Dịch Giả: Như Hạnh
Chương Kết

Sư phó: (Hoang mang.) Đều là người ngoại quốc.
Bà mẹ: Xe du lịch chuyên chở người ngoại quốc.
Người đeo kính: Uy phong cái gì? Không phải chỉ làm tài xế cho người ngoại quốc sao?
Ông già: (Càu nhàu.) Xe có chật hết đâu.
Sư phó: (Đau lòng.) Cho tôi đứng cũng không được sao? Đâu phải là tôi không mua vé.
Mã chủ nhiệm: Ông có tiền ngoại quốc không? Họ chỉ nhận tiền ngoại quốc thôi.
Ông già: (Dậm chân.) Đây đâu có phải là xứ ngoại quốc!
Cô gái: Tôi đã bảo là xe không dừng là xe không dừng mà.
(Vào lúc ấy, từng chiếc xe nối tiếp nhau chạy ngang mặt đám người.)
Mã chủ nhiệm: Thế này thì... ép người ta quá đáng. Xem hành khách như rơm rác! Nếu không dừng xe thì đừng có dựng trạm xe ở đây! Cái công ty xe buýt này mà không chỉnh đốn, giao thông không cách chi tiến bộ được. Quí vị viết một lá thư quần chúng, tôi sẽ đích thân đem đến thượng cấp lãnh đạo cục giao thông. (Chỉ người đeo kính.) Anh viết!
Người đeo kính: Viết như thế nào?
Mã chủ nhiệm: Viết như thế nào? Thì viết như vầy như vầy như vầy--hừ, anh là phần tử trí thức như thế mà ngay cả lá thư quần chúng cũng không biết viết?
Người đeo kính: Viết lá thư này thì có ích dụng gì? Chúng ta vẫn cứ phải đợi thôi.
Mã chủ nhiệm: Quí vị muốn đợi thì cứ đợi, tôi cần gì phải bận tâm? Bữa cơm trong thành phố tôi đã chẳng muốn ăn rồi. Tôi quan tâm là cho quí vị. Đợi đi, cho đáng đời, cứ đợi đi.
(Im lặng. Âm nhạc của người trầm mặc lại vang lên, nhưng lại biến thành tiết ba linh hoạt nhẹ nhàng có mang thêm nét trào phúng.)
Người đeo kính: (Nhìn đồng hồ, giật bắn mình.) Chết cha!
(Cô gái bước tới nhìn đồng hồ anh ta. Tiết tấu của âm nhạc hòa điệu với những con số sau đây, nhảy nhót.)
Người đeo kính: (Liên tiếp ấn cái nút chỉ thị trên đồng hồ của mình.) Năm tháng, sáu tháng, bảy tháng, tám tháng, chín tháng, mười tháng, mười một tháng, mười hai tháng, mười ba tháng--
Cô gái: Một tháng, hai tháng, ba, bốn--
Người đeo kính: Năm tháng, sáu tháng, bảy tháng, tám tháng--
Cô gái: Cả thảy là một năm tám tháng.
Người đeo kính: Một năm nữa lại vừa trôi qua.
Cô gái: Như thế là hai năm tám tháng---
Người đeo kính: Hai năm tám tháng... Không! Không đúng, phải ba năm tám tháng. Không, không đúng, năm năm sáu... không, bảy tháng, tám tháng, chín tháng, mười tháng...
(Mọi người ngạc nhiên, nhìn nhau.)
Thằng lỗ mãng: Điên bỏ mẹ!
Người đeo kính: Thần kinh tôi tỉnh táo lắm.
Thằng lỗ mãng: Tôi không nói bác, tôi nói cái đồng hồ này mắc bệnh thần kinh rồi!
Người đeo kính: Cơ khí không có thần kinh. Đồng hồ lại là một thứ máy móc đo lường thời gian. Thời gian lại không di chuyển tùy theo việc thần kinh con người có tỉnh táo hay không!
Cô gái: Anh đừng nói nữa được không? Tôi van anh!
Người đeo kính: Đừng ngăn cản tôi, không, vấn đề này không tại tôi. Cô đâu có thể ngăn cản sự trôi chảy của thời gian được! Quí vị nhìn xem, quí vị đến cả đây nhìn đồng hồ xem!
(Mọi người đều vây quanh xem đồng hồ anh ta.)
Người đeo kính: Sáu năm--bảy năm--tám năm--chín năm, như thế là mười năm trời đã trôi qua!
Sư phó: Có thể sai lầm không? (Nắm lấy tay người đeo kính, lay lay, lắng nghe, chăm chú nhìn.)
Thằng lỗ mãng: (Cũng bước tới, ấn nút đồng hồ.) A ha, sao không còn số mục gì thế này? Hừ, trống trơn! (Nắm lấy tay người đeo kính, dơ lên.) Chỉ ấn một cái là không chạy nữa! (Đắc ý.) Cái đồ chơi này mà cũng khéo lừa người ta.
