở tay không kịp, bị tiêu diệt trong vòng 30 phút.
Trận đánh vị trí Non Nước đáng lẽ diễn ra trong đêm hôm đó, nhưng vì một tiểu đoàn qua sông chậm, phải hoãn tới hôm sau. Đại đội commăngđô Phrăngxoa bị tiêu diệt đã đánh động quân địch.
Chỉ huy Khu Nam Đồng Bằng, Gămbiê (Gambiez), lập tức điều động lực lượng dự bị của khu về phía sông Đáy.
Tiểu đoàn bộ binh 1 và 2 đại đội biệt kích của hải quân được hải đoàn 3 chở gấp về Ninh Bình. Con trai của Đờ Lát là người chỉ huy một đại đội trong tiểu đoàn này. Mặc dù bị chặn đánh dọc đường, các toán quân vẫn kịp tới vào tối ngày 29, chiếm lĩnh những mỏm núi đá ở phía nam sông Đáy chặn con đường vào thị xã.
Đêm ngày 29 tháng 5, bộ đội ta tiến công 2 vị trí Non Nước và Gối Hạc. Non Nước là một núi đá ở ngã ba sông Đáy và sông Vân giữa thị xã Ninh Bình, bên trên có một ngôi chùa. Nằm soi mình bên dòng sông, Non Nước được coi là một thắng cảnh. địch chiếm Ninh Bình khi thị xã đã tiến hành "tiêu thổ", chỉ còn lại chùa Non Nước và nhà thờ Đại Phong. Lợi dụng thế núi hiểm trở, bốn bề vách đứng cheo leo, quân Pháp đã biến Non Nước thành một vị trí bảo vệ thị xã lợi hại, với hai trong phòng ngự. Chân núi có tường khoét lỗ châu mai xây bao quanh kết hợp với rào dây thép gai. Lối lên duy nhất là một con đường bậc thang uốn lượn bên vách đá. Lực lượng bảo vệ đồn khoảng 2 đại đội.
Cách Non Nước 100 mét là núi Gối Hạc, đứng án ngữ con đường lên chạy vào thị xã. Theo địa phương thì trên núi không có địch. Ta dự kiến khi chiến dịch bất đầu, địch sẽ chiếm đóng núi này, nên đặt kế hoạch đánh chiếm cả Gối Hạc. Vừa khớp trước khi nổ súng, viện binh địch mới từ Nam Định tới đã chia nhau đóng trên hai mỏm núi đá vôi tại đây Sau 2 giờ chiến đấu, tiểu đoàn 54 đã chiếm được vị trí'' Non Nước, diệt 200 địch, bắt sống chỉ huy. Cùng lúc, tiểu đoàn 29 tiêu diệt quân địch trên một mỏl núi ở Gối Hạc, địch ở mỏm bên bỏ chạy, ta không biết. Chỉ trong một đêm, bộ đội ta đã tiêudiệt đại bộ phận quân địch tại thị xã Ninh Bình.
Đêm hôm đó, bộ phận tin kỹ thuật của ta báo cáo địch đang hối thúc tìm cho được một tên "Bécna" nào đó mất tích ở Ninh Bình. Tôi nói với cơ quan tham mưu hỏi những đơn vị phía trước xem Bécna là ai, có phải là một sĩ quan cao cấp không! Ngày hôm sau mới biết đó là trung úy Bernard đe Lattre, con trai của Tổng chỉ huy Đờ Lát, đã tử trận ở Gối Hạc.
Cuộc hành quân đường dài của 308 với việc đánh chiếm thị xã Ninh Bình đã được nêu lên trong một thông báo của bộ tham mưu quân viễn chinh là "cuộc hành binh của Napôlêông" đã tạo nên "hai đêm 28 và 29 tháng 5 là những đêm bi đát nhất ở Đông Dương". đại đoàn 304 tiêu diệt 4 vị trí nhỏ: Yên Vệ, Chùa Dầu, Vên Mô Thượng, CỔ Đôi trên đường 59 từ Phát Diệm đi Ghểnh. Bộ đội địa phương Ninh Bình tiêu diệt 2 vị trí nhỏ: = Bến Xanh; -Tuy Lộe.=
Hướng Hà Nam, đại đoàn 320 tiêu diệt 3 vị trí: Hưng Công, Cảnh Linh, VÕ Giàng, và tiêu diệt 1 đại đội địch càn quét ở Mai Cầu, Thanh Liêm.
Như vậy là chỉ trong một thời gian ngắn, từ đêm 26 đến ngày 31 tháng 5 năm 1951, bộ đội ta tận dụng yếu tố bất ngờ đã tiến công tiêu diệt và bức rút 26 vị trí lớn nhỏ, phá tan một mảng lớn ngụy quyền, làm rạn nứt phòng tuyến sông Đáy, giành thắng lợi giòn giã về quân sự và chính trị trong đợt đầu chiến dịch. Những con đường bộ nối liền Hà Nội với Ninh Bình đều bị cắt. Một điều khá bất ngờ đối với ta là binh lính ngụy công giáo đối phó khá yếu ớt và đồng bào ở những vùng trước đây được coi là trung tâm công giáo phản động, không hề gây trở ngại gì cho bộ đội trong những cuộc tiến quân.
Đờ Lát nhận thấy dù đã tạm thời vực dậy được tinh thần đội quân viễn chinh suy sụp sau thất bại ở biên giới phía bắc, vẫn không thể có một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề chiến tranh Đông Dương. Đội quân viễn chinh chưa thể mở một cuộc tiến công lớn vào khối chủ lực dày dạn, rất có bản lĩnh chiến đấu của đối phương, và ngay cả nước Pháp cũng không thể làm được ''việc này.
Đờ Lát quyết định xây dựng một phòng tuyến với những lô cốt boong ke (bunker) và một vành đai trắng bao quanh đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn những cuộc xâm nụng 5 binh đoàn cơ động đánh lên Thái Nguyên, nhắm vào cơ sở hậu cần của ta, theo phán đoán là ở chân dãy núi Bắc Sơn. Đờ Lát cảm thấy kế hoạch này quá nguy hiểm. ông ta quyết định thay nó bằng một cuộc hành binh hạn chế, sử dụng 2 binh đoàn cơ động do viên quan tư Rơđông (Redon) chỉ huy, hướng về phía Chủ vào ngày 15 tháng 1 năm 1951.
Nhưng Đờ Lát chưa kịp thực hiện kế hoạch này, thì cuộc tiến công đợt 2 của chiến dịch Trung Du đã bật đầu.
ĐỂ nghi binh thu hút địch, đêm 12 tháng 1 năm 1951, trên hướng thứ yếu ở Bắc Bắc, các trung đoàn 98 và 174 nổ súng trước. 174 tiêu diệt đồn Đồng Kế. 98 đánh Cẩm Lý không thành công.
Đêm ngày 13 tháng 1, ở hướng chính, trung đoàn 141 đánh vị trí Bảo Chúc nằm ở tây - bắc Vĩnh Yên 11 kilômét. Đây là một cứ điểm mạnh bảo vệ phía bắc thị xã Vĩnh Yên, có hệ thống lô cốt, hầm hào khá vững chắc, bao bọc bằng bảy lớp vật cản, do 5 trung đội địch chiếm giữ Các trung đoàn 88, 36, và 209 chiếm lĩnh trận địa ở khu vực Cẩm Trạch, Thanh Vân, Đạo Tú chuẩn bị sẵn sàng đánh viện từ Vĩnh yên lên.
