Chương 7
THẾ TRẬN HÌNH THÀNH

NGAY sau khi thấp thuận đề nghị thay đổi phương châm tác chiến ở Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị "Toàn Đảng, toàn dân tập trung toàn lực chi viện cho tiền tuyến,. Việc huy động toàn bộ sức người, sức của ở hậu phương phục vụ cho tiền tuyến mang một quy mô mới. Hoạt động chiến đấu của ta lần này trên khai trên một phạm vi rộng lớn hầu khắp các chiến trường Đông Dương. Những kinh nghiệm về công tác hậu cần chiến dịch được rút ra sau mỗi mùa khô từ khi bộ đội ta bắt đầu đánh lớn cuối năm 1950, đều được vận dụng trong Đông Xuân 1953-1954.
Hội đồng Cung cấp mặt trận thành lập ở trung ương do anh Phạm Văn Đồng làm chủ tịch, anh Nguyễn Văn Trân, Tổng thanh tra Chính phủ, làm phó thủ tịch. Không riêng ở trung ương mà các địa phương cũng thành lập Hội đồng Cung cấp mặt trận của liên khu, của tỉnh do đồng chí chủ tịch Uy ban hành chính kháng chiến trực tiếp chịu trách nhiệm. Cônhi tác hậu cần chiến dịch lần đầu được phân thành hai tuyến: tuyến hậu phương và tuyến chiến dịch. Tuyến hậu phương do Tổng cục Cưng cấp và Hội đồng cung cấp mặt trận trung ương, Liên khu Việt Bắc, Liên khu 3 và Liên khu 4 đảm nhiệm, chuyển hàng từ Việt Bắc tới Ba Khe, từ Liên khu 3, Liên khu 4 tới Suối Rút. Tuyến chiến dịch do Tổng cục Cung cấp tiền phương và hội đồng cung cấp mặt trận khu Tây Bắc chịu trách nhiệm, đưa hàng từ Ba Khe, Suối Rút lên Điện Biên Phủ. TỔ chức mới này cho phép bộ phận cung cấp tiễn phương tập trung toàn bộ sức lực lo công việc ở phía trước.
Ngay sau khi có nghị quyết, các đồng chí ở cơ quan trung ương chia nhau đi các nơi. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh vào Thanh Hóa, tỉnh có tiềm năng nhất, bàn bạc với tỉnh ủy việc huy động nhân lực, vật lực phục vụ chiến dịch. Đồng chí Nguyễn Văn Trân lên Sơn La, nơi tiếp giáp giữa tuyến hậu phương và tuyến chiến dịch, trực tiếp chỉ đạo. Đồng chí Trần Lương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được cử làm chính ủy hậu cần chiến dịch. Trước đó, đồng chí Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, đã được cử làm chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp tiền phương. Các cục trưởng của Tổng cục Cung cấp đều lên đường phục vụ chiến dịch. Mỗi người ngoài công việc chỉ đạo ngành chuyên môn của mình, còn được phân công phụ trách một tuyến hậu cần chiến dịch. Cục trưởng Vận tải Đinh Đức Thiên phụ trách công tác vận chuyển hàng đoạn đường 41 từ Sơn La lên Tuần Giáo. Cục phó Vận tải Vũ Văn Đôn chịu trách nhiệm việc vận chuyển từ Tuần Giáo đến Nà Tấu, kilômét 62. Cục trưởng Cục Quân nhu Nguyễn Thanh Bình vừa làm phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp tiền phương, vừa đặc trách công tác vận chuyển tại hỏa tuyến, từ kilômét 62 tới các đơn vị. Đồng chí Nguyễn Văn Nam, cục trưởng Cục Quân khí cùng đồng chí Bằng Giang, tư lệnh Quân khu Tây Bắc, bảo đảm tuyến vận chuyển trên sông Nậm Na.
Hơn 300 cán bộ đang làm công tác phát động quần chúng đấu tranh cải cách ruộng đất, được tăng cường cho công tác hậu cần mặt trận. Bộ máy hậu cần chiến dịch lên tới 3.200 người, dân công tuyến chiến dịch có lúc huy động hơn 30.000 người.
. Ờ Tổng cục Cung cấp tại hậu phương, anh Trần Đăng Ninh mâc bệnh hiểm nghèo phải đi điều trị, suốt thời gian chiến dịch chỉ còn lại anh Trần Hữu Dực, Phó chủ nhiệm Tổng cục. Đêm đêm, anh Dực thường cùng cán bộ cán cơ quan giúp việc giao ban đôn đốc công tác đưa hàng ra tiền tuyến đến 2, 3 giờ sáng. Những đêm công việc gặp trục trặc, hầu hết cán bộ chủ chốt đều được cử ra mặt đường kiểm tra và giải quyết khó khăn tại chỗ. Có lần Đèo Cà (Bắc Giang) bị máy bay đánh tắc nhiều ngày, từ cán bộ đến chiến sĩ, nhân viên văn phòng, y tá... đều được huy động đi sửa đường, ở cơ quan chỉ còn lại anh Dực và đồng chí thư ký giúp việc.
Sức sống của chế độ mới được thử thách. Cônhi tác chi viện tiền tuyến lần này chứng minh những thành tựu xây dựng qua tám năm kháng chiến. Hậu phương không chỉ đáp ứng tới mức cao nhất yêu cầu về người, về của cho tiền tuyến mà còn sẵn sàng chiến đấu để tự bảo vệ nếu địch đánh tới trong thời gian bộ đội đang ở mặt trận.
Nhân dân các tinh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình được phân công phục vụ cho những chiến dịch Trung, Hạ Lào. Riêng mặt trận này đã huy động tới 54.000 dân công, với gần hai triệu ngày công, trên hai ngàn xe đạp thồ và một ngàn rưởi thuyền. Trên miền Bắc, Thanh Hóa trở thành tỉnh cung cấp chính cho chiến dịch.