Người đeo kính: (Nghiêm nghị.) Cậu biết quái gì? Số không hiện nữa không có nghĩa là thời gian không lưu chuyển. Thời gian là một tồn tại khách quan! Có thể có công thức để đo lường tính toán ra, T bằng căn hiệu an-pha cộng bê-ta thừa sic-ma cái gì cái gì bình phương đó... tương đối luận của Einstein, có cả trong sách vở.
Cô gái: (Điên lên.) Thật không chịu nổi nữa, tôi thật không chịu nổi nữa!
Ông già: Có đâu lại vô lý như vầy! (Đằng hắng.) Để cho hành khách đứng đợi cho đến bạc cả đầu... (Lập tức biến thành già nua lụ khụ.) Hoang đường... hoang đường quá...
Sư phó: (Đau lòng day dứt.) Công ty xe buýt cố ý thanh toán chúng mình hay sao? Nhưng mà mình có lỗi gì với họ đâu?
Bà mẹ: (Trở thành mệt mỏi rã rượi.) Bội Bội, Bội Bội đáng thương của tôi và bố nó. Đừng nói là không có quần áo để thay, mà có lẽ còn rách bươm cả rồi... anh ấy lại là người không biết cầm cả cái kim...
(Thằng lỗ mãng bước qua một bên đá mấy hòn đá, đá ngược đá xuôi. Sau đó, ủ rũ ngồi xuống đất, xoạc hai chân ra thất thần.)
Cô gái: (Đớ ra.) Tôi thật muốn khóc.
Bà mẹ: Khóc đi, khóc đi. Cái đó đâu có gì phải xấu hổ.
Cô gái: Chị à, em lại khóc không được...
Bà mẹ: Ai bảo chúng mình là đàn bà? Định mệnh đã bắt chúng mình phải đợi, đợi không bao giờ dứt. Trước tiên là đợi có anh nào đến rước chúng mình, đợi mãi mới lấy chồng được, rồi lại đợi đẻ con, sau đó lại đợi con lớn lên, lúc ấy thì chúng mình đã già rồi...
Cô gái: Em đã già rồi, đã đợi đến phát già rồi... (Dựa vào vai bà mẹ.)
Bà mẹ: Muốn khóc thì cứ khóc đi, chảy được nước mắt mình sẽ thấy nhẹ nhõm ra. Chị thật muốn gục vào lòng anh khóc một trận cho đã... không tại sao cả... cũng không nói rõ được là tại sao...
Mã chủ nhiệm: (Ngậm ngùi, nói với Ông già.) Ông bác, bác cứ phải đợi sao? Ở nhà mà đợi dưỡng lão, hưởng một chút phúc khí, có phải là sướng hơn không? Cầm kỳ thư hoạ mấy cái trò đó vốn là để giết thời giờ, tự mình vui thú, bác lại cứ nhất định phải tranh cao thấp với người trong thành phố, vì mấy cái cục gỗ mà lê cái thân già ngoài đường như thế, có đáng không?
Ông già: Ông biết cái gì? Ông nói cái gì rồi thì cũng quay về buôn bán. Người đánh cờ chúng tôi là vì cái hứng khởi, cái tinh thần. Con người sống trên đời phải hiểu cái điểm tinh thần này một chút!
(Thằng lỗ mãng thấy nhàm chán, bước đến sau lưng người đeo kính, vỗ mạnh lên vai anh này, cắt đứt dòng trầm tư của anh ta.)
Người đeo kính: (Giận dữ.) Cậu chẳng biết đau đớn là gì cả, cho nên cậu mới vô tri như vậy. Chúng ta bị đời sống gạt đi, sinh mệnh trôi qua phí phạm ngay trước mặt cậu, cậu có hiểu không? Cậu không hiểu! Cho nên cậu mới bừa bãi như thế, tôi không thể...
Sư phó: (Khổ sở.) Tôi không quay về được. Tôi làm đồ mộc tinh tế, gỗ quí rắn chắc! Tôi vào thành phố là để kiếm chút tiền còm. Tôi có nghề, ở quê tôi có cơm ăn, tôi làm việc, đóng cái giường này, đóng cái bàn ăn kia, đóng cái tủ nọ, cả nhà già trẻ lớn bé đều đủ ăn. Nghề gia truyền của tôi chả lẽ chấm dứt ở đây sao? Ông tuy là chủ nhiệm, nhưng mà ông không hiểu đâu.
Người đeo kính: (Đẩy thằng lỗ mãng ra.) Cậu tránh ra, để tôi đợi một mình! (Đột nhiên bộc phát.) Tôi cần yên tĩnh! Cậu hiểu không? Yên tĩnh! Yên tĩnh!
(Thằng lỗ mãng ngoan ngoãn bỏ đi, định ra sức thổi một tiếng sáo, vừa cho ngón tay vào miệng lại rút ra.)
Cô gái: (Đối diện quần chúng, tự lẩm bẩm.) Tôi đã từng nằm mơ rất nhiều, có nhiều giấc mơ rất đẹp...