Quân địch ở Bảo Chúc chống giữ quyết liệt. Từ nửa đêm đến 4 giờ sáng ngày 14 tháng 1, ta mới mở hết hàng rào. Trận đánh chỉ kết thúc vào buổi trưa, ta tiêu diệt và bật sống toàn bộ quân địch. Sáng ngày 14, binh đoàn cơ động số 3 từ Vĩnh Yên chia làm hai cánh lên ứng cứu cho Bảo Chúc. Muyle, chỉ huy binh đoàn, bị cách chức sau trận Liễn Sơn, đã được thay thế bằng Vanuyxem (Vanuxem). Tiểu đoàn 8 Mường đi đầu tới Thủy An thì bị trung đoàn 209 chặn đánh, vội co về dãy đồi Cẩm Trạch chống đỡ. Trong khi đó, những tiểu đoàn phía sau của GM3 vẫn tiếp tục dồn lên. Chờ đại bộ phận quân địch lọt vào khu vực đừ kiến, các trung đoàn 36 và 88 nhánh chóng xuất kích, vừa vận động tiếp cận địch, vừa hình thành thế bao vầy và chia cắt. Bộ đội ta và quân địch quần nhau trên một cánh đồng giữa vùng gò đồi trống trải. Quân địch có máy bay và pháo binh hỗ trợ, nhưng lâm vào thế bị động ngay từ đầu, nên dần dần tan vỡ.
Binh đoàn số 3 sau trận Liễn Sơn đã được củng cố, lần này lại bị thiệt hại nặng: Quân địch tháo chạy về Vĩnh Yên. Bộ đội ta truy kích tới sát thị xã Vĩnh Yên thì dừng lại vì trời đã tối. Trên đường ta truy kích, quân địch ở một số đồn như: Tam Lộng, Mậu Thông, Quất Lưu, Mậu Lâm bỏ vị trí rút chạy:
Trong đêm ngày 14, cơ quan tham mưu báo cáo với tôi, bộ phận kỹ thuật thu được điện của Vanuyxem gửi bộ chỉ huy Bắc Bộ: ''Vĩnh Yên thực sự bị bao vây" (nguyên văn:
Vinh Yên est pratiquement encerclé). Galibe (Galibert), chỉ huy phân khu Vĩnh Phúc, cũng xin gửi gấp quân tăng viện. Địch ở thị xã Vĩnh Yên đang rất hoang mang. Nửa đêm, tôi gọi điện cho anh Lê Trọng Tấn, rồi anh Vương Thừa Vũ, hỏi có thể điều ngay 1 trung đoàn tập kích vào Vĩnh Yên! Nhưng cả hai đại đoàn đều không nắm được các đơn vị đang vận động, xin cho. đánh vào đêm 15.
Ở hướng phối hợp: đại đoàn 320 diệt 9 vị trí nhỏ trên đường số 11 Sơn Tây - Trung Hà, tiêu diệt 1 đại đội âu Phi, thu 1 khẩu pháo. Đại đoàn 304 tiêu diệt 6 vị trí nhỏ ở Ninh Bình. '' Bộ đội địa phương 5 tỉnh trung du phối hợp tác chiến từ ngày 20 tháng 12 năm 1950 đến ngày 11 tháng 1 năm 1951 thu được một số kết quả. Riêng bộ đội địa phương ở Vĩnh Tường tiêu diệt 1 đồn, 9 tháp canh, bức rút vị trí Chợ Vàng mà trong đợt 1 trung đoàn 209 đánh hai lần không thành công.
ở Hà Nội, Xalăng ra lệnh cho binh đoàn cơ động số 1 tiến lên Phúc Yên, sẵn sàng thọc vào sườn đối phương, và 1 tiểu đoàn dù chuẩn bị nhảy xuống Đồng Đau cách Vĩnh Yên 5 kilômét vào hôm sau.
4 giờ chiều ngày 14, Đờ Lát đang tổ chức họp báo ở Sài Gòn tuyên truyền về cuộc chống giữ ở Cẩm Lý, thì được tin dữ ở Vĩnh Yên. Đờ Lát lập tức giải tán các nhà báo, tự mình tính cách đối phó. ông ta chỉ thị cho Xalăng và viên quan tư Rơđông phải tới ngay Vĩnh Yên để lượng định tình hình tại chỗ, phối hợp hoạt động các lực lượng.
Đêm hôm đó, Đờ Lát quyết định rút binh đoàn cơ động số 2 từ Lục Nam về tung vào chiến trường Vĩnh Yên, và ra lệnh cho tham mưa trưởng Anla lấy từ Nam Bộ và Trung Bộ 5 tiểu đoàn đưa ra Bắc, ''lập ngay một cầu hàng không bảo đảm việc vận chuyển. Đờ Lát chỉ thị cho Maricua (Maricourt), đại tá chỉ huy không quân, sử dụng ngay loại bom napan (napalm) Mỹ vừa gửi tới Hải Phòng, và huy động toàn bộ máy bay chiến đấu vào Vĩnh Yên.
Vẫn lo sợ Việt Minh thu hút sự chú ý của quân Pháp về Vĩnh Yên rồi bất thần mở một'' cuộc tiến công từ Tam Đảo về Hà Nội, Đờ Lát ra lệnh tập trung một lực lượng bộ binh quan trọng và chiến xa, do Bôphrơ chỉ huy, tại bắc thành phố về phía cầu sông đuống.
Đêm ngày 14, tại Vĩnh Yên, ngoài tiểu đoàn Mường bị thiệt hại nhẹ, Vanuyxem chỉ còn thu thập được 240 lính ky binh Angiêri và 280 lính Ma rốc, đều kiệt sức, đạn dược đã cạn, thấp thỏm chờ đợi từng phút một đợt tiến công mới của bộ đội ta. Sáng ngày 15, binh đoàn cơ động số 1 tiến lên Vĩnh Yên vấp phải trận địa của 102 ở Ngoại Trạch, Khai Quang, Mậu Thông, phía đông - nam thị xã. Bộ đội ta đánh bật cánh trái của quân địch phải lùi về Hương Canh, đồng thời chia cat bao vây 2 đại đội của tiểu đoàn 3 trung đoàn 1 bộ binh Angiêri (Iiilier RTA). Quân ta dồn cả binh đoàn 1 vào thế chống đỡ. Giữa lúc đó máy bay địch xuất hiện và thả bom cháy xuống trận địa. Các chiến sĩ ta lần đầu gặp bom napan chưa biết cách '' đối phó. Trong ngày hôm đó, máy bay ''địch xuất kích 70 lần, ném xuống trận địa rất '' nhiều bom cháy. Bộ đội dùng vải nhựa, chăn trấn thủ trùm lên người để tránh napan. Quân địch nhân lúc đó phản công mở một con đường về phía Vĩnh Yên, nhưng suôhập, chủ yếu từ phía bắc. Phòng tuyến bê tông này sẽ nhạy qua các tỉnh trung du: Hòn Gai qua Đông Triều, Lục Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn Tây, tới Hà Đông, Ninh Bình. Những cuộc càn quét với quy mô lớn và dài ngày sẽ được tiến hành bên trong đồng bằng để truy quét lực lượng ta, củng cố chính quyền bù nhìn, giành trọn vẹn kho người, kho của ở Bâc Bộ... Nhưng đây chưa phải là lối thoát.
Theo Đờ Lát, cách đối phó tốt nhất là ''Việt Nam hóa" cuộc chiến tranh, đẩy mạnh quá trình "vàng hóa" đội quân xâm lược. Người bản xứ phải tự đảm đương trách nhiệm chống cộng. Cái Đờ Lát cần là có ngay 4 sư đoàn quân ngụy để đáp ứng nhu cầu rất lớn về quân số không thể trông nhờ ở chính quốc. Đờ Lát đã cho lập những trường đào tạo sĩ quan ở Đà Lạt, Thủ Đức, Nha Trang, Huế, Nam Định. Nhưng muốn làm được việc này, trước hết, phải nắm được ngụy quyền Bảo Đại.