Ban tham mưu chiến dịch dành nhiều thời gian làm việc với cơ quan cung cấp, xác định những yêu cầu mới về lương thực, đạn dược. Nhu cầu bảo đảm vật chất dự kiến ban đầu là 434 tấn đạn, 1.730 tấn gạo, 140 tấn muối, 465 tấn thực phẩm khô, lúc này đã tăng gấp ba! Riêng về gạo, cần.tới trên 20.000 tấn. Rút kinh nghiệm chiến dịch trước, ta chủ trương tranh thủ tối đa việc huy động lương thực, thực phẩm tại địa phương, và sừ dụng phương tiện vận chuyển cơ giới.
Phần lớn Tây Bắc đã được giải phóng tử cuối năm 1952. Bốn cánh đồng Mường Thanh, Mường Lò, Mường Thanh Mường Tấc là những vựa lúa lớn. Ta dự định huy động tại Tây Bắc 6.000 tấn lương thực. Số lương thực này nếu đưa từ xa tới sẽ phải huy động nhiều gấp ba, bốn lần. Đồng bào các dân tộc vừa thu hoạch vụ mùa, sôi nổi hưởng ứng nộp chóc và đi dân công. Nhưng việc xay giã thóc thành gạo ở Tây Bắc lại thành một trở ngại lớn. Người dân miền núi xưa nay chỉ quen dùng cối nhỏ, giã chóc bằng sức nước suối, cả ngày mới được một cối gạo từ 3 đến 5 kilôgam! Cơ quan hậu cần chiến dịch phải tìm những người thợ giỏi ở miền xuôi hưởng dẫn cách đóng cối, sử dụng cả một đoàn dân công tỉnh Vĩnh Phúc cùng tham gia xay thóc, giã gạo với đồng bào địa phương.
Bộ tham mưu của quân đội viễn chinh đã tính toán khá chính xác khả năng vận chuyển tiếp tế của ta cho những chiến trường xa hậu phương. Trong chiến dịch Tây Bắc, lương thực từ hậu phương đưa ra mặt trận bằng dân công gánh bộ, tới nơi chi còn nộp kho được 8%! So với chiến dịch Tây Bậc thì tuyến đường cung cấp lần này còn xa hơn nhiều.
Mấy năm qua ta đã thấy rõ vai trò của hạ tầng cơ sở, của những tuyến đường trong chiến tranh mỗi lần mở chiến dịch lớn. Chúng ta đã khôi phục và mở rộng 4.500 kilômét đường, trong đó có trên hai ngàn kilômét cho xe cơ giới Bắt đầu mở chiến dịch ta mới sửa những tuyến đường Tuân Giáo - Lai Châu, đoạn đường 41 Tuần Giáo - Điện Biên Phủ (sau này được gọi là đường 42). đặc biệt, đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ dài 89 kilômét, nhỏ hẹp, nhiều đoạn sụt lở, hun một trăm cầu cống đều hư hỏng, giờ phải mở đủ rộng không chỉ để nhạy xe vận tải mà còn dùng cho xe kéo pháo. Khi chuyển sang đánh chắc tiến chắc lại xuất hiện thêm một yêu cầu mới là làm đường vận chuyển pháo bằng Ô tô từ kilômét 62 vào trận địa, dài gần bằng đoạn đường Tuầll Giáo - Điện Biên Phủ, qua địa hình rừng núi cực kỳ hiểm trở. Trong thế chiến lấn thứ hai, ở Miến Điện, quân đội Mỹ với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phải mất 18 tháng mới xây dựng gấp rút xong một con đường dài 190 kilômét (Ledo Road) trong điều kiện không bị kẻ địch cản trở. Chúng ta chỉ có một thời gian rất ngắn để xây dựng 160 kilômét đường ở ngay mặt trận dưới sự đánh phá thường xuyên của máy bay, đại bác, mà trong tay chỉ có xẻng, cuốc, và một ít thuốc nổ!
Bảo vệ được những con đường trong chiến tranh còn là điều khó khăn hơn. Cát tuyến đường vận chuyển chủ yếu trong chiến dịch đều quá đài. Tuyến Thanh Hóa - Điện Biên Phủ, gần 600 kilômét. Tuyến Lạng Sơn - Điện Biên Phủ, 800 kilômét. Bộ tham mưu Pháp đã tìm được “40 điểm có thể cắt đứt, tạo ra hiệu quả lớn". Chúng tính đến cả cách dùng mưa nhân tạo để phá đường. Ở hậu phương, địch đánh rất mạnh vào những trọng điểm: đèo Giàng, từ Cao Bằng xuống, đèo Cà, từ Lạng Sơn về, đèo Khế từ Thái Nguyên sang Tuyên Quang, để triệt ngllồn tiếp tế của ta ngay từ gốc. Những trận oanh tạc không chỉ nhắm vào đèo núi cao,. mà còn chú trọng cả những đoạn đường nằm trên cánh đồng thấp để biến nó thành vũng lầy rất khó sửa chữa. Bác HỒ trực tiếp đi kiểm tra một số nơi địch thường xuyên đánh phả. Bác gặp gỡ nói chuyện, động viên anh chị cm thanh niên xung phong và dân công bám trụ ở đèo Khế. Trên tuyến chiến dịch, máy bay địch đánh phá án liệt các đèo Lũng Lô, Pha đin và những đầu mối giao thông CÒ Nòi, Tuần Giáo ngăn không cho gạo, đạn tới được các đơn vị ở mặt trận. Có ngày, chúng ném xuống CÒ Nòi 300 trái bom, Pha đin, 160 trái, gồm bom phá, bom napan, bom nổ chậm.
Theo đề nghị của tham mưu, tôi đồng ý điều hai tiểu đoàn cao xạ pháo 37 tại mặt trận về phía sau, cùng với các tiểu đoàn phòng không 12,7 ly bảo vệ những đoạn xung yếu trên đường 41. Nhưng lực lượng phòng không của ta, dù đã tăng cường, chi hạn chế được một phần những cuộn oanh kích. Để duy trì sự thông suốt cho cát tuyến đường vẫn là công binh, thanh niên xung phong, dân công thường xuyên bám sát các trọng điểm, chờ máy bay địch ngừng hoạt động lại lao ra mặt đường phá bom nổ chậm, bom bươm bướm, san lấp nhanh những hố bom cho xe Ô tô và dân công vượt qua. Toàn bộ lực lượng vận chuyển cơ giới của quân đội, gồm 16 đại đội, với 534 xe Ô tô vận tải, đều tập trung phục vụ chiến dịch..