(Sau đó lời nói của hai người giao thoa liên tục với nhau, mỗi người đều nói với khán giả, bỉ thử không giao lưu nhau.)
Cô gái: Tôi mộng thấy mặt trăng biết cười...
Bà mẹ: Vừa đặt lưng xuống giường là ngủ ngay, tại vì mệt lả rồi, chả bao giờ được ngủ đủ...
Cô gái: Tôi mơ thấy anh ta cầm tay tôi, thì thầm vào tai tôi, tôi hết sức muốn dựa sát anh ta...
Bà mẹ: Vừa mở mắt ra, là thấy tất của Bội Bội bị rách lòi đầu ngón chân ra...
Cô gái: Hiện giờ tôi chẳng có giấc mơ nào cả...
Bà mẹ:: Tay áo bố nó cũng sứt chỉ...
Cô gái: Cũng không có gấu đen nhào đến tôi nữa...
Bà mẹ: Bội Bội muốn có chiếc xe nhỏ chạy bằng điện...
Cô gái:... cũng không có người hung ác đuổi theo tôi...
Bà mẹ: Cà chua hai đồng một cân...
Cô gái: Tôi sẽ không bao giờ nằm mơ nữa...
Bà mẹ: Đó là lòng mẹ. (Quay lại nói với cô gái.) Lúc chị ở vào tuổi em chị chẳng giống như thế tí nào.
(Sau đây là đối thoại giữa hai người.)
Cô gái: Chị không biết chứ em cũng thay đổi, đâm ra hết sức nhỏ nhen, thấy mấy cô gái khác ăn bận đẹp đẽ là chịu không nổi. Em biết như thế là không tốt, nhưng mà mỗi khi thấy mấy cô gái thành thị đi giầy cao gót, trong lòng em thấy khó chịu, em cảm thấy như họ dẫm lên em, như thể đến trước mặt em chọc giận em. Chị à, em cũng biết là không tốt...
Bà mẹ: Chị hiểu, chị không trách em...
Cô gái: Chị không hiểu đâu, em ganh tị, ganh tị muốn chết...
Bà mẹ: Đừng có nói vớ vẩn nữa, điều ấy không trách em được...
Cô gái: Em luôn luôn muốn mặc loại váy dài điểm hoa từ trên xuống dưới có giây khóa ngang hông. Nhưng mà em không dám may một cái. Nếu như ở thành phố có phải thích hơn không. Khắp phố phường ai cũng mặc như thế cả, nhưng mà ở đây em có mặc được không? Chị à, chị nghĩ sao?
Bà mẹ: (Vuốt tóc cô gái.) Muốn mặc gì thì cứ mặc, đừng có đợi đến tuổi chị. Em còn trẻ, rồi thế nào cũng có một anh chàng nhìn trúng em, hai ngườing, rồi lại vùi đầu vào sách.)
Ông già: Nóng ruột thật. Tôi phải có mặt ở Cung Văn Hóa vào đúng bảy giờ.
Bà mẹ: Bác có hứng trí thật, vào thành phố xem kịch à?
Ông già: Đâu có phúc phần như thế, kịch th
Cô gái: Chị đừng dối em.
Bà mẹ: Chỉ một hai sợi...
Cô gái: Nhổ đi.
Bà mẹ: Không nhìn ra, không nên nhổ, càng nhổ càng ra nhiều.
Cô gái: Chị làm ơn, đi chị!
(Bà mẹ nhổ sợi tóc bạc cho cô gái, đột nhiên ôm lấy cô ta, tự mình bật khóc.)
Cô gái: Chị à, chị làm sao thế?
Bà mẹ: Chị có rất nhiều tóc bạc, tóc chị trắng cả rồi phải không?
Cô gái: Đâu có, đâu có... (Ôm lấy bà mẹ, hai người cùng khóc.)
Thằng lỗ mãng: (Ngồi dưới đất, lấy một tờ giấy bạc quét đất, móc từ ngực áo ra một bộ bài tu-lơ-khơi, ném xuống đất.) Ai muốn chơi? Mỗi ván năm đồng! Tớ sẽ chơi một ván!
(Ông già mò mẫm túi.)
Thằng lỗ mãng: Bác đừng lo, tôi làm cái này may rủi thôi. Người nào may thì thắng. Tớ chẳng lần lữa ở đây nữa đâu.
(Ông già và Mã chủ nhiệm lấn tới.)
Thằng lỗ mãng: Hai bác ai đặt đây? Bên trái ba đồng, bên phải hai đồng nhé? Tôi là nhà cái năm đồng. Tiền vé xe khứ hồi và sữa chua đều ở đây cả.
Mã chủ nhiệm: Tuổi còn trẻ như thế mà sao lắm thói xấu vậy?