Trung tuần tháng Tư, nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương của người Việt, Đờ Lát kéo thủ tướng bù nhìn Trần Văn Hữu lên Vĩnh Yên khoc khoang mình đã làm cách nào để chặn đứng những đợt tiến công quyết liệt của Việt Minh, rồi nói với y: "Sự bảo vệ những quân nhân của chúng tôi chỉ có ý nghĩa nếu nó đem lại cho nước Việt Nam đang lớn lên trong độc lập những phương tiện đủ mạnh để tự cứu để tập hợp mọi nguồn năng lượng". Người đại diện của Bảo Đại đã bày tỏ với Đờ Lát quyết tâm tiến hành một cuộc chiến đấu không khoan nhượng chống Việt Minh, kẻ thù chung của cả Pháp và Việt Nam(!).
Ngày 27 tháng 4, Đờ Lát quyết định mỗi tiểu đoàn trong quân đội viên chinh phải đỡ đầu một tiểu đoàn quân ngụy vua được tổ chức.
Trong tháng 5 năm 1952, ngoài việc thúc đẩy Đờ Linarét tảo thanh ở đồng bằng, Đờ Lát tập trung vào giải quyết vấn đề chính trị với Bảo Đại, ông vua ham chơi, lười biếng, lại quá mệt mỏi vì những cuộc mà cả kéo dài với Pháp về những quyền của một nước "độc lập".
Ngày 5, Đờ Lát lên Đà Lạt thăm Bảo Đại. Ngày 7, cả Đờ Lát và Bảo Đại cùng về Nha Trang. Trong khi chiếc du thuyền hoàng gir Hương Giang lướt sóng biển Đông, Đờ Lát đã cố làm. - lo ông vua bù nhìn tin là mình sẽ mang lại cho Việt Nam nhưng quyền độc lập thực sự của một quốc gia. Buổi trò chuyện được Đờ Lát đánh giá sau đó là có tầm "quan trọng đặc biệt".
Trung tuần tháng Năm, Đờ Lát tới Sinhgapo dự cuộc hội thảo về vấn đề bảo vệ Đông Nam á. Đờ Lát đã trình bày với người Mỹ, người Anh về vị trí chiến lược của đồng bằng Bắc Bộ, đây chính là ''chiếc chìa khóa của toàn bộ cấu trúc Đông Nam á". Lập luận của Đờ Lát không phải không có tính thuyết phục. Mắc đônan (Malcolm Mạc Donald), đại diện Mỹ, sau đó đã nói "chiến tuyến phòng vệ Mã Lai bắt đầu từ Bắc Bộ Việt Nam". Những đại diện của Mỹ, Anh, Pháp đều nhất trí sẽ khuyến cáo chính phủ mình tổ chức một lực lượng dự bị chiến lược 4 sư đoàn, với những phương tiện không quân gấp đôi ở Đông Dương hiện nay, trong trường hợp phải đối đầu với sự đe dọa của Trung Hoa.
Giữa lúc Đờ Lát đang tập trung vào những vấn đề chính trị thì cuộc tiến công của ta nổ ra ở Khu Nam Đồng Bằng.
Hạ tuần tháng Năm, cơ quan tham mưu Pháp đã thấy có dấu hiệu những cuộc chuyển quân của một số đơn vị thuộc các đại đoàn 304, 320 ở nam đồng bằng. Nhưng họ không mấy quan tâm, vì những đơn vị này đã có mặt từ trước tại khu vực. Các nhà chỉ huy Pháp vốn rất coi trọng những tin tức từ Phát Diệm. Những người công giáo chưa hề báo cáo sự xuất hiện cửa quân chủ lực Việt Minh ở trong vùng. Khi những trận đánh bùng lên cùng một lúc, Đờ Lát hoàn toàn bị bất ngờ.
Sáng ngày 29, ở Hà Nội, Đờ Lát lập tức vạch ra kế hoạch đối phó với cuộc tiến công. Những con đường bộ về phía nam đã bị cắt đứt, chỉ còn lại đường thủy và đường không. Lực lượng tăng viện sẽ tới những vị trí bị đe doạ bằng hai con đường này. Hải đoàn xung kích 3 (dinassaut 3) đang có mặt ở Nam Định sẽ vận chuyển ngay viện binh về Ninh Bình, và chi viện hỏa lực cho các lực lượng đang chống giữ. Đồng thời Đờ Linarét phải đưa binh đoàn cơ động số 1 về Ninh Bình, binh đoàn cơ động số 4 về Phủ Lý. Tiểu đoàn 7 dù thuộc địa sẽ được thả xuống bắc Ninh Bình, tiểu đoàn 2 dù thuộc địa sẽ được thả xuống Thái Bình. SỐ viện binh từ Nam Định đã kịp tăng cường cho thị xã Ninh Bình trong đêm 29, vẫn không cứu vãn được tình thế, và làm ĐỜ Lát mất đi người con trai duy nhất.
Sáng ngày 30 tháng 5, binh đoàn cơ động số 1 mới tới Ninh Bình. Địch đã mất 48 tiếng để hoàn tất những cuộc chuyển quân đối phó. Máy bay, pháo mặt đất, pháo hạm tàu trên sông bắt đầu ngăn chặn những hoạt động của bộ đội ta. Quân địch chiếm lại thị xã Ninh Bình.
Sáng ngày 1 tháng 6, Đờ Lát trao lại quyền chỉ huy cho Xalăng, rời Hà Nội đem thi thể con về Pháp.
NGÀY 1 tháng 6 năm 1951, Đảng ủy chiến dịch họp quyết định mở đợt 2 chiến dịch sớm nhằm đẩy mạnh chiến tranh du kích, bảo vệ mùa màng, củng cố và khuếch trương thắng lợi về mặt chính trị, tranh thủ tiêu diệt thêm sinh lực địch và đưa một số đơn vị vào hậu địch.
Nhiệm vụ trao cho các đơn vị như sau:
Đại đoàn 308 tiêu diệt vị trí Chùa Cao và đánh viện từ Ninh Bình đến Chùa Cao, chuẩn bị đảnh Hoàng Đan và đánh tiếp thị xã Ninh Bình lần thứ hai.
Đại đoàn 304 đánh địch từ Bến Xanh, Phát Diệm tăng viện cho Chùa Cao bằng đường thủy và đường bộ.
Đại đoàn 320 phân tán hoạt động trên hai tỉnh Hà Nam, Hà Đông để phát triển chiến tranh du kích, đồng thời đưa 2 tiểu đoàn vào sâu vi vũ khí do Mỹ viện trợ. Bộ đội ta đã chiến đấu 23 ngày đêm liên tục. Ta loại khỏi vòng chiến khoảng 5.000 quân địch, trong đó có hơn 2.000 tên bị bắt sống, tiêu diệt 30 vị trí, trong đó có 10 vị trí đại đội, thu được hơn 1.000 súng các loại đủ trang bị cho một trung đoàn. Một phần phía bắc các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên ở trung du, hai huyện Bình Liêu, Hoàng Mô ở Đông Bắc được giải phóng, vùng tự do tỉnh Hải Ninh mở rộng đến sát Tiên Yên, Móng Cái. Chiến tranh du kích trong vùng địch hậu trung du và Liên khu 3 bắt đầu phục hồi.
Đây là trận đánh vận động lớn thứ hai của quân đội ta. Nếu như trong trận thứ nhất trên chiến trường rừng núi biên giới, bộ đội ta đã chứng tỏ tính ưa việt của mình, thì trận thứ hai này ở vùng đồi núi thấp không có địa hình hiểm trở, không có cây cối che phủ, nhiều cánh đồng bằng phẳng, bên cạnh những ưu điểm được phát huy đã bộc lộ những nhược điểm khả rõ.