Ta chủ trương vận chuyển bằng phương tiện cơ giới là chính nhưng không quên khai thác sử dụng những phương tiện vận chuyển nửa thô sơ YÀ thó sơ: xe thồ, xe ngựa, xe trâu, xe cút kít, xe quệt, bè mảng... Xe đạp thồ được huy động tới mức tối đa, số lượng lên tới 20.000 xe. Mỗi xe thồ lúc đầu chở 100 kilôgam,.sau đó nâng lên 200, 300. Một dân công Phú Thọ, anh Ma Văn Thắng, chở được tới 352 kilôgam. Năng suất xe đạp thồ cao gấp hun mười lần dân công gánh bộ; gạo ăn dọn đường cho người chuyên chở cũng giảm đi bằng'' ấy lần. Tính ưu việt của xe thồ còn ở chỗ có thể hoạt động trên những tuyến đường mà xe Ô tô không thể đi được. Chính phương tiện vận chuyển này đã gây nên bất ngờ lớn với quân địch, làm đảo lộn những tính toán của chúng trước đây.
Ta chú trọng khai thác nhưng tuyến đường sông. Một đơn vị công binh được đưa về phía Lai Châu khai thông dòng sông Nậm Na. Đây là một tuyến tiếp tế khá quan trọng, nhưng cho tới lúc này chưa khai thác được bao nhiêu, vì trên sông có quá nhiều ghềnh thác hung dữ. Chúng ta đã có kinh nghiệm khắc phục ghềnh thác trên sông Mã trong chiến dịch Thượng Lào, chuyển lựu pháo từ Vân Nam về trên sông Hồng. Tại đây đã xuất hiện người anh hùng phá thác Phan Tư. Sau một thời gian phá thác bằng thuốc nổ, trọng tải các mảng tăng lên gấp ba, số người điều khiển mảng từ ba, bốn người, rút xuống còn một người. Những cô gái dân công Thanh Thủy, Phú Thọ, thời gian đầu còn rất sợ thác, nay đã mỗi người điều khiển một mảng xuôi dòng sông Nậm Na. Mảng từ Ba Nậm Cúm cập bến Lai Châu mỗi ngày một nhiều. Riêng tuyến đường này trong chiến dịch đã vận chuyển được 1.700 tấn gạo do Trung Quốc viện trợ.
Chúng ta còn mở thêm tuyến Mường Luân - Nà Sang ở phía nam Điện Biên Phủ. Tuyến này có nhiệm vụ khai thác nhân lực, vật lực ở thượng nguồn sông Mã, bảo đảm cung cấp cho trung đoàn 57 ở Hồng Cúm, và tiếp nhận thương binh ở hưởng này chuyển về bệnh viện Sơn La.
Tại hỏa tuyến, những nơi các phương tiện giao thòng cơ giới không thể sử dụng, vẫn phải dùng dân công gánh bộ là chủ yếu. Những con đường ra mặt trận nằm giữa những hố bom lở loét, cây cỏ xác xơ, ban ngày vắng lặng, im lìm, như sống lại khi mặt trời vừa xuống núi. Những đoàn người nối nhau đi như nước hướng về tiền tuyến, đâu đâu cũng vang lên tiếng hò, câu hát nói lên quyết tâm vượt mọi khó khăn và tình cảm dành cho những người đang chiến đấu ở mặt trận. Ngày 9 tháng 2 năm 1954, một đại đội dân công chẳng may trúng bom ở Tuần Giáo. Sau khi chôn cất những anh, chị hy sinh, mọi người lại hăng hái tiếp tục quang gánh lên đường quyết hoàn thành nhiệm vụ để trả thù cho những người đã nằm xuống.
Mười ngày đầu tháng 2 năm 1954 dồn dập những tin vui. Bộ đội Liên khu 5 đã chiếm thị xã Cônhi Tum, giải phóng cả vùng bắc Tây Nguyên. Trung đoàn 148 và bộ đội Pa thét Lảo chiếm thị xã Phông Xa LÝ, giải phóng toàn bộ tinh Phông Xa LÝ rộng 10.000 kilômét vuông, đưa vùng giải phóng ở Thượng Lào tới sát biên giới Trung Hoa. Tại Hạ Lào, tiểu đoàn 436 và lực lượng vũ trang của bạn đã giải phỏng toàn bộ cao nguyên Bôlôven, trong đó có tỉnh Atôpơ, rộng gần 20.000 kilômét vuông. Na va lại phải điều lực lượng xuống Hạ Lào tổ chức nhi.rặng cụm cứ điểm bảo. vệ các thị xã Xaravan và Pắc Xế.
Tại Tây Nguyên, sau khi giải phóng. tỉnh Cônhi Tum, bộ đội Liên khu 5 truy kích quân địch rút nhạy về Plây Cu trên chặng đường dài 200 kilômét, tiến đến sát đường 19. Ngày 18 tháng 2 năm 1954, trung đoàn 80 tiến công cứ điểm Đắc đoạ, nam Cônhi Tum 15 kilômét, loại khỏi vòng chiến đấu hai đại đội địch. Cùng thời gian đó bộ binh và đặc công tập kích vào các cơ sở kho tàng, cơ quan chỉ huy địch trong thị xã Plây Cu.
Chiến thắng của ta đã giải phóng một địa bàn chiến lược quan trọng ở bắc Tây Nguyên rộng 16.000 kilômét vuông, với 20 vạn dân, phá thế uy hiếp của địch đối với phía sau lưng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Vùng tự do từ ven biển Quảng Nam, Quảng Ngãi đến biên giới Việt - Lào, đã nối liền với vùng giải phóng tây nam Bôlôven của nước bạn.