Thằng lỗ mãng: Thôi, về nhà mà giáo huấn con cái bác. Ông bác, muốn thử thời vận không? Bác có thể đặt cả hai đầu, không đủ năm đồng? Nếu đặt trúng là dịp may của bác; còn nếu thua, thì cứ xem là xui đi. Già khú đế như bác rồi mà còn tiếc rẻ mấy đồng bạc? Chỗ này mà có bán rượu, tôi sẽ mời mọi người uống.
(Sư phó bước lại.)
Thằng lỗ mãng: Thiên môn, địa môn, thanh long, bạch hổ, bác muốn đặt cửa nào?
(Sư phó tát anh ta một cái.)
Thằng lỗ mãng: Tôi không vào thành phố nữa cũng không được sao? Tôi không ăn sữa chua nữa cũng không được sao? (Khóc rống lên.) Đường trong thành phố cứ để cho mấy thằng chó đẻ trong thành phố lượn!
Ông già: Nhặt lên, nhóc, tôi bảo cậu nhặt lên.
(Thằng lỗ mãng dùng tay bẩn gạt nước mắt, hỉ mũi, rồi nhặt tiền và bộ bài lên. Cúi đầu khóc thút thít. Im lặng. Tiếng xe buýt từ xa xen lẫn với tiếng âm nhạc của người trầm lặng lúc ẩn lúc hiện. Tiết tấu nhanh ra biến thành một nhịp điệu sống động.)
Người đeo kính: Xe không đến đâu! (Quyết định.) Đi bộ, giống như người kia. Mất thì giờ ngớ ngẩn đứng đợi ở trạm xe, người ta không những đã đến thành phố mà còn đã làm được một việc gì rồi. Không thể đợi được nữa!
Ông già: Đúng thế. Này cô, đừng khóc nữa. Nếu như cô đi với anh kia, hiện giờ không những đã lấy chồng đẻ con, mà con cô còn đã tập đi rồi! Hừ, cứ thế mà đợi, đến già cả đi, đi thôi--(loạng choạng một hồi.)
(Người đeo kính vội vàng đỡ lấy ông.)
Ông già: Sợ đi không đến nổi... các chị có đi với chúng tôi không?
Cô gái: Chị à, em vẫn nên vào thành phố chứ?
Bà mẹ: (Vuốt tóc dùm cô gái.) Thật oan uổng, một cô gái dễ thương như vầy mà không ai muốn? Để chị giới thiệu cho em một người! (Nhặt túi lên.) Quả thật không nên xách một cái túi lớn như vầy.
Cô gái: Để em xách cho chị.
Mã chủ nhiệm: Chị đi mua cho đơn vị hả?
Ông già: Ông có đi hay không nào?
Mã chủ nhiệm: (Trầm tư.) Muốn sống qua ngày hả, sống ở thị trấn nhỏ miền quê thanh tịnh hơn nhiều. Không nói cái gì khác, chỉ nói việc qua đường trong thành phố, ông bác à, đèn xanh đèn đỏ kia, bác chỉ chớp mắt một cái, không chừng xe hơi đã cán bác chết ngắc rồi.
Sư phó: Tôi đi!
Thằng lỗ mãng: (Khôi phục lại tinh thần.) Mang kiệu đến khiêng bác à?
Mã chủ nhiệm: Ồn ào làm gì! Tôi áp huyết cao, động mạch nghẽn. (Tức giận.) Tôi không đi rước thêm phiền não! (Ra khỏi sân khấu, quay đầu lại.) Tôi quên uống thang thuốc tán trộn câu kỷ tử với phúc nhĩ mã lâm an thần bổ khí.
(Mọi người nhìn Mã chủ nhiệm ra.)
Ông già: Ông ta quay về rồi à?
Bà mẹ: (Lẩm bẩm.) Ông ta quay về rồi.
Cô gái: (Yếu ớt.) Đừng quay về!
Thằng lỗ mãng: Hắn đi đường hắn, mình đi đường mình.
Sư phó: Anh không đi à?
Người đeo kính: Để tôi nhìn một lần cuối xem có xe nào đến không? (Lau kính, đeo vào lại.)
(Mọi người tứ tán ra xa, đi qua đi lại. Có người muốn đi, có người đứng lại, có người va vào nhau.)
Ông già: Đừng chắn đường chứ!
Thằng lỗ mãng: Bác cứ đi đi!
Bà mẹ: Lộn xộn quá.
Người đeo kính: A, đời ơi là đời...
Cô gái: Như vầy mà gọi là đời à?
Người đeo kính: Không phải mình đều còn sống sao?
Cô gái: Thà chết còn hơn.
Người đeo kính: Vấn đề là cứ như vầy không chết không sống--
Cô gái: Chết thì không chết, sống lại chán quá!
(Mọi người đi tại chỗ, vòng vòng, tựa như bị ma ám.)
Sư phó: Đi!
Cô gái: Không--
Người đeo kính: Không đi?
Thằng lỗ mãng: Đi đi!
Bà mẹ: Ừ thì đi.
Ông già: Đi--
(Im lặng. Tiếng mưa rơi.)
Ông già: Trời mưa à?