Cơ động nhanh là một yêu cầu không thể thiếu trong đánh vận động. Trong cuộc chạy đua giữa núi rừng Cao Bắc Lạng, ta thường tới đích trước quân địch một vài giờ, và đặt chúng vào tình thế bị động. ở trưng du tình hình đã diễn ra ngược lại. Với máy bay.và xe cơ giới, quân địch thường di chuyển nhanh hơn ta. Tình hình địch biến động cực kỳ mau lẹ. Hướng đông - bắc khi ta bắt đầu nổ súng hoàn toàn sơ hở, chỉ một thời gian ngắn địch đả có thêm hai binh đoàn cơ động. Thị xã Vĩnh Yên đêm hôm trước, binh đoàn cơ động số 3 chỉ còn lại dăm trăm lính âu Phi kiệt sức và tuyệt vọng, đêm sau đã trở thành một vị trí đầy ắp quân lính. Trong đánh vận động, lượng tiêu thụ đạn dược rất cao.
Một khẩu súng tối tân nhất cũng trở thành vô dụng khi không còn đạn! Toàn bộ công việc tiếp tế đạn của ta đều dựa trên đôi phân và đôi vai của những anh, chị dân công!
Chúng ta thiếu nhiều vũ khí cần cho đánh vận động. Ta không đủ vũ khí nặng để chế áp những trận địa pháo của địch. Ta hoàn toàn không có vũ khí phòng không. Do đó, những mũi tiến công và đội hình xung phong của ta trở thành mục tiêu của máy bay cường kích và những khẩu pháo được điều chỉnh bởi máy bay "bà già".
Các chiến sĩ ta đã đánh tơi tả binh đoàn cơ động số 3 ở Liễn Sơn, Xuân Trạch, ở Thanh Vân, Đạo Tú, bẻ gãy những mũi tiến công của binh đoàn cơ động số 1 có máy bay yểm trợ trên đường Phúc Yên - Vĩnh Yên và đẩy quân địch vào thế phải chống trả suốt cả một ngày, nhưng họ không thể đối phó được với bom napan và những loạt đạn pháo rơi trúng đội hình trong những đợt xung phong. Chúng ta chưa có khả năng khắc phục những nhược điểm này.
Sáng ngày 17 tháng 1 năm 1951, chúng tôi quyết định kết thúc chiến dịch Trung Du. Từ trung du trở về, tôi tới gặp Bác và anh Trường Chinh, báo cáo tình hình chiến dịch. Cách đối phó của Đờ Lát rất kiên quyết, kịp thời, khác hẳn với những tổng chỉ huy Pháp ta đã gặp. Tôi đề nghị Trung ương cho mở tiếp một chiến dịch mới. Ta cần đẩy mạnh hoạt động quân sự trước mùa mưa, không để cho Đờ Lát có thời gian cửng cố lực lượng và càn quét đồng bằng. Bác và anh Trường Chinh nói chuẩn bị ngay kế hoạch. Bác nói sẽ có thư động viên bộ đội nhân dịp kết thúc chiến dịch Trung Du.
Chỉ còn hai mươi ngày nữa là tới Đại hội Đảng, Tổng quân ủy được mời họp gấp. Các họp có mặt các đồng chí cố vấn Trung ương Đảng đã có dự kiến sau chiến dịch Trưng Du sẽ mở chiến dịch ở Liên khu 3 tiến tới giải phóng đồng bằng Bác Bộ. Chiến dịch Trần Hưng Đạo kết thúc không thuận lợi mang lại sự phân vân. CÓ ý kiến nên mở một chiến dịch theo hướng Lục Nam, vẫn trên địa hình trung du. Các cố vấn gợi ý nên đánh Móng Cái để hoàn thành giải phóng toàn bộ biên giới phía bắc.
Tôi nhận thấy trung du tuy là chiến trường quen thuộc, thuận lợi về mặt tiếp tế, nhưng phòng tuyến địch ở Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bâc Giang đã được củng cố, lực lượng địch tại đây rất đông, thường xuyên đề phòng một cuộc tiến công mới của ta. Liên khu 3 có những địa bàn địch yếu, sơ hở, nhưng đường vận chuyển xa lại bị nhiều sông ngòi chia cật, khó giải quyết vấn đề tiếp tế lương thực, đạn dược. Liên khu 3 cũng giống trung du là nơi địch có thể tăng viện rất nhanh. Thị xã Móng Cái nằm quá sâu trong vùng địch, đường vận chuyển khó, lại ở gan bờ biển dễ bị pháo của hạm đội khống chế, nếu ta giải phóng được thị xã này thì cũng khó giữ. Tổng quân ủy bàn bạc với các cố vấn. Mọi người đều nhất trí nên chọn một địa bàn xung yếu mà địch có sơ hở, vẫn trên địa hình trung du, nhưng lại có rừng núi phù hợp với những điều kiện đánh điểm diệt viện của bộ đội ta. Tôi gửi một bản báo cáo lên Thường vụ và Bác đề nghị tạm hoãn mở chiến dịch ở Liên khu 3 và chuyển hướng sang Đông Bắc.
Thường vụ và Bác nhất trí.
Ngày 30 tháng 1 năm 1951, Trung ương Đảng chỉ định Đảng ủy chiến dịch gồm 5 đồng chí: VÕ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, Trần Hữu Dực. Tôi là bí thư đảng ủy kiêm chỉ huy trưởng chiến dịch. Trung ương xác định mục đích của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, phá kế hoạch chấn chỉnh phòng ngự của chúng và đẩy mạnh chiến tranh du kích. Mục tiêu đề ra là diệt từ 6 đến 8 tiểu đoàn. Chiến dịch mang tên anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám.
Bộ Tổng tham mưu nhanh chóng xây dựng kế hoạch và cử cán bộ đi chuẩn bị chiến trường.
Cuộc họp Hội đồng Chính phủ được triệu tập đúng ngày Tết Nguyên đán. Theo ý Bác, tôi báo cáo về chiến dịch vừa qua, coi như quà Tết của quân đội nhân phiên họp đầu Xuân. Tôi trình bày những gì bộ đội đã làm được và chưa làm được trên mặt trận Trung Du. Lần này nghe xong, Bác nhận xét: ''''lvề Trung Du, quân đội ta đã tiến bộ nhiều. Chiến đấu với các binh đoàn cơ động địch ban ngày trên địa hình bằng phẳng, đánh quy cả một GM, không phải chiến dị̣ch chưa hoàn thành các mục tiêu đề ra, mà kết quả thu được có phần vượt mức".
Chiến trường Đông Bắc mà ta lựa chọn lần này nằm sâu trong vùng địch, nơi có những trục đường 17 và 18.
Đường 18 chạy từ tỉnh Quảng Yên bên bờ biển, tiếp giáp với thành phố Hải Phòng và vùng mỏ Hòn Gai, qua Uông Bí, Bí Chợ, Tràng Bạch Mạo Khê, Đông Triều, Phả Lại về Bắc Ninh. Đường 17 chạy từ Phả Lại qua Bến Tắm đi Lục Nam. Đây là vùng vàng đen của TỔ quốc. Những khu mỏ ở Hòn Gai, Vàng Danh, Mạo Khê... đã được thực dân Pháp khai thác từ lâu. Đường 18 nằm giữa một bên là dãy núi Đông Triều hiểm trở, một bên là con sông Đá Bạch tàu chiến của địch thường qua lại. Đặc biệt ở đây có Vàng Danh là nơi cung cấp nước ngọt cho Hải Phòng. Vùng giải phóng của ta ở Đông Bắc hẹp, đường sá ít, dân cư thưa thớt phấn lớn là đồng bào thiểu số gốc Hoa, tư tưởng cầu an. Cơ sở của ta tại đây yếu nên công tác chuẩn bị chiến trường gặp nhiều khó khăn.