Trước tình hình Tây Nguyên bị uy hiếp nghiêm trọng, Nava buộc phải ra lệnh cho Đờ Bô pho (De Beaufòrt) tạm ngừng cuộc chiến đấu ở đồng bằng Liên khu 5, rút một số đơn vị lên tằng cường cho Plây Cu, và điều chỉnh lại lực lượng ở miền nam Trung Bộ. Quân Pháp được bố trí thành hai khối lớn. Khối thứ nhất ở Tây Nguyên, 24 tiểu đoàn, có nhiệm vu bảo vệ Plây Cu, và đề phòng ta tiến xuống phía nam đánh vào cao nguyên Đắc Lắe. Khối thứ hai ở đồng bằng, 16 tiểu đoàn, bảo vệ thị xã Tuy Hòa, những vị trí mới chiếm đóng ở Phú Yên, và làm lực lượng dự bị ở Nha Trang, Ninh Hòa. Với cách bố trí mới này, có thể thấy Nava đã chuyển sang dành ưu tiên số một cho việc đối phó với ta trên vùng rừng núi Tây Nguyên. Tuy nhiên, ông ta vẫn chưa từ bỏ kế hoạch Átlăng.
Ở đồng bằng Bậc Bộ, từ hạ tuần tháng 12 năm 1953, Liên khu ủy Bộ tư lệnh Liên khu 3, và Khu ủy, Bộ tư lệnh khu Tả Ngạn họp bàn xác định phương hướng, chủ trương tiếp tục tiến công địch trên toàn địa bàn. Hội nghị cán bộ đảng Liên khu 3 đề ra 4 mục tiêu: - Tập trung lực lượng của liên khu cùng đại đoàn 320 tiến công đập tan.phòng tuyến Sông Đáy, mở rộng vùng tự đo liên khu nối liền với các khu du kích sau lưng địch ở đồng bằng. - Triệt để đánh phá giao thông vận tải, uy hiếp hậu phương địch, ngăn chặn tiếp tế cho Điện Biên Phủ và cảc chiến trường khác. - Tích cực phá kế hoạch bắt lính phát triển ngụy quân, đẩy mạnh công tác binh vận làm tan rã hàng ngũ quân địch. - Động viên mọi lực lượng tập trung sức người, sức của chi viện cho chiến trường chính Tây Bắc - Điện Biên Phủ và các chiến trường khác.
Tháng 1 năm 1954, đại đoàn 320 tiến công đập tan phòng tuyến Sông Đáy, nối liền các khu căn cứ Thanh Liêm (Hà Nam), Ý Yên (Nam Định) với vùng tự do ở dông bằng Liên khu 3. Sau đó, đại đoàn tiến sâu vào đồng bằng Bậc Bộ, cùng với các trung đoàn 42, 46, 50, 246, 238, các tiểu đoàn địa phương tỉnh và dân quân di( kích tiến công địch trên khắp những vùng quan trọng, phát triển các khu du kích, mở rộng cơ sở cách mạng. Hầu hết đường giao thông thủy bộ, đường sắt của địch đều bị đánh phá. Trên đường số 5, con đường huyết mạch nối liền Hà Nội với cảng Hải Phòng, dân quân du kích Hải Dương, đặc biệt là huyện Kim Thành, đánh nhiều trận địa lôi táo bạo. Địch phải điều hàng chục tiểu đoàn canh giữ mà vẫn liên tiếp bị phục kích, có khi giao ỉ lòng tê liệt hàng tuần lễ. Bộ đội liên khu dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ tập kích những hậu cứ của địch, thu được nhiều thắng lợi, như trận đột nhập thị xã ĐỒ Sơn và thành phố Nam Định. Các căn cứ và khu du kích của ta đã chiếm ba phần tư đất đai vùng địch tạm kiểm soát ở châu thổ sông Hồng.
Ở Bình - Trị - Thiên, Cực Nam Trưng Bộ, quân ta đánh mạnh trên các đường giao thông, lật đổ nhiều đoàn tàu địch, đập tan những cuộc càn quét, mở rộng các căn cứ du kích và khu du kích, tăng cường công tác ngụy vận ''thu nhiều kết quả. Từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 20 tháng 2 năm 1954, quân ta đã phá hủy 17 cầu, 18 cống từ Đông Hà lên Rào Quán trên đường số 9, tiêu diệt và bức rút 6 vị trí, giải phóng hoàn toàn huyện Hướng Hóa. Riêng huyện Vinh Linh có tới ba vạn dân sát cánh cùng du kích phá hoại cầu đường. Tại Thừa Thiên, bộ đội địa phương và dân quân du kích chống càn thắng lợi giữ vững và mở rộng vùng căn cứ, tiêu diệt nhiều địch. Quân ta còn đánh địa lôi liên tiếp trên nhiều đoạn đường ở Hương Thủy, Lăng Cô, Mỹ Chánh, Phú lộc, Huế - Quảng Trị, Huế - Đà Nẵng... lật đổ hàng phục đoàn tàu quân sự, mỗi lần tiêu diệt từ 1 trung đội đến 1 tiểu đoàn. Chỉ riêng trận Lăng CÔ (Thừa Thiên) quân ta đã lật đổ 2 đầu máy, 19 toa, diệt 400 địch. Trận Phố Trạch (Quảng Trị), quân ta tập kích diệt 200 địch, thu 2 đại bác.
Để phối hợp với cuộc tiến công ở Tây Nguyên, bộ đội và du kích Nam Trung Bộ tập kích thành phố Nha Trang, đốt cháy hàng triệu lít xăng, đột nhập thị trấn Ninh Hòa (Khánh Hòa) gây thiệt hại nặng cho quân địch, đột nhập Suối Dầu đốt cháy một kho xăng lớn. Bộ đội địa phương Quảng Nam, Phú Yên, Khánh HOÀ, Bình Thuận đã diệt nhiều cứ điểm đại đội, tiểu đoàn, tập kích táo bạo vào La Lung (Phú Yên) diệt trên 1 tiểu đoàn, và tiến sâu vào vùng sau lưng địch tiêu diệt nhiều vị trí và tháp canh. Từng vùng rộng lớn được giải phóng như Điện Bàn ở Quảng Nam (có trên bốn vạn dân), vùng Hòn Khói và tây - bắc Khánh Hòa. Ở Cực Nam Trung Bộ, kết hợp tiến công quân sự với đấu tranh của quần chúng, nhân dân đã cùng trung đoàn 812 giải phóng hai huyện Tánh Linh và Lương Sơn ở Bình Thuận.