Thằng lỗ mãng: Ông bác à, bác mà còn lề mề như vầy không chừng mưa đá đấy!
Sư phó: (Nhìn trời.) Thay đổi không biết đâu mà rờ, cái thời tiết này!
Bà mẹ: Mưa thật rồi.
(Tiếng mưa tầm tã.)
Bà mẹ: Làm gì bây giờ?
Ông già: (Ấp úng.) Phải tìm chỗ tránh mưa mới được...
Cô gái: (Nắm tay bà mẹ.) Chúng mình đi, ướt thì đã sao!
Thằng lỗ mãng: (Cởi áo ra, trần trùng trục.) Không đi ở đây bị ướt vô ích! Trời ơi, ngài cứ giáng đao kiếm xuống đi!
Người đeo kính: (Nói với cô gái.) Không được, ướt là bị cảm mạo đấy.
Sư phó: Cơn mưa, có gì đâu. Mây qua rồi là không có sao cả. (Móc từ túi đồ nghề ra một tấm vải che mưa đội lên đầu Ông già và Bà mẹ.)
Bà mẹ: Sư phó này suy nghĩ chu đáo thật.
Sư phó: Suốt năm chạy ngược chạy xuôi, dạn dày mưa gió, đâm ra quen. (Nói với những người kia.) Này, vào đây tránh mưa một lát đi.
(Mưa như trút nước. Người đeo kính và cô gái im lặng đứng dưới tấm vải che mưa.)
Sư phó: (Nói với thằng lỗ mãng.) Cậu lại dở trò nữa à cái gì? (Hỏi cô gái.) Cô có tin định mệnh không?
Cô gái: (Nói khẽ.) Tin.
Người đeo kính: Định mệnh cũng giống như một đồng tiền cắc. (Móc từ trong túi áo ra một đồng tiền cắc.) Cô có tin cái này không? (Ném lên rồi lại bắt lấy.) Mặt hoa hay mặt chữ! Pig, book, desk, dog, như thế là quyết định rồi! Are you teacher? No. Are you a pig? Không, cái gì cũng không phải, I am I, tôi chính là tôi! Mình không tin nơi mình lại đi tin nơi cái này? (Tự châm biếm mình, ném đồng tiền lên, rồi lại bắt lấy.)
Cô gái: Anh nghĩ mình phải làm gì? Tôi chẳng còn chút khí lực nào để có ý kiến nữa.
Người đeo kính: Vậy thì chúng mình chơi đùa với định mệnh một phen đi. Chữ thì đợi mà hoa thì đi. Tùy thuộc vào lần này thôi! (Anh ném đồng tiền lên, đồng tiền rơi xuống đất, anh úp tay lên đồng tiền.) Đi hay là đợi? Đợi hay là đi? Để xem coi định mệnh chúng ta như thế nào?
Cô gái: (Vội vã đè tay lên tay anh) Tôi sợ! (Phát giác ra rằng tay mình chạm tay anh, cô vội vàng rút tay lại.)
Người đeo kính: Cô sợ định mệnh của chính cô?
Thằng lỗ mãng: Hừ, hai cái người này mới lạ. Này, rốt cuộc các người có đi hay không?
Sư phó: Đã xong chưa? Ai muốn đi thì đi! Trạm xe dựng ở đây, ai cũng đang đợi, tại sao xe lại không đến? Không thu tiền vé của hành khách, lấy tiền đâu ra trả tài xế?
(Im lặng. Tiếng xe buýt và âm nhạc của người trầm mặc cùng truyền đến Càng lúc càng rõ ràng, tiết tấu cũng phân minh ra.)
Mã chủ nhiệm: (Vung tay, tựa như muốn xua đuổi cái âm thanh làm người ta phiền não kia.) Này, có ai muốn đi không?
(Âm nhạc tan biến. Ông già nãy giờ vẫn dựa trạm xe ngủ khụt khịt một tiếng.)
Ông già: (Không mở mắt.) Xe đến chưa?
(Không ai trả lời.)
Thằng lỗ mãng: Bị dính cả vào cái bảng gỗ này. Bết thật! (Lộn một vòng, rồi nhẹ nhàng ngồi dưới đất.)
(Ai cũng ngồi xổm hoặc ngồi bệt dưới đất. Lại có tiếng xe buýt. Không ai động đậy cả, chỉ chăm chú lắng nghe. Tiếng xe buýt lớn dần. Ánh đèn theo đó sáng dần ra.)
Thằng lỗ mãng: (Vẫn nằm dưới đất.) Đến rồi, hừ.
Bà mẹ: Rốt cuộc cũng đến. Ông cụ, đừng ngủ nữa, trời sáng rồi, xe sắp đến rồi!
Ông già: Đến rồi? (Vội vàng đứng dậy.) Đến rồi?
Cô gái: Đừng có lại không dừng ở trạm này nữa!
Người đeo kính: Nếu không dừng nữa mình sẽ chận xe lại!
Cô gái: Họ sẽ không dừng đâu.
Ông già: Không dừng là họ sẽ thất nghiệp!