Đảng ủy chiến dịch quyết định phương châm tác chiến là coi trọng đánh công kiên và đánh vận động ngang nhau, tùy theo tình hình phát triển của chiến dịch sẽ có quyết định mới. Như vậy là ta sẽ đùng cả đánh điểm và diệt viện nhằm tiêu diệt sinh lực địch, nhưng rút kinh nghiệm chiến dịch Trung Du, ta sẽ tránh đánh vận động trong những điều kiện bất lợi. Mức tiêu hao của bộ đội vì phi pháo trong những trận đánh ngày 16 tháng 1 năm 1951 ở Vĩnh Yên khá cao. Bộ Tổng tham mưu đề ra hai phương án tác chiến để Bộ chỉ huy chiến dịch lựa chọn. Phương án 1 lấy đường số 17 và 18 làm hướng chính, hướng phụ là đường số 13.
Phương án 2 lấy đường 13 làm hướng chính, hướng phụ là đường 17 và 18. Sau khi cân nhắc, Đảng ủy quyết định chọn hướng chinh của chiến dịch là đường 18, đoạn từ Bãi Thảo đến Uổng Bí, dài khoảng 50 kilômét. Tại vùng này có ba phân khu của địch: phân khu Núi Đèo, phân khu Quảng Yên, phân khu Phả Lại, hình thành tuyến phòng thủ đường 18, bảo vệ vòng ngoài cho Hải Phòng, Hải Dương và đường số 5. Lực lượng địch trong khu vực, kể cả quân chiến đóng và quân cơ động, là 11 tiểu đoàn; trong đó có binh đoàn cơ động sốl7, đứng chân ở Phả Lại, thuộc lực lượng cơ động chung của địch. Sau chiến dịch Trần Hưng Đạo, địch đã tăng cường lực lượng cho một số nơi như Phả Lại, Đóng Triều, Mạo Khê, Uổng Bí, Quảng Yên. Dự kiến, do vị trí quan trọng của đường 18 nên khi bị tiến công có nhiều khả năng địch sẽ tăng viện nhanh và mạnh bằng đường bộ, đường thủy và đường không để đối phó với ta.
Địa hình rừng núi, ruộng đồng đan nhau, những đám sình lầy mọc đầy sú vẹt nằm xen với những khu đất bằng phẳng dọn đường 18 sẽ cho phép ta đánh vận động lớn tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch:
Ta chủ trương tạo ra cái thế uy hiếp cùng một lúc cả Hà Nội và Hải Phòng ngay từ khi mở đầu chiến dịch.
Đại đoàn 304 được trao nhiệm vụ đánh địch từ Vĩnh Yên tới Việt Trì. Đại đoàn 320 đánh địch ở khu vực Sơn Tây, Hà Đông. Liên khu Việt Bắc tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh du kích ở Trung Du và Đông Bae. Liên khu 3 đẩy mạnh chiến tranh du kích ở Tả Ngạn và Hữu Ngạn, phá hoại giao thông trên đường số 5, số 1, số 6, số 11. Bộ Tổng tư lệnh nhấc nhở các tỉnh trung du chú trọng đánh địa lôi, phá hoại đường giao thông, đặc biệt là những cầu trên đường 1, 2, 13, và khi có thời cơ thì tiêu diệt những vị trí ở nam phần Bắc Ninh, nam phần Vĩnh Phút, quấy rối tiêu hao các đội quân cơ động của địch.
Lực lượng tham gia chiến đấu lên tới gần 40.000 người. Dự kiến phải huy động trên 50.000 dân công, 1.263 tấn lương thực, 156 tấn đạn dược để bảo đảm chiến đấu.
Đường vận chuyển từ hậu phương ra mặt trận chính dài hàng trăm kilômét, phải vượt qua nhiều đoạn độc đạo máy bay và pháo địch khống chế ngày đêm.
Thời gian chiến dịch dự tính là một tháng ở cả hướng chính và hướng phụ. Lực lượng tham gia ở hướng chính gồm 2 đại đoàn: - 308, 312, 2 trung đoàn: 174, 98 cùng 4 liên đội sơn pháo 75 ly.
Sau Đại hội Đảng, Bác từ Tuyên Quang lên Bâc Cạn phổ biến những nghị quyết của đại hội. Đầu tháng 3 năm 1951, Bác nói với tôi Người muốn đi thăm một đơn vị công binh. Tôi và anh Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, đi cùng Người xuống đại đội 250 bộ đội công binh. Bác nghe cán bộ, chiến sĩ báo cáo tình hình công tác, học tập, rồi hỏi "các chú ăn mấy lạng gạo một ngày!". Anh em trả lời: "Thưa Bác, 8 lạng''l. Bác quay lại nói với anh Trần Đăng Ninh: "Các chú công binh lao động nặng nhoè, vất vả, cần được ăn no. Từ nay chú cho công binh ăn 9 lạng gạo một ngày". Từ sau chiến dịch Biên Giới, Bác đặc biệt quan tâm tới vấn đề giao thông.
Người nhiều lần đi thăm bộ đội và dân công làm đường.
Cũng trong tháng Ba, Bác đi kiểm tra việc sửa cầu và một số cơ sở vận tải, kho tàng trên đường số 8. Bác đến một đơn vị ô tó đầu tiên của Cục Vận tải, Bộ Quốc phòng, mới thành lập. Người nói: "Hiện nay nước ta chưa sản xuất được xe. Xăng dầu cũng vậy, có rất ít. Kháng chiến còn dài, chiến dịch ngày một mở rộng, yêu cầu vận chuyển ngày càng cao... Xe, xăng là mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân. Các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu''. ''Yêu xe như con, quý xăng như máu'', câu nói của Người đã khắp sâu trong lòng mỗi chiến sĩ lái xe trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và tháng Mỹ.
Ngày 3 tháng 3, Bác đi dự lễ khai mạćnh điểm, đặc biệt là trong trận Chùa Cao. Theo bạn, tỷ lệ thiệt hại như vậy là thấp. Nhưng với ta, nó khó chấp nhận, vì bộ đội ta vẫn ở trong thời kỳ vừa đánh vừa bồi dưỡng lực lượng.
Các đồng chí cố vấn khi nghe tiểu đoàn trưởng 54 báo cáo trên sa bàn về trận đánh đồn Non Nước đã nhận xét:
- "Đây là một trình độ công kiên có nền nếp". Lần đầu trên chiến trường đồng bằng, ta tiêu diệt được cùng một lúc 4 vị trí đại đội địch.
Từ trung tuần tháng hai năm 1950 đến trung tuần tháng Năm năm 1951, ta đã mở liên tiếp 4 chiến dịch lớn huy động từ 2 đến 3 đại đoàn, có những đại đoàn, trung đoàn tham dự liễn 3 chiến dịch, riêng 308 có mặt trong suốt 4 chiến dịch.
Trong hội nghị tổng kết chiến dịch Quang Trung, đồng chí Vi Quốc Thanh nói: "Bộ đội Việt Nam thực sự là một bộ đội cáeh mạng. Chỉ có bộ đội cách mạng mới vượt qua được những thử thách lớn như vậy. Không đầy một năm, hành quân ngàn dặm, liên tiếp đương đầu với bom đạn của đế quốc Pháp, dù sắt đá cũng phải mòn!".
Bốn chiến dịch vừa qua trong tám tháng trên những chiến trường rất khác nhau, giống như một chiến dịch kéo dài vì thời gian liên tục của nó, vì những đơn vị tham chiến, cơ quan điều hành, với cả cách đánh hầu như không thay đổi. Chúng ta đã chuyển sang thời kỳ vận động đánh lớn.