Tại Nam Bộ, từ giữa năm 1953, địch buột phải rút quân ồ ạt từ Nam Bộ ra chi viện cho chiến trường Trung Bộ và Hạ Lào. Lực lượng âu Phi chỉ còn 3 tiểu đoàn không đủ biên chế, trang bị. 12 tiểu đoàn ngụy quân mới thành lập khả năng chiến đấu yếu, tinh thần sút kém. Trung ương Cục chỉ thị "chuẩn bị đón lấy thời cơ".
Từ cuối năm 1953 sang những tháng đầu năm 1954, phong trào chiến tranh du kích không ngừng được giữ vững và phát triển. Bộ đội và du kích tổ chức thành từng phân đội nhỏ đánh tiêu hao địch trên khắp các vùng du kích và vùng tạm chiếm. Các tiểu đoàn chủ lực và bộ đội địa phương đã có những trận đánh xuất sắc.
Trong thời gian phối hợp chiền đấu với viện Biên Phủ, tại Phân liên khu miền Tấy, các lực lượng vũ trang giữ vững và phát triển vùng giải phóng, tiêu diệt và bức rút trên 1.000 đồn trại, tháp canh.
Ngày 24 tháng 2 năm 1954, tiểu đoàn 309 phối hợp với bộ đội địa phương huyện Vàm CỎ tổ chức phục kích ở Tầm Vu, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ tiểu đoàn ngụy 502 và đại đội Pháp sổ 14, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. Trận Tầm Vu táo bạo, tiêu diệt ''nhanh chóng 4 đại đội địch ban ngày trên địa hình đồng bang, đã có tiếng vang lớn làm quân địch khiếp sợ. Từ đêm ngày 1 tháng 3 năm 1954, tiểu đoàn aol được tăng cường đại đội 552 tỉnh Bạc Liêu, cùng dân quân đu kích tiến hành bao vây quận ly An Biên và toàn bộ những tháp canh từ quận ly ra Xẻo Rô, dùng súng cối pháo kích đồn An Biên, nhằm kéo quân viện từ Rạch Giá tới. Ngày 4, quân địch tại các tháp canh đều bị tiêu diệt, bức hàng, hoặc chạy trốn. An Biên bị cô lập năm ngày đêm liền. Ta đánh bại nhiều đợt quân tăng viện, tiêu diệt hầu hết tiểu đoàn 552, quân địch ở quận ly liều mạng phá vây bỏ đồn tháo chạy.
Ta truy kích diệt một số, bắn chìm 1 tàu, bắn hỏng 1 tàu Cuối tháng 3 năm 1954, ta tiêu diệt tiếp đồn Xẻo Rô, giải phóng hoàn toàn quận an Biên. Nhân '' dân tổ chức một ngày hội lớn chưa từng có ăn mừng chiến thang. Ơ Mỹ Tho, chỉ một đại đội của tỉnh đã đánh tan một tiểu đoàn địch trong trận vận động ở Kênh Bùi, thu nhiều vũ khí với hàng chục trung liên, đại liên và súng cối.
Phân liên khu miền Đông đánh 2.133 trận lớn nhỏ, tiêu diệt và bức hàng 197 đồn bốt, tháp canh. 4.000 binh lính ngụy rã ngũ, trong đó có nhiều đại đội, trung đội địch không thể xây dựng lại. Hệ thống đồn bốt bị thu hẹp dần, vùng du kích và vùng căn cứ của ta ngày càng mở rộng. Chiến khu Đ phát triển, phía nam giáp sông Đồng Nai, phía bắc giáp đường 14, phía tây giáp đường 16. Chiến khu Dương Minh Châu nối liền với Định Thành, mở sang cả phía đông sông Sài Gòn, phía bâc giáp biên giới Campuchia. Chiến khu Đồng Tháp Mười mở rộng phía nam xuống sát kênh Nguyễn Văn Tiếp, phía tây ra tới ven sông Tiền, phía đông tới ven sông Vàm CỎ Đông, phía bắc lên tới đường số 1. Ba chiến khu trên cùng với một số chiến khu khác và hàng trăm căn cứ vệ tinh, đã tạo thành một hệ thững căn cứ kháng chiến rộng lớn, liên hoàn, đan xen nhau trên toàn bộ chiến trường.
Nam Bộ tiếp tục phát huy cách đánh đặc công nhiều sáng tạo và hiệu quả, gây kho địch những tổn thất to lớn. Bộ.. đội Vĩnh Long đột nhập bến tàu, bắn chìm và hỏng nặng 7 tàu chiến: Bộ đội biệt động Sài Gòn đột nhập kho bom Tân Sơn Nhất, một trong những kho bom lớn nhất của địch ở Đông Dương, phá hủy trên aoo tấn bom, tiêu diệt cả đại đội lính âu Phi bảo vệ. Bộ đội Bà Rịa - Chợ Lớn đột nhập khách sạn Ô Cấp, diệt hun một trăm sĩ quan Pháp và Mỹ...
Thực hiện chủ trương phối hợp ác chiến trường toàn Đông Dương, toàn bộ tiểu đoàn chủ lực 802 của Phân liên khu miền Đông, gồm 5 đại đội, được điều động sang đông Campuchia. Tiểu đoàn 302 đã sát cánh cùng bộ đội ítxarắc và nhân dân bạn phát triển chiến tranh du kích, tiêu diệt đồn An Sông (Prâyveng), đồn Ta Pang Phóng, tiến công các đồn Păng Cà Nhây, Bốt Cho, Tà Nốt, chống càn ở Trắc Tô, diệt và bật sống nhiều địch, thu nhiều vũ khí.
Tại Hạ Lào, sau khi giải phóng cao nguyên Bôlôven, một bộ phận liên quân Việt - Lào đã phát triển xuống phía nam, phối hợp với bộ đội Itxarắc Campuchia giai phóng Viên Sai, Xiêm Pang, uy hiếp Tung Trung. Ơ miền đông Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam cùng bộ đội Itxarắc giải phóng phần lớn Cônhi Pông Chàm. Căn cứ miền đông và đông bắc Campuchia đã nối liền với vùng giải phóng Trung, Hạ Lào và Tây Nguyên của ta.