Bà mẹ: Nếu như xe không dừng thì sao?
Thằng lỗ mãng: (Đột nhiên nhảy bật dậy.) Sư phó, trong túi của bác có chiếc đinh lớn nào không?
Sư phó: Để làm gì?
Thằng lỗ mãng: Nếu không dừng nữa mình sẽ đâm nổ lốp xe, không ai vào thành phố được nữa!
Cô gái: Không được, phá hoại giao thông là phạm pháp.
Người đeo kính: Chúng mình chận xe lại, đứng chắn cả ngoài lộ, xếp thành một hàng!
Sư phó: Đúng!
Thằng lỗ mãng: (Nhặt một chiếc gậy.) Nhanh lên, xe đến rồi kia!
(Tiếng xe buýt đến gần, mọi người đều đứng lên.)
Cô gái: (Hét.) Dừng lại--xe!
Bà mẹ: Chúng tôi đã đợi suốt một năm!
Ông già: Ê, ê, dừng xe lại!
Mã chủ nhiệm: Này--
(Mọi người lấn về phía trước sân khấu, đứng chắn đường lộ. Tiếng kèn xe buýt vang lên.)
Người đeo kính: (Chỉ huy mọi người.) Một, hai!
Mọi người: Dừng xe! Dừng xe! Dừng xe!
Người đeo kính: Chúng tôi đã đợi mất cả một năm.
Mọi người: (Vừa vẫy tay tới tấp vừa la hét.) Chúng tôi không còn đợi được nữa! Dừng xe! Dừng xe! Dừng xe! Dừng xe đi! Dừng xe--
(Xe buýt không ngớt bấm kèn.)
Ông già: Tránh ra! Mau tránh ra!
(Mọi người vội vã tránh qua một bên, rồi lại vội vã đuổi theo xe, vừa hò hét.)
Thằng lỗ mãng: (Vung gậy lên xông tới trưóc.) Ông đập nát mày ra!
Người đeo kính: (Giữ nó lại.) Nó cán cậu chết bây giờ!
Cô gái: (Sợ đến nhắm chặt mắt lại.) A--
Sư phó: (Nhào đến, nắm chặt lấy thằng lỗ mãng.) Cậu đừng có liều mạng như thế!
Thằng lỗ mãng: (Vùng thoát, đuổi theo xe, ném chiếc gậy trong tay tới trước.) Đồ chó đẻ cho mày rơi xuống sông cho rùa xơi tái mày!
(Tiếng xe buýt chạy xa đi. Im lặng.)

Mã chủ nhiệm: "Đại Tiền Môn" đấy.
Ông già: Loại này khó mua lắm nhé.
Mã chủ nhiệm: Đúng thế. Hôm kia người bên hãng xe buýt đến tìm tôi, chính tay tôi cấp cho họ hai mươi hộp. Đâu có dè họ lại khó chơi như thế.
Ông già: Thứ hàng hóa thiếu hụt đó khó làm lắm.
Ông già: "Đại Tiền Môn" đều ra theo cửa sau cả, chả trách gì mà xe kia tới trạm phải dừng lại đều không dừng.
Mã chủ nhiệm: Bác ngụ ý gì vậy?
Ông già: Chẳng ngụ ý gì cả.
Mã chủ nhiệm: Cái không ngụ ý này ngụ ý gì vậy?
Ông già: Chả có ngụ ý gì cả.
Mã chủ nhiệm: Cái chả có ngụ ý gì cả này ngụ ý gì?
Ông già: Chả ngụ ý gì cả tức là chả ngụ ý gì cả.
Mã chủ nhiệm: Chả ngụ ý gì cả tức là chả ngụ ý gì cả không phải là không ngụ ý gì!
Ông già: Vậy thì ông nghĩ nó ngụ ý gì?
Mã chủ nhiệm: Cái ý nghĩa đàng sau của cái chả ngụ ý gì cả tức là chả ngụ ý gì cả của bác rất là rõ ràng! Bác muốn nói là với vai trò chủ nhiệm tôi cầm đầu cái vụ mở cửa sau, phải không?
Ông già: Đó chính là ông nói đấy nhé.
(Người trầm mặc nôn nóng đi qua đi lại.)
Người đeo kính: (Đọc ngữ vựng Anh ngữ từ thẻ ngữ vựng của anh.) Book, pig, desk, pig, dog, desk, book---
Sư phó: Anh đang đọc Anh văn của nước nào vậy?
Người đeo kính: Anh văn là Anh văn, chẳng có nước nào cả. Không, đây là Anh văn theo âm Mỹ quốc. Người Anh và người Mỹ đều nói tiếng Anh, nhưng mà phát âm không giống nhau, cũng tựa như chữ "ngã," bác nói "yêm," họ nói "cha." Hiện giờ thi vào đại học đều phải thi ngoại ngữ. Hồi trước không có học, cho nên phải học từ bắt đầu thôi. Không thể cứ thế mà đợi xe, làm phí hết cả thời giờ ở trạm xe.