Trong ba chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, trên cả hướng chính và hướng phối hợp, chúng ta đã tiêu diệt chừng 70 vị trí địch, trong đó có hầu hết quân địch chiếm đóng tại một thị xã đồng bằng, và nhiều vị trí trên dưới 1 đại đội. Về đánh viện, quân ta đã tiêu diệt 1 tiểu đoàn, đánh thiệt hại một số tiểu đoàn, đại đội ứng chiến thuộc các binh đoàn cơ động số 1 số 3 và số 4. Tổng cộng, chúng ta đã loại khỏi vòng chiến chừng 10.000 quân địch (một nửa là cơ động), thu một số lượng quan trọng vũ khí và trang bị kỹ thuật. Các trận đánh vận động ở Liễn Sơn, Xuân Trạch, ở Thanh Vân, Đạo Tú chiến dịch Trấn Hưng Đạo, trận tiêu diệt cứ điểm Bí Chợ chiến dịch Hoàng Hoa Thám, trận tiêu diệt cứ điểm Non Nước chiến dịch Quang Trung... đã nói lên một bước trưởng thành của bộ đội trong tác chiến trên địa hình trung du và đồng bằng. Nhưng, nổi cộm lên là thất bại của những trận đánh điểm Bãi Thảo, Bến Tắm, Chùa Cao, bộ đội phần lớn thương vong vì pháo bắn chặn từ xa của địch.
CÓ những vấn đề đã khiến tôi băn khoăn từ khi kết thúc chiến dịch Trung Du, tới chiến dịch này đã trở thành một thách thức lớn.
Đờ Lát không chỉ vực dậy một bước tinh thần quân đội viễn chinh với những lời động viên mà còn đã giành được lòng tin của binh lính vì biết tập trung lực lượng nhanh chóng vào những điểm nóng, biết chấp nhận những thiệt hại nhỏ, kiên quyết khước từ giao chiến với ta trong những điều kiện bất lợi. Đờ Lát đã phát huy tối đa sức mạnh những binh khí, kỹ thuật hiện đại để ngăn chặn ta trong đánh vận động cũng như đánh điểm. Và không phải chỉ có chừng ấy. Trong hoàn cảnh lúng túng của chính quyền Pháp, với uy tín cá nhân và những kinh nghiệm dày dạn của mình, viên tướng 5 sao này đang thực thi tất cả những điểm trong kế hoạch Rơ ve trước đây, một kế hoạch đã được ta đánh giá là thực tế và nguy hiểm.
Sau chiến thắng Biên Giới, trước sự suy sụp tinh thần nhanh chóng của đội quân viễn chinh, Đảng ta cùng với các cố vấn Trung Quốc đã cho rằng chiều hướng phát triển của bộ đội ta trên chiến trường Bắc Bộ là từ miền núi tiến xuống trung du và đồng bằng.
Đồng bằng Bắc Bộ sẽ nhanh chóng rắn lại. Tình hình sau đây sẽ ra sao khi đại bộ phận quân chủ lực của ta đã rút đi... '' Những vấn đề mới đã đặt ra trước chúng ta.

Xem Tiếp: ----

Ngày 5 tháng 3 năm 1951, Bộ Tổng tư lệnh tổ chức hội nghị trao nhiệm vụ cho các đơn vị ở hướng chính tại Điềm Mạc (Định Hóa). Giữa cuộc họp, Bác tới. Bác nói:
- "Các đồng chí sẽ đi qua dải đất lịch sử Bạch Đằng - Vạn Kiếp là dịp để các đồng chí tưởng nhớ lại tấm gương oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc ta, để cùng nỗ lực tiêu diệt được nhiều giặc, giành toàn thắng cho chiến dịch, kế tục truyền thống anh dũng đời trước, tiếp tục chiến đấu bảo vệ nhân dân, bảo vệ TỔ quốc".
Những cán bộ cùng lên đường lần này vẫn là số đồng chí đã tham gia chiến dịch Trung Du.
ĐẦU tháng 3 năm 1951, cơ quan tham mưu Pháp tin chắc rằng Việt Minh đang chuẩn bị tiếp tục một cuộc tiến công mới nhắm vào đồng bằng, với 5 đại đoàn họ đang cô trong tay, đây sẽ lả trận đánh lận có quan hệ tới số phận Bắc Bộ, nhưng vẫn chưa xác định được nó sẽ nổ ra ở đâu. Nhìn cách bố trí lực. lượng của ta, bộ chỉ huy Pháp cho rằng vùng Việt Trì đang bị trực tiếp đe dọa.
Trước khi về Pháp đấu tranh đòi tiếp tục tăng viện cho Đông Dương, Đờ Lát đã tính toán mọi mặt nhằm chặn đứng âm mưu này. Cơ quan tham mưa đang tiến hành những biện pháp dự phòng do Đờ Lát chỉ thị, thì bỗng nhận được tin 2 đại đoàn 308, 312 đã đi vòng về phía đông, uy hiếp Phủ Lạng Thương và có thể cả Đông Triều.
Đến ngày 19 tháng 3, Xalăng nhận được những tin tức cụ thể hơn: 2 đại đoàn 308, 312 cùng với 2 trung đoàn của 316 đã tập trung tại dãy núi Đông Triều, và trận đánh có thể nổ ra vào ngày 23 tháng 3 năm 1951. ở phía tây, 2 đại đoàn khác là 304 và 320 đang hình thành một gọng kìm đe dọa Hà Nội.
Quân số ở hướng chính của ta là 25.719 người. Cùng đi với bộ đội ra mặt trận có 30.000 dân công. Bộ đội và dân công tuy đã xuất phát từ nhiều hướng nhưng vẫn tạo ra những dòng người vô tận không dễ lọt qua tai mật quân địch. Mọi người đều mang vác nặng. Các chiến sĩ có 30 kilôgam súng, đạn, thuốc nổ, lương thực trên vai. Dân công chuyển vận gạo, đạn còn phải gồng gánh nặng hơn.
Riêng những khấu sơn pháo lần đầu được vận chuyển bằng ngựa. Những ngày đầu hành quân, thời tiết xấu. Đây lại là một điều may. Không có máy bay cản trở dọn đường. Cả đoàn người lọt vào vùng sau lưng địch không gây chấn động. Trên đường đi chiến dịch, các đun vị bộ đội và dân công nhận được tờ báo Nhân Dân số 1 loan tin Đại hội Đảng họp, Đảng ta đã ra công khai. Tiếng hoan hô, hò reo nổi lên vang dậy. Nhiều đơn vị đã tổ chức ngay mít tinh để chào mừng. Hàng loạt quyết tâm thư với những lời lẽ nồng cháy gửi về Bộ chỉ huy chiến dịch hứa hẹn khắc phục mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và quân đội trao phó.
Ngày 18 và ngày 19 tháng 3 năm 1951, Đảng ủy chiến dịch họp tại sở chỉ huy mới ở Bãi Đá, Mai Sau, cách Lục Ngạn 14 kilômét về phía nam. Các đơn vị đi trinh sát về báo cáo chưa nắm chắc địch, địa hình đường 18 trong thực tế trống trải, hẹp, khó tập kết lực lượng lớn, khó giấu quân Hai phương án tác chiến được nêu lên: Thứ nhất là đánh điểm nhỏ để diệt viện. ưu điểm của phương án này là chắc thắng, che giấu được lực lượng của ta.