TRONG khoảng thời gian một tháng, kể từ ngày ta hoãn cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ đến cuối tháng 2 năm 1954, toàn bộ kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 đã được triển khai trên toàn chiến trường Đông Dương. Với những đơn vị không lớn hoạt động ở những hướng khác nhau, quân và dân ba nước Đông Dương đã thực hiện được mục tiêu đầu tiên, rất cơ bản, trong kế hoạch là làm cho lực lượng cơ động địch buột phải phân tán.
Trước khi vào mùa khô nằm 1953, Nava đã đưa lực lượng cơ động chiến lược và chiến thuật lên tới 82 tiểu đoàn. Với viện phát triển ồ ạt quân đội quốc gia liên kết theo chủ trương của Mỹ, và quân tăng viện mới đưa từ Pháp sang, từ chiến trường Triều Tiên về, Nava đã tổ chức được 18 binh đoàn cơ động chiến lược, trong đó có 11 binh đoàn âu Phi, 7 binh đoàn ngụy. Nava tập trung già nửa số quân cơ động, 44 tiểu đoàn, ở đồng bằng Bậc Bộ, trong đó có 7 binh đoàn cơ động mạnh được tổ chức'' từ trước, để đối phó với cuộc tiến công của ta trên chiến trường chính.
Trong tháng 2 năm 1954, lực lượng cơ động địch đã buột phải phân tán ra năm nơi:
Tại Trung và Hạ Lào: có binh đoàn cơ động ngụy số 51, và những tiểu đoàn rút từ binh đoàn cơ động số 1, số 5 và binh đoản cơ động dù ở Bắc Bộ (GMI, GM5, GM Pa ra). Nava thành lập thêm một tập đoàn cứ điểm tại xên, với tên gọi là "Binh đoàn tán chiến trung Lào" (GOML), và sau đó, một tập đoàn cứ điểm mới tại Xaravan, Hạ Lào.
Tại Thượng Lào: có binh đoàn cơ động số 7, tiểu đoàn 1 dù thuộc địa, tiểu đoàn 10 Tao, trung đoàn 11 bộ binh thuộc địa, tiểu đoàn 4 trung đoàn 4 bộ binh thuộc địa (GM7, 1er BPC, 10è Tabor, 11è RIC, 414è RIC), tiểu đoàn 301 khinh quân ngụy. Trong số này có 8 tiểu đoàn cơ động mới điều từ Bắc Bộ sang. Nava lập thêm hai tập đoàn cứ. điểm ở Luông Phabăng và Mường Sài.
Tại Tây Nguyên, có 5 binh đoàn cơ động: binh đoàn cơ động 100 (GMI00) mới từ Triều Tiên về, binh đoàn cơ động 21 (GM2 từ Nam Bộ ra, binh đoàn cơ động 11 (Gmii) từ Bình Trị Thiên vào, các binh đoàn 41, 42 (GM41, GM42) vốn ở tại chỗ. Thêm một tập đoàn cứ điểm nữa đang xuất hiện ở An Khê. Tại đồng bằng Liên khu 5 có 16 tiểu đoàn, trong đó có binh đoàn cơ động số 10 (GMI0) mới từ Pháp sang., Tại Điện Biên Phủ: có binh đoàn tác chiến Tây Bắc 2 tiểu đoàn và 7 đại đội) gồm những tiểu đoàn được lựa chọn trong số những đơn vị ưu tú nhất, được coi là "ngọn giáo" (fer de lance) của đội quân viễn chinh.
Tại đồng bằng Bâc Bộ, nơi tập trung khối cơ động - nổi tiếng của Nava hồi đầu mùa khô, theo tính toán của cơ quan tham mưu ta, chỉ còn lại 3 binh đoàn cơ động. Phần lớn những đơn vị của các binh đoàn này cũng không còn là cơ động, vì phải chia ra để bảo vệ những khu vực, tuyến đường quan trọng Có thể nói chín phần mười trong tổng số 82 tiểu đoàn cơ động chiến lược và chiến thuật của Nava đã phân tán khi trận đánh chính chưa nổ ra.
Toàn bộ lực lượng địch, và ta, đều đã triển khai. Tới lúc này, có thể nói: Thế trận của ta đã hình thành!
Những hoạt động Đông Xuân của ta và bạn không chi làm đảo lộn thế bố trí của địch trên ác chiến trường, mở động vùng giải phóng tại Việt Nam và Lào thêm hàng phục ngàn kilômét vuông, mà còn tạo điều kiện cho ta tiếp tục phát triển đánh địch ở nhiều hướng, đặc biệt là vùng địch hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
Điều quan trọng là nó đã tạo ra một điểm quyết chiến chiến lược từ lâu ta hằng mong đợi. Hạ tuần tháng 11 năm 1953, Nava ném xuống Điện Biên Phủ 6 tiểu đoàn với ý định ngăn chặn một 1 đại đoàn phủ lúc của ta đang tiến vào Tây Bắc. Vào lúc đó, Castor chỉ là một cuộc hành binh thứ yếu, một nhiệm vụ quân sự - chính trị có tính địa phương, nhằm giữ nguyên trạng tình hình trên chiến trường chính với chủ trương phòng ngự chiến lược của Nava. Chỉ ba tháng sau, tử những cuộc điều binh của ta trên bàn cờ chiến cuộc Đông Xuân, điện Biên Phủ đã trở thành nơi quyết định vân mệnh chiến tranh. Tất cả đều đã chín muồi cho trận đánh quyết định.
Ta đã ghìm chân quân địch trên khắp các chiến trường, Nava không còn gì nhiều để cứu nguy cho con nhím Điện Biên Phủ.
Ngoại trừ những cuộc phản kích lẻ tẻ của địch, chiến trường Điện Biên Phủ suốt thời gian này hấu như im ắng. Toàn bộ công cuộc chuẩn bị của ta cho phương án "đánh chắc tiến chảy" đều giấu kín dưới màn lá ngụy trang được tạo nên rất công phu. Cônhi binh đã hạn chế tiếng mìn phá đá bằng cách dùng những lượng thuốc nổ nhỏ đặt rất sâu. Một dây xích khổng lồ đã siết chặt chung quanh cánh đống Mường Thanh. Địch không biết là lúc này, ngay đến chuyện rút lui khỏi đây, chúng cũng đã hết cơ hội.
Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin chiến thắng rầm rộ của ta trên các chiến trường, riêng Điện Biên Phủ thỉnh thoảng mới được nhắc tới với một đôi cuộc giao chiến nhỏ. Các mặt trận điện về Bộ Tổng tư lệnh hỏi thăm tin tức đều được trả lời: "Điện Biên Phủ đang giam giữ quân chủ lực địch để tạo điều kiện cho các chiến trường tranh thủ thời cơ tiêu diệt địch".
Hạ tuần tháng 2 năm 1954, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho 308 ngừng tiến công ở Thượng Lào, bí mật và nhanh chóng quay về Điện Biên Phủ.
Tại Mường Phăng, bên cạnh cáị lán của tôi đã xuất hiện một hệ thống đường hầm nhỏ. Nó chia thành ba nhánh đồng tâm, hình rẻ quạt, chạy xuyên vào trái đồi, dài khoảng 300 mét. Một nhánh có đường giao thông hào nối liền với cơ quan tham mưu của anh Thái. Một nhánh chạy tới nơi tôi ở. Một nhánh tới chỗ các đồng khí cố vấn. Hầm được tính toán thống sức ép của bom đạn khi nổ gần. Trong hầm, có nơi hội họp, phòng chỉ huy tác chiến, nơi liên lạc thẳng tới các đun vị đang chiến đấu tại mặt trận cũng như với chỉ huy trưởng chiến dịch. có điện, bảo đảm làm việc bình thường ngay cả khi máy bay địch oanh tạc. Chúng ta đã áp dụng một phần những kinh nghiệm chiến đấu đường hầm trong chiến tranh Triều Tiên.
Ngày 28 tháng 2, Bộ chỉ huy chiến dịch triệu tập hội nghị quân chính từ cấp trung đoàn trở lên để kiểm điểm công tác chuẩn bị. Theo báo cáo của các đơn vị, đường cơ động pháo và các trận địa pháo đã làm xong, sân sàng đón pháo vào vị trí. Trận địa chiến hào tiến công và bao vây cũng đã hoàn thành, kể cả trận địa của 308 đi chiến đấu ở Thượng Lào không có điều kiện trực tiếp tham gia xây dựng. Các sở chỉ huy cũng như trận địa pháo đều được xây dựng kiên cố, đủ sức chịu đựng đạn pháo 105, 155 ly, kể cả đạn xuyên. Hậu phương đã gửi 2.200 quân bổ sung, và còn chuẩn bị thêm 3.000 thanh niên xung phong.
Tôi kết luận hội nghị: Để đối phó với tập đoàn cứ điểm, có hai cách: Một là, kiềm giữ lực lượng địch ở tập đoàn cứ điểm, và đánh mạnh ở những nơi địch sơ hở.
Hai là, tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm. Tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm mới gây cho địch một cục diện khủng hoảng, và mới đánh bại được cố gắng lớn nhất của địch... Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm là vấn đề tất yếu mà quân đội ta phải trải qua. Chúng ta nhất định phải hoàn thành nhiệm vụ cho kỳ được. Bướt vào giai đoạn tiến công thứ nhất, phải khống chế sân bay, tiến tới triệt tiếp tế đường không của địch. Phải tiêu diệt một số trung tâm đề kháng ngoại vi, trước hết là phân khu bắc.
Phải thường xuyên phát triển hoạt động nhỏ, như: biệt kích, phá sân bay, tập kích trận địa pháo và sở chỉ huy của địch, phá hủy kho tàng, sát thương quân địch. Phải củng cố trận địa tiến công thật vững chắc, tích cực tiêu diệt, tiêu hao quân địch khi chúng đánh vào trận địa của ta... Ta đánh theo phương châm "đánh chắc tiến chắc"
không có nghĩa là khi thời cơ tới, ta không khẩn trương chuyển sang "đánh nhanh, giải quyết nhanh". Nhưng theo phương châm nào cũng phải bảo đảm "đánh chắc tháng".
Bốn yêu cầu được đề ra để giảnh thắng lợi cho chiến dịch:
- Cán bộ phải có quyết tâm cao.
- Bảo đảm giữ vững lực lượng để chiến đấu liên tục.
- Thực hiện cho được hiệp đồng chặt chẽ.
- Bảo đảm xây dựng trận địa tiến công và bao vây đúng yêu cầu.
Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch chia nhau xuống các đơn vị kiểm tra chuẩn bị chiến đấu, đặc biệt là 308 mới từ chiến trường Lào trở về.
Đầu tháng 3 năm 1954, trong một buổi giao ban, đồng chí Hoàng Xuân Tùy, phụ trách cơ quan thông tin báo chí mặt trận báo cáo: Nava vừa mới công bố trong một cuộc họp báo: ''ngọn trào tiến công của Việt Minh đã lắng xuống" (La maréc offensive du Việt. Minh est étale). Điều không may cho Nava là trận đánh chính của chúng ta trong Đông Xuân này chỉ mới sắp bắt đầu!
Ngày 4 tháng 3 năm 1954, Nava lên,thăm Điện Biên Phủ lần cuối cùng.
Nava vẫn tỏ ra thận trọng. ông ta gợi ý cho Cônhi, nên điều thêm 3 tiểu đoàn tăng viện, lập một trưng tâm đề kháng trên khoảng trống 5 kilômét giữa Mường Thanh - Hồng Cúm và tạo thêm chường ngại hỗ trợ cho những cứ điểm ở phía đông - bắc. Cônhi không tán thành, với lý do tăng thêm quân sẽ làm đảo lộn kế hoạch hậu cần đã trở nên quá tải vì lúc đầu chỉ dự trù cho 6 tiểu đoàn.
Còn một lý do quan trọng khoe, Cônhi không muốn bị rút thêm những lực lượng từ đồng bằng.
Nava nhấn mạnh:
- Có thêm một trung tâm đề kháng sẽ làm cho đối phương phải điều chỉnh kế hoạch, trì. hoãn cuộc tiến công. Chỉ qua một vài lần trì hoãn như vậy là tới mùa mưa, trận đánh sẽ không xảy ra.
Đờ Cát phan đối:.
- Chỉ sợ chúng không tới! Cần phải đẩy chúng tiến công để kết thúc cho sớm.
- Giữ được chứ? Nava hỏi.
- Cũng khó khăn, nhưng sẽ giữ được nếu ngài có từ hai đến ba tiểu đoàn để gửi cho tôi.
Cônhi nói thêm:
- Không nên làm cho Việt Minh thay đổi quyết định.
Cả tập đoàn cứ điểm, đều trông đợi một chiến thắng lớn bằng phòng ngự. Sẽ là một thảm họa về tinh thần nếu Việt Minh không đánh!
Thực ra, đó không chỉ là ý nghĩ của Cônhi, Đờ Cát và quân Pháp đồn trú ở Điện Biên Phủ: Trong khi viên tổng chỉ huy linh cảm những điều không lành có thể xảy ra, thì tất cả các tướng tá Pháp ở Đông Dương, đặc biệt là những sĩ quan ở bộ tham mưa của Nava và Cônhi, đều coi đây chính là cơ hội bằng vàng để đánh quy quân đoàn tác chiến Việt Minh. Plêven đã báo cáo với Chính phủ Pháp sau chuyến đi thị sát tình hình Đông Dương: "Tói không tìm được bất cứ ai tỏ ra nghi ngờ về tính vững chắc của tập đoàn cứ điểm. Nhiều người còn mong ước cuộc tiến công của Việt Minh". Giới quân sự ở Đông Dương lập luận: người Pháp đã đi tìm một trận đánh dàn trận (bataille rangée) trong suốt cuộc chiến tranh, thì lần này đã gặp nó ở Điện Biên Phủ!...
Họ chỉ lo ta lại không chấp nhận cuộc đọ sức như ở Nà Sản. Nếu ta tiến công, thì họ đều tin đây sẽ là trận đánh quyết định trong chiến tranh. Những tài liệu chúng ta đọc sau này đều chứng tỏ: vào lúc đó, Nava chưa hề muốn có một trận đánh quyết định.
Đêm ngày 4 tháng 3 năm 1954, tại đồng bảng Bậc Bộ, quân ta bí mật đột nhập sân bay'' Gia Lâm, đốt cháy 12 máy bay và 1 kho xăng.
Hai ngày sau, đêm mồng 6 tháng 3, bộ đội địa phương Kiến An đột nhập sân bay Cát Bi, phá hủy 4 máy bay B.26 và 6 máy bay Moran. Theo tài liệu của phương Tây thì số máy bay bị tiêu diệt trong hai đêm 4 và 6 tháng 3 năm 1954 là 22 chiến. Tôi gửi ngay một bức điện tuyên dương công trạng toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã tập kích sân bay Gia Lâm và Cát Bi "đánh thẳng vào nơi trung tâm quân sự của giặc ở sát Hà Nội và Hải Phòng, đã phá hủy một bộ phận quan trọng không quân địch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều chiến thắng sằp tới trên chiến trường toàn quốc”.
Đêm ngày 8 tháng 3 năm 1954, trọng pháo 105 và pháo cao xạ của ta bắt đầu vào chiếm lĩnh trận địa chỉ cách Him Lam từ 3 đến 4 kilômét. Ơ một số đoạn đường gấp khúc, vẫn phải kéo pháo bằng tay.
Thành công lớn của đợt chuyển pháo này là kẻ địch không hề hay biết. Tới lúc đó, quân địch vẫn còn thưa thật tin về sự có mặt của lựu pháo ta trên chiến trường Tây Bắc!
Trên đường số 5, cũng trong đêm ngày 8 tháng 3, bộ đội ta san phẳng 13 bốt và tháp canh, làm gián đoạn giao thông suốt đêm. Phần lớn thức ăn của con nhận Điện Biên Phủ được chuyển bằng đường biển, rồi từ cảng Hải Phòng qua đường 5 lên Hà Nội, và róc xuống Điện Biên Phủ bằng cầu hàng không. Đánh mạnh trên tuyến giao thông này, các chiến sĩ đường 5'' đã trực tiếp phối hợp với Điện Biên Phủ.
NGÀY 11 tháng 3 năm 1954, chúng tôi nhận được thư của Chủ tịch HỒ Chí Minh.
Bác viết:
- "Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn khó khăn nhưng rất vinh quang.
Các chú vừa được chỉnh huấn chính trị và quân sự, đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật. Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rang các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới.
Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất.
Chúc các chú thắng to.
Bác hôn các chú ".
Lệnh động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được gửi tới các đơn vị:
- "Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp bắt đầu! Đây là chiến dịch công kiên quy mô lớn nhất trong lịch sử quân đội ta từ trước tới nay... Đánh thắng ở Điện Biên Phủ, chúng ta sẽ phá tan kế hoạch Na va hiện đã bị thất bại nặng nề, sẽ giáng một dòn chí tử vào âm mưu mở rộng chiến tranh của bọn đế quốc Pháp - Mỹ. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi sẽ cô một ảnh hưởng vang dội trong nước và ngoài nuu sẽ là một cống hiến xứng dáng vào phong trào hòa bình thế giới dòi chấm dứt chiến tranh ở Việt - Miên - Lào... Giờ ra trận đã đến!
- Tất cả các cán bộ và chiến sĩ, tất cả các đơn vị, tất cả các binh chủng hãy dũng cảm tiến lên, thi đua lập công, giật lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng” của HỒ Chủ tịch".
Ngày 10 tháng 3 năm 1954, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chính thức nhận lời mời tham dự Hội nghị Giơnevơ bàn về chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương, sẽ khai mạc vào ngày 26 tháng 4 năm 1954. Nava đã từng khuyên Chính phủ Pháp chỉ ngồi vào bàn đàm phán sau khi đã giành một chiến thắng lớn trên chiến trường. Nước Pháp không thể tới hội nghị Tứ Cường với hai bàn tay trắng. Thời gian đang dồn Nava đến chân tường.

Truyện Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử ---~~~cungtacgia~~~---

4 Tác phẩm