Sư phó: Anh học đi, học đi.
{Bà mẹ: (Lẩm bẩm với khán giả.) Bội Bội của tôi đợi tôi về hẹn vào đúng
Cô gái: bảy giờ mười lăm để làm bánh trôi, nó không thích ăn thứ làm với đường cát, đậu đỏ, ngũ nhân. Nó chỉ thích ăn nhân hạt mè thôi... Chúng tôi hẹn gặp lúc bảy giờ mười lăm trước cổng công viên, bên kia đường cái, dưới ngọn đèn thứ ba. Tôi xách theo cái túi màu đỏ tía, anh ấy đứng bên chiếc xe đạp Bồ Câu Bay...}
(Người trầm mặc bước đến trước mặt họ, nhìn họ. Họ không nói chuyện nữa.)
Mã chủ nhiệm: (Nói với Ông già.) Tôi hỏi bác hàng hóa thiếu hụt là gì?
Ông già: Là thứ mà mình không mua được.
Mã chủ nhiệm: Với khách hàng mà nói thì là mua không được, còn đối với bộ thương nghiệp chúng tôi thì đó gọi là tiếp liệu thiếu hụt. Tiếp liệu thiếu hụt tạo ra mâu thuẫn giữa cung và cầu. Bác phải giải quyết cái mâu thuẫn này như thế nào?
Ông già: Tôi đâu phải là chủ nhiệm.
Mã chủ nhiệm: Nhưng mà bác là khách tiêu thụ! Bác bỏ thuốc được không?
Ông già: Thử mấy lần rồi.
Mã chủ nhiệm: Bác không biết là hút thuốc có hại cho sức khỏe sao?
Ông già: Tôi biết.
Mã chủ nhiệm: Biết mà còn vẫn hút? Bác thấy chứ, tuyên truyền rốt cuộc là tuyên truyền. Không phải là mỗi năm đều tuyên truyền kế hoạch sinh đẻ sao? Dân số lại cứ vẫn gia tăng. Người lớn mà còn chưa cai thuốc được, trẻ con lau mũi chưa sạch tiếp tục bắt chước ghiền. Số người hút thuốc mọc còn nhanh hơn thuốc lá. Theo bác thì cái mâu thuẫn cung cầu này giải quyết được sao?
(Người trầm mặc đeo túi lên vai, định nói gì lại thôi.)
Người đeo kính: (Đọc lớn.) Open your books! Open your pigs không đúng. Open your dogs--không đúng, không đúng!
Ông già: Không sản xuất được nhiều hơn sao?
Mã chủ nhiệm: Câu hỏi của bác có lý! Nhưng mà đây là vấn đề của bộ sản xuất, làm sao mà bộ thương nghiệp chúng tôi giải quyết được? Bác trách tôi mở cửa sau, cửa sau của chúng tôi cũng chỉ chiếu cố được những khách hàng có tay trong. Có thể mở cửa lớn ra bán cho công chúng không? Bác nghĩ đi, rốt cuộc thì cũng có người mua được, có người không mua được. Nếu như ai cũng mua được cả có phải là đã chẳng có mâu thuẫn không?
Cô gái: Bép xép mãi, phiền quá!
Bà mẹ: Cô chưa hiểu được đâu, đợi đến khi cô làm mẹ, phiền não càng nhiều nữa.
(Người trầm mặc quay lại, ánh mắt cô gái chạm ánh mắt anh ta, cô gái lập tức nhìn xuống. Người trầm mặc chẳng hề chú ý, bước sải đi, chẳng buồn quay đầu. Tiếng âm nhạc khe khẽ vang lên, âm thanh biểu lộ một sự tìm kiếm đau đớn nhưng bướng bỉnh. Âm nhạc dần dần biến mất. Cô gái nhìn về phía người trầm mặc đi, như thể hoang mang.)
Sư phó: Tôi xin ngắt lời. (Mã chủ nhiệm và Ông già quay lại.) Tôi không nói với hai vị, hai vị cứ tiếp tục tán phét đi.
Mã chủ nhiệm: Bác tưởng tôi lắm chuyện tán phét sao? Tôi đang làm công tác tư tưởng cho khách hàng! (Tiếp tục thuyết phục Ông già.) Bác không hiểu tình trạng của bộ thương nghiệp chúng tôi. Bác có thắc mắc, bác công nhận không? Công việc chủ nhiệm của tôi chắc dễ làm lắm đấy? Bác thử làm xem?
Ông già: Tôi đâu làm được.
Mã chủ nhiệm: Bác cứ thử làm xem!
Ông già: Tôi chịu rồi, chịu rồi!
Mã chủ nhiệm: (Nói với sư phó.) Bác thấy chưa? Bác thấy chưa?
Sư phó: Thấy cái gì? Tôi muốn nói là cái ông thầy giáo đeo kính kia.
Người đeo kính: (Làm câu.) Do you speak English? I speak a litter...