Nhưng nhược điểm của phương án là ta đánh điểm nhỏ tbì địch sẽ dùng viện nhỏ, và nếu phải đợi lâu ta sẽ gặp khó khăn về tiếp tế. Thứ hai là đánh điểm lớn để diệt viện lớn. Phương án này tranh thủ được bất ngờ, địch có thể nhanh phóng đưa viện lớn tới, tạo điều kiện cho chiến dịch giành thắng lợi ngay tử đầu. Nhưng nhược điểm của nó là không bảo đảm chắc thắng.
sau khi cân nhấc, Đảng ủy quyết định chọn phương án thứ nhất kết hợp với theo dõi sát tình hình địch, khi thấy xuất hiện điều kiện có lợi sẽ chuyển sang phương án thứ hai. Ta sẽ mở đầu chiến dịch bằng đánh một loạt vị trí bảo vệ hệ thống dẫn nước ngọt từ Vàng Danh về Hải Phòng, cắt con đường từ Quảng Yên đi Uống Bí, đồng thời bố trí 2 trung đoàn phục kích tại đây để diệt quân viện.
Nhận thấy các đơn vị nắm địch chưa chắc, Đảng ủy quyết định kéo dài thời gian chuẩn bị thêm ba ngày. Cuộc hành quân vào vị trí tập kết cực kỳ khó khăn.
Con đường đột đạo từ lâu hoang phế, nhiều đèo cao, dốc đứng, hoàn toàn không thích ứng với một cuộc chuyển quân lớn Hơn thế, địch đã đánh hơi thấy sự di chuyển của quân ta, dùng máy bay trút bom ngăn chặn, nhiều đoạn đường lại nằm trong tầm kiểm soát của pháo địch.
Trơi mưa liên miên đã làm những con suối trở nên hung dữ và những đèo cao càng trở nên hiểm trở tưởng như không thể vượt qua. Chiến sĩ xung kích phải bỏ vải nhựa, chán trấn th,ủ bọc thuốc nổ và gạo, bám từng mỏm đá, từng mấu cây để leo lên trên con đường đèo, đất đã biến thành bùn đặc quát li trơll như mỡ. Đoàn quân có lúc phải đứng hàng giờ giữa suối, giữa đèo mưa rát mặt, không thể tìm ra ch ngồi nghỉ tạm hoặc đặt ba lô. Quần áo mặc trên người ơt rồi lại khô, khô rồi lại ướt. Đáng sợ hơn là những bao gạo bắt đầu lên men. Cả 308 và 312 đều bị máy bay địch ném bom vào đội hình. Sự cản trở của máy bay và pháo địch không gây thiệt hại gì đáng kể giữa địa hình rừng núi. Nhưng điều khiến chúng tôi lo lắng là đường xấu và thời tiết đã làm suy giảm sức khỏc cửa bộ đội trước ngày nổ súng.
Kỳ lạ hơn cả là sức chịu đựng bền bỉ của hàng vạn dân công phục vụ chiến dịch. Trong hàng ngũ dân công có nhiều người lớn tuổi và những em thiếu niên. Hỏi mới biết nhiều trường học, cả thầy và trò cùng đi dân công!
Phục vụ chiến dịch lần này ngoài đồng bào vùng tự do còn có những đội dân công từ vùng sau lưng địch ra, phần lớn thuộc ba tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Yên. Người lớn tuổi là những bác công nhân khuân vác ở Yên Viên, Gia Lâm, Đáp Cầu, những bác thuyền chài trên sông Cầu, sông Thương, sông Kinh Thầy, Đá Bạch. Trong hàng ngũ dân công có những anh, chị du kích, những cán bộ huyện, xã ở Thủy Nguyên, Kinh Môn, Yên Hưng. Đông Triều, Quế Dương, VÕ Giàng... những người đã làm cho vùng tạm chiếm trở nên sôi sục mỗi lần ta tổ chức chiến dịch. Hành trang của người chiến sĩ dân công ra trận cực kỳ giản dị. Phần lớn không có chăn, màn, vải che mưa.
SỐ đông lại là phụ nữ!... Nhưng không nghe một lời kêu ca, phàn nàn. Bộ đội hễ gặp dân công là rộn ràng lời chào thăm hỏi quê hương, tiếng reo cười khi gặp người cùng quê Những tiếng hát, câu hò trong trẻo vang lên trong mưa, rét, sương mù.
“ … Đèo cao thì mặc đèo cao Ta leo lên đỉnh, ta cao hơn đèo...!!!”
Cáu hò không biết của ai cất lên trên đỉnh đèo Thùng đêm ấy đã đi vào kho tàng văn hoá của dân tộc.
Phần thưởng lớn nhất cho bộ đội và dân công là khi leo lên đỉnh đèo, ban đêm, nhìn thấy xa xa ánh đèn điện của thành phố Hải Phòng, ban ngày, khi trời trong, nhìn thấy con đường 18 lượn vòng giữa những mỏm đồi và cánh đồng dưới chân núi.
Sau đêm vượt đèo Thùng, anh Vi Quốc Thanh nói:
- Trung Quốc có nhiều núi cao nhưng hành quân vượt qua không khó. Việt Nam núi không cao nhưng rất hiểm trở. Đế quốc đánh nhau với quân đội Việt Nam ở vùng rừng núi nhất định thua.
Sở chỉ huy chiến dịch chuyển về chân núi Yên Tử.
Bảy thế kỷ trước, vua Trần Nhân Tông sau khi đánh thông giặc Nguyên đã về đây tu và trở thành Đệ nhất sư tổ của Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử. Trước chiến tranh, tôi đã có lần lên núi Yên Tử. Từ trên đỉnh núi có thể nhìn thấy thành phố Hải Phòng.
ĐÊM ngày 23 tháng 3 năm 1951, mở đầu chiến dịch, các tiểu đoàn 23, 322 của trung đoàn 88 đại đoàn 308 diệt gọn 3 vị trí Lọc Nước, Đập Nước, Sống Trâu, không một chiến sĩ nào thương vong; trung đoàn 174 của đại đoàn 316 san bằng vị trí Lán Tháp. Toàn bộ những bốt bảo vệ hệ thống dẫn nước ngọt từ Vàng Danh về Hải Phòng đều bị tiêu diệt. Ta hy vọng nguồn nước ngọt duy nhất của thành phố Cảng bị đe doạ sẽ buộc quân ứng chiến của địch phải kéo tới.
Hai trung đoàn 102 và 36 dàn quân dọc con đường sắt chở than từ Vàng Danh ra Uổng Bí. Đại đoàn 312 đón địch từ phía Đông Triều lên. Trung đoàn 98 đánh một số tháp canh, phá cầu ở Biểu Nghi quấy rối thu hút địch.
Đêm ngày 25 tháng 3, trung đoàn 98 tiêu diệt vị trí Chấp Khê. Ba ngày chờ đợi đã qua. Quân viện địch vẫn chưa xuất hiện. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định đánh tiếp những cứ điểm lớn trên đường 18 xung quanh Uổng Bí, trong đó có những vị trí quan trọng như Bí Chợ, Tràng Bạch.
Đêm ngày 27 tháng 3, các đơn vị đồng loạt nổ súng. Trung đoàn 102 được 2 tiểu đoàn pháo binh chi viện, chia thành bốn mũi tiến công Bí Chợ do 150 quân địch phần lớn là âu Phi bảo vệ. Ngay từ loạt pháo đầu, chúng ta đã bắn trúng nhà chỉ huy, phá hủy đài thông tin. Xung kích nhanh chóng dùng bộc phá đánh vỡ lớp tường trình dày 60 xăngtimét và xung phong từ cả bốn phía. Đồn Bí Chợ hoàn toàn bị tiêu diệt sau 45 phút, pháo địch không kịp chi viện. Cùng lúc, trung đoàn 36 tiêu diệt vị trí Phán Huệ. Bên phía đại đoàn 312, trung đoàn 141 cũng tiêu diệt vị trí Tràng Bạch. Quân địch hoang mang bỏ chạy khỏi nhiễu tháp canh. '''' Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định đánh thẳng vào thị trấn Uổng Bí nằm trên đường 18 giữa khu mỏ than Tràng Bạch, Bí Chợ, Vàng Danh. Nhưng ngay chiều ngày 28 tháng 3, quân địch bỏ Uổng Bí chạy về Quảng Yên. Đây là một điều bất ngờ đối với ta. '''' Cùng thời gian này, tiểu đoàn Bạch Đằng của tỉnh đã luồn sâu vào địch hậu phát động nhân dân nổi lên bao vây đồn bốt địch, phá tề, trừ gian, phá cầu cống. Các cầu trên đường 18 đều bị phá. Đường 18 bị cát đứt một đoạn dài 40 kilômét. Nhân dân hai bờ sông Bạch Đằng và sông Kinh Thầy đánh trống, đánh mõ suốt đêm uy hiếp quân địch.