Thằng lỗ mãng: (Bắt chước anh ta, giọng quái đản.) Ai-si-pi-ke-ai-li-tơ-ơ---
Người đeo kính: (Giận dữ.) Are you a pig?
Thằng lỗ mãng: Anh mới đánh rắm mà!
Cô gái: Đừng ồn ào nữa, được không? Tôi chịu hết nổi rồi!
Sư phó: Này thầy, đồng hồ thầy mấy giờ rồi?
Người đeo kính: (Nhìn đồng hồ, giật mình kinh ngạc.) Cái gì? cái gì...
Sư phó: Chết rồi à?
Người đeo kính: Phải chi nó chết còn đỡ... cái gì, đã một năm trôi qua rồi!
Cô gái: Bác giỡn mặt thiên hạ!
Người đeo kính: (Lại nhìn đồng hồ.) Đúng thế, chúng ta đã đợi ở trạm xe này đúng một năm rồi.
(Thằng lỗ mãng cho ngón tay trỏ vào miệng, hết sức huýt một tiếng sáo.)
Ông già: (Đưa mắt nhìn mọi người.) Vớ vẩn!
Người đeo kính: Vớ vẩn cái gì, bác không tin thử nhìn đồng hồ xem.
Sư phó: Đừng nhắng lên, không sao cả!
Bà mẹ: Đồng hồ của tôi tại sao mới hai giờ bốn mươi?
Thằng lỗ mãng: (Lấn tới.) Chết rồi!
Sư phó: La lối cái gì vậy? (Nói với Ông già.) Xem đồng hồ của bác đi.
Ông già: (Rờ rẫm mãi, khó khăn lắm mới moi được đồng hồ từ trong ngực áo ra.) Tại sao lại không đúng?
Thằng lỗ mãng: Bác xem ngược rồi.
Ông già: Một giờ... mười. Chết ngắc rồi.
Thằng lỗ mãng: (Khoái trá.) Thua đồng hồ người ta. Đồng hồ này cũng y chang như bác, cũng già rồi.
Mã chủ nhiệm: (Lắc cổ tay, lắng nghe.) Tại sao đồng hồ tôi cũng chết luôn?
Bà mẹ: Nhìn ngày tháng xem, đồng hồ của ông không phải có cả lịch luôn sao?
Mã chủ nhiệm: Ngày bốn mươi tám tháng mười ba--lạ thật, đồng hồ tôi hiệu Omega nhập cảng mà.
Thằng lỗ mãng: Biết đâu chỉ là đồ nhựa dỏm.
Mã chủ nhiệm: Cút đi!
Người đeo kính: Của tôi là đồng hồ điện tử, không thể sai được. Quí vị nhìn xem, vẫn còn chạy. Tôi mua hồi năm ngoái, chưa từng bao giờ chết cả. Đồng hồ điện tử có sáu công dụng, năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây gì đều có cả. Quí vị nhìn xem, không phải là cả một năm đã trôi qua rồi sao!
Sư phó: Anh làm mọi người hoang mang, đồng hồ điện tử thì đã sao? Đồng hồ điện tử cũng có lúc không đúng.
Ông già: Sư phó à, chúng ta không thể không tin khoa học. Điện tử là khoa học, khoa học không lừa dối con người. Hiện giờ có thể nói là thời đại điện tử! Chúng ta đúng là có gì không ổn rồi.
Bà mẹ: Như thế có nghĩa là chúng ta đã đợi xe ở trạm này đúng một năm rồi?
Người đeo kính: Đúng thế, đúng phóc một năm, một năm ba phút một giây, hai giây, ba giây, bốn giây, năm giây, sáu giây... quí vị nhìn xem, vẫn cứ còn chạy.
Thằng lỗ mãng: Hừ, đúng thế, các bạn, đúng mẹ nó một năm!
--!!tach_noi_dung!!--

Trương Củng sưu tầm
Nguồn: TienVe
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 16 tháng 7 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
Lời giới thiệu
--!!tach_noi_dung!!--
Chương 2
--!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Chuột Rút Giữa Sống Và Chết Kinh Thánh Của Một Con Người Linh Sơn Người Đi Đêm
(5) Vở kịch này thích hợp diễn trên sân khấu nhỏ, hội trường hay quảng trường lộ thiên. Nếu như diễn trên những sân khấu công ước, tốt nhất là làm cho sân khấu dài ra, nhưng không cần thiết phải sâu thêm.
Những đề nghị trên chỉ là để tham khảo.
-------------------------------------------------
Như Hạnh dịch từ nguyên tác Hoa ngữ Xa Trạm (Chezhan) của Cao Hành Kiện, trong Gao Xingjian, Chezhan: Gao Xingjian xijuji, 001 (Taiwan: Unitas Publishing Co., Ltd., 2001). --!!tach_noi_dung!!--

Trương Củng sưu tầm
Nguồn: Tien Ve
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 16 tháng 7 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
Chương 2
--!!tach_noi_dung!!--
----
--!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---