Chiến dịch Hoàng Hoa Thám diễn ra trong lúc Đờ Lát không có mặt ở Đông Dương. Phát hiện các đại đoàn 308, 312 xuất hiện ở hướng Đông Bắc, và 304, 320 ở hướng Vĩnh Phúc - Sun Tây, Xalăng phán đoán ta sẽ từ hai hướng đánh vào Hà Nội và Hải Phòng, nên điều các binh đoàn cơ động về Trung Du và Đông Bắc. Khi cuộc tiến công nổ ra trên đường 18, Xalăng không dám tung những binh đoàn cơ động về phía rừng núi nguy hiểm, chỉ điều nhiều thủy đội xung kích đến vùng sông Đá Bạch gần đường 18, và đưa tuần dương hạm Duguay Troui cùng các tàu hộ tống Brazza, Chevreuil đến vùng biển Đông Bắc sân sàng ''''chi viện tối đa bâng hỏa lực để đối phó với những cuộc tiến công. Vẫn chưa thấy bóng dáng quân viện.
Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định tiêu diệt Mạo Khê, vị trí then chốt án ngữ con đường tiến về Đông Triều và ra đường số 5, buộc địch phải sử dụng quân viện. Ớ Mạo Khê có hai cứ điểm đại đội: Mạo Khê MỎ và Mạo Khê Phố, nằm cách nhau 2 kilômét trên địa hình có những đồi thấp xe>n kẽ Với ruộng nước: Ta chủ trương diệt Mạo Khê trước khi địch tăng cường lực lượng phòng ngự. Trung đoàn 209 được trao nhiệm vụ đánh Mạo Khê Mỏ, trung đoàn 36 đánh Mạo Khê Phố dưới sự chỉ huy thung của đại đoàn 812. Trận đánh sẽ diễn ra vào đêm ngày 29.
Trong ngày 29, có tin Đờ Lát đã từ Pa ri trở lại Hà Nội. Với sự có mặt của Đờ Lát, chắc chắn địch sẽ có những phản ứng mạnh hơn.
Buổi tối, bộ phận kỹ thuật báo cáo địch vừa tăng cường cho Mạo Khê Phố tiểu đoàn 6 dù thuộc địa (6è BPC). Điều này nằm ngoài dự kiến. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định ngừng đánh Mạo Khê Phố. Nhưng mệnh lệnh không tới kịp trung đoàn 36 trước giờ nổ súng, trong khi quân địch ở Mạo Khê Phố đã tăng từ 150 lên trên 700 tên. Trung đoàn 209 đánh Mạo Khê MỎ đã tiêu diệt già nửa quân đồn trú, nhưng vẫn phải rút lui vì pháo địch từ tàu chiến và Đông Triều bắn về gây nhiều thiệt hại. Trung đoàn 36 sau khi đột nhập Mạo Khê Phố nhận thấy ở đây không phải chỉ có một đại đội ngụy, mà đầy ắp quân dù với cả xe tăng và xe bọc thép, đã chiến đấu với quân địch trong từng căn nhà cho tới khi trời sáng mới rút lui.
Bộ chỉ huy chiến dịch nhận thấy các vị trí còn lại trên đường 18 đã được tăng cường, quyết định kết thúc đợt 1.
Công viện tiếp tế cho chiến dịch trở nên khó khăn vì đường từ hậu phương ra mặt trận xa và thường xuyên bị máy bay, đại bác địch cản trở. Mặc dù đường 18 bị uy hiếp nặng nhưng các binh đoàn cơ động của địch vẫn án binh bất động. Chúng tôi quyết định chuyển sang đợt 2, tiếp tục đánh một loạt vị trí do đại đội địch chiếm đóng. Những mục tiêu được chọn lần này đều nằm trên đường 17.
Đêm ngày 4 tháng 4 năm 1951, bộ đội ta đồng loạt nổ súng. Trung đoàn 102 đánh Bến Tắm, trung đoàn 88 đánh Bãi Thảo, trung đoàn 141 đánh Hoàng Gián, trung đoàn 98 đánh Hạ Chiêu. Nhưng cả 4 trưng đoàn đều đột phá không thành công! Đồng chí Vũ Mạnh Hùng, trung đoàn trưởng trung đoàn 98, hy sinh vì đạn pháo của địch. Thất bại của các trận đánh không phải do quân đồn trú có công sự phòng ngự vững chắc hoặc kiên quyết đối phó, mà chỉ vì địch đã đựng lên một hàng rào lửa bằng đại bác quanh cứ điểm ngăn cản những đợt xung phong của ta.
Sáng ngày 5 tháng 4, tôi gặp đồng chí Vi Quốc Thanh.
- Địch nhất định không tung những binh đoàn cơ động vào khu vực này. Ta cần phải thu quân.
- Đồng ý với VÕ Tổng, đoàn cố vấn cũng nhận thấy nên kết thúc chiến dịch. - Lực lượng ta đã bị tiêu hao.
- Đã nắm được số thương vong chưa!
- Tham mưu dự tính khoảng 2.000 người. Gần 500 đồng chí hi sinh, trong đó có 1 trung đoàn trưởng. Trên 1 500 đồng chí bị thương. Tỉ lệ tiêu hao giữa địch và ta là 1 trên 1.
Trong chiến dịch này đã huy động 25 ngàn bộ đội. Thương vong chưa đầy 2% không phải là lớn. Nhiễu đồng chí bị thương sẽ trở lại đơn vị..
- ở việt Nam chưa có chiến dịch nào số thương vong nhiều như thế này! Bộ đội Việt Nam đã chuyển sang.giai đoạn đánh lớn.
Rồi đây còn phải chấp nhận những tổn thất lớn hơn nhiều. Pháo binh của đế quốc Pháp rất giỏi!
- Tôi nghĩ là phải tìm ra một cách đánh địch hiệu quả hơn.
Ngày 5 tháng 4 năm 1951 chiến dịch Hoàng Hoa Thám kết thúc. Chiến dịch để lại cho tôi một ấn tượng nặng nề.
Sau này chúng ta mới biết chiến dịch Hoàng Hoa Thám tiếp nối ngay sau chiến dịch Trung Du đã khiến cho Đờ Lát bắt đầu "lo lâng nhận ra khó khăn cực độ trong nhiệm vụ mà mình thực hiện". Đờ Lát buột phải làm trái với tính cách của mình là giữ lại những binh đoàn cơ động tránh một cuộc đụng độ ở vùng rừng núi, kiên nhẫn chờ quân ta cạn lương thực rút lui. Đờ Lát đã tâm sự với viên quan ba tùy tùng Roayê (Royer): "Thật kinh khủng, cái công việc mà tôi đã dấn thân vào. Đến bây giờ tôi thực sự chưa hoàn toàn biết giải thích ra sao!".
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 21 tháng 6 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
Chương 4
--!!tach_noi_dung!!--
Chương 6
--!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử Đường Tới Điện Biên Phủ Những năm tháng không thể nào quên TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG